Tùy bút: HAI ANH EM, MỘT CON ĐƯỜNG

25/03/20192:58 SA(Xem: 2680)
Tùy bút: HAI ANH EM, MỘT CON ĐƯỜNG

Tùy bút

HAI ANH EM, MỘT CON ĐƯỜNG

 

        Mẹ kể:
        Năm 1960.
        Khi em bé Mười Dư chào đời, xuất hiện trong nhà như một thiên thần lạ lẫm thì cậu bé anh kề, thứ Mười (sinh năm 1958), quý em bé lắm.
        Anh thương em lắm lắm.
        Anh giành em bé cho riêng mình, như giành một con búp bê đặc biệt để cưng nựng vui chơi, không cho mấy anh chị ẵm bồng, hôn hít. Suốt ngày anh cứ đeo theo em để canh chừng, anh chị nào mà đòi hôn, hay đưa tay sờ nựng là anh ré lên, làm hung làm dữ, méc Ba méc Me can thiệp...

blank

         Thời gian trôi, khi hai anh em lớn dần, trưởng thành, anh đi đường anh, con đường xuất gia tu học, em lo đường em, con đường mưu sinh cơm áo, nhìn bằng mắt phàm mắt tục thì thấy tưởng như chẳng có nhân duyên gì để kết nối huynh đệ liên quan đến nhau...

          Được chừng 23 năm trôi qua...
        Anh là người lót ván bắc cầu, tạo thuận duyên cho em trai mình đến với Phật pháp, đến với cảnh giới thanh tịnh của chốn chùa chiền kinh mõ, một ngôi chùa quê mái tranh vách đất hiền hòa mang tên Long Quang ở Bàu Cạn - Long Thành- Đồng Nai, để sau này người em trở thành một cây bút với tâm nguyện phụng sự Đạo pháp, tự nguyện thọ lãnh nhiệm vụ của một "hoằng pháp viên".
         Anh là nhà văn nổi danh ở hải ngoại, tác giả của tập truyện ngắn Phật giáo "Thiên thần quét lá", rồi sau đó liên tiếp là những tác phẩm được xuất bản ở Mỹ:
        -  Núi Xanh Mây Hồng (truyện dài)
        -  Mẹ, Quê Hương và Nước Mắt (tập truyện)
        -  Biển Đời Muôn Thuở (tập truyện)
        -  Sân Trước Cành Mai (tạp bút)
        -   Phương Trời Cao Rộng (truyện dài)


        -  Bụi Đường (truyện dài)
        -  Ngõ Thoát (truyện dài)
        -  Cởi Trói tập I & II (truyện dài)
        -  Con Đường Ngược Dòng (tâm bút)
        -  Chạnh Lòng Tiếng Thơ Rơi (tập thơ)
        -  Giấc Mơ và Huyền Thoại (tập truyện)
         ... và là Chủ biên của Tạp chí: Phương Trời Cao Rộng, Nguyệt san Chánh Pháp...
         Gần 60 năm trôi qua, tính từ lúc em còn nằm trên ghế bố được anh đứng cạnh canh chừng (như trong hình minh họa kèm theo), hai anh em đều đã ... già bạc tóc, da nhăn.
           Em vẫn luôn luôn yêu quý anh, Vĩnh Hảo, thần tượng anh, xem anh như một vị giảng sư, giáo thọ của mình trong suốt sự nghiệp cầm bút viết văn làm thơ Đạo lẫn Đời.
        Cảm ơn anh rất nhiều, vì nhờ có anh nên những năm qua mới có một người Phật tử viết văn làm thơ, viết bài đưa tin và ảnh thường ký bút hiệu Tâm Không - Vĩnh Hữu.

blank

         Vậy là, hai anh em đã chung một lối đi, chung một con đường, con đường tràn đầy ánh sáng của Chánh Đạo, của Từ Bi Hỷ Xả.

         Từ năm 1988 đến nay, dịp để anh em hội ngộ thật là hiếm hoi, ngắn ngủi, nên em rất trân quý thời gian có cơ hội được ôm anh, ngồi bên anh, chẳng để tâm sự nhiều, chỉ thăm hỏi qua loa, và chỉ nhìn nhau cười cười bên ly cà phê ở quán nhạc nhẹ nhàng du dương, lắng nghe những ca từ quen thuộc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về kiếp người bọt bèo giữa dòng trôi vô thường:

"Bao nhiêu năm làm kiếp con người

Rồi một chiều tóc trắng như vôi

Lá úa trên cao rụng đầy

Cho trăm năm vào chết một ngày"

         Mong ngày được hội ngộ cùng anh lắm thay!

blank

Tâm Không - Vĩnh Hữu

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.