Bilingual: 157. Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State

06/06/20233:45 SA(Xem: 1977)
Bilingual: 157. Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State

 

blankBilingual:
157. TELEGRAM FROM THE EMBASSY IN VIETNAM
TO THE DEPARTMENT OF STATE 
CÔNG ĐIỆN TỪ ĐẠI SỨ QUÁN HOA KỲ TẠI VIỆT NAM
GỬI BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ

Author: Trueheart

Translated by Nguyên Giác


us-embassy-saigon-vietnam_200-2

 

 

157. Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State

 

Saigon, June 8, 1963, 6 p.m.

1134. CINCPAC for POLAD. Saw Thuan immediately after reading Women’s Solidarity Movement Resolution on Buddhist question (telegraphed separately).  Thuan stated he had not previously seen resolution. Agreed that it could easily upset agreement reached with Buddhist leaders and was in general deeply discouraged. As Thuan is admittedly powerless to do anything about the declaration, I am with encouragement seeking immediate appointment with President Diem. I shall ask him to repudiate resolution publicly and promptly. Odds against his doing so are very heavy, but I see no other way of retrieving situation.

I have also problem of dealing with local press who are now waiting outside my office. I plan to make no statement for the moment but, depending on outcome of meeting with Diem, I am considering saying for attribution that I consider unfortunate that, at a time when fruitful discussions were apparently going on between GVN and Buddhists, anyone should impugn the motives of one of the parties. I will also indicate indignation at reference to involvement foreign powers.

Any guidance Dept may have would be welcome.

Fuller report follows later. I am now leaving for Presidency.

“Two hour meeting with Diem, just concluded, produced no visible result. Full report follows. Meanwhile, wish Department to know that I have decided against making any statement here, at least for time being.” (Telegram 1135 from Saigon, June 8, 8 p.m.; Ibid.)

Trueheart

.

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d157

 

(Translator's note: The resolution of the above-mentioned Women’s Solidarity Movement was influenced by Ngo Dinh Nhu. The content says that many monks and Buddhists are communists. See note (2) of the above link.)

 

.... o ....

 

 

157. CÔNG ĐIỆN TỪ ĐẠI SỨ QUÁN HOA KỲ TẠI VIỆT NAM GỬI BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ

 

Sài Gòn, ngày 8 tháng 6 năm 1963, 6 giờ chiều.

1134. CINCPAC cho POLAD. Gặp [Bộ Trưởng Nguyễn Đình] Thuần ngay sau khi đọc Nghị quyết của Phong trào Phụ nữ Liên đới về vấn đề Phật giáo (điện báo riêng). Thuần cho biết Thuần chưa từng thấy nghị quyết đó. Cùng đồng ý rằng nó có thể dễ dàng làm đảo lộn thỏa thuận đã đạt được với các nhà lãnh đạo Phật giáo và nói chung không khích lệ. Vì phải thừa nhận rằng Thuần bất lực trong việc liên hệ về bản tuyên bố, tôi được khuyến khích tìm buổi hẹn ngay lập tức với Tổng thống Diệm. Tôi sẽ yêu cầu Diệm từ chối nghị quyết [của Phong trào Phụ nữ Liên đới] một cách công khai và nhanh chóng. Diệm bị áp lực nặng nề để không dám bác bỏ nghị quyết đó, nhưng tôi không thấy cách nào khác để lấy lại tình hình.

Tôi cũng gặp vấn đề trong việc giao dịch với báo chí địa phương, những người hiện đang đợi bên ngoài văn phòng của tôi. Tôi dự định sẽ không đưa ra tuyên bố nào vào lúc này, nhưng tùy thuộc vào kết quả của cuộc gặp với ông Diệm, tôi đang cân nhắc việc nói ra lý do mà tôi cho là đáng tiếc rằng, vào thời điểm mà các cuộc thảo luận hiệu quả rõ ràng đang diễn ra giữa Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và Phật tử, bất kỳ ai cũng sẽ ngờ vực động cơ của một trong các bên. Tôi cũng sẽ thể hiện sự phẫn nộ khi đề cập đến sự tham gia của các cường quốc nước ngoài.

Bất kỳ hướng dẫn nào từ Bộ [Ngoại Giao Hoa Kỳ] có thể có sẽ được hoan nghênh.

Báo cáo đầy đủ hơn sẽ theo sau. Bây giờ tôi đang tới Dinh Tổng thống Diệm.

“Cuộc gặp kéo dài hai tiếng đồng hồ với ông Diệm, vừa mới kết thúc, không mang lại kết quả rõ ràng nào. Báo cáo đầy đủ sẽ gửi sau. Trong khi đó, mong Bộ biết rằng tôi đã quyết định không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào ở đây, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.” (Điện tín 1135 từ Sài Gòn, 8 giờ tối ngày 8 tháng 6; Sđd.)

Trueheart (Quyền Đại Sứ Hoa Kỳ tại VN)

.

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d157

.

Ghi chú của người dịch: Nghị quyết của Women’s Solidarity Movement nói trên chịu ảnh hưởng của Ngô Đình Nhu. Nội dung nói rằng nhiều tu sĩPhật tử là cộng sản. Xem ghi chú (2) của liên kết trên.

 

Chữ viết tắt:

CINCPAC: Commander in Chief, Pacific

POLAD: Political Adviser





 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11041)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :