KINH NHẬP
LĂNG GIÀ
Hán dịch: Thiên
Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy
Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh
Quyển thứ mười
PHẨM THỨ MƯỜI
TÁM : TỔNG
II- Nương chư Phật
trụ giữ
Các nguyện lực
sạch trong
Thọ chức và Tam
muội
Công đức và Thập
địa
Sừng thỏ và hư
không
Và cùng con Thạch
nữ.
Phân biệt pháp như
trên
Thì không mà nói
tên (tự danh)
Nhân thế gian huân
tập
Chẳng phải chỗ có,
không.
“Năng kiến” được
giải thoát
Giải được “pháp vô
ngã”
Thật thể phân biệt
tên
Tha thể từ nhân
sinh.
Ta nói là thành
tựu
Các kinh thường
nói thế
Tự cú và danh
thân...
Với thắng pháp
danh thân
Người ngu si phân
biệt
Như voi sa vào bùn
Thiên thừa và Phạm
thừa
Và với Thanh Văn
thừa
Như Lai và Duyên
Giác
Ta nói như vậy
thừa.
Các thừa chẳng thể
hết
Có tâm như vậy
sinh
Tâm chuyển diệt
cũng không
Không thừa, không
kẻ thừa.
Tâm phân biệt và
thức
Ý và với ý thức
Tam hữu A lê
gia
Tâm tư duy danh
khác.
Mạng và với Noãn
thức (noãn :ấm)
Mạng căn A lê gia.
Ý và với ý
thức
Là tên khác phân
biệt.
Tâm trụ giữ ở
thân
Ý thường hiểu các
pháp
Biết cảnh giới tự
tâm
Chung với thức
phân biệt.
Ta nói, ái là
mẹ
Vô minh lấy làm
cha
Nhận thức biết
cảnh giới
Vậy nên gọi là
Phật.
Các sử là oán
gia
Mọi hòa hợp là ấm
Không ở thể nối
nhau
Đoạn đó gọi vô
gián.
Hai vô ngã não
phiền
Và hai thứ vô ngã
Biến hóa chẳng
nghĩ bàn
Không sinh tử là
Phật.
Ý tương ứng pháp
thể
Pháp ta là nội
thân
Nếu hay thấy như
vậy
Đó chẳng theo vọng
giác (hiểu biết hư vọng).
Thật không ở các
pháp
Như ngu si biệt
phân
Nương hư vọng
không pháp
Làm sao được giải
thoát ?
Sinh diệt hòa hợp
buộc
Thấy ở pháp hữu vi
Tăng trưởng ở hai
kiến
Chẳng mất pháp
nhân duyên.
Cây chuối, mộng và
huyễn...
Như vậy là thế
gian
Chỉ một pháp là
thật
Niết Bàn lìa ý
thức.
Có tham và cùng
sân
Và có si vô nhân
(không người (?))
Từ ái sinh các
ấm
Ấm có cũng như mơ.
Những đêm nào
chứng pháp ?
Những đêm nào Niết
Bàn ? (Nhập diệt)
Khoảng giữa hai
việc ấy
Ta chẳng nói một
chữ.
Chứng đến pháp Nội
thân
Ta y như vậy nói.
Phật kia và thân
ta
Không có nói thắng
pháp,
Vật thần ngã thật
có
Năm ấm lìa tướng
đó.
Ấm thể là thật
có
Trong ấm đó vô ngã
Mỗi mỗi thấy phân
biệt
Tùy phiền não và
sử.
Được thế gian tự
tâm
Lìa khổ được giải
thoát
Các nhân và nhân
duyên
Thế gian sinh như
vậy
Là bốn pháp tương
ưng
Đó chẳng theo ta
dạy
Pháp phi hữu vô
sinh
Lìa hữu vô chẳng
sinh
Kẻ ngu sao phân
biệt
Từ nhân và các
duyên ?
Lìa bốn câu có
không (?)
Nếu hay thấy thế
gian
Bấy giờ chuyển tâm
thức
Được pháp vô ngã
liền.
Các pháp vốn chẳng
sinh
Vậy nên nhân duyên
sinh.
Các duyên tức là
quả
Trong quả sinh ra
có.
Trong quả sinh hai
thứ
Trong quả ứng có
hai
Mà trong hai không
quả
Trong quả chẳng
thấy vật.
Lìa khỏi quán, khả
quán
Nếu thấy pháp hữu
vi
Lìa tâm chỉ là
tâm
Nên ta nói duy
tâm.
Lượng, thật thể,
hình tướng
Lìa khỏi thật thể
duyên
Cứu cánh Đệ nhất
tịnh
Ta nói lượng như
vậy.
