Kinh Hoa Nghiêm Trọn Bộ 5 Quyển | Thiện Trí dịch

08/09/20245:45 CH(Xem: 539)
Kinh Hoa Nghiêm Trọn Bộ 5 Quyển | Thiện Trí dịch

ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
HÁN TRUYỀN
KINH HOA NGHIÊM
Hán dịch: THẬT XOA NAN ĐÀ
Việt dịch: THIỆN TRÍHiệu đính: TUỆ LIÊN
TRỌN BỘ 5 QUYỂN

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO PL. 2558 – DL. 2014
Kinh-Hoa-NghiemPDF icon (4)
KINH HOA NGHIÊM TẬP 1- CS THIỆN TRÍ- NXB TÔN GIÁO
KINH HOA NGHIÊM TẬP 2- CS THIỆN TRÍ- NXB TÔN GIÁO
KINH HOA NGHIÊM TẬP 3- CS THIỆN TRÍ- NXB TÔN GIÁO
KINH HOA NGHIÊM TẬP 4- CS THIỆN TRÍ- NXB TÔN GIÁO
KINH HOA NGHIÊM TẬP 5- CS THIỆN TRÍ- NXB TÔN GIÁO


 

Lời Nói Đầu Của dịch giả



Kinh Hoa Nghiêmbộ kinh Đại thừa bao hàm giáo lý cao nhất của Đức Phật. Ấy là pháp môn nhứt thừa viên đốn gồm thâu vô lượng pháp môn, có vô lượng nghĩa. Hoa Nghiêm là kho tàng quý giá gồm cả thảy châu báu, là kho chứa tất cả cái gì bí mật, là kho triết lý tột cùng trong vũ trụ thuyết minh thật tướng của vạn pháp, là vua của các kinh, là đường lối cuối cùng để đạt được nhứt thiết trí để thành Phật. Ấy là nhập đạo chớ không còn luận đạo nữa; là hành, chứng, không phải tín giải nữa, cho nên kinh Hoa Nghiêmcon đường rốt ráo của hàng Đại Bồ tát.

Vì bổn nguyện muốn cống hiến kinh này cho đời cho nên tôi phải dịch ra quốc văn và chú giải. Tôi rất e ngại những sự sai lầm trong bản dịch của tôi cho nên để bản Hán Âm đối chiếu một bên, cầu mong quý vị cao minh sửa chữa cho, để tôi được học thêm, thì tôi biết ơn vô tận.

Việc dịch rất khó khăn, vì nó đòi hỏi những điều mà tôi rất thiếu sót: Ấy là phải thâm Nho học và phải nhập diệu kinh tạng. Tôi chỉ đem tín tâm đặc biệt để hiểu Hoa Nghiêm, cho nên có nhiều khi tôi thấy rất lạ lùng. Tôi như quên hẳn thân hiện tại và tự thấy nhập một với Ngài Thật-xoa-nan-đà, Đại sư đời Đường, đã phiên dịch bộ Hoa Nghiêm từ bổn tiếng Phạn ra Hán văn. Và vì vậy, quý độc giả sẽ thấy trong toàn bổn dịch của tôi đi rất sát với lối hành văn phóng khoáng rất phổ thông, rất bình dân, rất dễ dãi của Thật-xoa-nan-đà, tránh hết sức các danh từ văn chương tối nghĩa quá hàm súc cổ tích, thậm chí các bài kệ thất ngôn hay ngũ ngôn, tôi cũng dịch ra đúng thất ngôn hay ngũ ngôn và các câu thơ không niêm luật suốt trong bộ kinh, tôi cũng không thể nào gieo vần khép luật được. Tôi chỉ cố tôn trọng âm thanh của các bài kệ, phần nhiều là những Âm trắc thần bí mà tôi cảm thấy có sức rung động mạnh vô biên…

Vả chăng, bộ Hoa Nghiêm bằng Hán văn này là một áng văn tuyệt tác thượng cổ của Trung Quốc, đã được quý vị Tổ sư khảo sát lại cẩn thận rồi, nay dịch lại áng văn này, không phải là việc dễ.

Lại nữa, đứng trong lãnh vực lời nói, so sánh, nghĩa là cái giả mà muốn diễn tả thật tướng của vạn vật, tức là cái chơn, thì thật là khó khăn vô cùng, nếu không muốn nói rằng không thể được! Dùng lời nói của con người bé nhỏ như hột bụi tí này để diễn tả những cảnh vật trong vô lượng cõi lớn bằng vô lượng lần, trong vô lượng thời khác nhau thì thật là khó, vì chúng ta thiếu tất cả danh từ để chỉ những cái mà cõi người không có. Vậy nên, tôi cầu ở quý độc giả hãy dùng tâm mà đọc Hoa Nghiêm chớ dùng mắt, vì mắt chỉ quanh quẩn trong tam giới, không đến được cõi Bồ đề được. Trong lúc chưa chứng đắc chơn lý thì chỉ có tâm thành tín mới hoà đồng với Bồ đề được.

Vấn đề siêu hình phải được nhập trước hết. Muốn thấy cái thật, phải lìa ngã kiến, phải nhập vào Tam muội vô lượng nghĩa, tức là phải đứng trong cái một căn bản để nhìn cái vô lượng hình sắc của mỗi pháp. Ấy nghĩa là đứng trong căn bản đại ngã làm đơn vị, thân mình tràn ngập cả vũ trụ vô biên mà nhìn các cõi nhiều và nhỏ như những hột bụi tột nhỏ, chớ không chấp trong vòng tương đối nào cả, không lấy tiểu ngã tức là thân ta làm đơn vị, giải các pháp bằng phép so sánh. Ấy là thấy tánh, bỏ tướng, nhập vào thật tướng của vạn pháp, cho nên rất khó cho kẻ sơ cơ. Hãy căn cứ trên ý chánh của Kinh, chớ căn cứ trên lời trên chữ. Hãy đọc Kinh ngoài văn tự vậy.

Trước khi vào phần chánh văn của kinh, tôi xin viết lời chỉ dẫn sau đây, rút trong tài liệu các bản giải thích của các Tổ sư xưa để quý vị độc giả dễ nhập vào cái thấy của Hoa Nghiêm. Tôi lại lập các bảng tổng yếu để giúp quý độc giả nhận định tổng quát cho dễ nhớ. Các hình vẽ, tôi trích y các hình xưa, không thêm không bớt, vì đó là những hình thể tượng trưng để hoạ lại các cõi thôi, không phải thật, cho nên cần trí tưởng tượng nhiều lắm mới nhập cái thấy của Hoa Nghiêm.

Tôi trịnh trọng dâng bộ Hoa Nghiêm lên đất Việt với tất cả lòng thành hộ pháp, mong góp chút phần xây nền móng Phật giáo Việt Nam, và kính cẩn chờ đợi quý Đại Đức cao minh thấy sâu hiểu rộng sẽ vui lòng sửa chữa những chỗ nào mà quý Ngài nhận thấy là sai sót để dạy cho tôi thêm và để góp phần xây dựng nhà Như Lai, tôi sẽ đội ơn vô cùng.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

PL. 2507 - TL. 1963

Ngày 15.06.1963 - 24.04 Quý Mẹo

Thiện Trí

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.