Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật - Trọn Bộ 3 Quyển | Thích Trí Tịnh

23/09/20243:18 CH(Xem: 582)
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật - Trọn Bộ 3 Quyển | Thích Trí Tịnh
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM 
Hán dịch: Pháp sư Cưu-ma-la-thập 
Việt dịch: HT. Thích Trí Tịnh
KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT
TRỌN  BỘ 3  QUYỂN 
NHÀ  XUẤT BẢN  THỜI  ĐẠI
kinh ma ha bat nha ba la matPDF icon (4)KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT- NXB THỜI ĐẠI- QUYỂN 1
KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT- NXB THỜI ĐẠI- QUYỂN 2
KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT- NXB THỜI ĐẠI- QUYỂN 3
Xem Online tại link:
https://thuvienhoasen.org/p16a259/kinh-ma-ha-bat-nha-ba-la-mat


BAN CHỨNG MINH 
Hòa thượng Thích Từ Nhơn  
Hòa thượng Thích Thanh Từ 
Hòa thượng Thích Tắc An 
Hòa thượng Thích Hiển Tu 
Hòa thượng Thích Viên Giác 
Hòa thượng Thích Trí Quảng 
Hòa thượng Thích Như Niệm 
Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh 
Hòa thượng Thích Giác Toàn 
Hòa thượng Thích Nhật Quang (Chùa Ấn Quang - Q. 10). 
BAN CỐ VẤN 
Hòa thượng Thích Chơn Lạc 
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn 
Hòa thượng Thích Nhật Quang (TV. Thường Chiếu
Hòa thượng Thích Minh Cảnh 
Hòa thượng Thích Minh Thông 
Hòa thượng Thích Thiện Pháp 
Hòa thượng Thích Hoằng Đức 
Hòa thượng Thích Tắc Lãnh 
Hòa thượng Thích Hoằng Thông 
Hòa thượng Thích Minh Tùy 
Thượng tọa Thích Chân Tính 
Thượng tọa Thích Đồng Bổn 
Thượng tọa Thích Minh Duyên 
Thượng tọa Thích Hoằng Kiên. 
BAN BIÊN TẬP 
Trưởng ban: Thượng tọa Thích Hoằng Tri 
Phó ban: Thượng tọa Thích Hoằng Chí 
Phó ban: Đại đức Thích Hoằng Thạnh. 
BAN THỰC HIỆN  
Đại đức Thích Pháp Đăng (Trưởng ban) 
Thượng tọa Thích Thiện Xuân  
Đại đức Thích Hoằng Vi 
Đại đức Thích Hoằng Tín  
Đại đức Thích Hoằng  Đạt  
Đại đức Thích Hoằng Xưng  
Đại đức Thích Hoằng Thường  
Đại đức Thích Minh Thành   
Đại đức Thích Hoằng Hiển  
Đại đức Thích Hoằng Nhiệm  
Đại đức Thích Hoằng Phước  
Đại đức Thích Hoằng Lập  
Sa-di Thích Tâm Chánh  
Phật tử Hoằng Ân  
Phật tử Hoằng Tôn  
Phật tử Thanh Tuyền  
Phật tử Thanh Tựu  
Phật tử Diệu Tịnh.

TÁN DƯƠNG CÔNG ĐỨC

Hôm nay, chúng ta có phúc duyên chiêm ngưỡng bộ Trí Tịnh Toàn Tập, một tuyển tập kinh, luật, luận trong Tam Tạng giáo điển của Phật giáo, được HT. Thích Trí Tịnh gia tâm nghiên cứu và diễn dịch ra chữ Việt để cho tăng, ni, Phật tử dễ dàng trong việc tu học và đọc tụng.

Lần đầu tiên, chúng ta có được một toàn tập kinh, luật, luật lớn lao và quan trọng của Phật giáo Việt NamTrí Tịnh Toàn Tập là sự diễn dịch chuẩn mực với thâm tâm và ngòi bút linh hoạtHòa thượng Trí Tịnh đem đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu rộng đối với Phật pháp, mà Trí Tịnh Toàn Tập là sự hướng dẫn quan trọng cho tứ chúng trên bước đường tu hành.

Kinh giáo là kim chỉ nam cho người con Phật, nên sự diễn dịch giáo điển phải là bậc cao tăng thạc học thì mới đem lại sự kính ngưỡng tiếp nhận, và càng được thêm lợi ích với công đức và đạo hạnh của dịch giả, nên Trí Tịnh Toàn Tập là phúc duyên của Phật giáo Việt Nam và cho tăng, ni, Phật tử.

Sự hiện diện của Trí Tịnh Toàn Tập là sắc đẹp và hương thơm trong vườn hoa đạo, làm cho giáo lý của Phật pháp càng thêm rực rỡ và ngào ngạt, khiến cho tăng, ni và Phật tử tha thiết muốn phổ biến rộng rãi các kinh, luật, luận của Hòa thượng đã diễn dịch, nên câu hội và đề xuất Trí Tịnh Toàn Tập để huân triêm lợi lạc cho đại chúng hiện tại và lâu mãi về sau, nên bộ Trí Tịnh Toàn Tập xuất hiện.

Tôi trân trọng tán dương công đức Trí Tịnh Toàn Tập với tứ chúng và mong tăng, ni, Phật tử được ân triêm lợi lạc rộng lớn trên bước đường tu hành.

 Việt Nam Quốc Tự
HT. Thích Từ Nhơn

LỜI KHẢI BẠCH

Kính bạch chư tôn Hòa thượng, chư Thượng tọaĐại đức Tăng Ni!

Kính thưa Phật tử trong và ngoài nước!

