Kinh Bốn Mươi Hai Bài

14/05/201012:00 SA(Xem: 85442)
Kinh Bốn Mươi Hai Bài

KINH BỐN MƯƠI HAI BÀI
HT. Thích Trí Quang dịch.

 

Mục Lục

 

I. Dẫn Nhập
A. Tài Liệu Và Ký Hiệu
B. Văn Bản Kinh 42 Bài
C. Lai Lịch Kinh 42 Bài
D. Nội Dung Kinh 42 Bài
II. Dịch Nghĩa Bản A
A. (1) V. (22)
B. (2) W. (23)
C. (3) X. (24)
D. (4) Y. (25)
E. (5) Z. (26)
F. (6) AA. (27)
G. (7) AB. (28)
H. (8) AC. (29)
I. (9) AD. (30)
J. (10) AE. (31)
K. (11) AF. (32)
L. (12) AG. (33)
M. (13) AH. (34)
N. (14) AI. (35)
O. (15) AJ. (36)
P. (16) AK. (37)
Q. (17) AL. (38)
R. (18) AM. (39)
S. (19) AN. (40)
T. (20) AO. (41)
U. (21) AP. (42)

III. Dịch Nghĩa Bản B
A. (1) V. (22)
B. (2) W. (23)
C. (3) X. (24)
D. (4) Y. (25)
E. (5) Z. (26)
F. (6) AA. (27)
G. (7) AB. (28)
H. (8) AC. (29)
I. (9) AD. (30)
J. (10) AE. (31)
K. (11) AF. (32)
L. (12) AG. (33)
M. (13) AH. (34)
N. (14) AI. (35)
O. (15) AJ. (36)
P. (16) AK. (37)
Q. (17) AL. (38)
R. (18) AM. (39)
S. (19) AN. (40)
T. (20) AO. (41)
U. (21) AP. (42)

IV. Dịch Nghĩa Bản Chữa
A. (1) V. (22)
B. (2) W. (23)
C. (3) X. (24)
D. (4) Y. (25)
E. (5) Z. (26)
F. (6) AA. (27)
G. (7) AB. (28)
H. (8) AC. (29)
I. (9) AD. (30)
J. (10) AE. (31)
K. (11) AF. (32)
L. (12) AG. (33)
M. (13) AH. (34)
N. (14) AI. (35)
O. (15) AJ. (36)
P. (16) AK. (37)
Q. (17) AL. (38)
R. (18) AM. (39)
S. (19) AN. (40)
T. (20) AO. (41)
U. (21) AP. (42)

Tài Liệu và Ký Hiệu
Những tài liệu với ký hiệu sau đây được dùng để viết lời dẫn nhập này.
Đại tạng kinh bản Đại chính, các tập 17, 55, 98 và 99, ký hiệu là Chính 17 ... Tục tạng kinh bản chữ Vạn tập 59, ký hiệu là Vạn 59. Thái hư toàn thư tập 6. Kinh ày, kinh Tứ thập nhị chương (kinh 42 bài), viết tắt là kinh 42 bài. Kinh này mà bản A, ký hiệu là A/1 (bản A bài 1); bản B, ký hiệu là B/1 (bản B bài 1). Phật học nghiên cứu, bài 2, trang 3-7.

Văn Bản Kinh 42 Bài
Văn bản ấy không duy nhất, chứng tỏ có sự sửa chữa thấy rất rõ. Ít nhất, trong khi tôi viết bài này, kinh 42 bài có các bản chính văn sau đây.

1. Bản A, nằm trong Chính 17/722-724. Bản này tương đối xưa nhất. Tôi chắc không có vào thời Hậu Hán thì cũng có vào thời Tam quốc. Chữ và văn đều xưa, nhưng nguyên chất thấy rõ. Chỉ có bài 10 không có điều gặp thiện tri thức, 1 yếu tố quan trọng; bài 27 không có câu chót "sinh tâm độ thoát", 1 câu rất quan trọng; bài 42 không có 2 điều không đáng không có, đó là "coi cái trò phải trái như 6 con rồng cùng múa" và "coi sự sinh diệt của tất cả các pháp như cái cây trải qua 4 mùa"; bài 40 ví dụ hơi lạ. Ngoài ra, tất cả đều hoàn chỉnh. Duy văn tự của bản A thì quả là xưa: chữ rác khá nhiều, văn cũng vậy. Nhưng chính điều này chứng tỏ chính văn nguyên thỉ của kinh 42 bài là bản A này.

2. Bản B là bản thông hành hiện nay. Bản này cũng không phải có sau hết. Nhưng sớm nhất cũng phải có vào đầu Tống, vì văn tự ngữ khí thuần túy là văn phong lý học của thời ấy. Bản này chữa bản A mà thành, điều ấy quá rõ rệt. Nhưng chữa theo ý riêng nhiều quá. Trước hết, có 2 chỗ chữa, có thể nói quá sai, đó là A/9 chữa thành B/11, và A/15 chữa thành B/18. Thêm thì nhiều nhất là B/12 và B/42, chưa kể có bài bớt trọn, có bài thêm trọn, coi bảng đối chiếu sau đây sẽ thấy. Đặc biệt có bài bớt không nên bớt, đó là A/36 thành B/36; có bài chữa không nên chữa, đó là A/7 thành B/9. Bây giờ hãy nói văn khí. Rõ ràng người chữa thành bản B rất sính dùng ngữ khí Thiền tông (mà cũng chỉ từ Tống về sau). Cứ đọc các bài 2, 11, 12, 18, 36 và 42 thì thấy. Nói thí dụ, trong bài B/11, có chữ kiến tánh học đạo, chữ này hoàn toàn là của Thiền tông, không làm gì có trước Đường, làm gì có trước nữa. Sự sính dùng ngữ khí Thiền tông, sính đến nỗi chỗ nào xổ ra được là xổ ra, bất kể đúng sai, lợi hại. Cứ đọc câu nói láy "tâm đạo nhược hành, hà dụng hành đạo" (B/40) cũng đủ thấy. Ngữ khí Thiền tông hay cầu kỳ, phóng túng, hồn hàm, thêm nữa là văn phong lý học thời Tống, thì bản B được thông hànhưa chuộng, cũng không lạ.

3. Ngoài 2 bản trên, có thể tìm thấy vài bản nữa. Thứ nhất là chính văn của hoàng đế Chân tông của đời Tống đã chú thích (Vạn 59/25-33). Chính văn này hỗn hợp cả 2 bản A và B mà thành, cũng bỏ chỗ không nên bỏ, thêm cái không đáng thêm, chữa điều không nên chữa. Thậm chí đầu và cuối kinh còn thêm "Lúc ấy đức Thế tôn nói cho bản kinh chân thật gồm có 42 bài", "Chư vị đại tỷ kheo nghe những điều Phật tuyên thuyết, ai cũng hoan hỷ phụng hành". Thứ hai, chính văn của Quán đảnh hành giả Tục pháp (Vạn 59/49-52), lời tựa nói "ngẫu nhiên được một phường bản tốt", nhưng nội dung chỉ lấy câu chót của A/9 làm thành bài 12, còn lại toàn là lấy bản B, nhưng cũng có câu đầu và câu cuối như bản thứ nhất. Ngoài 2 bản này, có vài bản theo bản thứ hai, còn tất cả đều là bản B. Điều kỳ lạ, là trong tất cả lời mở đầu, dầu bằng dạng nào, cũng không thấy ai nói đến bản A.

Đến đây đã có thể tổng kết được. Rằng kinh 42 bài thực sự chỉ 2 bản A và B là đáng nói. Bản A có thể nói là nguyên hữu, bản B rõ ràngsửa chữa bản A. Vì sự nguyên hữu mà bản A tôi trọng hơn cả - mặc dầu tôi vẫn dịch bản B để tiện đối chiếu, tham khảo. Sau hết, vì bản A chữ rác hơi nhiều, văn lại có thể làm gọn, nên tôi dịch bản A rồi, lại làm một bản trùng trị, chữa lại chính văn bản A, rồi dịch và lược giải. Thâm ý chỉ để đánh bóng bản A mà thôi.

Lai Lịch Kinh 42 Bài
Tôi để mục này riêng ra, và nói ở đây, là để dễ thấy. Theo sách Phật học nghiên cứu của Lương Khải Siêu (bài 2, trang 3-7), thì kinh 42 bài không thể nói là dịch phẩm của thời Hậu Hán, mà nên nói là thời Tam quốc, lưỡng Tấn, và dịch giả có thể là Chi Mẫn Độ, cũng có thể là Chi Khiêm. Nhưng điều bất cẩn và sai lầm lớn lao của Lương Khải Siêu là chỉ nói bản B mà không đọc đến bản A, dầu bản này mới là của Đại tạng. Nói bản B thì nên nói sớm lắm là trước thời Tống, nói thời Tam quốc và lưỡng Tấn thì sớm quá. Ấy là chỉ căn cứ văn tự mà đã thấy nên nói như vậy.

Chính 98/660 và 678 (Mục lục trước dịch của Đại tạng kinh bản Đại chính), nói các ngài Ma đằng và Pháp lan, người Trung Ấn, năm 67, thời Hậu Hán, đến Lạc dương, cùng nhau dịch kinh 42 bài.

Chính 55/5 (Xuất tam tạng ký tập, của ngài Tăng hộ, một vị bác học), điều Tứ thập nhị chương kinh, ghi "kinh 42 bài thời Hiếu minh hoàng đế thiếu trong kinh lục của ngài Đạo an".

Chính 49/49 (Lịch đại tam bảo ký, của Phí Trường Phòng, học sĩ dịch kinh) ghi "kinh 42 bài là kinh đầu tiên ở Trung hoa. Cựu lục nói kinh ấy vốn là kinh sao chép của nước ngoài (Ấn độ), sao chép từ các bộ kinh lớn mà toát yếu để hướng dẫn quần chúng, tựa như Hiếu kinh có 18 bài".

Xuất xứ nói trên mà ở trang khác, nơi điều Chi Khiêm, ghi "kinh Tứ thập nhị chương này dịch ra lần thứ 2, hơi khác với bản dịch (thứ 1) của ngài Ma đằng, văn nghĩa chín chắn, câu lời trang nhã. Thấy trong mục lục riêng" (Chính 49/57-58).

Căn cứ những tài liệu trên đây thì có đến 2 bản dịch về kinh 42 bài. Người ta có thể dễ dàng nói đó là bản A và bản B, 1 của ngài Ma đằng, 1 của ngài Chi Khiêm. Nhưng tôi quả quyết không "hơi khác"gì cả, mà bản B là chữa bản A, và không có trước thời Tống. Không thiếu chữ trong bản B, dầu chữa bản A mà không cần dè dặt, nên đạo có chỗ đã thành pháp, đệ tử đã ra Phật tử ... Có chỗ chữa mà là viết, không thể nào nói là văn dịch. Kết luận của tôi là nếu có 2 bản kinh 42 bài thì, từ lâu, chỉ còn 1 bản, và bản ấy là bản A. Còn bản B đích là chữa bản này mà thành.

Nội Dung Kinh 42 Bài
Về nội dung hình thức, dưới đây là bản đối chiếu 42 bài của bản A và bản B.
Bản A Bản B

không có tiểu dẫn
1 1
không có 2
2 3
3 4
4 5
5 6 và 7
6 8
7 9
8 10
9 11
10 12
11 13
12 14 và 15
13 16
14 17
15 18
16 19
17 không có
18 20
19 21
20 22
21 23
22 24
23 25
24 26
25 27
26 28
27 29
28 30
29 và 30 31
31 32
32 33
33 34
34 35
35 không có
36 36
37 38
38 37
39 39
40 không có
không có 40
41 41
42 42


Đáng lẽ là tôi nên làm cái dấu gì đó để cho thấy bài nào bản B đã chữa nhiều hay chữa ít. Nhưng người đọc sẽ tra thấy không khó, nên thôi. Về nội dung ý nghĩa, tuy 42 bài là trích yếu hoặc trích diễm, nhưng rõ ràng trích với ý nghĩa được đặt định, nên rất nhất quán. Ý nghĩa ấy là tu hành tứ đế.

Ngay trong bản A, ít ra là các bài 9, 12, 13, 14, 27, 36, đều có chữ và nghĩa của đại thừa. Nhưng toàn là do cái thế của ý nghĩa nên nói thấu đại thừa mà thôi. Thêm nữa, người làm việc trích yếu và trích diễm rõ ràng không phải là học giả chỉ thừa nhận tiểu thừa. Dầu vậy, tu hành tứ đế vẫn là xương cốt máu thịt của kinh 42 bài. Bản B chữa và thêm rất đại thừa thật đấy, nhưng là vụn vặt, thừa cái thế văn ý mà nói theo ngữ khí Thiền tông, không thể chứng tỏ kinh 42 bài, qua bản B, là đại thừa. Bản B chỉ làm cái việc điểm bông hoa đại thừa rực rỡ trên cái áo tiểu thừa khá mộc mạc.

Ý nghĩa tu hành tứ đế của kinh 42 bài như thế nào?
a. Về mục đích (bài A/1) là A la hán, là ái tận niết bàn: là diệt đế.
b. Về đối tượng (hầu hết 42 bài) là ái dục, là kiến hoặc tu hoặc: là tập đế.
c. Về phương pháp (cũng hầu hết 42 bài) là đạo đế.

Chủ yếu trong mục C, rất dễ dàng thấy 42 bài dạy làm theo 8 chánh đạo, nhắm vào ái dục. Ái dục, nói xác là tình áitình dục, nói rộng là ưa thíchham muốn. Tuy nhấn mạnh đến sắc dục, kinh này vẫn nói đủ cả 5 dục: tài (tiền tài) sắc (sắc dục) danh (hoa danh) thực (thực dục) thụy (ngủ nghỉ). Chữ đạo mà kinh này nói, tuy nhiều mà rất rõ: đa số chỉ cho diệt đế, thiểu số chỉ cho đạo đế; không thể (và rất không nên) cố chỉ ép cho chân như.

Nội dung như vậy thật đơn giản. Và do vậy mà rất quí báu, cho cấp độ tu học sơ cơ. Cũng cần phải nói, tuy 42 bài có thể nói là những lời huấn dụ cho bất cứ ai, nhưng rõ ràng trước hết, và chủ yếu, là nói cho người xuất gia.

Mặt khác, nội dung kinh 42 bài còn có 3 điều nữa mà không kinh luận nào nói đơn giản và quan trọng bằng. Đó là một, đề cao sự hiếu với cha mẹ (bài 9 bản A), hai, đề cao hành vi (Nghiệp), và ba, đề cao ngũ giới (bài 3 của bản A). Ba điều này nói thật chính xác và rất rõ về cái mà sau này gọi là Phật giáo nhân thừa.

Một hôm tôi đột nhiên nghĩ nhiều đến kinh 42 bài. Mối nghi ngờ bản B có từ lâu lại khơi dậy. Tôi mới tra Đại tạng kinh bản Đại chính mà coi, vì biết ở đó có ghi chú cần thiết. Quả nhiên tìm thấy chính văn bản A. Cảm vì sự chất phác của chính văn ấy, vì tư tưởng thiết cận và nhất quán của kinh này, nhất là cảm vì câu nói chót của bài A/9 mà tôi đọc được gần ngày Vu lan, nên tôi làm việc liền cho kinh 42 bài, hiến dâng chút phước này lên đức Địa tạng đại sĩ, cầu nguyệnhồi hướng cho hiện thếđa sinh phụ mẫu, cho sư trưởng thiện hữu, cho pháp giới hữu tình.

Địa tạng đại sĩ thánh đản,

2 9 . 7 . 2 5 3 7

Trí quang

2

 

Dịch Nghĩa Bản A
Kinh Bốn Mươi Hai Bài (1)
Thời đại Hậu Hán (2) ,các vị Sa môn Tây vức là Ca diếp ma đằngPháp lan dịch.


Ghi Chú (1)
Chính văn là chương. Nhưng ở đây chỉ là 42 bài, hoặc trích yếu hoặc trích diễm của các kinh Phật thuyết.

Ghi Chú (2)
Chính 17/744, và Thế giới đại sự biểu của Từ hải, nói rõ là năm thứ 8 niên hiệu Vĩnh bình (65 dl) của hoàng đế Hiếu minh, thời đại Hậu Hán.

(1)
Phật nói, từ biệt cha mẹ, xuất gia hành đạo (3) , nên gọi là sa môn. Thường giữ 250 giới, làm theo tứ đế (4) , bước tới (5) thanh tịnh, thành A la hán (6) . A la hán là bậc có thể phi hành, biến hóa (7) , làm tồn tại sinh mạng, làm chấn động thế giới (8) . Kế đó là A na hàm; A na hàmmạng chung thì sinh (9) trên tầng trời mười chín (10) , ở đó thành A la hán. Kế đó nữa là Tư đà hàm; Tư đà hàmmột lần lên xuống thì thành A la hán. Sau hết là Tu đà hoàn; Tu đà hoàn là bảy lần lên xuống thì thành A la hán. Ái dục (mà các bậc thánh giả này) cắt đứt thì như tay chân đứt rồi không dùng được nữa (11) .

Ghi Chú (3)
Hầu hết chữ đạo trong kinh này, dầu mượn chữ Trung hoa mà chủ yếu là chỉ cho tứ đế.

Ghi Chú (4)
Chính văn là tứ chân đạo hạnh (hạnh của 4 chân lý).

Ghi Chú (5)
Chính văn là tiến chí (tâm chí bước tới). Bản B nói tiến chỉ (động tĩnh).

Ghi Chú (6)
Hãy nói luôn cả 4 đạo quả (cấp độ tu chứng) của tiểu thừa. Trước hết phải biết 4 đạo quả này là do hủy diệt kiến hoặctu hoặc của 3 cõi mà thành. Kiến hoặc của 3 cõi là 10 sử : tham, sân, si, mạn, nghi (những tính xấu bẩm sinh) và thân kiến, biên kiến, giới thủ, kiến thủ, tà kiến (những kiến thức sai lầm). Tu hoặc mà của cõi Dục là tham, sân, si, mạn (có 9 bậc, là nặng, vừa, nhẹ, lại nhân nặng, vừa, nhẹ nữa); của 2 cõi Sắc và Vô sắc là tham, si, mạn (cũng có 9 bậc, là nặng, vừa, nhẹ, lại nhân nặng, vừa, nhẹ nữa). Biết kiến hoặctu hoặc rồi, bây giờ nói 4 đạo quả. Một, đời này hủy diệt kiến hoặc của cả 3 cõi thì thành Tu đà hoàn (Dự lưu : dự vào dòng thánh). Nhưng đạo quả này chưa hủy diệt 9 bậc tu hoặc của cõi Dục, nên chết rồi phải 7 đời là tối đa, qua lại giữa nhân loạichư thiên cõi Dục mà hủy diệt mới thành A na hàm, sinh ở Bất hoàn thiên, hủy diệt 9 bậc tu hoặc của 2 cõi Sắc và Vô sắc mà thành A la hán. Hai, đời này hủy diệt đến 6 bậc tu hoặc của cõi Dục thì thành Tư đà hàm (Nhất lai: một lần trở lại). Nhưng đạo quả này còn 3 bậc tu hoặc nữa của cõi Dục, nên chết rồi phải 1 đời qua lại giữa nhân loạichư thiên cõi Dục mà hủy diệt mới thành A na hàm, sinh ở Bất hoàn thiên, hủy diệt 9 bậc tu hoặc của 2 cõi Sắc và vô sắc mà thành A la hán. Ba, đời này hủy diệt hết cả 9 bậc tu hoặc của cõi Dục nên thành A na hàm (Bất lai: không còn trở lại). Nhưng đạo quả này còn 9 bậc tu hoặc của 2 cõi Sắc và Vô sắc, nên sinh ở Bất hoàn thiên mà hủy diệt là thành A la hán. Bốn, đời này hủy diệt tất cả kiến hoặctu hoặc của 3 cõi thì liền thành A la hán (??? cúng : thích ứng hiến cúng). Nhưng kiến hoặctu hoặc toàn là không biết tứ đế mà có, nên nói hủy diệt kiến hoặc tu hoặc tức là nói "làm theo tứ đế".

Ghi Chú (7)
A la hán phần ít có lục thông (6 khả năng đặc biệt): thiên nhãn (thị giác thần kỳ), thiên nhĩ (thính giác thần kỳ), tha tâm (biết tâm lý người), túc mạng (biết các đời trước), thần cảnh (biến hiện đa dạng), lậu tận (hết mọi sơ hở). Phi hànhbiến hóa chỉ là nói về thần cảnh.

Ghi Chú (8)
Chính văn là thiên địa (trời đất), mượn chữ của Trung hoa.

Ghi Chú (9)
Đúng chính văn thì phải nói hồn linh sinh. Hồn linh (phần thiêng của hồn) là mượn chữ của Trung hoa. Chữ đúng phải là nghiệp thức (tâm thức huân tập nghiệp). Các thánh giả hủy diệt nghiệp mà thành, nên các dịch giả đại danh sau này không nói chủ từ này, mà chỉ nói sinh. Sinh là sinh ra chứ không phải sinh đến. Nói chính xác thì phải nói như vậy. Vì đâu cũng là Tâm cả; quả báo này biến mất thì quả báo khác hiện ra, như thế gọi là sinh.

Ghi Chú (10)
Tầng trời 19 là Vô tưởng (mà ngoại đạo cho là niết bàn). Trên tầng trời ấy là 5 Bất hoàn thiên (Vô phiền, Vô nhiệt, Thiện hiện, Thiện kiến, Sắc cứu cánh), thuộc cõi Sắc, mà vẫn như không lệ thuộc 3 cõi, và là chỗ của các thánh giả A na hàm (Bất hoàn) cư trú.

Ghi Chú (11)
a. Câu này là nói niết bàn của tiểu thừa. Ái dục (nói xác là tình yêu và tình dục, nói rộng là ưa thíchham muốn) là bao quát tất cả kiến hoặctu hoặc, và xác nhất thì chỉ gọi là Ái. Nên niết bàn tiểu thừa gọi đủ là ái tận niết bàn.
b. Trọn bài này có nghĩa xuất gia thì lịch trình tu chứng là 4 đạo quả, với mục đích tối hậu là ái tận niết bàn của La hán - niết bàncăn bản là tuân giữ Tỷ kheo giới và tu theo tứ đế. Và 41 bài sau có thể nói toàn là cho thấy ái dục tại sao phải diệt, ái dục diệt như thế nào, và ái dục diệt thì hiệu quả là những gì.

(2) Phật nói, cạo bỏ râu tóc, làm bậc sa môn, tiếp nhận lấy đạo, thì hãy rời bỏ tài sản thế gian, khất thực (12) vừa đủ. Mỗi ngày đứng bóng ăn một bữa, mỗi đêm dưới cây ngủ một lần, thận trọng đừng thêm. Làm cho người u mê tồi tệ chính là ái dục (13) .

Ghi Chú (12)
Chính văn là khất cầu (cầu xin), nói rộng cho thức ăn, thức uống, đồ nằm, đồ mặc, dược phẩm. Nhưng ở đây nói hẹp là khất thực: khất cầu thức ăn.

Ghi Chú (13)
Ái dục, trước hết, là không thiểu dục tri túc về ăn và ngủ.

(3) Phật nói, chúng sinh do mười sự mà lành, cũng do mười sự mà ác. Đó là thân có 3, miệng có 4, ý có 3. Thân có 3 là sát sinh, trộm cướp, dâm dục. Miệng có 4 là ly gián, mắng chưởi, dối trá, thêu dệt. Ý có 3 là ganh ghét, tức giận, u mê. (Mười sự này là ác, bỏ mười sự này là lành). Không tín ngưỡng 3 ngôi tôn quí (14) , lấy tà làm chánh, (nên mới làm mười ác). Tại gia giữ năm giới, không biếng nhác, không lùi bước, giữ đến mười sự thì chắc chắn đắc đạo (15) .

Ghi Chú (14)
Chính văn là Tam tôn (Tam bảo).

Ghi Chú (15)
Với ý nghĩa bài này, Phật pháp cho thấy con người do chính hành vi của mình định đoạt lấy đời mình.

(4) Phật nói, người có lỗi mà không tự hối, ngưng liền, thì lỗi dồn lại nơi thân mình như nước đổ về biển cả, thành ra càng sâu càng rộng. Có lỗi mà biết là trái, đổi ác làm lành, thì mỗi ngày lỗi hết dần đi, sau đó thế nào cũng đắc đạo (16) .

Ghi Chú (16)
Lỗi là biểu hiện của ái dục, phải biết hối cải.

(5) Phật nói, có người không hiểu Như lai, đem điều ác đến cho Như lai. Như lai đem lòng từ trong 4 tâm vô lượng (17) mà nâng đỡ, cứu độ cho họ. Họ đem điều ác đến lại, Như lai lại đáp bằng điều lành. Bởi vì khí lực phước đức là ở chỗ ấy, còn khí lực tội ác thì tự hại mình. Có người nghe phong cách của Như lai là giữ đại nhân từ, ác đến thì trả lành, nên đến mắng Như lai. Như lai yên lặng, không trả lời, thương họ làm thế là vì si cuồng. Mắng rồi, Như lai hỏi, ông đem lễ vật biếu người, người không nhận thì lễ vật ấy đem về đâu? Đem về cho tôi. Vậy ông mắng Như lai, Như lai không nhận thì ông cũng tự nhận lại, gây họa cho mình. Vang ứng theo tiếng, bóng tùy theo hình, không thể tránh khỏi. Hãy thận trọng, đừng làm ác (18) .

Ghi Chú (17)
Chính văn là tứ đẳng (4 đức tính phổ cập tất cả, đồng đẳng hết thảy).

Ghi Chú (18)
Phải nhẫn điều ác. Phải bỏ điều ác. Bài này răn cả đôi bên. Và chính sự nhẫn điều ác là răn dạy, cảm hóa cho điều ác được bỏ.

(6) Phật nói, người ác hại người hiền thì như ngửa mặt lên trời mà nhổ nước dãi, nước dãi không bẩn trời mà lại bẩn mình; như ngược gió tung bụi, bụi không dơ người mà lại dơ bản thân. Người hiền không thể hại được mà bản thân tất bị tai hạilỗi lầm của mình.

(7) Phật nói, hành đạo thì phải chăm lo bác ái. Mà bác ái bố đức thì không gì hơn bố thí. Bền chí mà thờ đạo như vậy thì phước rất lớn (19) .

Ghi Chú (19)
Bài 9 bản B là chữa bài này. Chữa như hay mà ý không bằng.

(8) (Phật nói,) thấy người bố thí, hãy giúp một cách vui vẻ, thì cũng được phước báo. Hỏi, phước ấy có giảm bớt đi không? Phật nói, như lửa nơi một cây đuốc, hàng ngàn hàng trăm người đem đuốc đến lấy lửa ấy mà nấu ăn, soi sáng, lửa ấy vẫn như cũ. Phước ấy cũng như vậy (20) .

Ghi Chú (20)
Ở chỗ khác còn nói người này chuyền lửa cho người kia, chuyền mãi vô cùng.

(9) Phật nói, đãi cơm một trăm người thường không bằng một người tốt. Đãi cơm một ngàn người tốt không bằng một người giữ 5 giới. Đãi cơm một vạn người giữ 5 giới không bằng một vị Tu đà hoàn. Hiến cơm trăm vạn Tu đà hoàn không bằng một vị Tư đà hàm. Hiến cơm ngàn vạn Tư đà hàm không bằng một vị A na hàm. Hiến cơm một ức A na hàm không bằng một vị A la hán. Hiến cơm mười ức A la hán không bằng một vị Bích chi phật. Hiến cơm trăm ức Bích chi phật không bằng đem giáo huấn của Tam bảohóa độ song thân một đời. Hóa độ song thân ngàn ức đời không bằng hiến cơm một người học tập theo Phật, nguyện được như Phật để cứu vớt chúng sinh (20B) . Hiến cơm người như vậy thì phước sâu dày nhất. Còn phụng thờ trời đất quỉ thần thì không bằng hiếu thảo cha mẹ: cha mẹthần linh bậc nhất (21) .

Ghi Chú (20B)
Là người phát bồ đề tâm.

Ghi Chú (21)
a. Bài 11 bản B chữa đoạn chót, kém hẳn ở đây.
b. Câu chót, có vài bản có lẽ cũng thấy quan trọng, nên không bỏ, lại tách ra làm 1 bài, đề bài 12 (Vạn 59/50B và 80A).

(10) Phật nói, người có 5 sự khó: nghèo nànbố thí mới khó, giàu sanghọc đạo mới khó, liều mình mà chắc chết mới khó (22) , được nhìn thấy kinh Phật mới khó, sinh ra gặp đời Phật mới khó (23) .

Ghi Chú (22)
Chính văn là chế mạng bất tử. Bản của Chân tông hoàng đế viết phán mạng bất tử, và chú thích, bất là tất viết sai, thêm nữa, ngữ âm Tây nhung nói tất là bất (Vạn 59/28A). Như vậy viết đúng là phán mạng tất tử, và dịch liều mình mà chắc chết. Phán là dứt bỏ.

Ghi Chú (23)
Bài 12 bản B nói đến 20 sự khó, rõ ràngthêm thắt.

(11) Có vị sa môn hỏi Phật, nhờ gì mà đắc đạo (25) ? Làm sao biết đời trước? Phật nói, đạo siêu việt tất cả sắc thái. Đòi biết đạo là vô ích. Chính yếu là phải cố thủ chí nguyệntu hành. Rồi như lau kính, dơ hết thì sáng lộ, thấy được hình ảnh: hủy diệt ái dục, giữ sự thanh tịnh (26) , thì thấy đạo, thì biết đời trước.

Ghi Chú (25)
Đạo là mượn chữ Trung hoa. Ở đây, đạo chỉ cho diệt đế (nói theo tiểu thừa), cho chân như (nói theo đại thừa). Đắc đạo là thể hội diệt đế hay chân như ấy.

Ghi Chú (26)
Chính văn là không: trống không ái dục.

(12) Phật nói, lành là gì, là chỉ hành đạo. Lớn là gì, là chí nguyện phù hợp với đạo. Mạnh nhiều là gì, là nhẫn nhục; nhẫn nhục thì không thù oán, tất được người trọng. Sáng nhất là gì, là dơ bẩn của tâm trí được trừ hết, hành vi của tội ác được diệt sạch, ngay từ bên trong mà sáng không tì vết, thì vô thỉ đến giờ (27) , vũ trụ có gì, dầu chưa manh nha, cũng biết, thấy và nghe cả: được tuệ giác biết toàn bộ (28) mới là sáng nhất.

Ghi Chú (27)
Chính văn là trời đất chưa có, cho đến ngày nay (mượn chữ Trung hoa).

Ghi Chú (28)
Chính văn là nhất thế trí.

(13) Phật nói, có ái dục thì không thấy đạo. Như nước đã đục mà còn bỏ vào 5 màu, ra sức quấy lên, thì ai đến trên nước ấy cũng không thấy hình ảnh. Ái dục giao xen, làm bẩn tâm trí nên không thấy đạo: nước lóng, dơ hết, trong lắng không bẩn thì tự thấy hình ảnh. Lại nữa, dưới chão là lửa dữ, trong chão nước sôi lên, và đậy trên là vải, thì ai đến soi vào cũng không thấy hình bóng: tâm trí vốn có 3 độc (29) sôi sục bên trong, 5 cái (30) che đậy ở ngoài, thì không bao giờ thấy đạo. Phải hết cả dơ bẩn của tâm trí thì biết xuất xứ của nghiệp thức (31) , biết sống chết về đâu, biết thế giới chư Phật ở đâu (32) .

Ghi Chú (29)
Là 3 độc tố tham, sân, si (nói xác là dâm, nộ, si).

Ghi Chú (30)
Là 5 sự che đậy: ham muốn, tức giận, ngủ nghỉ, háo động, hoài nghi.

Ghi Chú (31)
Chính văn là hồn linh. Coi lại ghi chú 9 .

Ghi Chú (32)
Dịch đủ: biết thế giới chư Phật, nơi đạo đức, ở đâu.

(14) Phật nói, học đạo thì như cầm đuốc vào trong nhà tối, tối hết mà sáng còn: học đạo mà thấy thánh đế (33) thì ngu si diệt hết, được sự thấy toàn thể.

