Bilingual:
141. TELEGRAM FROM THE EMBASSY IN VIETNAM
TO THE DEPARTMENT OF STATE
CÔNG ĐIỆN TỪ ĐẠI SỨ QUÁN HOA KỲ TẠI VIỆT NAM
GỬI VỀ BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ
Author: Trueheart
Translated by Nguyên Giác
141. Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State
Saigon, June 1, 1963, 1 p.m.
Saw Thuan this morning re Buddhist problem. His assessment of situation is generally same as reftel. He says GVN is convinced NFLSV and VC are exploiting situation. President’s position is therefore very difficult. If he now makes concessions under pressure, it could simply whet appetites. Next demands, Thuan felt, could be of a sort designed to interfere with war effort, for example, a plea in name of peace that GVN treat with NFLSV.
On other hand, Thuan is fully aware of dangers of inaction. Problem is to find a solution acceptable to President and to Buddhists. Thuan pointed out again that lack of Buddhist hierarchy and authoritative spokesman compounded problem.
Thuan said he did not know Diem’s latest thinking but expected see him later today. I suggested possibility of high level commission, along lines reftel, and said that Vice President Tho might be good person to head it. Thuan was rather skeptical; he did not understand why a commission was any more likely to come up with a solution than the government. I said the idea was not so much to come up with an immediate solution as to establish a respectable forum in which Buddhists, whatever their standing, and others could be heard. Once tempers had cooled, the “solution” might be relatively simple. Thuan remained non-committal but I imagine that he will at least mention the idea to Diem. With regard to Tho, Thuan informed me that shortly after Hue incident Vice President had been asked by Ngo Trong Hieu to discuss problem with one of principal Saigon Buddhist leaders but latter had refused to call on him.
Thuan said Diem’s immediate problem was whether to receive delegation of four Buddhist leaders from Hue. While he did not know what decision would be, he thought tentatively that it might be a good idea for Diem to offer to meet again with Buddhists if latter would first agree among themselves as to who would be empowered to speak for them. I said Buddhists might have some difficulty in meeting this condition, but I saw no harm in trying. President’s expression of willingness to continue talking would, in any case, be good move.
I was mildly encouraged by this conversation, primarily because of indication that GVN is not apparently thinking of standing pat. Thuan promised let me know results his talk with President.
Separate report follows on demonstrations now in progress Hue and Danang.
Saigon quiet.
Trueheart
Source:
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d141
.... o ....
141. Công điện từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam gửi về Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Sài Gòn, ngày 1 tháng 6 năm 1963, 1 giờ chiều.
Sáng nay gặp [Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống Nguyễn Đình] Thuần lại về vấn đề Phật sự. Đánh giá của Thuần về tình hình nói chung giống như cũ. Ông nói rằng GVN (chính phủ VNCH) tin rằng NFLSV (National Front for the Liberation of the South Vietnam: Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam) và VC đang khai thác tình hình. Vị trí của Tổng thống [Diệm] vì vậy rất khó khăn. Nếu bây giờ Diệm nhượng bộ dưới áp lực, điều đó chỉ có thể kích thích sự đòi hỏi thêm. Những yêu cầu tiếp theo, Thuần cảm thấy, có thể thuộc loại được thiết kế để can thiệp vào nỗ lực chiến tranh, chẳng hạn, một yêu cầu nhân danh hòa bình mà Chính phủ VNCH nên đối xử với NFLSV.
Mặt khác, Thuần hoàn toàn nhận thức được sự nguy hiểm của việc không hành động. Vấn đề là tìm ra một giải pháp được Tổng thống và Phật tử chấp nhận. Thuần lại chỉ ra rằng việc thiếu hệ thống phân cấp Phật giáo và người phát ngôn có thẩm quyền càng làm phức tạp thêm vấn đề.
Thuần cho biết anh không biết suy nghĩ mới nhất của Diệm nhưng dự kiến gặp ông Diệm sau đó trong ngày hôm nay. Tôi gợi ý khả năng lập ra 1 ủy ban cấp cao, như gợi ý từ công điện cũ, và nói rằng Phó Tổng Thống [Nguyễn Ngọc] Thơ có thể là người tốt để đứng đầu ủy ban đó. Thuần tỏ ra hoài nghi; anh ấy không hiểu tại sao một ủy ban lại có nhiều khả năng đưa ra giải pháp hơn là cấp chính phủ. Tôi nói rằng ý tưởng không phải là đi đến một giải pháp ngay lập tức mà là thiết lập một diễn đàn đáng tôn kính trong đó các Phật tử, bất kể địa vị của họ, và những người khác có thể được lắng nghe. Khi tâm trạng đã nguội đi, “giải pháp” có thể tương đối đơn giản. Thuần vẫn không cam kết nhưng tôi hình dung rằng ít nhất Thuần sẽ đề cập ý tưởng này với ông Diệm. Về Thơ, Thuần cho tôi biết ngay sau biến cố Huế, Phó Tổng thống [Nguyễn Ngọc Thơ] đã được Ngô Trọng Hiếu (Bộ Trưởng Công Dân Vụ) yêu cầu thảo luận vấn đề với một trong những lãnh đạo Phật giáo chính của Sài Gòn nhưng vị sư này đã từ chối gặp ông [Thơ].
Thuần cho biết vấn đề trước mắt của ông Diệm là có nên tiếp phái đoàn bốn vị lãnh đạo Phật giáo từ Huế vào hay không. Trong khi Thuần không biết quyết định của ông Diệm sẽ ra sao, Thuần đã do dự nghĩ rằng có thể là một ý kiến hay nếu ông Diệm đề nghị gặp lại các nhà sư nếu những những vị sư này trước tiên đồng ý với nhau về việc nhà sư nào sẽ được trao quyền phát ngôn cho họ. Tôi đã nói rằng các Phật tử có thể gặp một số khó khăn trong việc đáp ứng điều kiện này, nhưng tôi thấy việc cố gắng sẽ không có hại gì. Trong mọi trường hợp, biểu hiện sẵn sàng tiếp tục nói chuyện của Tổng thống sẽ là một động thái tốt.
Cuộc trò chuyện này đã khích lệ tôi đôi chút, chủ yếu là do dấu hiệu cho thấy Chính phủ Việt Nam dường như không nghĩ đến việc đứng yên. Thuần hứa sẽ cho tôi biết kết quả cuộc nói chuyện của Thuần với Tổng thống.
Báo cáo riêng sau công điện này là về các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Huế và Đà Nẵng.
Sài Gòn vắng lặng.
Trueheart (Quyền Đại sứ Hoa Kỳ tại VN)
- Từ khóa :
- 141. Telegram