Suốt cuộc đời hành đạo của Hòa thượng Tôn Sư là một sự nghiệp vĩ đại: dịch kinhgiảng kinh và tụng kinh. Kinh của Ngài dịch là những bộ kinh lớn quan trọng của Phật giáo Đại thừacương yếu lập tông của các Tông phái. Về giảng kinh thì phần đông chư tôn Hòa thượngThượng tọaNi trưởngNi sư qua các trường lớp Phật học ngày trước đều thọ nhận sự giáo dưỡng của Ngài. Về tụng kinh thì Ngài dạy phải thuộc lòng kinh thì mới gọi là tụng kinh. Khi mới vào chùa, Ngài rất siêng năng tụng niệm. Ngoài các thời khóa quy định, Ngài còn tụng thêm ở thất riêng. Thích kinh nào là học thuộc lòng kinh đó và tụng niệm thường xuyên. Khi về Trường Phật Học Liên Hải, mỗi sáng sớm Ngài đều trì kinh Pháp Hoa trọn bộ, trì xong mới dùng sáng. Về sau, Ngài giữ thời khóa nhất định: mỗi ngày đều tụng kinh Phổ Hiềnbài kệ phẩm Phương Tiện trong kinh Pháp Hoakinh Kim Cangkinh Phổ Môn, kinh A di-đà và cuối cùng là niệm Phật hồi hướng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Bây giờ, sức yếu, Ngài chỉ tụng thầm. Tụng thầm mà vẫn thuộc thì sự nhiếp tâm rất cao.

Trước tấm gương vĩ đại đó, chúng con thật lấy làm hổ thẹn. Về ba phương diện trên, chúng con chưa có phần nào tương ứng. Nay Hòa thượng Tôn Sư tuổi học đã cao, sức khỏe mỗi ngày một yếu, thế mà chúng con chưa làm được gì để gọi là “tri ân báo ân” đối với sự nghiệp của Ngài.

Chúng con từng nghe: Nhạn bay ngang trời Bóng chìm đầm lạnh Nhạn không có ý để lại dấu tích Nước không có ý lưu giữ bóng hình.

Dù biết phù sinh hư ảovạn vật vô thường, song trước ân đức vô bờ của Hòa thượng Tôn Sư, chúng con cũng muốn lưu lại chút dư âm trong một đời tu học và hành đạo của Ngài, nhằm lợi lạc quần sanh. Thế nên, chúng con bèn họp đại chúng, cùng nhau thỉnh chư Tôn túc chỉ dạy để chúng con thực hiện bộ Trí Tịnh Toàn Tập, hầu ghi lại dấu ấn vàng son trong một hoằng hóa của Ngài. Tuy muộn màng nhưng vẫn còn kịp lúc. Trí huệ của Ngài vẫn còn sáng suốt để giải đáp những điều thắc mắc trong khi chúng con thực hiện công trình nầy. Mong rằng, bộ Toàn Tập này sẽ đem lại lợi ích lớn cho Phật giáo Việt Nam, cũng như cho Tăng NiPhật tử trong và ngoài nước.

Nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho Hòa thượng Tôn Sư trụ thế dài lâu để chúng con còn nhờ ân giáo dưỡng và cũng mong ân Tam Bảo gia hộ cho chúng con được đầy đủ thắng duyên thực hiện hoàn mãn bộ Toàn Tập nầy, để tỏ lòng tri ân báo ân Hòa thượng Tôn Sư trước khi Ngài về Phật.

Chúng con xin tri ân chư Tôn túc Hòa thượngThượng tọa đã sách tấn, động viên, cố vấn, hướng dẫn chúng con trong quá trình thực hiện.

Chúng tôi cũng xin tri ân đến tất cả huynh đệ Tăng NiPhật tử trong Ban Biên tập đã dốc lòng, dốc sức làm việc để sớm hoàn chỉnh từng bộ, đưa vào in ấn.

Chúng tôi cũng không quên ghi nhận công đức của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử đã cúng dường tịnh tài để chúng tôi đầy đủ phương tiện thực hiện công trình.

Xin nhất tâm tùy hỉ trước mọi tấm lòng hướng về việc làm đầy ý nghĩa nầy. Trong lúc thực hiện không tránh khỏi những sơ sót, kính mong chư Tôn đức khắp mười phương niệm tình chỉ dạy cho. Chùa Vạn Đức, ngày 19/02 Tân Mão (28/03/2011)

TM. Ban Biên tập
Tỳ-kheo Thích Hoằng Tri

 

TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH

Hòa thượng pháp danh Thiện Chánh, tự Trí Tịnh, pháp hiệu Hân Tịnh, húy Nhựt Bình, thuộc dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 41. Là đệ tử của Hòa thượng: thượng Thiện hạ Quang, khai sơn chùa Vạn Linh ở núi Cấm, Châu Đốc. Hòa thượng thế danh Nguyễn Văn Bình, sanh ngày 17 tháng 10 năm 1917 (02/09 Đinh Tỵ), tại xã Mỹ An Hưng (Cái Tàu Thượng), huyện Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp), là con út trong gia đình có sáu anh chị em.

Thân phụ Ngài là ông Nguyễn Văn Cân, một nông dân chơn chất. Cụ ông qua đời lúc Hòa thượng mới lên ba tuổi. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Truyện, mất lúc Hòa thượng vừa được bảy tuổi. Vì mồ côi cả cha lẫn mẹ quá sớm, nên Hòa thượng ở với người anh thứ ba là ông Nguyễn Văn Đặng (nay đã qua đời). Hòa thượng có ba chị gái: thứ hai, thứ năm và thứ sáu. Người thứ tư thì mất sớm.

 Đến năm 10 tuổi, Hòa thượng mới vào học lớp năm (thời đó, lớp năm là lớp thấp nhất). Hòa thượng rất thông minh, vừa học vừa dạy lại các cháu. Ban đêm còn đọc truyện Tàu cho mọi người nghe. Một ngày nọ, nhân thấy người hàng xóm bắt chim dòng dọc đem về nhổ lông rồi nướng ăn. Nhìn sự đau đớn của con vật trước khi chết, trong lòng Hòa thượng xót thương vô cùng, từ đó bèn phát tâm ăn chay trường. Trong nhà có người hỏi thì chỉ trả lời là không ăn mặn được. Lúc chơi đùa với lũ trẻ cùng trang lứa trong xóm, thấy các bạn lấy dàn ná bắn chim thì Hòa thượng đuổi cho nó bay đi, dù cho chúng bạn có chê cườitrách mắng, cũng không bận lòng.

Năm 15 tuổi, Hòa thượng học đến lớp đệ thất, rồi sang học chữ Nho với người chú và học thuốc Bắc với người anh họ.

Hòa thượng thấy cảnh lục đục của gia đình anh chị nên có ý xuất ly thế tục. Từ đây, Hòa thượng bắt đầu tìm hiểu đến các tôn giáo như Cao Đài, Thông Thiên Học v.v... và đặc biệt quan tâm đến Phật giáo, vì chủ thuyết của các tôn giáo kia có nhiều điểm Hòa thượng không thỏa mãnNhân duyên đọc được quyển Tây Phương Trực Chỉ, từ đó, Hòa thượng âm thầm tập niệm Phậttrì chú vãng sanh, gởi lòng mình về cõi Tây Phương Tịnh Độ. Mỗi ngày, Hòa thượng lấy quyển sách thuốc Bắc của người anh cầm trên tay, xem như đang đọc sách nhưng Hòa thượng đang âm thầm niệm Phật: hễ niệm đủ 100 câu Phật hiệu thì lật qua một trang. Ngài đến các chùa, đa số thấy quý thầy chú trọng về việc làm đồ mã, cúng bái, đi đám; trên bàn thờ thì tối om, thờ nhiều tượng, tượng nào cũng đội khăn đỏ trông phát sợ nên không có cảm tình lắm. Hòa thượng cho rằng, các vị cao tăng có lẽ ẩn dật nơi non cao núi thẳm, nên có ý hoài vọng các chùa trên núi.

 Năm 18 tuổi, Hòa thượng thấy có một ông lão, bảo rằng: “Con có căn tu, phải cần tìm thầy học đạo thì sẽ được như trong sách ước”. Ông còn bảo thêm: “Chừng nào cọp chết, rắn mới về non”. (Hòa thượng tuổi Tỵ).

Năm 1937, lúc Hòa thượng 21 tuổi, cùng người bạn lên Sài Gòn lập nghiệpở chung nhà trọ. Nhà ấy có một người đi chơi ở Tây Ninh về mua được một con cọp con, đem về nuôi được chín, mười ngày thì nó chết. Ứng điềm chiêm baoHòa thượng liền thu xếp tìm đường xuất gia. Trước đó, tuy đã có ý định xuất thế cho sớm nhưng còn người chị thứ sáu chưa lập gia đình, nên không nỡ bỏ đi. Nay bà chị đã yên bề gia thấtHòa thượng yên tâm ra đi, để lại cho các anh chị mỗi người một lá thư và một tấm hình.

Hòa thượng đi thẳng lên núi Cấm, vì trước đã nghe có nhiều vị chân tu trên núi ấy. Vừa đến chân núi, vì quá vui mừng nên quăng cả giày dép. Hòa thượng nhảy từ tảng đá này qua tảng đá khác và nguyện ghé lại ngôi chùa nào trước thì sẽ xuất gia ở đó, dù chưa biết chùa đó tên gì, trụ trì là ai. Và rồi nhân duyên đưa Ngài đến ngôi chùa Vạn Linh, là một ngôi chùa ở xa và cao nhất. Hòa thượng vào chùa xin xuất gia. Lúc đó, Hòa thượng Trụ trì không có ở trong chùa mà ở thất riêng ngoài bìa rừng, chỉ khi nào có việc thì sau giờ Tịnh độ mời vào dạy bảo tăng chúng ít lời. Hôm ấy là tối 14 tháng 02 Đinh Sửu, ngày sám hối giữa tháng. Sau giờ sám hối, chúng ra thưa, Hòa thượng Trụ trì vào. Hòa thượng Trụ trì nhìn sững Hòa thượng hồi lâu rồi mới nói rồi mới nói với đại chúng: “Bay đừng khinh thường thằng này. Đời trước nó đã làm Hòa thượng, đời nay nó cũng làm Hòa thượng, nhưng vì có tội hay nhìn con gái nên đời này bị bệnh mắt suốt đời”. Thế là hôm sau, Hòa thượng được thế phát vào ngày vía Phật nhập Niết-bàn.

Sau khi xuất gia, Hòa thương lãnh việc viết sớ điệp. Hòa thượng Trụ trì cho Ngài ở cái thất nhỏ trong vườn chùa. Ngoài các việc và thời khóa trong chùa, Hòa thượng còn ra thất tụng kinh và làm bổn phận hết sức cần mẫn. Ngài hành khổ hạnh như nhịn ăn, ít ngủ, đến đỗi Hòa thượng Trụ trì phải cảnh cáo.

Nhân đọc được tạp chí Từ Bi Âm, Hòa thượng phát khởi ý nguyện học rộng Phật phápCuối năm 1939, Hòa thượng xin phép Hòa thượng Trụ trì xuống núi về Sài Gòn để tìm học kinh luật.

Về đến Sài Gòn, Hòa thượng cùng thầy Thiện Phước ra núi Thị Vải tìm chỗ thích hợp để cất thất. Sau cùng, tìm được một điểm tương đối tốt gần chùa Tổ (nay là Linh Sơn Bửu Thiền). Trong chùa có cho mượn dụng cụ đốn cây và dẫn nước về. Thời gian đó chưa có ai ở nhiều, nên sơn lam chướng khí rất nặng. Vì thế, chẳng mấy hôm, Hòa thượng và thầy Thiện Phước đều bị bệnh sốt rét, lên cữ từng cơn. Thấy không kham nổi nên hai người đồng xuống chân núi. Thầy Thiện Phước thì tá túc nơi am của bà Năm, Hòa thượng thì tá túc nơi hang đá của bà Bảy. Vài hôm sau, thầy Thiện Phước tịch. Hòa thượng bèn về Sài Gòn tá túc ở chùa Tịnh Độ, Gò Vấp. Chùa này do ông Tư Lành làm xếp ga xây dựng lên. Nhà ông ở phía trước, chùa xây phía sau, có thỉnh quý thầy để trụ trìHòa thượng đến bệnh viện Sài Gòn để điều trị, nhưng cũng chẳng thuyên giảm. Thấy vậy, Ngài tự nguyện với lòng: “Có chết như huynh Thiện Phước cũng chẳng sao”. Thế nên, không quan tâm đến việc trị bệnh nữa mà phát tâm biên chép kinh Pháp Hoa. Có một Phật tử biết tâm nguyện của Hòa thượng, giúp tìm mua giấy mực. Đến ngày 14 tháng 10 là biên chép xong. Đúng hôm ấy, trong khi gởi để đóng lại thành quyển, chưa đem về thì có ông Mười là bổn đạo trong chùa đến nói với Hòa thượng: “Tôi biết có ông thầy kia trị bệnh sốt rét hay lắm, để tôi đưa huynh đến đó xem sao!”.

Ông bèn lấy xe đạp chở Hòa thượng đến đó. Ông thầy thuốc không có nhà riêng, ở đậu nhà người ta mà làm thuốc. Sau khi hỏi bệnh trạng và giờ lên cữ, ông nói bệnh nặng lắm vì lên cữ khuya. Ông vào nhà sau, một lúc đem ra cục thuốc để trên miếng giấy, quan sát thì Hòa thượng biết có ớt và tỏi đâm chung. Ông bảo trước khi lên cữ nửa tiếng, lấy tay mặt với ra sau lưng, từ trên cổ lần xuống hết ngón tay giữa chấm chỗ nào thì đó là huyệt cao quan, lấy cục thuốc ịn vào đó (cục thuốc được để trên miếng giấy mỏng chừng 3 ngón tay), rồi cứ ngồi ngay ngắn chờ. Hòa thượng về làm y như vậy. Nửa tiếng sau khi ịn cục thuốc, cơn sốt rét bắt đầu kéo đến. Như mọi lần, nó bắt đầu từ xương khu quặn lên như con rắn bò, đến cục thuốc nó dừng lại và quặn vòng quanh đó dữ lắm rồi lại ngưng, làm như vậy ba lần rồi ngưng luôn. Từ đó căn bệnh sốt rét dứt hẳn.

Sau khi hết bệnh, Hòa thượng ở lại chùa đó một thời gian ngắn. Về sau, có người em gái họ đã xuất gia ghé thăm, pháp danh là Diệu Trí. Cô ấy có khoe với Hòa thượng là được học kinh này kinh nọ và khuyên Hòa thượng nên tìm học. Lúc bấy giờ, chỉ có trường An Nam Phật Học mở ở chùa Báo Quốc tại Huế, trong tâm Hòa thượng khởi ý đi Huế từ đó.

Đầu năm 1940, Hòa thượng về lại Cái Tàu để xin giấy ra Huế học, nhưng chính quyền không cho, bảo Hòa thượng phải ở lại năm bảy tháng mới cấp giấy. Hòa thượng không chờ được nên lên Sài Gòn tìm cơ hội để đi, được một thí chủ là ba Ba Hộ (chủ đất chùa Vạn Đứccúng dường 15 đồng làm lộ phí. Thật ra, đi tàu suốt đến Huế thì khỏe hơn, nhưng bấy giờ, Huế thuộc vùng bảo hộ của Pháp, còn miền Nam là thuộc địa, nên ra đó phải có giấy như xin Passport ra nước ngoài vậy. Vì thế, Hòa thượng phải đi từng chặng. Hòa thượng lên tàu đi Phan Thiết, đến nơi thì đã trưa, Hòa thượng kêu xe kéo đến chùa nào gần cũng được, vì thật sự cũng không biết chùa nào mà đến. Xe kéo Hòa thượng đến chùa Bình Quang, Hòa thượng vào chùa xin cơm. Chùa dọn cơm xong, lúc sắp ăn thì vị Ni trụ trì nói: “Huynh à! Chư tăng ở đây đi đường hay ăn cơm là phải mặc áo dài, sao huynh không mặc?”. Hòa thượng làm thinh, trong bụng thầm nghĩ: “Cũng muốn mặc lắm nhưng có đâu mà mặc”. Sau này vị Ni đó vẫn còn nhớ chuyện cũ, trong tâm tiếc rằng phải chi lúc ấy cúng dường cho Hòa thượng một hai cái áo dài nào có khó gì, lại còn gieo được phước lành cúng dường bước đầu cho một vị cao tăng sau này.

Sau khi ăn cơm xong, Hòa thượng lại tiếp tục ra bến xe để đi Bình Định, vì trước khi đi, Hòa thượng có đến tòa soạn báo Từ Bi Âm, gặp Hòa thượng Trụ trì chùa Liên Tôn ở Bình Định, lúc đó là Phó chủ bút, còn Hòa thượng Bích Liên làm chủ bút. Ra đến Bình Định, Hòa thượng tìm lại chùa Liên Tôn. Hôm đó, Hòa thượng Trụ trì còn ở Thành phố chưa về. Trong chùa, chỉ có một vị thầy trông coi gọi là thầy Khố. Ít hôm sau, Hòa thượng Trụ trì về, có cả cô Diệu Trí và có thị giảHòa thượng bèn xin tạm ở đây tu họcHòa thượng Trụ trì nhờ Hòa thượng viết lại Bát-nhã Tâm Kinh mà Hòa thượng đã giảng và in từng kỳ trong báo Từ Bi Âm, ghép lại thành tập để in ra phổ biếnThời gian đó, Hòa thượng Trụ trì có giảng Cảnh Sách Cú Thích Ký, chủ yếu là dạy cho cô thị giảHòa thượng và cô Diệu Trí cũng theo học. Cô Diệu Trí có nhờ ngoài Bắc thỉnh một số kinh chữ Hán, giúp đỡ cho Hòa thượng có tài liệu để học. Cô Diệu Trí đề nghị Hòa thượng nên ra Huế vào trường học tốt hơn. Thế nên, Hòa thượng ở đó được ba tháng thì tiếp tục lên đường ra Huế, còn cô Diệu Trí thì về lại Sài Gòn. Lúc đó là tháng 08 năm 1940.

Ra đến Huế, Hòa thượng cũng không biết đến chùa nào, mới nhờ mấy người kéo xe. Họ nói ở chùa Tây Thiên có quý thầy ở miền Nam ra. Hòa thượng nhờ họ kéo đến đó. Chùa Tây Thiên là chùa của Hòa thượng Giác Nhiên, vị tăng Thống thứ hai của GHPGVNTN. Ở đó, Hòa thượng gặp Hòa thượng Thiện Hòa, Thiện Hoa. Hòa thượng Giác Tâm chùa Duyên Giác ở Bến Tre thì đã ra trường trước. Ở đây cũng có dạy kinh Lăng-nghiêm. Sau buổi học, thầy Giác Tâm bảo Hòa thượng đọc lại phần đã học. Hòa thượng đọc lại, giảng nghĩa rành rẽ. Thầy Giác Tâm thấy thế mới đề nghị Hòa thượng nên đến trường lớp, vấn đề liên hệ thầy Giác Tâm sẽ lo cho.

Hòa thượng được nhận vào học và được cấp học bổng, vì một thân một mình không ai bảo trợ. Khi Hòa thượng vào học thì lớp đó là năm thứ sáu của Tiểu học (Sơ cấp) còn vài tháng nữa là thi lên Trung học (Trung cấp). Các môn khác thì Hòa thượng học không khó lắm, chỉ có môn Duy Thức là mù tịt không biết gì. Lúc đó đang dạy Duy Thức Dị Giản sắp hết, Hòa thượng mới mượn tập xem lại từ đầu và dần dần hiểu ra. Sau khi hết quyển, cho làm bài kiểm tra với chủ đề là Bát Thức Đồng Dị. Bài đó, Hòa thượng được chấm chín điểm rưỡi, cao nhất lớp. Việc này đã làm xao động trong chúng. Hòa thượng được Hòa thượng Đ ốc Giáo để ý. Đến cuối năm, khi thi lên Trung cấp, học chúng lo ngại nếu Hòa thượng đứng đầu thì mất thể diện những người học lâu. Sau khi thi viết, đến phần khảo hạch miệngBác sĩ Lê Đình Thám phụ trách môn này. Cách thi là lật quyển sách nhằm trang nào thì giải thích trang đó. Vì lật nhằm trang chưa học nên Hòa thượng giải thích chưa được trúng lắm. Giáo sư Lê Đình Thám cười và nói: “Chú này đến sau, mà sau này sẽ hữu dụng!”. Chung cuộcHòa thượng cũng được đứng hạng bảy.

Đầu năm 1941, Hòa thượng thọ giới Sa-di tại Huế với Đại lão Hòa thượng Thích Trí Độ chùa Quốc Ân - Huế, được ban pháp tự là Trí Tịnh.

Sau đó, Hòa thượng tiếp tục học lên Trung đẳng và tốt nghiệp vào cuối năm 1942. Đến năm 1945 thì tốt nghiệp Cao đẳng. Cũng năm này, trường An Nam Phật Học dời vào Tòng Lâm Kim SơnHòa thượng được Hội và Ban giám đốc cử làm Giám viện Quản đốc trường. Kế đó, vì nạn đói ở Huế cũng như cả miền Bắc, nhà trường quyết định chuyển học tăng Sơ đẳng và Trung đẳng khoảng 40 vị vào Nam và giao toàn chúng cho Hòa thượng quản lýHòa thượng Thiện Hoa và Hòa thượng Chí Quang lo chỗ nơi, mục tiêu hướng đến là Lưỡng Xuyên Phật Học. Vào đến Nam, đoàn học tăng tạm ở lại chùa Vĩnh Tràng, Mỹ Tho do thầy Trí Long trụ trì. Thầy Trí Long cũng là một học tăng trong đoàn. Hòa thượng Thiện Hoa và Hòa thượng Chí Quang trở về Lưỡng Xuyên lo sắp xếp, còn Hòa thượng về chùa Kim Huê, Sa Đéc tạm ở và lo nhập thất. Ngày 19 tháng 06 năm 1945, Hòa thượng được thọ Đại giới tại Đại giới đàn tổ chức tại chùa Long An, Sa Đéc, do Đại lão Hòa thượng chùa Kim Huê làm Hòa thượng đàn đầu.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát động, Lưỡng Xuyên Phật Học bị phân tán. Hòa thượng Thiện Hoa về chùa Phật Quang ở Trà ôn, Cần Thơ do Hòa thượng Thiện Tâm là anh ruột làm trụ trìxây dựng tạm mái trường. Hòa thượng từ Sa Đéc về Phật Quang, cùng Hòa thượng Thiện Hoa tập họp các học tăng lập thành trường Phật Học Phật Quang, khai giảng vào cuối nămHọc tăng trường Phật Quang phần đông là học viên mới, còn nhóm cũ phần đông tự phân tán vì quốc biến.

Cuối năm 1946, tình hình địa phương không được ổn định. Hòa thượng dời một số học tăng về tạm ở chùa Vạn Phước, Phú Lâm, Chợ Lớn. Sau đó, Hòa thượng cùng thầy Huyền Dung xây dựng thành trường Liên Hải Phật Học, quy tụ số học tăng khoảng 70 vị từ khắp các nơi về. Trong đó có Hòa thượng Đạt Từ ở chùa Thiền Tôn (Thủ Đức) đến giúp và giữ chức Giám trường, Hòa thượng Quảng Liên và Hòa thượng Quảng Huệ cũng về hợp tác. Tại đây, Hòa thượng đã tổ chức được một Đại giới đànHòa thượng Quảng Liên cũng như Hòa thượng Bửu Huệ được thọ Đại giới tại đây.

Đến năm 1950, Hòa thượng có bệnh phải đi dưỡng bệnh ở Linh Sơn Cổ Tự (Vũng Tàu), nên giao toàn trường cho Hòa thượng Thiện Hòa vừa ở Bắc về quản lý. Năm 1951, Hội chùa Linh Sơn thỉnh Hòa thượng làm trụ trì và giao toàn quyền quản lý.

Năm 1952, Giáo Hội Tăng Già Nam Việt được thành lập ở Sài Gòn, Hòa thượng được mời giữ chức Trưởng Ban Giáo Dục và Trưởng Ban Giám Luật. Kế đó, Giáo Hội Tăng Già toàn quốc được thành lậpHòa thượng được cử vào các chức vụ: Trưởng Ban Giáo Dục, Ủy viên Phiên dịch Tam Tạng và Phó Trị Sự Trưởng. Vì có nhiều trọng trách trong Giáo hội nên tháng 04 năm 1954, Hòa thượng trao quyền trụ trì chùa Linh Sơn cho Thượng tọa Tịnh Viên, cho đến năm 1995 thì Thượng tọa Tịnh Viên viên tịch.

Với hoài bão truyền đăng tục diệm, hoằng dương chánh phápkiến tạo già lamHòa thượng được Phật tử cung thỉnh về ngôi nhà xưa không người thừa kế trên một vùng đất hoang vu vắng vẻ ít người đi lại, tọa lạc tại ấp Bình Đức, xã Tâm Bình, quận Thủ Đức, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP. HCM. Nơi đây, Hòa thượng khai sơn tạo dựng già lam, lấy tên là Vạn Đức. Lần lần, do uy tín và đạo đức của Hòa thượngtăng ni quy tụ về cất chùa am chung quanh, biến nơi này thành một đạo tràng lớn mà hiện nay, nói đến đạo tràng Vạn Đức ai ai cũng đều biết.

Năm 1955, với chí nguyện hoằng dương Tịnh độ, hướng dẫn chúng sanh đời mạt phápHòa thượng thành lập Cực Lạc Liên Hữu, khuyến tấn người niệm Phậtcầu vãng sanh Tịnh Độ. Trong đó, Hòa thượng làm Liên trưởng, Hòa thượng Huệ Hưng làm Liên phó, thầy Tịnh Đức làm Thư kýCực Lạc Liên Hữu được Hòa thượng khai hóa đã khơi dậy phong trào tu tập, khuyến tấn hành giả tín hướng chỉ quy Tịnh ĐộHòa thượng là vị Tổ Sư đương thời chấn hưng Tịnh tông trong tòa nhà Phật Giáo Việt NamHòa thượng từng chỉ dạy: “Sự nghiệp của người xuất gia chính là thiện căn công đức, tự mình giác ngộ và giác ngộ cho mọi ngườiPháp môn niệm Phật rất đơn giản, dễ thực hành. Một câu A-di-đà Phật, mọi tầng lớp trong xã hội đều có thể niệm, không trở ngại mọi ngành nghề, ai nấy đều có thể tu được, chỉ cần nhất tâm tinh tấn, Tín-Nguyện Hạnh vững bền thì chắc chắn thành công”.

Hòa thượng rất quán triệt Thánh điểntinh tường y dược Đông phươngtăng niPhật tử Việt Nam thấm nhuần được kinh điển Đại thừa, phần lớn do công trình dịch thuật của Hòa thượng.

Dịch phẩm của Hòa thượng rất có giá trịHòa thượng quý chuộng điều căn bản là dịch đúng nghĩa, chính xácrõ ràng, chơn chất, không bóng bẩy, âm vận êm xuôi, để người đọc tụng lưu thông, thầm nhận được nghĩa thú rất rõ ràng, dễ nắm bắt được ý chỉ của kinh.

Năm 1947, Hòa thượng dịch kinh Pháp Hoa ở trường Liên Hải Phật Học. Sau đó là kinh Tam BảoĐịa Tạng, phẩm Phổ Hiền.

Năm 1951, do yêu cầu của Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, Hòa thượng chuyển dịch kinh Phạm Võng để tụng trong ngày Bố-tát.

 Năm 1952, trước tác bộ Đường Về Cực Lạc tại chùa Linh Sơn, Vũng Tàu.

 Năm 1964, dịch kinh Hoa Nghiêm ở chùa Vạn Đức, rồi tiếp tục kinh Đại Bát Niết-bàn, Đại Bát-nhã.

 Năm 1972, dịch Đại Bửu Tích, Hán bộ từ 01-120.

 Năm 1978, được phép in nên dịch thêm hai tập, Hán bộ từ 121-150. Rồi dịch Văn-thù Vấn Bát-nhã, Hán bộ từ 151-155; Vô Tận Ý Bồ-tát, Hán bộ từ 156-159; Thập Lục Quán Kinh, Hán bộ 160. Tất cả ghép chung vào Đại Bảo Tích để tiện việc xin phép.

 Năm 1962, Hòa thượng được bổ nhiệm làm Phó Viện Trưởng Phật Học Viện Trung Phần.

Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành lậpHòa thượng làm Trưởng đoàn Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Việt Nam, được suy cử làm Tổng Vụ Trường Tổng Vụ Tăng Sự.

 Năm 1973, làm Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo.

 Năm 1978, Hòa thượng được Hòa thượng Tăng Thống tấn phong giáo phẩm cùng ba vị: Hòa thượng Trí Nghiêm ở Nha Trang, Hòa thượng Giác Tánh ở chùa Nguyên Thiều, Bình Định và Hòa thượng Minh Tâm ở Phan Rang.

 Huy hiệu bánh xe pháp luân 12 căm của GHPGVNTN là ý kiến của Hòa thượng (Tam chuyển pháp luân Tứ đế).

 Năm 1981, GNPGVN thành lậpHòa thượng được suy cử làm Phó Chủ Tịch Thường Trực.

Năm 1982, kiêm thêm Trưởng Ban Trị Sự Thành Hội PG TP. HCM.

 Năm 1984, Hòa thượng chính thức được suy cử làm Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

 Năm 1987, kiêm thêm Trưởng Ban Tăng Sự, giao Trưởng Ban Trị Sự Thành Hội cho Hòa thượng Thiện Hào.

 Năm 1992, kiêm thêm Đệ Nhất Phó Pháp Chủ, kiêm Giám Luật đến bây giờ.

 Hòa thượng cả đời tận tụy vì Phật pháp, luôn lấy việc học kinh, tụng kinhniệm Phật, giảng dạy và phiên dịch kinh điển từ Hán tạng ra Việt văn làm chánh hạnh của đời mình. Hiện nay, tuy tuổi đã 95 (2011), nhưng tinh thần Hòa thượng vẫn sáng suốt, càng thêm dốc sức tu Tịnh nghiệp. Mỗi ngày, Hòa thượng thầm tụng thuộc lòng kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyệnkinh Kim Cangbài kệ phẩm Phương Tiện trong kinh Pháp Hoakinh Phổ Môn, kinh A-di-đà và sau đó niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, lấy đó làm thường khóa, chưa từng bỏ sótHòa thượng luôn nhắc nhở tăng niPhật tử phải nhớ vô thường để tiến tu, lấy sự ăn chayphóng sanh làm nền tảng trưởng dưỡng tâm từ bi, siêng làm việc lành lợi ích rộng khắp cho mọi người, và nhất là luôn luôn niệm Phậtđọc tụng kinh điển Đại thừa để an định tâm mình, chế phục phiền não, lấy thế giới Cực Lạc làm chỗ trở vềbảo đảm thành tựu quả vị Phật. Vì sự lợi tha, cứ vào nửa tháng, Hòa thượng lại truyền giới Bát quan trai cho hàng Phật tử tại gia đến tu học tại chùa Vạn Đức.

 Hòa thượng thật là một tấm gương sáng, một bậc chân tu sáng ngời đạo hạnh trong lòng tăng niPhật tử Việt Nam, là bậc thầy mẫu mực của Tịnh tông để các liên hữu cùng noi bước.

 MỤC LỤC - QUYỂN I
 GỒM 10 QUYỂN. TỪ QUYỂN THỨ NHẤT ĐẾN QUYỂN THỨ 10

Quyển Thứ Nhứt 
1.- Phẩm Tự.
2.- Phẩm Phụng Bát.
3.- Phẩm Tu Tập Đúng.
Quyển Thứ Hai
4.- Phẩm Vãng Sanh.
5.- Phẩm Tán Thán Ba La Mật.
6.- Phẩm Tướng Lưỡi.
7.- Phẩm Tam Giả.
Quyển Thứ Ba
8.- Phẩm Khuyến Học.
9.- Phẩm Tập Tán.
10.- Phẩm Hành Tướng.
Quyển Thứ Tư
11.- Phẩm Ảo Học.
12.- Phẩm Cú Nghĩa.
13.- Phẩm Kim Cang.
14.- Phẩm Đoạn Chư Kiến.
15.- Phẩm Phú Lâu Na.
16.- Phẩm Thừa Đại Thừa
Quyển Thứ Năm
17.- Phẩm Trang Nghiêm.
18.- Phẩm Vấn Thừa.
Quyển Thứ Sáu
19.- Phẩm Quảng Thừa.
20.- Phẩm Phát Thú.
21.- Phẩm Xuất Đáo.
Quyển Thứ Bảy
22.- Phẩm Thắng Xuất.
23.- Phẩm Đẳng Không.
24.- Phẩm Hội Tông.
25.- Phẩm Thập Vô.
Quyển Thứ Tám
26.- Phẩm Vô Sanh
27.- Phẩm Thiên Vương.
Quyển Thứ Chín
28.- Phẩm Ảo Nhân Thính Pháp.
29.- Phẩm Tán Hoa.
30.- Phẩm Tam Thán.
31.- Phẩm Diệt Tránh.
Quyển Thứ Mười
32.- Phẩm Bửu Tháp Đại Minh.
33.- Phẩm Thuật Thành.
34.- Phẩm Khuyến Trì.
35.- Phẩm Khiển Trừ Ma Ngoại.
36.- Phẩm Tôn Đạo.

MỤC LỤC QUYỂN II
GỒM 10 QUYỂN - TỪ QUYỂN THỨ 11 ĐẾN QUYỂN THỨ 20

Quyển Thứ Mười Một
37 Phẩm Xá Lợi
38 Phẩm Pháp Thí (phần trên)
Quyển Thứ Mười Hai
38 Phẩm Tương Tợ (phần dưới)
39 Phẩm Tùy Hỉ
Quyển Thứ Mười Ba
40 Phẩm Chiếu Minh
41 Phẩm Tín Hủy
Quyển Thứ Mười Bốn
42 Phẩm Thán Tịnh
43 Phẩm Vô Tác
44 Phẩm Khắp ca Ngợi Trăm Ba La Mật
Quyển Thứ Mười Lăm
45 Phẩm Kinh Nhĩ Văn Trì
46 Phẩm Ma Sự
Quyển Thứ Mười Sáu
47 Phẩm Lưỡng Bất Hòa Hiệp Quá
48 Phẩm Phật Mẫu
49 Phẩm Vấn Tướng
Quyển Thứ Mười Bảy
50 Phẩm Thành Biện
51 Phẩm Thí Dụ
52 Phẩm Thiện Tri Thức
53 Phẩm Xu Hướng Nhất Thiết Trí
Quyển Thứ Mười Tám
54 Phẩm Đại Như
55 Phẩm Bất Thối Chuyển
Quyển Thứ Mười Chín
56 Phẩm Kiên Cố
57 Phẩm Thâm Áo
58 Phẩm Mộng Hành
Quyển Thứ Hai Mươi
59 Phẩm Hằng Già Đề Bà
60 Phẩm Học Không Bất Chứng
61 Phẩm Mộng Trung Bất Chứng

MỤC LỤC - QUYỂN III
GỒM 10 QUYỂN - TỪ QUYỂN 21 ĐẾN QUYỂN 30

Quyển Hai Mươi Mốt
62 Phẩm Ma Sầu
63 Phẩm Đẳng Học
64 Phẩm Tùy Hỉ
65 Phẩm Hư Không
Quyển Hai Mươi Hai
66 Phẩm Chúc Lụy
67 Phẩm Bất Khả Tận
68 Phẩm lục Độ Tương Nhiếp
Quyển Hai Mươi Ba
69 Phẩm Đại Phương Tiện
70 Phẩm Tam Huệ
Quyển Hai Mươi Bốn
71 Phẩm Đạo Thọ
72 Phẩm Bồ Tát Hạnh
73 Phẩm Chủng Thiện Căn
74 Phẩm Biến Học
Quyển Hai Mươi Lăm
75 Phẩm Tam Thứ Đệ Hành
76 Phẩm Nhứt Niệm
Quyển Hai Mươi Sáu
77 Phẩm Lục Dụ
78 Phẩm Tứ Nhiếp
Quyển Hai Mươi Bảy
78 Phẩm Tứ Nhiếp (tiếp theo)
79 Phẩm Thiện Đạt
Quyển Hai Mươi Tám
80 Phẩm Thật Tế
81 Phẩm Cụ Túc
Quyển Hai Mươi Chín
82 Phẩm Tịnh Phật Quốc
83 Phẩm Quyết Định
84 Phẩm Tứ Đế
85 Phẩm Thất Dụ
86 Phẩm Bình Đẳng
87 Phầm Như Hóa
Quyển Ba Mươi
88 Phẩm Tát Đà Ba Luân
89 Phẩm Đàm Vô Kiệt
90 Phẩm Chúc Lụy

LỜI BẠT CỦA DỊCH GIẢ

Phật lịch 2511 (1967), tôi bắt đầu phiên dịch bộ Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật ba mươi quyển trong Hán Tạng ra Việt văn và được Đại đức trụ trì chùa Hải Tuệ ở chợ Trương Minh Giảng lo ấn hành. Cứ mười bộ ở quyển chữ Hán được dịch ra Việt văn thì in thành một tập. Bổn thảo Việt dịch tập thứ Nhứt đưa cho nhà in Sen Vàng lo ấn loát, chưa xong thì có sự kiện Tết Mậu Thân, phần lên khuôn bị cháy mất, may mà mấy tập bổn thảo còn sót lại. Vì sự kiện ấy mà tập thứ Nhất đến năm Phật lịch 2513 (1969) mới in xong và đến tay đọc giả.

Lúc sắp in tập thứ Hai, biến cố thứ hai lại xảy ra, người đứng lo ấn hành, Đại đức trụ trì chùa hải Tuệ bị đại nạn mất tích.

Đến năm Phật lịch 2515 (1971), Đại đức Thông Phương tiếp nối công trình dở dang của Đại đức trụ trì chùa Hải Tuệ phụ trách và đầu năm Phật lịch 2516 (1972), tập kinh thứ Hai mới đến tay chư Phật tử, và Đại đức Thông Phương cũng viên tịch vì bạo bệnh cách vài tháng sau cùng năm.

Đầu năm nay, Phật lịch 2517 (1973), Đại đức Thích Hồng Minh tiếp nối đảm nhận ấn hành tập thứ Ba, và bộ kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật ba mươi quyển (30) Việt dịch nầy được lưu hành trọn vẹn bốn ngàn bộ (mỗi bộ gồm ba tập).

Bao cam go, bao trở ngại, bộ kinh Việt văn mới được hoàn thành. Nhưng xét lại cũng chưa bằng muôn một sự hy sinhchánh pháp, vì Bát nhã ba la mật của chư Phật, chư đại Bồ tát, từ nhiều kiếp nhiều đời.

Xin ghi lại nguyên thủy cội nguồn của bộ kinh Việt văn nầy hầu chư quý đọc giả nay và mai. Ngưỡng vọng Tam Bảo oai thần, Bát nhã công đức gia hộ cho mọi người tất cả chúng sanh: tội chướng tiêu trừ, căn lành tăng trưởng, đồng được đầy đủ Bát nhã ba la mật, đồng viên thành Phật đạo.

Phật lịch: 2517 - 1973 Ngày tiền an cư năm Quý Sửu Dịch giả:

Tỳ-kheo THÍCH TRÍ TỊNH Kính ghi










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.