- Thư Hỏi Của Một Nữ Kitô Hữu Và Trả Lời Của Linh Mục Đa Minh Trần Quốc Bảo

16/09/201012:00 SA(Xem: 14467)
- Thư Hỏi Của Một Nữ Kitô Hữu Và Trả Lời Của Linh Mục Đa Minh Trần Quốc Bảo

THƯ HỎI CỦA MỘT NỮ KITÔ HỮU 

TRẢ LỜI CỦA LINH MỤC ĐA MINH TRẦN QUỐC BẢO
TRUNG TÂM MỤC VỤ DÒNG CHÚA CỨU THẾ

Thưa cha, con có một người em trai quen với một cô gái không thuộc đạo công giáo. Hai người dự định lấy nhau. Cô này không muốn trở lại đạo mà chỉ muốn ‘đạo ai nấy giữ’. Gia đình con đã hết lời khuyên can nhưng hai người vẫn khăng khăng xin phép chuẩn để làm đám cưới khác đạo. Điều con thắc mắc là, ngay cả khi có phép chuẩn, hôn phối đó có thành sự không? Đó có phải là một bí tích thực sự không? Nếu không phải là bí tích thì làm sao đôi vợ chồng được lãnh nhận trọn vẹn ơn sủng của Chúa qua Bí tích Hôn nhân

M. N

Trong câu hỏi này có 3 vấn đề được đặt ra: Việc thành sự (validity) của hôn nhân khác đạo, ý nghĩa hay giá trị bí tích của nó (sacramental value), và sự tiếp nhận ơn Thiên Chúa trong hoàn cảnh đó. 

Trước nhất, ta hãy xét về yếu tố thành sự. Từ ngữthành sự’ ở đây mang ý giáo luật. Nói rằng một hôn nhân thành sự theo giáo luật nghĩa là hôn nhân ấy hợp lệ theo quy định của giáo hội; nôm na ra, đó là một hôn phối hợp lệ, không bị rối rắm.

Theo giáo luật, người công giáo kết hôn với người chưa rửa tội thì hôn nhân ấy không thành sự hay bị rối. Theo khoản 1086 trong Bộ giáo luật hiện hành của giáo hội công giáo, nếu không muốn bị rối trong tình trạng ấy thì phải xin phép chuẩn dị giáo (dispensation for disparity of cult) của Đức Giám Mục địa phận.
Để được phép chuẩn cho hôn nhân dị giáo hầu ‘đạo ai nấy giữ’, khoản 1126 trong giáo luật cũng quy định phải có 3 điều kiện : a) Bên công giáo hứa phải giữ trọn đức tin của mình, đồng thời cố gắng rửa tội và giáo dục con cái theo đức tin công giáo. b) Thông tri cho bên không công giáo biết những điều mình hứa và bị lương tâm ràng buộc. c) Cả hai phải được học hỏi về mục đíchđặc tính căn bản của hôn nhân theo giáo lý công giáo.

Khi đã được phép chuẩn, việc kết hôn giữa một người công giáo và một người không công giáo trở nên hợp lệthành sự.

* Thứ đến, hôn phối dị giáo có thật sự là bí tích không? 

Đây là một vấn nạn tế nhịphức tạp hơn. Thật ra, các nhà thần học về bí tích và các nhà thần học luân lý cũng chưa đồng quan điểm với nhau để đưa ra một câu trả lời dứt khoát. Bên phủ nhận cũng như bên xác nhận đều có những suy tư rất hữu lý. Trong khi đó, vì là một suy tư thần học, huấn quyền giáo hội cũng không đưa ra một phán quyết rõ ràng nào về vấn đề này. Tóm lại, vấn đề này vẫn còn trong vòng tranh luận

Theo thiển ý cá nhân chúng tôi, nếu xét theo đúng nghĩa đức tin, hôn nhân giữa một tín hữu công giáo và người không phải Kitô hữu khó có thể được coi là một bí tích vì hai lý do sau đây. Lý do thứ nhất có tính cách giáo luật. Nếu hôn nhân đó có giá trị như một bí tích thực thụ thì điều đó sẽ đặt lại vấn đề về chính ý nghĩa của việc giáo hội phải ban phép chuẩn. Nghĩa là, nếu đó là một bí tích thì chẳng phải nại đến sự chuẩn chước của Giáo hội như một đặc ân. Còn nếu Giáo hội phải đặc biệt ban phép chuẩn thì hôn phối ấy phải là trường hợp ngoại thường, không phải là bí tích theo nghĩa thông thường.

Lý do thứ hai có tích cách thần học. Theo giáo huấn của tông đồ Phaolô trong thánh thơ gửi giáo đoàn Êphêsô (chương 5, câu 32), hôn nhân giữa hai Kitô hữu là một mầu nhiệm lớn vì nó phản ảnh và làm chứng cho tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội thánh. Chính do chức năng này mà nó mang ý nghĩa bí tích, và thật sự là một trong 7 Bí tích. Nhưng làm sao ý nghĩa này trọn vẹn được khi mà một trong hai người phối ngẫu không phải là tín hữu kitô. Vì một người ngoài kitô giáo không thể thi hành vai trò biểu tượng để phản ảnh mầu nhiệm Chúa Kitô. Họ cũng không bị lương tâm ràng buộc để thi hành vai trò ấy cách chính quy. Như vậy, chức năng chứng từ của hôn nhân này khiếm khuyết. Do đó, ý nghĩa bí tích của nó cũng thiếu vắng.

Phải nói thêm rằng, đây là ta đang bàn đến hôn nhân giữa một Kitô hữu và một người không phải Kitô hữu. Còn hôn nhân giữa hai người đều chưa biết Chúa (và dĩ nhiên, không bị ràng buộc bởi luật bí tích, mà chỉ bị ràng buộc bởi luật tự nhiên) thì vẫn được hiểu là một bí tích : Bí tích tự nhiên (natural sacrament). Đối với giáo hội công giáo, bí tích tự nhiên vẫn có giá trị (vì nó phản ảnh lòng thành tâm của hai người phối ngẫu). Nó vẫn có tác động ràng buộc (vì được thực hiện với lương tâm trách nhiệm của hai người).

* Vậy thì làm sao việc kết hôn giữa người công giáo và người ngoài Kitô giáo có thể đón nhận trợ giúp của Thiên chúa ? 

Theo giáo lý, chúng ta biết rằng mỗi bí tích đều nhằm ban cho ta Ơn sủng đặc biệt. Ơn ấy, ta chắc chắn được lãnh nhận qua việc cử hành nghi thức bí tích. Vì thế, người kitô hữu xác tín về niềm tin của mình sẽ mong ước cử hành hôn phốibí tích, để biết chắc được lãnh nhận ơn sủng đặc biệt của bí tích này. Tuy nhiên, ta cũng không nên quên rằng Thiên Chúa khôn ngoan và tự do tuyệt đối. Mặc dầu thiết lập các bí tích thánh để ban ơn cho ta, Ngài cũng không để tình thương Ngài bị giới hạn trong các nghi thức. Ngài có thể ban ơn cho bất cứ hoàn cảnh nào, bằng bất cứ phương thức nào. ‘Thánh thần thổi đâu Ngài muốn’ (Jn. 3:18). Vậy điều thiết yếu là, trong mọi hoàn cảnh ta phải nỗ lực tiếp nhận ơn Chúa ban ở mức độ và điều kiện có thể nhất, hầu thi hành bổn phận của mình cách trung tín, hiệu quả. Nói cách khác, nếu có thể được, cặp hôn phối nên có cùng một niềm tin để cử hành chính bí tích hôn phối, và lãnh nhận cách cụ thể ơn trợ giúp cho đời sống vợ chồng. Trong hoàn cảnh chẳng đặng đừng mà phải cử hành hôn nhân khi còn khác đạo, đôi bạn cũng cứ khiêm tốn mở lòng cầu xin để, bằng một cách nào đó, Chúa ban những ơn trợ giúp cần thiết

Linh Mục Đa Minh Trần Quốc Bảo, DCCT
(http://www.trungtammucvudcct.com/)
38 Kỳ Đồng, P.9, Q.3, Sài gòn 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.