Ghi Chú (33)
Đế là chắc chắn, chân lý. Thánh đếchân lý được thấy bởi các thánh giả. Thánh đếtứ đế.

(15) Phật nói, Như lai nhớ gì, nhớ đạo. Như lai làm gì, làm đạo. Như lai nói gì, nói đạo. Như lai nhớ đến thánh đế (34) thì không bỏ qua phút chốc nào cả (35) .

Ghi Chú (34)
Là đạo nói trên.

Ghi Chú (35)
Bài 18 bản B là chữa bài này. Nhưng chữa không bằng, văn và ý như hay mà hồn hàm.

(16) Phật nói, nhìn trời đất hãy nhớ vô thường, nhìn núi sông hãy nhớ vô thường, nhìn vạn hữu hình thái phong phú hãy nhớ vô thường (36) . Giữ tâm trí như vậy thì đắc đạo mau chóng.

Ghi Chú (36)
Bài 19 bản B chữa 3 điều này gọn hơn, nhưng điều 3 không hợp đạo lý vô thường như ở đây.

(17) Phật nói, việc làm mỗi ngày là thường nhớ đạo, hành đạo, thì thành đạt đức tin, phước được vô lượng (37) .

Ghi Chú (37)
Nhớ đạo, hành đạo mới là đức tin: đức tin của Phật giáo là như vậy.

(18) Phật nói, một cách chín chắnthuần thục, hãy tự nghĩ nhớ, trong cơ thể, 4 đại (38) đều có tên riêng, không có cái ngã (39) ký sinh ở đó. Ký sinh ở đó đi nữa thì cũng không vĩnh cửu, sự việc chỉ như ảo thuật mà thôi.

Ghi Chú (38)
Tứ đại có 2 loại: loại tứ đại thật, loại tứ đại chỉ là tùy tăng. Tứ đại thật là kiên (cố thể) thấp (dịch thể) noãn (nhiệt lực) động (động lực). Tứ đại tùy tăng là đất (cố thể tăng nhiều hơn) nước (dịch thể tăng nhiều hơn) hỏa (nhiệt lực tăng nhiều hơn) phong (động lực tăng nhiều hơn). Tứ đại thật mới là loại Phật học nói đến.

Ghi Chú (39)
Ngã là khái niệm chủ tể (tự chủchỉ huy).

(19) Phật nói, vì ái dục mà cầu hoa danh (40) thì cũng như đốt hương, hơi thơm nghe được thì hương đã tự đốt rồi. Người thiếu trí tuệ mới ham hoa danh tầm thường, không cố thủ sự chân thật của đạo hạnh. Hoa danh tai họa cho bản thân, sự hối hận theo liền sau nó.

Ghi Chú (40)
Hoa danh: danh tiếng hoa hòe.

(20) Phật nói, con người đối với tiền tài và sắc đẹp thì y như trẻ con ham một chút mật ngọt nơi lưỡi dao, liếm vào, không đủ myՠvị một bữa ăn mà có cái họa đứt lưỡi.

(21) Phật nói, con người ràng buộc vào vợ con bảo vật và nhà cửa thì còn hơn gông cùm xích khóa của lao ngục. Lao ngục còn có ngày được phóng thích, vợ con ái dục thì nhảy vào miệng cọp cũng cam tâm, đâu có cái ngày phóng thích.

(22) Phật nói, ái dục không gì hơn sắc đẹp. Sắc đẹp tạo ra ái dục thì không gì lớn bằng. Nhờ chỉ có một cái như vậy, giả sử có cái thứ hai thì thiên hạ không còn ai hành đạo được nữa.

(23) Phật nói, con người đối với ái dục thì cũng như cầm đuốc lửa mà đi ngược gió, ngu mà không bỏ đuốc xuống thì tất bị cháy tay. Độc tố dâm nộ si ở ngay trong thân tâm, không đem đạo mà trừ cái họa ấy cho sớm thì tất phải có tai ương, in như người ngu tự đốt tay vì ham cầm đuốc lửa.

(24) Thiên thần hiến ngọc nữ cho Phật để thử nghiệm ý ngài, quan sát đạo ngài. Ngài nói, cái đãy da chứa đầy dơ bẩn kia, đến đây làm gì ? Có thể vừa ý thế tục, nhưng không kích động được bậc lục thông (41) . Hãy đi đi, Như lai không cần dùng. Thiên thần rất kính trọng, nhân đó hỏi Phật về ý đạo. Ngài giảng giải cho, liền thành đạt đạo quả Tu đà hoàn.

Ghi Chú (41)
Lục thông: coi lại ghi chú 7. Trong lục thông, căn bảnlậu tận: không còn sơ hở ẫ ái dục không còn để rỉ lọt ra.

(25) Phật nói, hành đạo thì như cái cây ở trong dòng nước, hãy theo dòng nước mà trôi đi, không mắc bờ bên kia, không mắc bờ bên này, không bị người vớt lấy, không bị quỉ thần ngăn chận, không bị nước xoáy làm đứng lại, không bị thối rã, thì Như lai bảo đảm cây ấy vào được biển cả. Hành đạo cũng vậy, không bị ái dục mê hoặc, không bị tà ngụy quấy phá (41B) , tinh tiến mà không do dự, thì Như lai bảo đảm người ấy đắc đạo.

Ghi Chú (41B)
Đúng chính văn là lừa đảo, nhưng quấy phá thì rộng hơn.

(26) Phật bảo các vị sa môn, thận trọng, đừng tin ý của các người, ý của các người không bao giờ tin được. Thận trọng, đừng tiếp xúc sắc đẹp, tiếp xúc thì tai họa có liền. Được tuệ giác La hán rồi mới nên tin ý của các người.

(27) Phật bảo các vị sa môn, thận trọng, đừng nhìn phụ nữ. Phải nhìn thì thận trọng, đừng nói chuyện. Phải nói chuyện thì sắc lịnh cho tâm trí đi theo nẻo chánh, rằng ta là sa môn, ở trong cuộc đời dơ bẩn này ta phải như đóa sen không dính bùn lầy. Già thì coi như mẹ, lớn thì coi như chị, trẻ thì coi như em, nhỏ thì coi như con. Cẩn trọng mà giữ uy nghi, ý thức càng phải đúng thánh đế. Phải xét từ đầu đến chân, thấy trong đó không có gì là thân thể, mà chỉ chứa toàn đồ dơ bẩn gớm ghiếc : phải xét như vậy mà [sinh tâm độ thoát ], giải tỏa ý thức (41C) .

Ghi Chú (41C)
Ở đây bản B có 1 câu quan trọng: mà sinh tâm độ thoát, giải tỏa ý thức.

(28) Phật nói, hành đạo thì phải từ bỏ tình dục. Hãy như cỏ gặp lửa, lửa đến thì phải tránh: người hành đạo gặp ái dục thì phải tránh cho xa.

(29) Có người bực vì tình dục không ngừng, dùng dao búa mà đoạn âm (42) . Phật nói, đoạn âm đâu bằng đoạn tâm. Tâm như pháp quan, pháp quan không có thì cũng không có công sai. Tâm tà không ngừng thì đoạn âm ích gì, chỉ đem lại cái chết mà thôi. Thế nhân nhận thức đảo ngược là như người khờ trên đây.

Ghi Chú (42)
Trừ bỏ bộ phận sinh thực nam.

(30) Có một dâm nữ hẹn với nam nhân. Đến hẹn nam nhân không đến. Dâm nữ tự hối, rằng
Dục tình, ta biết ngươi,
gốc của ngươi là ý,
ý sinhtư tưởng.
Ngày nay ta không còn
tư tưởng nữa đến ngươi,
thì ngươi hết sinh ra (43)
Phật đang đi, nghe vậy, bảo các vị sa môn, nhớ lấy, đấy là bài chỉnh cú của đức Phật Ca diếp, được lưu hành trong dân gian.

Ghi Chú (43)
Bài 31 bản B chữa phần sau của bài này. Nếu không phải để hiểu sao cũng được thì văn với ý cũng khá.

(31) Phật nói, con người do ái dục mà lo buồn, do lo buồn mà sợ hãi. Không ái dục thì không lo buồn, không lo buồn thì không sợ hãi.

(32) Phật nói, hành đạo là như một người chiến đấu với muôn người. Mặc áo giáp, cầm vũ khí, tiến ra chiến trường. Nhưng rồi có kẻ khiếp đảm, tự lui mà chạy; có kẻ nửa đường bỏ về; có kẻ quyết chiến mà chết; có kẻ đại thắng mà về, thiên chuyển lên cao. Ấy vậy, những ai kiên trì tâm chí, tinh nhuệ bước tới, không mê hoặc vì lời tiếng tầm thường, cuồng dại, thì chiến thắng ái dục, đánh bại xấu ác, đắc đạo chắc chắn.

(33) Có vị sa môn ban đêm tụng kinh tiếng nghe rất buồn, có vẻ hối tiếc, lưỡng lự, muốn trở về thế tục. Phật gọi mà hỏi, khi ông ở nhà thì đã làm gì? Thưa, thường đánh đàn. Giây đàn dùi thì thế nào? Thưa, không kêu. Giây đàn căng thì thế nào? Thưa, mất tiếng. Căng dùi vừa phải thì thế nào? Thưa, âm điệu phát ra đủ cả. Phật nói, học đạo cũng phải như vậy, giữ cho tâm trí chừng mực thì đạo phải được.

(34) Phật nói, hành đạo cũng như luyện sắt, tuần tự mà luyện, càng luyện càng loại hết quặng đi, thì làm đồ rất tốt. Học đạo mà từ từ, trừ khử một cách sâu xa dơ bẩn trong tâm, thì tinh tiến đắc đạo. Thái quá thì cơ thể mệt mỏi, cơ thể mệt mỏi thì tâm ý bực bội, tâm ý bực bội thì tu hành lùi bước, tu hành lùi bước thì tội lỗi xuất hiện.

(35) Phật nói, hành đạo cũng thấy khổ, không hành đạo cũng thấy khổ. Nhưng con người từ sinh đến già, từ già đến bịnh, từ bịnh đến chết, khổ biết bao nhiêu. Tâm ý bực bội, tích lũy tội lỗi, thì sinh tử không ngừng, cái khổ này mới khó nói cho hết.

(36) Phật nói, thoát đường ác mà được làm người là khó, được làm người mà làm đàn ông là khó, làm đàn ông mà đủ giác quan là khó, đủ giác quan mà sinh xứ trung tâm (44) là khó, sinh xứ trung tâm mà được thờ Phật pháp là khó, được thờ Phật pháp mà gặp quân vương đạo đức (45) là khó, gặp quân vương đạo đức mà sống trong gia đình bồ tát (46) là khó, sống trong gia đình bồ táttín ngưỡng Tam bảo, gặp nhằm đời Phật là khó (47) .

Ghi Chú (44)
Là những xứ có Phật giáo, ít nhất cũng có văn hóa tốt.

Ghi Chú (45)
Là lãnh tụ quốc gia mà có đạo đức. Có đạo đức thì có chính sách tốt. Chính sách ấy mới lợi cho dân, nhất là cái lợi tín ngưỡng không bị phá hoại. Bài 36 bản B bỏ điều này, thật đáng trách.

Ghi Chú (46)
gia đìnhgia phongtruyền thống vị tha.

Ghi Chú (47)
Cũng như bài 10, bài này của bản B (bài 36) cũng thêm, nhưng không
sát bằng.

(37) Phật hỏi một vị sa môn, sinh mạng con người tồn tại trong bao lâu, thưa, trong vài ngày, Phật nói, ông chưa hành đạo. Phật hỏi một vị sa môn khác, sinh mạng con người tồn tại trong bao lâu, thưa, trong một bữa ăn, Phật nói, ông cũng chưa hành đạo. Phật hỏi một vị sa môn khác nữa, sinh mạng con người tồn tại trong bao lâu, thưa, trong hơi thở ra hay vào, Phật nói, hay thay, ông đáng được gọi là người hành đạo.

(38) Phật nói, đệ tử của Như lai sống cách Như lai mấy ngàn dặm mà lòng nhớ giới luật của Như lai, thì đắc đạo chắc chắn; còn sống bên cạnh Như lai mà lòng mang tà ý, thì không bao giờ đắc đạo. Sự thực là ở nơi sự hành đạo, gần mà không hành đạo thì đâu có được muôn một trong sự lợi ích.

(39) Phật nói, như ăn mật (47B) thì ở giữa hay hai bên đều ngọt, người hành đạo hãy ý thức kinh pháp của Như lai cũng vậy, mọi ý nghĩa đều thích thú, làm theo là đắc đạo.

Ghi Chú (47B)
Chính văn là mật (mật ong). Nhưng tôi ngờ là thạch mật (đường phèn). Nếu là thạch mật thì phải dịch: như ăn đường phèn thì trong ngoài đều ngọt.

(40) Phật nói, người hành đạonăng lực bạt nhổ gốc rễ ái dục. Ngắt lấy chuỗi ngọc đang treo thì ngắt từng hạt cũng có lúc lấy hết, và xấu ác mà hết thì là đắc đạo (48) .

Ghi Chú (48)
Bài này nói tiệm tuchắc chắn đắc đạo. Nhưng tiệm trừ xấu ác mà ví dụ như ngắt từng hạt ngọc thì cũng hơi lạ -- nếu tôi hiểu và dịch không lầm.

(41) Phật nói, sa môn hành đạo là như contrâu mang nặng, đi trong bùn sâu, mệtnhọc đến mấy cũng không dám ngoái nhìn hai bên, mà phải đi cho mau, rời khỏi bùn sâu, mới được nghỉ ngơi. Samôn coi ái dục còn hơn bùn sâu, nên thẳng tắp một mạchhành đạo, mới có thể thoát khỏi mọi sự khổ lụy.

(42) Phật nói, Như lai coi cái ngôi vương hầu như khách trọ (49) , coi cái quí vàng ngọc như sỏi đá, coi cái đẹp tơ lụa như giẻ rách (50) .

Ghi Chú (49)
Dịch sát là khách qua đường, ý nói tạm bợ, ở và đi rất mau chóng và bất thường.

Ghi Chú (50)
Bài 42 bản A này có vẻ thiếu. Nhưng thêm như bài 42 bản B lại có vẻ thừa. Nên "coi cái trò phải trái như sáu con rồng cùng múa" và "coi sự sinh diệt của tất cả các pháp như cái cây trải qua bốn mùa" mà thiếu đi thì cũng đáng tiếc.
Vu Lan 2537, 13-15/7.

3
Dịch Nghĩa Bản B
Kinh Bốn Mươi Hai Bài (1)
Thời đại Hậu Hán (2) , Ca diếp ma đằngTrúc pháp lan cùng dịch.

(Tiểu Dẫn)
Đức Thế tôn thành đạt toàn giác rồi, nghĩ rằng, tách rời ái dục, thể hiện thanh tịnh, là điều hơn hết. Ngài sống trong đại định, chiến thắng ma quân. Rồi đến Lộc uyển, ngài chuyển đẩy bánh xe chánh pháp tứ đế, hóa độ tôn giả Kiều trần như, và cả nhóm 5 người, cùng thành tựu đạo quả. Sau đó lại có các vị tỷ kheo trình bày hoài nghi, xin ngài huấn dụ điều gì nên tiến hành, điều gì nên đình chỉ. Ngài đã huấn dụ, và ai cũng khai ngộ, chắp tay kính vâng, thuận theo huấn dụ của ngài (3) .

Ghi Chú (1)
Coi ghi chú A/1 (ghi chú 1 của dịch nghĩa bản A ; sau phỏng theo đây, chỉ khác số).

Ghi Chú (2)
Coi ghi chú A/2 .

Ghi Chú (3)
a. Lời tiểu dẫn này bản A không có. Nhưng không phải bản ấy thiếu, mà là bản này thêm, chỉ văn từ không cũng cho thấy rõ như vậy.
b. Lời tiểu dẫn này muốn nói 42 bài sau đây là trích yếu hoặc trích diễm những huấn dụ của Phật khi chuyển pháp luântiếp theo sau đó.

(1)
Phật nói, từ biệt cha mẹ, thoát ly gia đình, thể nhận tự tâm, thấu suốt bản thể, hội nhập vô vi, nên gọi là sa môn. Thường giữ 250 giới, động và tĩnh đều thanh tịnh, làm theo tứ đế, thành A la hán (4) . A la hán là bậc có thể phi hành, biến hóa, kéo dài sinh mạng, chấn động thế giới. Kế đó là A na hàm; A na hàmmạng chung thì sinh (5) trên tầng trời mười chín, ở đó thành A la hán. Kế đó nữa là Tư đà hàm; Tư đà hàmmột lần lên xuống thì thành A la hán. Sau hết là Tu đà hoàn; Tu đà hoàn là bảy lần lên xuống thì thành A la hán. Ái dục (mà các bậc thánh giả này) cắt đứt thì như tay chân đứt rồi không dùng được nữa (6) . (Bài thứ 1).

Ghi Chú (4)
Coi ghi chú A/6 và A/7 .

Ghi Chú (5)
Coi ghi chú A/9 và A/10 .

Ghi Chú (6)
Coi ghi chú A/11 .

(2)
Phật nói, đã xuất gia làm sa môn thì dứt bỏ ái dục, thể nhận nguồn gốc của tâm, thấu suốt lý sâu của Phật, hội nhập vô vi, trong không thủ đắc, ngoài không mong cầu, tâm trí không ràng buộc vào đạo, cũng không kết thắt vào nghiệp, không tư tưởng, không thi vi, phi tu hành, phi chứng đđđđđkhông trải qua mọi cấp độ mà vẫn tôn cao, như thế gọi là đạo (7) . (Bài thứ 2).

Ghi Chú (7)
Bài này trùng lặp, thêm thắt và chải chuốt thấy rõ. Cùng các bài 11, 18, 36, 42 sau đây nữa, bài này còn có cái ngữ khí cầu kỳ phóng túng của Thiền tông.

(3)
Phật nói, cạo bỏ râu tóc mà làm bậc sa môn tiếp nhận đạo pháp, thì hãy rời bỏ tài sản thế gian, khất thực (8) vừa đủ. Mỗi ngày đứng bóng ăn một bữa, mỗi đêm dưới cây ngủ một lần, thận trọng đừng thêm. Làm cho người u mê che lấp chính là ái dục. (Bài thứ 3).

Ghi Chú (8)
Coi ghi chú A/12 .

(4)
Phật nói, chúng sinh do 10 sự mà lành, cũng do 10 sự mà ác. Những gì là 10 sự? Là thân có 3, miệng có 4, ý có 3. Thân có 3 là sát sinh, trộm cướp, dâm dục. Miệng có 4 là ly gián, mắng chưởi, dối trá, thêu dệt. Ý có 3 là ganh ghét, tức giận, u mê. Mười sự như vậy không thuận với đường đi của các bậc thánh giả nên gọi là hành vi ác. Cái ác này đình chỉ thì gọi là hành vi lành (9) . (Bài thứ 4).

Ghi Chú (9)
Đối chiếu với bài 3 bản A, bài này bỏ một đoạn dưới mà xét ra không nên bỏ.

(5)
Phật nói, người có lỗi mà không tự hối, ngưng liền, thì lỗi dồn lại nơi thân mình như nước đổ về biển cả, thành ra càng sâu càng rộng. Có lỗi mà biết là trái, đổi ác làm lành, thì lỗi hết dần đi, như bịnh mà đổ mồ hôi thì sẽ lành dần. (Bài thứ 5).

(6)
Phật nói, kẻ ác nghe người lành mà cố đến quấy phá, thì, các vị sa môn, hãy tự chế ngự, đừng giận dữ, tránh mắng. Bởi vì kẻ ác làm ác thì tự hại lấy mình. (Bài thứ 6).

(7)
Phật nói, có người nghe Như lai giữ gìn đạo hạnh, làm đại nhân từ, nên cố ý đến mắng Như lai. Như lai yên lặng, không trả lời. Mắng rồi, Như lai hỏi, ông đem lễ vật biếu người, người không nhận thì lễ vật ấy trở về ông chăng? Trả lời, trở về. Phật nói, nay ông mắng Như lai, Như lai không nhận thì ông cũng tự đem tai họa trở về bản thân của ông. Vang ứng theo tiếng, bóng tùy theo hình, không thể tránh khỏi. Hãy thận trọng, đừng làm ác. (Bài thứ 7).

(8)
Phật nói, người ác hại người hiền thì như ngửa mặt lên trời mà nhổ nước dãi, nước dãi không thấu trời mà lại rơi xuống nhằm mình; như ngược gió tung bụi, bụi không đến người mà lại làm dơ bản thân. Người hiền không thể hại được mà bản thân tất bị tai họa. (Bài thứ 8).

(9)
Phật nói, đọc rộng sách vở (10) , đắm say đạo lý, thì đạo khó thể hội. Cố thủ tâm chí, tôn sùng đạo hạnh, thì đạo rất lớn lao (11) . (Bài thứ 9).

Ghi Chú (10)
Dịch như vậy vì ở đây bác văn mà văn là văn bài.

Ghi Chú (11)
Dịch như bài này thật đã chuyển văn khá nhiều. Là để cho nhẹ bớt sự khá vô lý của 2 vế nói trong bài này. Bài này chữa mà không bằng bài 7 bản A.

(10)
Phật nói, thấy người bố thí, hãy giúp một cách vui vẻ, thì được phước rất lớn. Sa môn hỏi Phật, phước ấy có hết đi không, Phật nói, như lửa nơi một cây đuốc, hàng ngàn hàng trăm người đem đuốc đến lấy lửa ấy mà nấu ăn, soi sáng, lửa vẫn như cũ. Phước ấy cũng như vậy. (Bài thứ 10).

(11)
Phật nói, đãi cơm một trăm người thường không bằng một người tốt. Đãi cơm một ngàn người tốt không bằng một người giữ 5 giới. Đãi cơm một vạn người giữ 5 giới không bằng một vị Tu đà hoàn. Hiến cơm trăm vạn Tu đà hoàn không bằng một vị Tư đà hàm. Hiến cơm ngàn vạn Tư đà hàm không bằng một vị A na hàm. Hiến cơm một ức A na hàm không bằng một vị A la hán. Hiến cơm mười ức A la hán không bằng một vị Bích chi phật. Hiến cơm trăm ức Bích chi phật không bằng một đức Phật thuộc thì gian (12) . Hiến cơm ngàn ức đức Phật thuộc thì gian không bằng một bậc không nhớ không ở không tu không chứng (13) . (Bài thứ 11).

Ghi Chú (12)
Dịch đủ là thì gian quá khứ hiện tại vị lai. Đức Phật thuộc thì gian là đức Phật hóa thân.

Ghi Chú (13)
a. Chỉ có thể hiểu bậc này là đức Phật pháp thân. Nhưng pháp thân thì có pháp lạc, làm gì có đoàn thực. Nếu nói đây là người đốn ngộ đốn siêu (tựa như đoạn chót bài 2 nói) lại càng bất ổn.
b. Đối chiếu với đoạn chót của bài 9 bản A thì đoạn chót bài này kém đến vô lý - dầu nói có vẻ hay ho.

(12)
Phật nói, làm người có 20 điều khó: nghèo nànbố thí mới khó, giàu sanghọc đạo mới khó, liều mình mà chắc chết mới khó, được nhìn thấy kinh Phật mới khó, sinh ra gặp đời Phật mới khó, nhịn sắc đẹp và ái dục mới khó, thấy tốt mà không cầu mới khó, bị nhục mà không tức mới khó, có thế mà không ỷ (13B) mới khó, gặp việc không quan tâm mới khó, học rộng tham khảo nhiều mới khó, loại trừ sự kiêu ngạo (14) mới khó, không khinh người chưa học mới khó, tâm tínhbình đẳng mới khó, không hề nói phải trái mới khó, gặp được thiện tri thức mới khó, thấy tánh mà học đạo mới khó, theo mà hóa độ người mới khó, thấy cảnh mà bất động mới khó, khéo biết phương cách hay mới khó (15) . (Bài thứ 12).

Ghi Chú (13B)
Cũng có thể dịch: có thế không xu phụ.

Ghi Chú (14)
Dịch đúng chính văn là kiêu ngạo vì tự ngã.

Ghi Chú (15)
Đối chiếu với bài 10 bản A, bài này thêm đến 15 cái khó. Nhưng, nhìn những cái khó được thêm thì thấy thiếu gì cái khó cần thêm nữa. Và, cứ nhìn điều "thấy tánh mà học đạo", đã có thể nói đó là văn và ý của Thiền tông, và có không trước Đường Tống.

(13)
Sa môn hỏi Phật, nhờ gì mà được sự biết đời trước? mà thể hội đạo chí thượng? Phật nói, sạch lòng bền chí thì thể hội đạo chí thượng. Và như lau kính thì dơ hết là sáng lộ: loại ái dục, không mong cầu, thì sẽ được sự biết đời trước. (Bài thứ 13).

(14)
Sa môn hỏi Phật, lành là gì? lớn nhất là gì? Phật nói, đi theo đường đạo, giữ đúng lẽ chân, là lành. Chí nguyện phù hợp với đạo là lớn nhất. (Bài thứ 14).

(15)
Sa môn hỏi Phật, mạnh nhiều là gì? sáng nhất là gì? Phật nói, nhẫn nhục thì mạnh nhiều, vì không ôm giữ điều ác, thêm vào là an toàn mạnh khỏe ; nhẫn thì không ác, tất được người trọng. Dơ bẩn của tâm trí được loại trừ hết cả, sáng không tì vết, đó là sáng nhất; vô thỉ đến giờ (16) , vũ trụ có gì thì không có gì mà không thấy, không biết và không nghe, được cái tuệ giác biết toàn bộ mới là sáng nhất. (Bài thứ 15).

Ghi Chú (16)
Coi lại ghi chú A/27 .

(16)
Phật nói, có ái dục thì không thấy đạo, y như nước đứng trong mà để tay vào ra sức quấy lên thì ai đến cũng không thấy hình ảnh: ái dục giao xen, làm bẩn tâm trí, nên không thấy đạo. Sa môn các ông phải bỏ ái dục; ái dục dơ bẩn được loại bỏ hết cả thì đạo có thể thấy được. (Bài thứ 16).

(17)
Phật nói, thấy đạo là như cầm đuốc vào trong nhà tối, tối hết mà sáng còn: học đạo mà thấy thánh đế (17) thì vô minh diệt hết mà minh trí thường còn. (Bài thứ 17).

Ghi Chú (17)
Coi lại ghi chú A/33 .

(18)
Phật nói, đạo (18) của Như lai nhớ là không nhớ mà nhớ, làm là không làm mà làm, nói là không nói mà nói, tu là không tu mà tu (19) . Thể hội thì gần lắm, mê mờ thì xa vời! Ngôn ngữ chấm dứt ở đây. Ở đây khái niệm không thể hạn cuộc (20) . Sai trong tơ tóc thì mất trong phúc chốc. (Bài thứ 18).

Ghi Chú (18)
Chính văn là pháp, chữ rất chỉnh, nhưng là chữ sau xa thời đại kinh này. Kinh này thì ở đây vẫn phải là đạo (như chính văn bài 15 bản A) - một chữ thống nhất trong toàn kinh này. Đạo ở đây, coi lại ghi chú A/25 và coi ghi chú 19 dưới đây.

Ghi Chú (19)
Trong 4 chữ chính văn niệm, hành, ngôn, tu, niệm là tư tưởng, nghĩ tưởng, nhớ nghĩ, dịch nhớ chỉ là nghĩa đen. Ý nghĩa 4 câu như sau. Đạo (Pháp) ở đây là diệt đế niết bàn (nói theo tiểu thừa), là chân như (nói theo đại thừa). Đạo ấy thì ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt (siêu việt ngôn ngữ, siêu việt tư duy). Nhớ, làm hay nói, tu ở đây là nhớ, làm hay nói, tu cái Đạo ấy. Đạo ấy vốn thanh tịnh (không nhớ, không làm, không tu), nhưng vì phiền não che khuất nên phải chánh niệm (nhớ) và tu trị, (làm và tu) mới hiển lộ. Đạo ấy vốn ly ngôn (không nói), nhưng phải mượn ngôn ngữ (nói) mà truyền đạt cho người. Trên đây là giải thích theo văn và ý của bài này, nhưng để thấy bài này xuất từ bài 15 bản A mà đi rất xa và rất sai văn với ý của bài ấy. Bài này của bản B nói như cao mà kém thấy rõ.

Ghi Chú (20)
Dịch đúng chính văn là không phải mọi vật có thể câu thúc. Chính văn này không chỉnh. Chỉnh thì phải nói tâm hành xứ diệt (khái niệm loại bỏ), vì đi với câu trước đó là ngôn ngữ đạo đoạn (ngôn ngữ chấm dứt).

(19)
Phật nói, xét trời đất hãy nhớ vô thường, xét thế giới hãy xét vô thường, xét linh giác thấy là bồ đề (21) . Nhận thức như vậy thì đắc đạo mau chóng. (Bài thứ 19).

Ghi Chú (21)
Linh giác: tuệ giác linh thiêng (mà chúng sinh vốn có). Bồ đề: tuệ giác vô thượng (mà chư Phật thực hiện). Xét linh giácbồ đề, cái xét ấy đúng, nhưng không thích hợp với ở đây đang nói, và chỉ nên nói, về đạo lý vô thường.

(20)
Phật nói, hãy nghĩ nhớ, trong cơ thể, 4 đại (22) đều có tên riêng, không có gì là ngã (23) : ngã không có thì chỉ như ảo thuật. (Bài thứ 20).

Ghi Chú (22)
Coi lại ghi chú A/38 .

Ghi Chú (23)
Coi lại ghi chú A/39 .

(21)
Phật nói, do ái dụccầu danh tiếng, danh tiếng vang đồn thì bản thân đã cũ! Ham danh tiếng tầm thường mà không học đạo, thì chỉ uổng công mệt xác! Ví như đốt hương, hơi thơm nghe được thì cây hương đã tàn: cái lửa hại mình theo liền sau danh tiếng. (Bài thứ 21).

(22)
Phật nói, tiền tài và sắc đẹp mà con người không bỏ được, thì cũng như lưỡi dao có một chút mật ngọt, không đủ myՠvị một bữa ăn, nhưng trẻ con liếm vào thì có cái họa đứt lưỡi. (Bài thứ 22).

(23)
Phật nói, con người ràng buộc vào vợ con nhà cửa thì còn hơn lao ngục. Lao ngục còn có ngày phóng thích, chứ vợ con thì đâu có ý thoát ly. Ái dục đối với sắc đẹp thì đâu còn ngại gì quay cuồng! Cái họa miệng cọp cũng vẫn cam tâm! Nên, gieo mình ngập xuống bùn lầy là kẻ phàm phu, vượt thoát cảnh ấy là bậc La hán siêu thoát trần tục. (Bài thứ 23).

(24)
Phật nói, ái dục thì không gì hơn sắc đẹp. Sắc đẹp tạo ra ái dục thì không gì lớn bằng. Nhờ chỉ có một cái như vậy, giả sử có 2 cái như nhau, thì thiên hạ không còn ai hành đạo được nữa. (Bài thứ 24).

(25)
Phật nói, ái dục đối với con người thì cũng như cầm đuốc mà đi ngược gió, tất có cái họa cháy tay. (Bài thứ 25).

(26)
Thiên thần hiến ngọc nữ cho Phật, muốn quấy phá tâm ngài. Ngài nói, cái đãy da chứa đầy dơ bẩn kia, đến đây làm gì? Hãy đi đi, Như lai không dùng. Thiên thần càng trọng Phật, nhân đó hỏi ngài về ý đạo. Ngài giảng giải cho, liền thành đạt đạo quả Tu đà hoàn. (Bài thứ 26).

(27)
Phật nói, hành đạo thì như cái cây ở trong dòng nước, hãy theo dòng nước mà trôi đi, không mắc hai bên bờ, không bị người vớt lấy, không bị quỉ thần ngăn chận, không bị nước xoáy làm đứng lại, không bị thối rã, thì Như lai bảo đảm cây ấy vào được biển cả. Hành đạo cũng vậy, không bị ái dục mê hoặc, không bị tà ngụy quấy phá, tinh tiến mà không do dự (24) , thì Như lai bảo đảm người ấy đắc đạo. (Bài thứ 27).

Ghi Chú (24)
Chính văn bài 25 bản A là vô nghi (không do dự), chính văn bài này là vô vi (không làm gì): kém, và sai nữa. Nên phải chuyển dịch. Cũng có thể dịch không làm gì khác, nhưng không bằng không do dự.

(28)
Phật nói, thận trọng, đừng tin ý của các người, ý của các người không bao giờ tin được. Thận trọng, đừng tiếp xúc sắc đẹp, tiếp xúc thì tai họa có liền. Được tuệ giác La hán rồi mới nên tin ý của các người. (Bài thứ 28).

(29)


Phật nói, thận trọng, đừng nhìn sắc đẹp phụ nữ, cũng đừng nói chuyện. Phải nói chuyện thì hãy chánh tâm nghĩ rằng, ta là sa môn, ở trong cuộc đời dơ bẩn này ta phải như đóa sen không dính bùn lầy. Nghĩ tưởng già như mẹ, lớn như chị, trẻ như em, nhỏ như con, sinh cái tâm độ thoát, diệt cái ý bất chính. (Bài thứ 29).

(30)
Phật nói, hành đạo là như mang cỏ khô thì gặp lửa phải tránh : người hành đạo gặp ái dục thì phải tránh cho xa. (Bài thứ 30).

(31)
Phật nói, có người bực vì tình dục không ngừng, muốn tự đoạn âm (25) . hật nói, đoạn âm đâu bằng đoạn tâm. Tâm như pháp quan, pháp quan không có thì cũng không có công sai. Tâm tà không ngừng thì đoạn âm ích gì. Phật nói cho bài chỉnh cú sau đây.
Dục tình do ý sinh,
ý sinh do tư tưởng;
ý và tư tưởng ấy
cả hai cùng vắng lặng,
thì không cảm sắc đẹp,
cũng không còn hành dâm (26) .
Phật nói, bài chỉnh cú này của đức Ca diếp như lai đã nói. (Bài thứ 31).

Ghi Chú (25)
Coi lại ghi chú A/42

Ghi Chú (26)
Phần sau bài chỉnh cú này là chữa phần sau bài chỉnh cú của bài 30 bản A. Câu chót của chính văn bài này là phi sắc diệc phi hành, văn ý hồn hàm. Dịch như đã dịch là đã chuyển cả văn ý.

(32)
Phật nói, con người do ái dục mà lo buồn, do lo buồn mà sợ hãi. Ái dục mà không thì còn lo buồn gì, còn sợ hãi gì. (Bài thứ 32).

(33)
Phật nói, hành đạo là như một người chiến đấu với muôn người. Mặc áo giáp, ra chiến trường, nhưng có kẻ khiếp nhược, có kẻ nửa đường thoái lui, có kẻ quyết chiến mà chết, có kẻ đắc thắng mà về. Ấy vậy, sa môn học đạo thì phải kiên trì tâm chí, tinh nhuệ bước tới, không sợ cảnh tượng trước mắt, tiêu diệt ma quân mà thủ đắc đạo quả. (Bài thứ 33).

(34)
Có vị sa môn ban đêm tụng kinh Di giáo của đức Ca diếp như lai, tiếng nghe rất buồn, có vẻ hối tiếc, muốn lui về thế tục. Phật hỏi, khi ông ở nhà thì làm gì? Thưa, thích đánh đàn. Giây đàn dùi thì thế nào? Thưa, không kêu. Giây đàn căng thì thế nào? Thưa, mất tiếng. Căng dùi vừa phải thì thế nào? Thưa, âm điệu phát ra đủ cả. Phật nói, sa môn học đạo cũng phải như vậy: tâm trí chừng mực thì đạo phải được. Với đạo, nếu thái quá thì cơ thể mệt mỏi, cơ thể mệt mỏi thì tâm ý bực bội, tâm ý bực bội thì tu hành lùi bước, tu hành lùi bước thì tội lỗi thêm lên (27) . Thanh tịnh quân bình (28) thì đạo không mất. (Bài thứ 34).

Ghi Chú (27)
Từ chữ với đạo đến đây là lấy đoạn sau của bài 34 bản A đặt vào đây. Đặt như vậy rất hợp lý.

Ghi Chú (28)
Chính văn là an lạc (yên vui). Chữ này không chỉnh. Chỉnh thì phải là khinh an: trạng thái quân bình thư thái của cơ thể và tâm trí.

(35)
Phật nói, như người luyện sắt, loại hết quặng đi thì làm đồ rất tốt : học đạotrừ khử dơ bẩn trong tâm thì tức khắc thực hiện thanh tịnh. (Bài thứ 35).

(36)
Phật nói, thoát đường ác mà được sinh làm người là khó, được làm người mà làm đàn ông là khó, làm đàn ông mà đủ giác quan là khó, đủ giác quan mà sinh xứ trung tâm (29) là khó, sinh xứ trung tâm mà gặp nhằm đời Phật là khó, gặp nhằm đời Phật mà gặp được đạo là khó, gặp được đạo mà tín ngưỡng là khó, tín ngưỡngphát bồ đề tâm là khó, phát bồ đề tâm mà không tu không chứng là khó (30) . (Bài thứ 36).

Ghi Chú (29)
Coi lại ghi chú A/44 .

Ghi Chú (30)
a. Coi lại ghi chú A/47 .
b. Bài này là do bài 36 bản A, nhưng vừa thêm vừa thiếu. Thêm thì như cái khó chót nói "không tu không chứng", tuy không sai gì, nhưng vẫn là cái ngữ khí Thiền tông mà người tạo ra bản B lấy làm sở thích - dầu ngữ khí ấy đặt không sát cũng cứ đặt. Bớt thì bớt điều "gặp quân vương đạo đức" và "sống trong gia đình bồ tát" (coi lại các ghi chú A/45 và A/46 ) thật là đáng trách.

(37)
Phật nói, đệ tử (31) của Như lai sống cách Như lai mấy ngàn dặm mà nhớ giới luật của Như lai, thì đắc đạo chắc chắn; còn sống hai bên Như lai, thường thấy Như lai mà không theo giới luật của Như lai, thì không bao giờ đắc đạo. (Bài thứ 37).

Ghi Chú (31)
Chính văn là Phật tử, không thích hợp bằng chữ đệ tử của chính văn bài 38 bản A.

(38)
Phật hỏi một vị sa môn, sinh mạng con người tồn tại trong bao lâu, thưa, trong vài ngày, Phật nói ông chưa biết đạo. Phật lại hỏi một vị sa môn khác, sinh mạng con người tồn tại trong bao lâu, thưa, trong một bữa ăn, Phật nói, ông cũng chưa biết đạo. Phật lại hỏi một vị sa môn khác nữa, sinh mạng con người tồn tại trong bao lâu, thưa, trong hơi thở ra hay vào, Phật nói, hay thay, ông thật biết đạo. (Bài thứ 38).

(39)
Phật nói, học đạo thì lời Như lai nói hãy nên tin theo. Như ăn mật (32) thì ở giữa hay hai bên đều ngọt, kinh pháp của Như lai cũng vậy. (Bài thứ 39).

Ghi Chú (32)
Coi lại ghi chú A/47B .

(40)
Phật nói, sa môn hành đạo thì đừng như trâu kéo (33) : thân hành đạo mà tâm không hành đạo. Nếu tâm hành đạo thì cần gì chỉ có thân hành đạo (34) . (Bài thứ 40).

Ghi Chú (33)
Chính văn là ma ngưu: trâu bò kéo cối xay bằng đá, hoặc trâu bò kéo đồ mài xát. Có người còn nói trâu bò kéo mà bị bịt mắt. Ở đây không nói gì nhiều, mà chỉ nói trâu bò kéo một cách miễn cưỡng, bị điều khiển.

Ghi Chú (34)
a. Câu này là chuyển dịch, mà chuyển khá nhiều. Nếu dịch sát, như không dịch, là "thân tuy hành đạotâm đạo không hành; tâm đạo nếu hành thì cần gì hành đạo". Ấy là chơi chữ và nói láy cho cầu kỳ - mà có cái hại cho thân hành đạo là không cần thiết. Ý nghĩa nghiêm chỉnh thì phải hiểu và nói "tâm hành đạo thì thân cũng hành theo".
b. Bài này bản A không có.

(41)
Phật nói, người hành đạo là như con trâu mang nặng, đi trong bùn sâu, mệt nhọc đến mấy cũng không dám ngoái nhìn hai bên, mà phải rời khỏi bùn lầy mới được nghỉ ngơi. Sa môn coi ái dục còn hơn bùn lầy, nên thẳng tắp một mạchhành đạo, mới có thể thoát khỏi mọi sự khổ lụy. (Bài thứ 41).

(42)
Phật nói, Như lai coi ngôi vị vương hầu như bụi bay qua lỗ hổng, coi vàng ngọc như ngói đá, coi tơ lụa như giẻ rách, coi thế giới đại thiên như hạt cải, coi nước hồ a nâu như dầu xoa chân (35) , xem các cách phương tiện (36) như đống ngọc ảo thuật, coi cỗ xe vô thượng (37) như vàng lụa trong mộng, coi thánh đạo (38) như hoa trước mắt, coi thiền định như trụ tu di, coi niết bàn như thức dậy, coi cái trò phải trái như sáu con rồng cùng múa, coi sự bình đẳng như đất đồng nhất (39) , coi sự sinh diệt (40) của tất cả các pháp như cái cây trải qua bốn mùa (41) . (Bài thứ 42).

Ghi Chú (35)
Nước hồ a nâu: nước thiêng. Dầu xoa chân: phòng rắn rít.

Ghi Chú (36)
Phương tiện: phương cách thích nghi.

Ghi Chú (37)
Cỗ xe vô thượng: vô thượng thừa.

Ghi Chú (38)
Chính văn là Phật đạo, nhưng ở đây là bồ đề phần pháp (thánh đạo).

Ghi Chú (39)
Cũng như nói cái lý tưởng đồng nhất.

Ghi Chú (40)
Chính văn là hưng hóa (hiện ẩn), chính xácsinh diệt (sinh ra mất đi): sinh diệt như cái cây trải qua 4 mùa là sinh không thật sinh, diệt không thật diệt.

Ghi Chú (41)
Coi lại ghi chú A/50 . Thật là quá rõ để thấy bài này của bản B là thêm - mà quan trọng là thêm quá xa tầm mức của kinh này, và đó chính là nhược điểm, chưa nói những gì được thêm ngó như cao sâu mà thật ra vẫn là ngữ khí cầu kỳ, khoa dụ. Tựu trung chỉ có 2 điều đáng có mà thôi, đó là coi phải trái của cuộc đời chỉ như cái trò múa rối cùng lúc của 6 con rồng, coi sự sinh diệt của vạn hữu chỉ như cái cây trải qua bốn mùa.
Vu Lan 2537, 16-19/7

4
Dịch Nghĩa Bản Chữa
Kinh Bốn Mươi Hai Bài
(bản chữa lại)


(Tiểu Dẫn)
Đức Thế tôn thành đạt toàn giác rồi, đến vườn Lộc uyển chuyển đẩy bánh xe chánh pháp tứ đế, hóa độ nhóm 5 người cùng thành tựu đạo quả. Sau đó lại có các vị tỷ kheo trình bày hoài nghi, đức Thế tôn đã huấn dụ, và ai cũng khai ngộ. (Bốn mươi hai bài sau đây là sao chép một ít lời đức Thế tôn đã nói).
Lời tiểu dẫn này lấy của bản B, cho thấy 42 bài kinh này là trích yếu hoặc trích diễm lời Phật từ khi mới chuyển pháp luân cho đến sau này. Trích yếu trích diễm mà "toát yếu để hướng dẫn quần chúng".
(1) Đạo Quả

Phật nói, từ biệt cha mẹ, thoát ly gia đình, nên gọi là sa môn. Thường giữ 250 giới, làm theo tứ đế, thành A la hán. Kế đó là A na hàm, mạng chung thì sinh lên trên tầng trời mười chín, ở đó thành A la hán. Kế đó nữa là Tư đà hàm, (mạng chung) thì một lần lên xuống là thành A la hán. Sau hết là Tu đà hoàn, (mạng chung) thì bảy lần lên xuống là thành A la hán. Ái dục mà (các bậc thánh giả này) cắt đứt thì như tay chân đứt rồi không dùng được nữa.

Bài này nói về 4 đạo quả của người xuất gia, rất quan trọng, chứng tỏ xuất gia không vô hiệu quả. Để giải thích tương đối rõ ràng, trước hết nói chi tiết của 4 đạo quả, sau đó nói hành tướng của 4 đạo quả.

Chi tiết của 4 đạo quả là một, 4 đạo quả, đặc biệt đạo quả A la hán, lấy sự xuất gia và giữ Tỷ kheo giới làm cơ sở. Về Tỷ kheo giới có 250 điều, nhưng nói tổng quát là "từ bỏ tất cả hành vicử chỉ đáng từ bỏ ở nơi thân và nơi miệng".

Hai, 4 đạo quả là làm theo tứ đế. Làm theo tứ đế là biết khổ (ý thức con ngườithế giới con ngườikhổ não, lại ý thức khổ não ấy có thể diệt được) ; là đoạn tập (hủy diệt nguyên nhân của khổ não ấy, nguyên nhân mà có 2 cách nói : 1. nguyên nhân ấy đại loạikiến hoặc tu hoặc, 2. 2 hoặc này tổng quát lại là ái dục) ; là chứng diệt (thực hiện sự hủy diệt của nguyên nhân đau khổ, sự ấy gọi là niết bàn) ; là tu đạo (thực hành phương pháp hủy diệt nguyên nhân đau khổ, phương pháp ấy chủ yếu là 8 thánh đạo). Ở đây phải nói thêm về ái dục và 2 hoặc. Ái dục nói đích thị là tình ái với tình dục, nói rộng ra là ưa thíchham muốn. Ái dục, như vậy, thật ra chỉ là ái. Nói ái không là bao quát đủ cả. Còn 2 hoặc là kiến hoặc (chủ yếu do thấy biết tứ đế thì hủy diệt) và tu hoặc (phải tu tập tiếp theo nữa mới hủy diệt). Kiến hoặc gồm có 10 sử của 3 cõi, chia ra 2 nhóm, nhóm tham, sân, nghi là những tính xấu bẩm sinh và nhóm thân kiến, biên kiến, giới thủ, kiến thủ, tà kiến là những kiến thức sai lầm. Tu hoặc cũng có 2 nhóm, nhóm tham, sân, si, mạn của cõi Dục, nhóm tham, si, mạn của 2 cõi Sắc và Vô sắc. Như vậy, cả 2 nhóm tu hoặc chính là tham, sân, si, mạn hay tham, si, mạn của kiến hoặc còn lại. Cả 2 nhóm đều có 9 bậc ; 9 bậc là nặng, vừa, nhẹ, mà còn thêm nặng, vừa, nhẹ cho cả 3 bậc ấy nữa. Tất cả kiến hoặctu hoặc như vậy tổng quát lại là ái dục, ái dụccăn bản.

Ba, 4 đạo quả chủ yếu là hủy diệt ái dục (mà gọi là ái cũng đủ).

Bốn, 4 đạo quả lấy niết bàn làm cứu cánh. Niết bàn ấy là diệt đế mà nói rõ là"ái tận niết bàn" : cái niết bàn hủy diệt ái dục. Chứng niết bàn ấy là A la hán.

Năm, 4 đạo quả đều do thân người tu chứng. Thân người, mà quan trọng là thân người ở châu Diêm phù này. Thân người là nhân loại của cõi Dục. Do vậy, nói 1 lần hay 7 lần lên xuống là sinh chư thiên của cõi Dục hay sinh nhân loại của cõi Dục, nhưng thật ra chỉ sinh nhân loại, và bằng thân nhân loại, là tu chứng được niết bàn. Cũng phải biết rằng, đời này, và thân này, phải xuất gia, giữ Tỷ kheo giới và tu theo tứ đế, mới thành A la hán. A na hàmTư đà hàm thì phần nhiều cũng là xuất giatu chứng. Chỉ đạo quả Tu đà hoàntại gia (giữ 5 giới) xuất gia (giữ 250 giới) đều tu chứng được cả.

Sáu, thì gian của 4 đạo quả. Thì gian này có 2 mặt. Một, nếu chỉ nói tu chứng 4 đạo quả, là nói một đời này đạo quả nào cũng được tu chứng. Nhưng sự tu chứng của mỗi đạo quả, ngay trong đời này, vẫn có 2 trường hợp là tiệm chứng (tu chứng tuần tự) và đốn chứng (tu chứng vượt bậc). Trường hợp đốn chứng của đạo quả A la hán là như ngài Xá lợi phất, và kỳ hơn nữa là như ngài Ương quật ma la. Đạo quả A na hàmđạo quả Tư đà hàm dĩ nhiên cũng có như vậy. Đặc biệt đạo quả Tu đà hoàn, trong kinh tả không ít có những người nghe Phật thuyết pháp, chưa rời chỗ mà đã viễn ly trần cấu. Hai, nếu nói tu chứng niết bàn (thành A la hán) là nói các đời sau. Trừ A la hán đã chứng niết bàn thì không còn đời nào nữa. Còn A na hàm chết rồi còn sinh Bất hoàn thiên mới chứng niết bàn; Tư đà hàm chết rồi còn một đời lên xuống trong chư thiên nhân loại cõi Dục, sau đó sinh Bất hoàn thiên mới chứng niết bàn. Đặc biệt Tu đà hoàn, chết rồi còn 7 đời lên xuống trong chư thiên nhân loại cõi Dục, sau đó sinh Bất hoàn thiên mới chứng niết bàn. Nhưng cái thì gian 7 đời vẫn có tiệm có đốn. Tiệm thì tuần tự 7 đời mới diệt hết 9 bậc tu hoặc cõi Dục, nhưng 7 đời là tối đa, không có sự quá 7 đời. Đốn thì có thể một vài đời đã hết 9 bậc tu hoặc cõi Dục. Như vậy, thì gian tu chứng niết bàn của tiểu thừa, tối đa, cũng chỉ có 7 đời mà thôi.

Bảy, chỗ ở của 4 đạo quả, thì đó là 5 Bất hoàn thiên: Vô phiền, Vô nhiệt, Thiện hiện, Thiện kiến, Sắc cứu cánh. Năm Bất hoàn thiên này thuộc cõi Sắc, trên đệ tứ thiền, trên cả Vô tưởng thiên (tầng trời thứ 19, mà ngoại đạo cho là niết bàn). Tuy vậy, Bất hoàn thiên vẫn như biệt lập 3 cõi. A na hàm (Bất hoàn) sinh và ở đó. Tư đà hàm sau 1 lần lên xuống chư thiênnhân loại cõi Dục, Tu đà hoàn sau 7 lần lên xuống chư thiênnhân loại cõi Dục, đều thành A na hàm, cũng sinh và ở Bất hoàn thiên. Chỉ có A la hán siêu xuất 3 cõi, ái tận niết bàn, thì không còn nói sinh và ở đâu nữa.

Hành tướng của 4 đạo quả. Đạo quả thứ tư là A la hán (??? cúng : thích ứng hiến cúng). Đạo quả ấy, đời này, tu tứ đế (nói cách khác là đoạn ái dục, là đoạn kiến hoặc tu hoặc) mà thành. Đạo quả ấy có các phẩm chất tam minhlục thông. Nhưng đạo quả ấy chưa phải là Phật quả, là như Phật quả. Vì Phật quả, ngoài tam minh lục thông, còn có 10 lực, 4 vô úy, 18 bất cọng, v/v, là những phẩm chất được nói cả trong tiểu thừa, còn có 3 thân, 4 trí, v/v, là những phẩm chất được nói trong đại thừa.

Đạo quả thứ ba là A na hàm (Bất lai: không còn trở lại). Đạo quả ấy, đời này, đoạn kiến hoặc của 3 cõi và đoạn 9 bậc tu hoặc của cõi Dục, nên chết rồi không sinh lại cõi Dục nữa; nhưng còn 9 bậc tu hoặc của 2 cõi Sắc và Vô sắc, nên sinh lên Bất hoàn thiên, ở đó đoạn 9 bậc tu hoặc ấy mới thành A la hán.

Đạo quả thứ hai là Tư đà hàm (Nhất lai: một lần trở lại). Đạo quả ấy, đời này, đoạn kiến hoặc của 3 cõi và 6 bậc tu hoặc của cõi Dục ; nhưng còn lại 3 bậc tu hoặc của cõi Dục và 9 bậc tu hoặc của 2 cõi Sắc và Vô sắc, nên chết rồi phải một lần sinh lại trong chư thiên hay nhân loại của cõi Dục, để đoạn 3 bậc tu hoặc còn lại của cõi ấy, thành A na hàm, sinh Bất hoàn thiên, ở đó đoạn 9 bậc tu hoặc của 2 cõi Sắc và Vô sắc, mới thành A la hán.

Đạo quả thứ nhất là Tu đà hoàn (Dự lưu: dự vào dòng thánh). Đạo quả ấy, đời này, đoạn kiến hoặc của 3 cõi, còn lại tu hoặc của 3 cõi, nên chết rồi, 7 lần là tối đa, sinh lại trong chư thiên hay nhân loại của cõi Dục mà đoạn 9 bậc tu hoặc của cõi ấy, thành A na hàm, sinh Bất hoàn thiên, ở đó đoạn 9 bậc tu hoặc của 2 cõi Sắc và Vô sắc, mới thành A la hán.

Đạo quả thứ nhất khá quan trọng, nên phải nói thêm vài điều. Một, đạo quả ấy, như đã nói, xuất gia tại gia đều có thể tu chứng, chỉ trừ những người phạm tội ngũ nghịch mà thôi. Hai, đạo quả ấy đã không còn đọa lạc ác đạo nữa. Ba, kiến hoặc của 3 cõi mà đạo quả ấy đoạn là 10 sử. Trong 10 sử, tham, sân, si, mạn, 4 thứ ấy bị"làm cho mỏng" đi, không đủ sức tạo ra ác nghiệp đọa lạc ác đạo nữa (nhưng sẽ thành tu hoặc của 3 cõi). Đặc biệt phải tận diệt là nghi. Nghi đây là đối với tứ đế. Đạo quả này chủ yếu là tín tâm vững chắc, xác nhận và xác tín tứ đế, không còn hoài nghi nào nữa. Điều này quan trọng đến nỗi làm cho đạo quả này được gọi là kiến đạo vị (của tiểu thừa). Khi nghi bị đoạn, nghĩa là khi đã xác nhận và xác tín tứ đế, thì không còn nữa 5 kiến chấp sau đây, toàn là tùy thuộc vào nghi: thân kiến (cho thân là ngã, hoặc cho có cái ngã biệt lập mà chủ đạo thân), biên kiến (cho thân chết rồi còn mãi hay mất hẳn), giới thủ (cố chấp những cách nói là diệt khổ mà thật ra không diệt được), kiến thủ (cố thủ kiến thức sai lầm trên đây, cho là kiến thức đúng đắn), tà kiến (phủ nhận nguyên lý nhân quả tội phước, vô tín ngưỡng).

Nói tóm, 4 đạo quả trên đây là mục đích của Phật giáo tiểu thừa, nên bài 1 rất quan trọng. Từ đây sắp đi, có thể nói hầu hết, bằng cách nói đa dạng, cho thấy những gì liên hệ đến sự đoạn trừ ái dục ẫ đến sự tu chứng 4 đạo quả.

(2) Biết Vừa Đủ

Phật nói, cạo bỏ râu tóc, làm bậc sa môn, thì hãy rời bỏ tài sản thế gian, khất thực vừa đủ. Mỗi ngày đứng bóng ăn một bữa, mỗi đêm dưới cây ngủ một lần, thận trọng đừng thêm. Làm cho người u mê tồi tệ chính là ái dục.

Chủ yếu trong sự tu chứng 4 đạo quả, đầu tiên, là thiểu dục (ít ham muốn những gì chưa có) và tri túc (biết vừa đủ những gì đang có). Bài này nói về thiểu dục tri túc đối với những nhu cầu cần thiết của đời sống xuất gia. Bởi vì ái dục, trước hết, là không thiểu dục tri túc đối với những nhu cầu ấy.

Khất thực, chính văn là khất cầu (cầu xin), nói rộng cho cả 5 thứ nhu cầu của đời sống xuất gia, là đồ ăn, đồ uống, đồ nằm, đồ mặc, dược phẩm. Nhưng ở đây nói hẹp là khất thực: khất cầu đồ ăn. Đừng thêm, có 2: một, mỗi ngày không ăn thêm một bữa nữa, mỗi đêm không ngủ thêm 1 lần nữa; hai, ngay trong 1 bữa và 1 lần mà không ngồi ăn 2 lần, không nằm ngủ 2 giấc. Riêng việc ngủ mỗi đêm 1 lần dưới đại thọhạnh đầu đà, không phải như ăn mỗi ngày 1 bữa là thường sự của mọi người xuất gia.

(3) Nghiệp

Phật nói, chúng sinh do 10 sự mà ác, cũng do 10 sự mà lành. Mười sự là thân có 3, miệng có 4, ý có 3. Thân có 3 là sát sinh, trộm cướp, dâm dục. Miệng có 4 là ly gián, mắng chưởi, dối trá, thêu dệt. Ý có 3 là tham lam, tức giận, u mê. (Mười sự này là mười ác, bỏ mười ác là mười lành). Tại gia giữ 5 giới, không biếng nhác, không lùi bước, giữ đến 10 lành thì chắc chắn đắc đạo.

Căn bản của ý thức tu hànhnhận thức chính bản thân. Bản thân tạo ra nghiệp (hành vi, động tác). Nghiệp có 3 thành 10: thân 3, miệng 4, ý 3. Mười nghiệp như vậy dữ ở đó mà lành cũng ở đó. Dữ là thập ác. Bỏ thập ácthập thiện. Mọi cuộc đời (quả báo) khổ vui đều do ác và thiện (nghiệp nhân) ấy. Nhận định này cho thấy có 2 nguyên tắc. Một, cuộc đời con người do chính hành vi con người định đoạt. Hai, hành vi ấy, và cuộc đời ấy, cần phải và có thể thay đổi. Ý thức tu hành bài này nói là như vậy.

Về thập ác, tất cả ái dục (tất cả kiến hoặc tu hoặc) đều bao gồm trong đó, nhất là trong tham, đặc biệt là trong si. Như vậy tất cả đạo quả đều do thập thiện mà thành. Và thập thiện là do ngũ giới bước tới. Như vậy ngũ giớicăn bản, thập thiệnhoàn thành, đối với các đạo quả. Chữ đắc đạo có nghĩa là chứng 4 đạo quả, là chứng ái tận niết bàn.

(4) Sám Hối

Phật nói, con người có lỗi mà không tự hối, ngưng liền, thì lỗi dồn lại nơi thân mình như nước đổ về biển cả, thành ra càng sâu càng rộng. Có lỗi mà biết là trái, đổi ác làm lành, thì mỗi ngày lỗi hết dần đi, sau đó thế nào cũng đắc đạo.

Sám hối tuy không phải chính âm mà lại quá thông dụng, nên ở đây vẫn dùng chữ ấy, với nghĩa chính là có lỗi thì "xin người chịu đựngtha thứ cho" , "xin dung thứ cho". Nói thật dễ hiểu, và sát nhất, sám hối là "hối hận mà xin lỗi, xin chừa".

Về hình thức thì sám hối có 2. Một, đối diện người sống, như luật tạng chỉ. Hai, đối trước chư Phật, như nghi thức làm. Cả 2 hình thức đều có ý nghĩa xin hộ trì cho tội hết phước sinh. Về nội dung thì sám hối như bài này nói: tự hối, ngưng liền, biết là trái, đổi ác làm lành, mỗi ngày lỗi hết dần đi.

(5) Nhẫn Điều Ác; hoặc: Đừng Ác Với Người

Phật nói, có người xúc phạm Như lai bằng điều ác, Như lai đem lòng đại từnâng đỡ, cứu độ cho họ. Bởi vì khí lực phước đức là ở đó, còn khí lực tội ác chỉ tự hại. Lại có người cố đến mắng Như lai. Như lai không trả lời, thương họ làm thế là vì si cuồng. Mắng rồi, Như lai hỏi, ông đem lễ vật biếu người, người không nhận thì lễ ấy đem về đâu ? Đem về cho tôi. Vậy ông mắng Như lai, Như lai không nhận thì ông cũng tự đem tai họa về cho mình. Nên, hãy thận trọng, đừng làm ác.

Bài này văn khí là răn phải bỏ điều ác, nhưng rõ ràng Phật còn lấy mình làm gương mà răn phải nhẫn điều ác. Nhẫn mà còn hiểu và thương cho điều ác của người. Sức mạnh của phước đức là như vậy, không như sức mạnh của tội ác chỉ tự hại mình. Thêm nữa, chính sự nhẫn điều ác là răn dạy, cảm hóa cho điều ác được bỏ.

(6) Hại Hiền Chỉ Tự Hại

Phật nói, người ác hại người hiền thì như ngửa mặt lên trời mà nhổ nước dãi, nước dãi không thấu trời mà lại rơi xuống nhằm mình ; lại như ngược gió tung bụi, bụi không đến người mà lại làm dơ bản thân. Người hiền không thể hại được, mà bản thân tất bị tai hạilỗi lầm của mình.

Học tập theo Phật, bị hại thì thương mà không giận, tự chủ thì cao, tâm trí thì rỗng, ác mấy cũng không làm bẩn họ được.

(7) Phước To Lớn

Phật nói, hành đạo thì bác ái, bác ái thì không gì hơn bố thí. Phụng hành đạo như vậy thì phước rất lớn.

Bác ái là mượn chữ Trung hoa. Chữ chính xácđại bi. Đại bi thì bố thí. Bố thí đứng trước trong sự lợi tha, nên phước rất lớn. Bản B diễn dịch chữ bác ái thành bác văn ái đạo thì đi thật quá xa.

(8) Phước Tùy Hỷ

Phật nói, thấy người bố thí, hãy giúp một cách vui vẻ, thì cũng được phước ấy. Hỏi, phước ấy có giảm bớt đi không? Phật nói, như lửa nơi một cây đuốc, hàng ngàn hàng trăm người đem đuốc đến lấy lửa ấy mà nấu ăn, soi sáng, lửa ấy vẫn như cũ. Phước ấy cũng như vậy.

Không những lửa một cây đuốc lấy mãi không hết, mà người này còn chuyền cho người kia, chuyền mãi không cùng. Cái phước tùy hỷ là như vậy. Tùy hỷ là mừng theo, là tán thành, tán trợ. Phước, cũng như tội, tự làm, bảo người làm, thấy người làm mà tùy hỷ, cả 3 đều như nhau. Như nhau mà có khi còn hơn, vì trong lòng tùy hỷ thì vui vẻ, chân thành.

(9) So Sánh Về Phước

Phật nói, đãi cơm người thường không bằng người tốt, đãi cơm người tốt không bằng người giữ 5 giới. Đãi cơm người giữ 5 giới không bằng Tu đà hoàn, (cho đến) hiến cơm A la hán không bằng Bích chi phật. Hiến cơm Bích chi phật không bằng đem giáo huấn của Tam bảo hóa độ cha mẹ -- nên thờ trời đất quỉ thần không bằng hiếu với cha mẹ, vì cha mẹthần linh bậc nhất. Hóa độ cha mẹ không bằng hiến cơm người học tập đức Phật mà nguyện cứu độ chúng sinh.

Phước lớn hơn, ngoài lý do vì đối tượng hiến cúng, còn vì lý do tâm lý bình đẳng. Lý do sau thì không kể đối tượng thế nào, mà chân thành thì phước vẫn như nhau.

Đoạn chót của bài này, bản B chữa bằng cách bỏ có thêm có. Thêm thì đem Phật ra mà so sánh. Nhưng Phật thì ngoài tầm so sánh. So sánh như bản B không hợp tình lý chút nào hết. Đó là thêm, còn bỏ thì bỏ cái hiếu với cha mẹ mà đoạn này đề cao. Bỏ như vậy thật sai quấy.

(10) Khó Mới Quí

Phật nói, người có 5 sự khó: nghèo nànbố thí mới khó, giàu sanghọc đạo mới khó, liều mình mà chắc chết mới khó, được nhìn thấy kinh Phật mới khó, sinh ra gặp đời Phật mới khó.

Những sự khó mới quí được nói ở đây rất sát với người hành đạo, nhất là hành đạo ở cấp độ bình thường. Bản B thêm đến 20 sự, tựu trung có 2 điều đáng nói, ấy là"nhịn sắc đẹp ái dục mới khó" và "gặp được thiện tri thức mới khó". Tu hành thì thiện tri thứcyếu tố rất quan trọng. Thiện tri thức là bạn tốt, là thầy bạn tốt, thương mà khéo trong sự giúp ta.

Trong 5 sự khó mới quí, sự sinh ra gặp đời Phật phải nói rõ thêm. Gặp đời Phật thì trên 25 bách kỷ rồi có ai gặp được. Nhưng không gặp sinh thân của Phật mà vẫn gặp được di thân của ngài, hơn nữa, gặp được giới thânpháp thân của ngài, có điều gặp mà biết tôn thờ, thuận tùng, mới khó với quí.

(11) Thấy Đạo, Biết Đời Trước

Sa môn hỏi Phật: nhờ gì mà thấy đạo? mà biết đời trước? Phật nói, đạo siêu việt tất cả sắc thái. Chỉ muốn thấy đạo thì không bao giờ thấy được. Chính yếu là phải cố thủ chí nguyệntu hành, thì như lau kính, dơ hết sáng lộ, thấy được hình ảnh: diệt sự ái dục, giữ sự thanh tịnh, thì thấy đạo, thì biết đời trước.

Đạo ở đây là diệt đế (niết bàn, nói theo tiểu thừa), là chân như (nói theo đại thừa). Đạo ấy siêu việt mọi khái niệm. Đối với đạo ấy, đòi biết không ích gì. Cốt yếu là phải hành đạo, như lau kính, dơ hết, sáng lộ, thì thấy hình ảnh: ái dục hết, thanh tịnh hiện, là biết đạo, biết đời trước.

Thường cái biết của Phật giáo được ví dụ như đèn sáng soi đồ. Nhưng ví dụ như vậy ít chính xác, vì nếu vậy thì đèn tắt là hết soi. Ví dụ như kính hiện hình có phần rõ hơn. Kính sáng vì bản chất vốn sáng, lại được lau sạch, hình ảnh có thì hiện ra, không thì kính vẫn sáng.

(12) Lành, Lớn, Mạnh, Sáng

Phật nói, lành là gì, là hành đạo. Lớn là gì, là chí hợp với đạo. Mạnh là gì, là nhẫn nhục. Sáng là gì, là dơ bẩn của tâm trí được trừ hết, hành vi của tội ác được diệt sạch, được nhất thế trí mới gọi là sáng.

Tuệ giác, nói theo Trí độ luận, cuốn 27, thì có 3: 1. nhất thế trí (biết bản thể), của Nhị thừa; 2. đạo chủng trí (biết đạo pháp), của Bồ tát; 3. nhất thế chủng trí (biết toàn bộ: bản thể, hiện tượng, đạo pháp). Bài này nói nhất thế trí thì có 2 cách hiểu : một, hiểu là riêng thì trí ấy là trí thứ 1, dịch tuệ giác biết bản thể; hai, hiểu là chung thì trí ấy là cả 3 trí, cũng dịch tuệ giác biết toàn bộ. Bài này nói tuy có thể có cả 2 nghĩa, nhưng nghĩa thứ 1 nhiều hơn, vì ở đây nói cả Nhị thừa.

(13) Lý Do Không Thấy Được Đạo

Phật nói, có ái dục thì không thấy đạo. Như nước đã đục mà còn bỏ màu vào, ra sức quấy lên, thì ai đến trên nước ấy cũng không thấy hình ảnh. Ái dục giao xen, làm bẩn tâm trí nên không thấy đạo. Lại nữa, dưới chão là lửa dữ, trong chão nước sôi lên, trên chão đậy bằng vải, thì ai đến soi vào cũng không thấy hình ảnh: tâm trí vốn có 3 độc sôi sục bên trong, 5 cái che đậy ở ngoài, thì không bao giờ thấy đạo. Phải hết cả dơ bẩn của tâm trí, thì biết xuất xứ của nghiệp thức, biết sống chết về đâu, biết thế giới chư Phật ở đâu.

Ba độctham sân si (hay dâm nộ si, tật nhuế si). Năm cái: 5 sự che đậy tâm trí, đó là tham dục (ham muốn) sân nhuế (tức giận) thùy miên (ngủ nghỉ) trạo cử (háo động) nghi pháp (hoài nghi). Nghiệp thức, chính văn bản A là hồn linh, chữ cổ. Lý do vì sao không thấy đạo, bài này nói thật rõ.

(14) Học Đạo

Phật nói, học đạo thì như cầm đuốc vào trong nhà tối, tối hết mà sáng còn: học đạo mà thấy thánh đế thì ngu si diệt hết, được sự thấy toàn thể.

Thánh đế, chính văn là đế, tức 4 thánh đế, tứ đế; chính văn bài 1 còn nói là tứ chân đạo hạnh. Đế là chắc chắn, chân lý. Thánh đếchân lý được nhìn thấy bởi các bậc thánh giả. Đạo trong bài này là chỉ cho tứ đế, đặc biệtdiệt đế (niết bàn) trong tứ đế ấy.

(15) Nhớ Đạo

Phật nói, Như lai nhớ gì, nhớ đạo. Như lai làm gì, làm đạo. Như lai nói gì, nói đạo. Như lai nhớ đến thánh đế thì không bỏ qua phút chốc nào cả.

Chữ đạo của bài này cũng là chữ đạo của bài 14 ở trên. Đặc biệt chính văn bài này còn nói tứ đế là đế đạo (đạo lý chắc chắn).

Bài 18 bản B là chữa bài này, mà đi quá xa, nói như cao mà kém thấy rõ, nhất là kém cho sự tu niệm.

(16) Quán Vô Thường

Phật nói, nhìn trời đất hãy nhớ vô thường, nhìn núi sông hãy nhớ vô thường, nhìn vạn hữu hãy nhớ vô thường. Giữ tâm trí như vậy thì đắc đạo mau chóng.

Vô thường là diễn biến liên tục. Vô thường mới có các pháp và các pháp liên tục. Vô thườngvô cái ảo tưởng thường còn, không phải có cái thường còn để mà vô. Quán vô thường, đổi bỏ cái nhìn, cái hy vọng còn mãi, cái sự quên đi diễn biến liên tục, là nền móng của cả quan niệmý niệm, không phải chỉ khái niệm, của người hành đạo. Vô thường dễ nhận thức nhất, dầu tạo được cái nhìn vô thường cho quen thì không phải một sớm một chiều. Nên phải cố mà tập.

Cũng nên biết vô thườngsát na, có nhất kỳ. Sát na vô thường là diễn biến trong từng đơn vị thì gian ngắn nhất (như sự thoạt hiện hay thoạt biến của một ý nghĩ). Nhất kỳ vô thường là diễn biến trong từng giai đoạn (thay đổi hình thức này thành hình thức khác). Vô thường nhất kỳ là kết quả của sát na vô thường. Chết là nhất kỳ vô thường của con người.

(17) Đức Tin

Phật nói, việc làm mỗi ngày là thường nhớ đạo, hành đạo, thì thành đạt đức tin, phước được vô lượng.

Tín căn (đức tin) là 1 trong 5 cái gọi là 5 thiện căn: tín (đức tin) tiến (nỗ lực) niệm (chánh niệm) định (chuyên chú) tuệ (minh sát). Năm thiện căn này là phước của người hành đạo, như những cái rễ mà từ đó có ra bao nhiêu thiện cănphước đức khác. Nhưng đức tin mà nói thành đạt do nhớ đạo hành đạo hằng ngày, thì đức tin ấy không phải chỉ là sự tin tưởng của tín ngưỡng. Nói thật đúng và xác, đức tin ở đây là không còn hoài nghi gì nữa về tứ đế.

(18) Nhớ Vô Ngã

Phật nói, một cách chín chắnthuần thục, hãy tự nghĩ nhớ, trong cơ thể, 4 đại đều có tên riêng, không có gì là ngã, sự thể chỉ như ảo thuật.

Bài này nói vấn đề quan trọng, vấn đề ngã. Ý thức tu chứng đặt trên khái niệm vô ngã. Vậy ngã là gì, tại sao vô ngã, học đạo cần phải biết, ở bất cứ cấp độ nào.

Ngã là khái niệm phát sinh và diễn tiến như sau. Mở đầu là cho con người có một đấng chủ tể. Đấng ấy tự hữu, chủ động và chỉ huy. Con người có và sống do sự chủ động và chỉ huy ấy. Sự tái sinh của con người cũng vậy. Đấng ấy là ngã. Khái niệm này gọi là nhất thần luận. Kế đó, thấy chỗ hớ và ấu trĩ của vấn đề, vấn đề bèn được suy luận đấng ấy là bản thể. Mỗi con người là một phần của bản thể ấy. Bản thể ấy là ngã. Khái niệm này gọi là phiếm thần luận. Cả 2 khái niệm này là cái ngã ly uẩn (ngã ở ngoài con người).

Rồi suy luận con người là diễn biến. Diễn biến thì phải có cái gì ở trong con người mà chủ động và chỉ huy. Cái gì ấy có 3 thuyết: nguyên tử, tinh thể, linh hồn. Ba cái ấy là ngã. Khái niệm này là thắng ngã hay thần ngã. Lại suy luận thân thể là cái ta = cái tổng thể thống nhất và bất biến. Diễn biến chỉ là sự phản ứng, không thể chi phối cái ta. Cái ta ấy là ngã. Khái niệm này gọi là bản ngã. Tất cả 3 khái niệm này là cái ngã tức uẩn (ngã ở trong con người).

Phật giáo thì không chấp nhận như vậy. Phật giáo nói phải như thật tri kiến. Trước hết, thấy con người là một tổ hợp mà nói đại thể là danh sắc (tâm lý vật lý). Sắc có 4 đại, gọi là sắc uẩn. Danh là 4 uẩn tiếp theo.

Nên hiểu tứ đại đã. Tứ đại là kiên (cố thể) thấp (dịch thể) noãn (nhiệt lực) động (động lực) -- Tứ đại không phải đất nước gió lửa; 4 thứ này là tứ đại giả danh, chỉ do tứ đại tùy tăng. Tứ đạivật lý của thân thểvũ trụ của thân thể. Gồm lại là sắc uẩn (cảm giác được khách quan hóa).

Nay nói thân thể con người. Thì thân thể ấy là 5 uẩn nếu phân tích ra, là danh sắc nếu tổng hợp lại. Thân thể như vậy là một hợp thể diễn biến liên tục. Sự diễn biến chính là động tác của hợp thể ấy. Động tác ấy vừa là động lực, vừa là phản ứng. Động tác ấy là Nghiệp. Chính Nghiệp diễn biến mà liên tụcnhân quả -- Nhân quả là các yếu tố và các giai đoạn tự tương quan và tác động lẫn nhau, và được gọi là sự liên tục. Sự liên tục này tạo ra ấn tượng và khái niệm gọi là ngã. Sự thực, nghiệp tự nó là động lực, không có gì chủ động và chỉ huy. Như vậy gọi là khái niệm vô ngã. Từ khái niệm này mà thấy khái niệm ngã chỉ là ảo tưởng. Nhưng ảo tưởngthành sự tự ý thức. Cái ảo tưởng tự ý thức ấy chính là cái ngã của ta. Vô ngãvô cái ảo tưởng ngã ấy, không phải có cái ngã để mà vô. Phật giáo còn cho thấy ảo tưởng về ngã là ý thức, tự ý thức về ngã là mạt na, cái được ảo tưởng và tự ý thức là ngã là a lại da. Tất cả đều là nghiệp, liên hệ đến nghiệp, không có cái ngã nào biệt lập, độc lập, duy nhấtbất biến. Nghiệp như vậy, tức thân thể (danh sắc) diễn biến liên tục như vậy, lưu chuyểnluân hồi, hoàn diệtgiải thoát. Nói dễ hiểu, nghiệp như cánh tay : chỉ xuống gọi là ngược, chỉ lên gọi là xuôi. Đại thừa không cho niết bàn không còn động tác gì hết, mà động tác ấy, bấy giờ, gọi là"bất tư nghị nghiệp". Đức ngã trong 4 đức niết bàn của đại thừa không phải là ngã, mà là cái phẩm chất tự tại của niết bàn.

Trong cấp độ sơ khởi của sự học đạohành đạo, bài này nói thân là danh sắc ẫ Nói danh sắc là nói ngũ uẩn, chỉnh hơn chỉ nói tứ đại. Danh sắc tự nó là sự sống, là cuộc sống; là tự thể không biệt lập, đối lập. Biết như vậy thì khái niệm cái ngã, cái ta ích kỷ và cố định, khái niệm ấy sẽ không còn: không còn cái gốc của ái dục nữa.

Chữ ảo thuật nói trong bài này là như vật liệu được ảo thuật ra bồ câu. Vậy vật liệu là có, ảo thuật cũng vẫn có, cái có do yếu tố, cái có giả. Từ cái có giả ấy mà, không thấy vật liệu, không biết ảo thuật, cho bồ câu là có thật. Cái có này mới không có. Thân thể là có, có giả. Cái có không có chính là ngã.

(19) Danh Tiếng Hoa Hòe

Phật nói, vì ái dụccầu danh tiếng hoa hòe thì cúng như đốt hương, người ta nghe được hơi thơm thì hương đã tự đốt rồi. Người thiếu trí tuệ mới ham danh tiếng tầm thường, không cố giữ sự chân thật của đạo hạnh. Cái họa danh tiếng là đem lại sự ân hận tiếp theo sau đó.

Danh với lợi là tai họa cho sự hành đạo. Trong 2 thứ, danh có vẻ dễ bị mắc vào hơn, nhất là mắc vào dưới nhiều dạng trá hình. Người hành đạo, tuổi càng cao có vẻ càng lụy không ít vì danh. Vì danh mà bán cả đạo, vất cả đời mình đi, ngày nay vẫn có kẻ như vậy.

(20) Tiền Tài và Sắc Đẹp

Phật nói, con người đối với tiền tài và sắc đẹp thì y như trẻ con ham mật ngọt trên lưỡi dao. Mật ấy không đủ một bữa ăn, mà trẻ con liếm vào tất có cái họa đứt lưỡi.

Người xuất gia đừng coi mình như trẻ con. Người xuất gia ý thức đạo hạnh thật cao trọng. Đối với bao kẻ coi tiền và tình, kể cả cái lụy vì tiền và tình, là hạnh phúc, thì người xuất gia là kẻ nghịch lưu: bơi ngược dòng. Dầu vậy, bài này vẫn là lời cảnh cáo cho cái hạnh phúc vì tiền và tình. Riêng đối với tiền, ở kinh khác, như Thiện sinhƯu bà tắc, Phật dạy hãy học nghề, kiếm tiền và dùng tiền hợp lý.

(21) Vợ Con, Bảo Vật, Nhà Cửa

Phật dạy, con người ràng buộc vào vợ con bảo vật nhà cửa thì còn hơn lao ngục. Lao ngục còn có ngày được phóng thích, vợ con ái dục thì cái họa miệng cọp cũng cam tâm nhảy vào, đâu có cái ngày phóng thích.

ý thức giải thoát mới thấy vợ con tài sản là tù đày. Không thì thấy vợ con tài sản là thảm xanh của hạnh phúc.

(22) Sức Mạnh Của Sắc Dục

Phật nói, ái dục không gì hơn sắc dục. Sắc dục tạo ra ái dục thì không gì lớn bằng. Nhờ chỉ có một cái như vậy, giả sử có cái thứ hai thì thiên hạ không còn ai hành đạo được nữa.

Có những trường hợpcổ đức nói là đạo cao một thước ma cao một trượng. "Giả sử đạo niệm cũng bằng tình niệm thì Phật cũng đắc đạo chậm hơn".

(23) Ái Dục Tự Hại

Phật nói, con người đối với ái dục thì như cầm đuốc lửa mà đi ngược gió, ngu mà không bỏ đuốc xuống thì tất bị cháy tay. Độc tố tham sân si ở ngay trong thân tâm, y như đuốc lửa ở nơi tay mình. Không sớm đem đạo hạnh mà trừ bỏ, thì như ham cầm đuốc lửa, tất có cái họa cháy tay.

Con người tự mình là đuốc lửa cho mình. Có 3 độc thì đuốc lửa cháy tay. Có đạo hạnh thì đuốc lửa soi đường.

(24) Ngọc Nữ

Thiên thần hiến ngọc nữ cho Phật để thử nghiệm ý ngài, quan sát đạo ngài. Ngài nói, ngọc nữ có thể vừa ý thế tục, không thể kích động Như lai. Hãy đi đi, Như lai không cần dùng. Thiên thần rất kính trọng, nhân đó hỏi Phật về ý đạo. Ngài giảng giải cho, liền thành đạt đạo quả Tu đà hoàn.

Thiên thần (devata) là gọi chung chư thiên, kể cả Phạn vương, Đế thích. Nhưng ở đây không phải ma vương, vì ma vương không thành sơ quả. Còn ngọc nữ chỉ có nghĩa là gái đẹp, và ở đây là gái đẹp chư thiên. Ấy vậy mà có kẻ thượng lên làm Ngọc nữ bồ tát mà lạy !

(25) Cây Trôi Theo Dòng Nước

Phật nói, hành đạo thì như cái cây ở trong dòng nước, hãy theo dòng nước mà trôi đi, không mắc vào bờ hai bên, không bị người vớt lấy, không bị phi nhân ngăn chận, không bị nước xoáy làm đứng lại, không bị thối rã, thì cây ấy tất vào được biển cả. Hành đạo cũng vậy, không bị ái dục mê hoặc, không bị tà ngụy quấy phá, tinh tiến mà không do dự, thì Như lai bảo đảm người ấy đắc đạo.

Những sự ví dụ trong đây, được giải thích không phải chỉ có một ý, vì giải thích sao cũng có lý cả. Nay, căn cứ vào chính văn ý của bài này, và của kinh này, tạm giải thích như sau. Không mắc hai bên bờ là không thái quá hay bất cập. Không thối rã là không bị ái dục mê hoặc. Không bị nước xoáy làm đứng lại là không bị do dự. Ngoài ra, bị người vớt, bị thần chận, thì nói chung bằng chữ tà ngụy. Tà ngụy ở đây là ngoại đạo, là phi mục đích. Ngoại đạo thì dễ hiểu. Phi mục đích là mong cầu hạnh phúc trong nhân loại hay trong chư thiên. Không bị những điều trên đây thì thế nào cũng đắc đạo.

(26) Ý Không Thể Tin

Phật bảo các vị sa môn, thận trọng, đừng tin ý của các người, ý của các người không bao giờ tin được. Thận trọng, đừng tiếp xúc sắc đẹp, tiếp xúc thì tai họa có liền. Được tuệ giác La hán rồi mới nên tin ý của các người.

Tuệ giác La hán có 2: tuệ giác diệt tận (tận trí) và tuệ giác không sinh (vô sinh trí). Diệt tận là diệt tận ái dục đã có. Không sinhkhông sinh ái dục sẽ có. Chỉ khi nào được 2 tuệ giác ấy, tâm ý mới có thể tin được khi tiếp xúc với sắc dục.

(27) Nẽo Chánh

Phật bảo các vị sa môn, thận trọng, đừng nhìn phụ nữ. Phải nhìn thì thận trọng, đừng nói chuyện. Phải nói chuyện thì sắc lịnh cho tâm trí đi theo nẻo chánh. Rằng ta là sa môn, ở trong cuộc đời này ta phải như đóa sen không dính bùn lầy. Già thì coi như mẹ, lớn thì coi như chị, trẻ thì coi như em, nhỏ thì coi như con. Cẩn trọng mà giữ uy nghi, ý thức càng phải xét kyլ thân hông thật, chứa toàn dơ bẩn; (sinh cái tâm độ thoát) để giải cái ý bất chính.

Bài này chỉ cho người xuất gia cách đối xử với phụ nữ. Một, tránh tiếp xúc. Hai, tiếp xúc thì phải chánh niệm, rằng mình phải như hoa sen, không được lấm bùn. Ba, coi phụ nữ mọi lứa tuổi đều như thân nhân. Bốn, phải giữ uy nghi đúng giới luật (nói năng và cử động thật nghiêm chỉnh, không tiếp xúc lâu, ở chỗ khuất). Năm, quán bất tịnh. Sáu, sinh tâm độ thoát cho họ. Điều tôi lấy bản B mà bổ túc, vì văn ý bài này là ở đây.

Tuy nhiên, cái lối coi phụ nữ như thân nhân không hẳn không có hậu quả trái ngược, nhất là không hẳn không bị lợi dụng với tà ý. Luật còn cấm kết làm thân nhân. Nên phải thận trọng. Trong cấp độ sơ cơ, sự tránh tiếp xúc, và giữ uy nghi khi tiếp xúc, mới thật đáng nói.

(28) Tránh Cho Xa

Phật nói, hành đạo thì phải từ bỏ tình dục. Hãy như cỏ gặp lửa, lửa đến thì phải tránh: người hành đạo gặp tình dục thì phải tránh cho xa.

Cỏ mà gặp lửa thì đang tươi cũng cháy, nói chi đã khô. Tình dục thì đạo lực có mà còn phải tránh, huống chi chưa có.

(29) Hãy Đoạn Tâm

Có người bực vì tình dục không ngừng, dùng dao búa mà đoạn âm. Phật nói, đoạn âm đâu bằng đoạn tâm. Tâm tà không ngừng thì đoạn âm ích gì, chỉ đem lại cái chết mà thôi. Thế nhân nhận thức đảo ngược là như người khờ trên đây.

Đoạn âm ở đây là trừ bỏ bộ phận sinh thực nam. Đoạn âm không ích gì cả trong sự làm sạch tâm trí đối với ái dục.

(30) Gốc Của Tình Dục

Có một dâm nữ hẹn với nam nhân. Đến hẹn, nam nhân không đến. Dâm nữ tự hối, rằng

Dục tình, ta biết ngươi,
gốc của ngươi là ý
ý sinhtư tưởng.
Ngày nay ta không còn
tư tưởng nữa đến ngươi,
thì ngươi hết sinh ra.
Phật đang đi, nghe vậy, bảo các vị sa môn, nhớ lấy, đấy là lời chỉnh cú của đức Phật Ca diếp, được lưu hành trong dân gian.

Dục tình do tư tưởng, tư tưởng do ý. Gốc của dục tình là như vậy. Nên không tư tưởng đến dục tình, dục tình mới không được thực hiện cho đến không còn.

(31) Yêu, Lo, Sợ

Phật nói, con người do ái dục mà lo buồn, do lo buồn mà sợ hãi. Không ái dục thì không lo buồn, không lo buồn thì không sợ hãi.

Ái dục tạo ra lo buồn, sợ hãi, là nói đơn giản. Ái dụctranh thủ, hưởng thụ và hậu họa thì không gì đa dạng cho bằng. Trong 12 chi duyên khởi, ái quan trọng nhất: ái tận là niết bàn, ái thủ thì sinh tử.

(32) Tinh Nhuệ Bước Tới

Phật nói, hành đạo là như một người chiến đấu với muôn người. Mặc áo giáp, cầm vũ khí, tiến ra chiến trường, hoặc quyết chiến mà chết, hoặc đại thắng mà về. Ấy vậy, những ai kiên trì tâm chí, tinh nhuệ bước tới, không mê hoặc vì lời tiếng tầm thường, cuồng dại, thì chiến thắng ái dục, đánh bại xấu ác, đắc đạo chắc chắn.

Hành đạo thì phải có cái mà Thiền tông gọi là "khẳng tâm": dứt khoát, quyết chí, không do dự, không dao động. Cảnh sách nói khá rõ: Nổi dậy cái chí khí quyết liệt, mở ra cái hoài bão cao xa, hết thảy mọi sự động tĩnh đều nhìn lên các bậc thượng thặng, đừng tự ý sống theo những thói hư hèn. Nội một đời này mà thôi, phải giải quyết bản thân cho xong, và việc đó là tự mình liệu lấy cho mình, không phải do ai đâu khác.

(33) Vừa Phải

Có vị sa môn ban đêm tụng kinh tiếng nghe rất buồn, có vẻ hối tiếc, lưỡng lự, muốn trở về thế tục. Phật gọi mà hỏi, khi ông ở nhà thì đã làm gì? Thưa, thường đánh đàn. Giây đàn dùi thì thế nào? Thưa, không kêu. Giây đàn căng thì thế nào? Thưa, mất tiếng. Căng dùi vừa phải thì thế nào? Thưa, âm điệu phát ra đủ cả. Phật nói, học đạo cũng phải như vậy, giữ cho tâm trí chừng mực thì đạo phải được.

Đây chính là trung đạo. Trung đạochính yếu của Phật giáo. Trung đạolinh động, thích đáng, không phải nước đôi, hỗn hợp.

(34) Từ Từ

Phật nói, hành đạo cũng như luyện sắt, tuần tự mà luyện, càng luyện càng loại hết quặng đi, thì làm đồ rất tốt. Học đạo mà từ từ, trừ khử một cách sâu xa dơ bẩn trong tâm, thì tinh tiến đắc đạo. Thái quá thì cơ thể mệt mỏi, cơ thể mệt mỏi thì tâm ý bực bội, tâm ý bực bội thì tu hành lùi bước, tu hành lùi bước thì tội lỗi xuất hiện.

Từ từ nhưng tinh luyện, tinh tiến, mới tránh được thái quá, bất cập. Thái quá hay bất cập chỉ làm cho đạo nghiệp hư hỏng.

(35) Khổ Mà Hết Khổ

Phật nói, hành đạo cũng thấy khổ, không hành đạo cũng thấy khổ. Nhưng con người từ sinh đến già, từ già đến bịnh, từ bịnh đến chết, khổ biết bao nhiêu. Tâm ý bực bội, tích lũy tội lỗi, thì sinh tử không ngừng, cái khổ này mới khó nói cho hết. (Cái khổ của sự hành đạo có thể làm cho cái khổ này chấm dứt).

Đối với con người, cái gì cũng cho là khổ. Nhưng có cái khổ để rồi khổ vô cùng, có cái khổ để rồi hết cái khổ ấy. Hành đạo là khổ để hết khổ, không cam tâm khổ để khổ mãi.

(36) Mừng Được Khó Được

Phật nói, thoát đường ác mà được làm người là khó, được làm người mà làm đàn ông là khó, làm đàn ông mà đủ giác quan là khó, đủ giác quan mà sinh xứ trung tâm là khó, sinh xứ trung tâm mà được thờ Phật pháp là khó, được thờ Phật pháp mà gặp quân vương đạo đức là khó, gặp quân vương đạo đức mà sống trong gia đình bồ tát là khó, sống trong gia đình bồ tát mà gặp đời Phật là khó.

Xứ trung tâm (trung quốc) là những nơi có Phật giáo, ít nhất cũng có văn hóa tốt. Quân vương đạo đức là lãnh tụ quốc gia mà có đạo đức. Có đạo đức thì có chính sách tốt. Chính sách ấy mới lợi cho dân, nhất là cái lợi tín ngưỡng Phật pháp không bị phá hoại. Gia đình bồ bát là gia đìnhgia phongtruyền thống vị tha.

Đã được những điều trên đây, dầu chỉ được một cách tương đối, nhất là đã được làm thân người, mà không hành đạo thì thật tự phụ bạc lấy mình nhiều lắm, phí mất một đời một cách oan uổng.

(37) Đời Sống

Phật hỏi một vị sa môn, sinh mạng con người tồn tại trong bao lâu, thưa, trong vài ngày, Phật nói, ông chưa hành đạo. Phật hỏi một vị sa môn khác, sinh mạng con người tồn tại trong bao lâu, thưa, trong một bữa ăn, Phật nói, ông cũng chưa hành đạo. Phật hỏi một vị sa môn khác nữa, sinh mạng con người tồn tại trong bao lâu, thưa, trong hơi thở ra hay vào, Phật nói, hay thay, ông đáng được gọi là người hành đạo.

Chữ hành đạo trong bài này là quán vô thường. Sinh mạng ở trong sát na vô thường để rồi đi đến nhất kỳ vô thường. Sát nađơn vị ngắn nhất của thì gian, chỉ bằng sự thoạt hiện hay sự thoạt biến của cái biết, và đó chỉ nói theo tầm nhận thức của người thường. Sinh mạng thực ra chỉ tồn tại trong từng sát na như vậy. Nói tồn tại trong hơi thở (ra mà không vào, hay ngược lại) còn là lâu. Tuy nhiên, quán vô thường mà xét thấy đến như thế cũng đã đáng gọi là quán vô thường. Và từ đó mà sự tranh thủ thì gian với sinh mạng để hành đạo sẽ đắc lực hơn lên.

(38) Gần Phật Xa Phật

Phật nói, đệ tử của Như lai sống cách Như lai mấy ngàn dặm mà lòng nhớ giới luật của Như lai, thì đắc đạo chắc chắn; còn sống bên cạnh Như lai mà lòng mang tà ý, thì không bao giờ đắc đạo. Sự thực là ở nơi sự hành đạo, gần mà không hành đạo thì đâu có được muôn một trong sự lợi ích.

Giới luật là bậc đại sư của người hành đạo. Chính Phật đã nói như vậy trong di huấn tối hậu của ngài. Nên cách Phật mà giữ giới thì vẫn đắc đạo, gần Phật mà không quan tâm giới luật cũng vẫn mất mát rất lớn.

(39) Kinh Pháp Như Lai Cũng Vậy

Phật nói, như ăn đường phèn thì trong ngoài đều ngọt. Kinh pháp của Như lai cũng vậy, mọi ý nghĩa đều thích thú, làm theo là đắc đạo.

Phật phápbất định pháp -- là trung đạo, thích đáng với căn cơ. Thế nên Phật pháp mà có ý nghĩa, và ý nghĩa thích thú, làm theo hữu ích, là chính vì như vậy.

Nhổ Được Gốc Rễ Ái Dục

Phật nói, người hành đạonăng lực bạt nhổ gốc rễ ái dục. Ngắt lấy chuỗi ngọc đang treo thì ngắt từng hạt cũng có lúc lấy hết, và xấu ác mà hết thì là đắc đạo.

Tiệm tuchắc chắn đắc đạo. Nhưng tiệm trừ xấu ác mà ví dụ như ngắt từng hạt ngọc thì cũng hơi lạ -- nếu tôi hiểu và dịch không lầm.

(41) Thẳng Tắp Một Mạch

Phật nói, sa môn hành đạo là như con trâu mang nặng, đi trong bùn sâu, mệt nhọc đến mấy cũng không dám ngoái nhìn hai bên, mà phải đi cho mau, rời khỏi bùn sâu, mới được nghỉ ngơi. Sa môn coi ái dục còn hơn bùn sâu, nên thẳng tắp một mạchhành đạo, mới có thể thoát khỏi mọi sự khổ lụy.

Thẳng tắp một mạch thì sự khẳng tâm và tinh tiến nằm trong đó. Trong đó không thể có sự lạm dụng những chữ từ từ, tuần tự, chừng mực.

(42) Phật Nhìn

Phật nói, Như lai coi cái ngôi vương hầu như khách trọ, coi cái quí vàng ngọc như sỏi đá, coi cái đẹp tơ lụa như giẻ rách, (coi cái trò phải trái như rồng múa, coi sự sinh diệt của các pháp như cây bốn mùa).

Khách trọ, chính văn là quá khách (khách qua đường), ý nói tạm bợ, ở và đi rất mau chóng và bất thường. Rồng múa, đúng ra là 6 con rồng cùng múa. Sinh diệt như cây trải qua 4 mùa là sinh không thật sinh, diệt không thật diệt.

Bài 42 này của bản A thì có vẻ thiếu, của bản B lại có vẻ thừa. Tôi chỉ trích 2 điều của bản B mà bổ túc.

Về cái nhìn của Phật, nói như bài 42 trên đây, là nói một chiều thích hợp với trình độ kinh này. Thật ra cái nhìn của Phật là tùy người. Thí dụ ngôi vị chính quyền. Đối với người cần nói với họ về sự vô thường, về cái lụy danh vị, thì nói Phật nhìn ngôi vị vương hầu là tạm bợ. Nhưng nếu đối với người cần nói với họ về cái dụng của danh vị trong sự lợi tha thì nói Phật coi ngôi vị vương hầu có khi cũng cần đến.

Vu Lan 2537, 20-24/7.
Trí Quang

(Đạo Phật Ngày Nay)

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :