Thiền - Yoga tâm hợp nhất

08/06/20196:24 SA(Xem: 2505)
Thiền - Yoga tâm hợp nhất
THIỀN 
NĂNG LƯỢNG CHỮA LÀNH 
SÁNG TẠO VÀ & HẠNH PHÚC 
Drukpa Việt Nam biên tập và phát hành 2017
Nhà xuất bản Tôn Giáo

THIỀN - YOGA TÂM HỢP NHẤT


Trong Kim Cương thừa, chúng tapháp thực hành Thượng sư Tương ưng pháp, còn gọi là Guru Yoga. Pháp thực hành này gồm một chuỗi các bài thiền quán, có thể coi là Yoga Tâm hợp nhất. Tương tự như Yoga cho Thân giúp rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, Guru Yoga cũng giúp rèn luyện tâm như vậy. 
(Chia sẻ dưới đây trích từ Khai thị của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)

Thông thường, chúng ta để những cảm xúc, căng thẳng áp lực đè nặng lên hai vai (chúng ta có thể thấy điều này qua tư thế ngồi hay dáng đi khom người về phía trước). Vì thế, ngày nay trọng lực cơ thể của nhiều người thường rơi vào vùng vai. Yoga và tọa thiền hướng cơ thể dồn trọng lực xuống dưới đan điền, nơi giúp cho thân tâm được vững chãi và ổn định nhất.
Khi bắt đầu tập thiền hay yoga, có thể bạn sẽ cảm thấy rất mỏi khi phải ngồi thẳng lưng trong một khoảng thời gian dài. Bạn dường như không thể ngồi yên mà luôn thấy mình cựa quậy, thay đổi tư thế. Tâm cũng như vậy. Khi bắt đầu tập để tâm an tịnh, bạn có thể cảm thấy khó chịu. Trên thực tế, điều này xảy ra do chúng ta đã quá quen với tâm ồn ào, vọng động, chất đầy những lo toan, bộn bề. Chúng ta phải rất nỗ lực mới có thể an định tâm.
 
Tôi vô cùng ngạc nhiênpháp thực hành cổ xưa này cho chúng ta rất nhiều bài luyện tâm (hay thiền) và vẫn còn nguyên vẹn giá trị thực tiễn trong thời đại này. Ví dụ, mở đầu pháp tu là phần phát khởi động cơ chân chính của sự thực hành. Chúng ta nhận thức được mục đích cao quý nhất của cuộc đời là giúp đỡ thật nhiều người và chúng sinh hữu tình bằng tất cả khả năng của mình. Có thể bạn sẽ thắc mắc liệu pháp tu này có phù hợp với người thế gian, hay chỉ dành cho hàng tăng sĩ. Nhưng nếu nghĩ kỹ, chẳng phải mỗi chúng ta đều hướng tới mục đích chung là dùng hết khả năng của mình để làm việc tốt, giúp thế giới thêm tươi đẹp, mang lại hạnh phúc bình an cho những người mình yêu quý, ban trải tình yêu thương và lòng bao dung hay sao?
 
Chúng ta thiền định để quán sát trí tuệ vốn sẵn đủ trong chính mình và nhận ra tự tính tâm chân thật. Chúng ta cũng có thể đơn giản chỉ thiền quán để nhận ra giá trị quý báu của cuộc sống và hành trang tâm linh. Nhờ đó, chúng ta được giải phóng khỏi những vướng mắc tự tạo, ví dụ như những kỳ vọng rã rời hay muộn phiền bất như ý làm chúng ta quên đi hạnh phúc hiện hữu mỗi ngày, khiến ta không nhận ra cuộc sống này tự thân nó đã là một hành trình kỳ diệu.

Chúng ta thiền để quán chiếu về bản chất vô thường không ngừng biến dịch của cuộc sống. Chúng ta cũng khám phá ra rằng những người chấp thủ, sợ đương đầu với thay đổi lại thường cảm thấy bất hạnh.
 
Thiền là phương tiện hữu ích giúp chúng ta tìm thấy động cơ, mục đích và phát triển trí tuệ tỉnh giác hay chính là nguồn hạnh phúc nội tại trong mỗi người. Thực hành thiền giúp chúng ta chính niệm mỗi ngày trong từng suy nghĩ, lời nói và hành động. Chúng ta thường không nhận ra mối liên hệ mật thiết giữa các phương diện thân, khẩu, ý, theo đó năng lực tư duy sẽ quyết định trực tiếp tới lời nói và hành động của chúng ta. Vì vậy, bằng việc xác định động cơ đúng đắn khi khởi đầu một ngày mới, chúng ta sẽ bắt đầu thay đổi thói quen vô thức thường ngày hoặc ít nhất cũng có thể nhận ra chúng. Đây là bước tiến quan trọng sau quá trình luyện tập. Chỉ khi nhận biết những chướng ngại đang ngăn cản hạnh phúc, chúng ta mới có thể gỡ bỏ và hóa giải được chúng.

Thiền là cách làm mọi thứ lắng dịu để chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn những gì đã xảy ra cũng như thấy mình đã trưởng thành ra sao. Nó cho chúng ta thời giankhông gian để quán chiếu. Bạn có thể thiền quán về một bài pháp hay câu hỏi mình đang băn khoăn. Ví dụ, nếu hôm nay bạn đã cư xử thiếu kiên nhẫn, bạn có thể thiền quán xem rèn luyện lòng kiên nhẫn sẽ mang lại lợi ích gì và giúp hóa giải các chướng ngại ra sao. Thiền về nhẫn nhục Ba la mật sẽ giúp bạn kiên nhẫn hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Thực hành thiền lần đầu tiên không hề dễ dàng, thậm chí bạn còn cảm thấy không mấy tác dụng. Trong lúc đang cố gắng tập trung quán chiếu về lòng kiên nhẫn thì bạn thấy tâm mình lại vô cùng lang thang vọng động. Nhưng bạn hãy kiên trì hành thiền! Hãy nhận thấy ngay cả chướng ngại khi bắt đầu cũng là một bài pháp. Rồi dần dần, nếu kiên trì rèn luyện, chỉ cần sau một hoặc hai tuần, bạn sẽ dễ dàng thực hiện không mấy khó khăn các bài thiền trên.
 
Muốn làm được điều đó, chúng ta cần để tâm thoải mái an bình. Chúng ta thường trì tụng chân ngôn trước khi thiền, vì giai điệu chân ngôn tạo nên sự thư giãn, thân tâm ta thư thái như được trút bỏ mọi gánh nặng. Đây là lý do tại sao trong trạng thái này, chúng ta có thể từ từ cảm nhận được không gian của tâm, chứa đựng sự hiểu biết và nguồn cảm hứng thay vì những suy nghĩ vẩn vơ vô định.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 4624)
07/08/2023(Xem: 2868)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :