Bilingual.
201. LETTER.
THE US ASKED DIEM TO GIVE A SPEECH ON RELIGIOUS TOLERANCE /
MỸ YÊU CẦU TT DIỆM ĐỌC BÀI DIỄN VĂN VỀ BAO DUNG TÔN GIÁO
201. Letter From the Charge in Vietnam (Trueheart) to President Diem
Saigon, July 3, 1963.
I have been instructed to see Your Excellency once again on the Buddhist problem, primarily to make certain that you understand clearly the position in which the United States Government finds itself.
Liberal and press opinion in the United States is increasingly, and now almost unanimously, critical of the religious situation in Viet-Nam.
There are now indications also that the matter may be brought up in the United Nations. In that forum the United States, as the chief supporter of Viet-Nam, would face a difficult situation.
Justly or unjustly, this is the situation which the United States Government is facing vis-à-vis domestic and international opinion.
Most importantly, religious toleration is one of the most basic tenets of American civilization. The United States Government does not believe that the Government of Viet-Nam has gone far enough to convince and explain to its people the basic importance which it attaches [Page 447]to religious tolerance and national unity. It considers that the present state of mistrust in Viet-Nam requires a public statement from Your Excellency designed to bridge the gap of understanding.
Such a statement should, in our view, be made very soon, before there is another Buddhist incident. If an incident should nevertheless occur, the Government of Viet-Nam and the United States would be in a position to point to your statement as evidence of the good faith of the Government of Viet-Nam in trying to convince the Buddhists of a genuine desire to reach an understanding.
If, on the other hand, another incident occurs and Your Excellency has not made a conciliatory statement, then my government believes that the situation in Viet-Nam would soon get out of control. The United States Government would also have to make its own position perfectly clear.
Please accept, Mr. President, the renewed assurances of my highest consideration.
Source:
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d201
.... o ....
201. THƯ CỦA QUYỀN ĐẠI SỨ MỸ TẠI VN (TRUEHEART) GỬI TỔNG THỐNG DIỆM
Sài Gòn, ngày 3 tháng 7 năm 1963.
Tôi đã nhận lệnh [từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ] để gặp Ngài một lần nữa về vấn đề Phật giáo, chủ yếu để đảm bảo rằng Ngài hiểu rõ lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Dư luận giới cấp tiến và báo chí ở Hoa Kỳ ngày càng, và bây giờ gần như nhất trí, chỉ trích tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Hiện nay cũng có những dấu hiệu cho thấy vấn đề có thể được đưa ra tại Liên Hợp Quốc. Trong diễn đàn đó, Hoa Kỳ, với tư cách là người ủng hộ chính của Việt Nam, sẽ phải đối mặt với một tình thế khó khăn.
Dù công bằng hay bất công, đây là tình huống mà Chính phủ Hoa Kỳ đang phải đối mặt trước dư luận trong nước và quốc tế.
Quan trọng nhất, bao dung tôn giáo là một trong những nguyên lý cơ bản nhất của nền văn minh Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ không tin rằng Chính phủ Việt Nam đã đi đủ xa để thuyết phục và giải thích cho người dân VN về tầm quan trọng cơ bản mà chính phủ VN muốn gắn kết đối với sự bao dung tôn giáo và đoàn kết dân tộc VN. Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng tình trạng dân chúng mất lòng tin vào chính phủ VN hiện nay ở Việt Nam đòi hỏi Ngài phải có một tuyên bố công khai để thu hẹp khoảng cách hiểu biết.
Một bản tuyên bố như vậy, theo quan điểm của chúng tôi, nên được đưa ra rất sớm, trước khi có một sự kiện [bất trắc] Phật giáo khác xảy ra. Tuy nhiên, nếu một sự kiện [bất trắc] xảy ra, Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ có thể chỉ ra bản tuyên bố của Ngài như bằng chứng về thiện chí của Chính phủ Việt Nam trong việc cố gắng thuyết phục những người Phật tử về một mong muốn chân chính để đạt được một sự hiểu biết.
Mặt khác, nếu một sự kiện [bất trắc] khác xảy ra và Ngài không đưa ra tuyên bố hòa giải [với Phật giáo], thì chính phủ của tôi tin rằng tình hình ở Việt Nam sẽ sớm vượt khỏi tầm kiểm soát. Chính phủ Hoa Kỳ cũng sẽ phải thể hiện quan điểm của mình một cách hoàn toàn rõ ràng.
Xin vui lòng chấp nhận, thưa Tổng thống, sự đảm bảo mới với sự cân nhắc cao nhất của tôi.
....o....