Như giả danh là
ta
Không pháp thật
được thấy
Như vậy ấm, ấm thể
Là phi thật, giả
danh.
Bình đẳng có bốn
thứ
Tướng, nhân và cả
sinh
Vô ngã cũng bình
đẳng
Bốn pháp người tu
hành.
Chuyển tất cả các
kiến
Phân biệt, khả
phân biệt
Bất kiến và bất
sinh
Nên ta nói duy
tâm.
Không pháp cũng
chẳng (phải) không (pháp)
Lìa khỏi thể có
không.
Chân như lìa khỏi
tâm
Nên ta nói duy tâm
Chân như, Không,
thật tế
Pháp giới và Niết
Bàn
Ý sinh thân và
tâm
Nên ta nói duy
tâm.
Phân biệt nương
huân tập
Đủ thứ sinh đủ thú
Tâm chúng sinh
thấy ngoài
Nên ta nói duy
tâm.
Khả kiến không vật
ngoài
Thấy tâm thấy đủ
thứ
Của nuôi thân trụ
giữ
Nên ta nói duy
tâm.
Tất cả Bích Chi
Phật
Không hòa hợp mà
sinh
Không các sắc
tướng ngoại
Tự tâm thấy ngoại
pháp.
Giác biết ở tự
tâm
Ngu phân biệt hữu
vi
Người ngu chẳng
biết ngoài
Tự tâm thấy đủ
thứ.
Ví như ngăn người
ngu
Bốn thứ pháp chấp
trước
Không nhân, không
phân biệt
Ví dụ năm thứ
luận.
Tự tâm thể hình
tướng
Giỏi biết là tuệ
thông
Nương phân biệt,
khả biệt
Phân biệt đến hiện
sinh.
Mỗi một riêng hòa
hợp
Là một chủng tử
nhân
Mượn hai pháp là
hai
Nên tâm người
chẳng sinh.
Phân biệt tâm, tâm
pháp
Hai(ba?) cõi trụ ở
trong
Hiện sinh ở các
pháp
Thể kia là hư
vọng.
Nhân nương hiện
hợp hòa
Nên có mười hai
nhập
Nương nhân quán
hợp hòa
Ta chẳng nói là
pháp.
Như thấy tượng
trong gương
Mắt mờ thấy vừng
lông
Lòng người ngu
thấy vậy
Là nương huân tập
tâm.
Chung phân biệt
khả biệt
Mà sinh ra phân
biệt
Như ngoại đạo biệt
phân
Không ngoại tướng
như vậy.
Người chẳng nhận
ra dây
Mà cho là con rắn
Chẳng biết nghĩa
tự tâm
Phân biệt ở ngoại
pháp.
Mà Thừa với thừa
thể
Lìa khỏi một trong
hai
Mà phân biệt ở
thừa
Là tội lỗi tự tâm
Nương pháp nào ?
Thế nào ?
Phân biệt chẳng
thể thấy
Chẳng được nói, đó
không
Các pháp thể như
vậy.
Y có nên nói
không
Y không nên nói có
Nên chẳng được nói
không
Cũng chẳng được
nói có,
Tức phân biệt biệt
phân
Đây chẳng phải
pháp thể
Làm sao thấy vô
thể
Mà phân biết sinh
ra ?
Sắc thể không sắc
thân
Như bình và vải
trắng...
Khả kiến là pháp
không
Làm sao có phân
biệt ?
Nếu phân biệt là
mê
Pháp hữu vi vô thỉ
(thì)
Pháp nào mê chúng
sinh
Mâu Ni (tịch mặc)
là ta nói.
Các pháp, pháp thể
không
Mà nói chỉ là tâm
Ở tự tâm chẳng
thấy
Mà phân biệt khởi
lên.
Nếu phân biệt là
không
Như ngu si phân
biệt
Pháp đó, thể khác
không
Mà trí chẳng thể
giác.
Nếu Thánh có pháp
kia
Chẳng phải phàm
(phu) phân biệt
Nếu Thánh vọng có
kia (pháp kia)
Thánh, ngu si
không biệt (không phân biệt) .
Thánh nhân không
mê hoặc
Do được lòng sạch
trong
Người ngu không
tín tâm
Nên phân biệt phân
biệt.
Như mẹ vì các con
Hư không đem quả
đến
“Con lấy quả chớ
khóc !”
(Đứa) Trẻ lấy đủ
thứ quả (trái cây).
Ta đối với chúng
sinh
Phân biệt đủ thứ
quả (quả chứng)
Vì họ nói đủ thứ
Khiến lìa nhóm có,
không.
Nếu vốn không pháp
thể
Phi nhân, phi tùng
nhân
Vốn chẳng sinh,
thỉ sinh (bắt đầu cuộc sống) Cũng không thân thể ấy.
Không thân cũng
phi sinh
Lìa nhân duyên
không chỗ
Sinh diệt các pháp
thể
Lìa nhân duyên chỗ
không.
Lược quan sát như
vậy
Phi xứ khác có
không
Từ nhân duyên sinh
pháp
Người trí chớ biệt
phân.
Thấy một thể, hai
thể
Ngoại đạo ngu si
nói
Thế gian như
huyễn, mộng
Chẳng từ nhân
duyên sinh.
Nương cảnh giới
ngôn ngữ
Pháp Vô Thượng Đại
Thừa,
Ta y Liễu nghĩa
nói
Mà ngu si chẳng
hiểu.
Ngoại đạo và Thanh
Văn
Nương tật đố nói
pháp
Với nghĩa chẳng
tương ưng
Do nương vọng giác
(hiểu biết hư vọng) nói.
Thể tướng và tướng
hình
Gọi là bốn thứ
pháp
Quán pháp như vậy
nên
Sinh ra sự phân
biệt.
Phân biệt một,
hai... nhiều
Kia tùy phạm thiên
buộc
Nhật, nguyệt và
chư thiên
Là thấy phi ngã tử
(chẳng phải con của ta).
Thánh nhân thấy
pháp chân (chánh)
Do tu hành như
thật
Hay chuyển tướng
hư vọng
Cũng lìa khỏi khứ
lai (đi, lại).
Đây là ấn giải
thoát
Ta dạy các con
Phật
Lìa khỏi pháp có
không
Cũng lìa tướng đi,
lại.
Chuyển đủ thứ sắc
thức
Tất cả nghiệp nếu
diệt
Chẳng nên thường,
vô thường
Không pháp sinh
thế gian.
Vào lúc chuyển nên
diệt
Sắc lìa khỏi chỗ
kia
Lìa khỏi không lầm
lỗi
Nghiệp trụ A lê
gia.
Sắc là diệt thể
tướng
Hữu trong thức
cũng vậy
Sắc thức hòa hợp
chung
Mà chẳng mất các
nghiệp.
Nếu đó chung hòa
hợp
Mất các nghiệp
chúng sinh
Nếu diệt nghiệp
hòa hợp
Không buộc, không
Niết Bàn.
Nếu chúng với đó
diệt
Sinh ra trong thế
gian.
Sắc cũng chung hòa
hợp
Không sai biệt nên
có
Có riêng cũng
không riêng
Chỉ là tâm phân
biệt.
Các pháp thể không
diệt
Lìa bè đảng có,
không
Pháp giả danh nhân
duyên
Đắp đổi không sai
biệt.
Như trong sắc vô
thường
Đắp đổi sinh các
pháp
Lìa khỏi tướng
đây, đó
Phân biệt biết
chẳng thể.
Không có, có sao
thành ?
Như trong sắc vô
thường
Nếu giỏi thấy phân
biệt
Tha lực chẳng khởi
lên.
Là ở pháp tha
lực
Cũng chẳng khởi
phân biệt
Phân biệt nếu diệt
thì
Tức là diệt ngã
pháp.
Tạo tác trong pháp
ta
Cũng bài báng hữu,
vô (có không)
Là những người
báng pháp
Có ở trong lúc nào
?
Là diệt pháp luân
ta
Chẳng được chung
lời đó
Kẻ trí chẳng chung
lời
Chẳng chung Tỳkheo
pháp.
Đã diệt phân biệt
rồi
Lìa có, không vọng
kiến
Thấy như huyễn,
mao luân
Như mộng, Càn thát
bà
Cũng thấy như ngọn
lửa...
Thì thấy với có,
không.
Người đó chẳng
hiểu Phật
Nếu người nhiếp
điều đó
Người đó rơi nhị
biên
Cũng hoại đến người
khác.
Nếu biết tịch tịnh
pháp
Là người thật tu
hành.
Lìa khỏi pháp có,
không
Nên nhiếp lấy
người đó
Như có chỗ cho ra
Vàng bạc các trân
bảo
Không nghiệp làm
đủ thứ
Mà chúng sinh thọ
dùng.
Tính chân như
chúng sinh
Chẳng do ở nghiệp
có
Chẳng thấy nên
nghiệp không (có).
Cũng phi tác
nghiệp sinh.
Các pháp không
pháp thể
Như Thánh nhân
biệt phân
Mà có ở các
pháp
Như ngu si phân
biệt.
Nếu pháp không như
vậy
Như ngu si phân
biệt
Thì không có mọi
háp
Chúng sinh cũng
không nhiễm.
Các pháp nương tâm
có
Phiền não cũng như
thế
Sinh tử các thế
gian
Tùy theo các căn
chuyển.
Hòa hợp ái, vô
minh
Mà sinh ra các
thân
Người khác hằng
không pháp
Như ngu si phân
biệt
Nếu người, pháp
chẳng sinh
Hành giả chẳng
thấy căn
Nếu các pháp là không
Hay tác nhân thế
gian
Người ngu lìa khỏi
tác
Tự nhiên nên giải
thoát
Ngu, Thánh không
sai biệt
Có, không làm sao
thành ?
Thánh nhân không
pháp thể
Do tu ba giải
thoát
Năm ấm và pháp
nhân (pháp người).
Có đồng, có dị
tướng.
Các nhân duyên và
căn
Ta vì Thanh Văn
nói
Không nhân chỉ ở
tâm
Diệu sự và các
địa,
Chân như tịnh nội
thân
Vì các Phật tử
nói.
Đời vị lai có
người
Bài báng pháp luân
ta
Thân mặc áo cà
sa
Nói có, không các
pháp.
Không pháp nhân
duyên có
Là cảnh giới Thánh
nhân,
Phân biệt không
pháp thể
(Là) Kẻ vọng giác
biệt phân.
Đời vị lai có
kẻ
Ăn trấu, loại ngu
si
Không nhân mà tà
kiến
Phá hoại người thế
gian.
Ra đời từ vi trần
Mà vi trần không
nhân
Chín thứ vật là
thường
Tà kiến nói như
vậy.
Từ vật sinh ra
vật
Công đức sinh công
đức
Pháp này khác với
pháp
Phân biệt là thể
đó.
Nếu vốn vô thỉ
sinh
Thế gian nên có
gốc
Ta nói, ở thế
gian
Không có được bản
tế.
Ba cõi, các chúng
sinh
Là vốn vô thỉ sinh
Chó, (lạc) đà, lừa
không sừng
Ắt nên sinh không
nghi.
Mắt vốn vô thỉ
có
Sắc và thức cũng
thế
Chiếu, mũ, vải
vân... vân...
Trong bùn nên sinh
ra.
Ở trong vải không
bình (cái bình)
Trong cỏ bồ
không vải
Một ở trong một
thật
Vì sao nhân chẳng
sinh ?
Là mạng tức là
thân
Là vốn vô thỉ sinh
Pháp này người
khác nói
Ta nói các pháp
khác.
Ta thấu (hiểu)
pháp nhân duyên
Nhiên hậu ngăn tha
pháp (pháp người khác)
Ngăn người tà kiến
kia
Sau nói đến tự
pháp.
Lĩnh hội, ngoại
đạo pháp
Nhiên hậu nói
chánh pháp
Sợ đệ tử mê
lầm
Lập ra pháp có,
không.
Từ Thắng nhân xuất
thế
Ca - Tỳ - La ác ý
(?)
Vì đệ tử nói
lên
Những công đức
chuyển biến.
Phi thật, phi bất
thật
Phi tùng duyên tức
duyên
Do không các nhân
duyên
Chẳng sinh pháp
không thật.
Lìa khỏi pháp có
không
Lìa nhân cũng lìa
duyên
Lìa khỏi pháp sinh
diệt
Tự pháp lìa khả
kiến.
Thế gian như
huyễn, mộng
Lìa các pháp nhân
duyên
Lập nhân duyên thì
thấy
Vậy nên phân biệt
sinh.
Như cầm thú thích
nước
Càn thát bà, mao
luân
Lìa khỏi hữu vô
pháp
Lìa nhân và lìa
duyên.
Thấy ba Hữu không
nhân
Như vậy tâm tịnh
thấy
Những ai vô sự
ấy
Chỉ có ở nội tâm.
Xa lìa khỏi tâm
sự
Chẳng được nói duy
tâm.
Nếu quan sát ngoại
sự
Chúng sinh khởi ở
tâm
Làm sao tâm không
nhàn ?
Chẳng được nói duy
tâm !
Chân như chỉ tâm
có
Người nào pháp
thánh không
Có và chẳng phải
có
Đó chẳng giải pháp
ta.
Pháp năng thủ, khả
thủ
Nếu tâm sinh như
vậy thế
Đây là tâm thế
gian
Chẳng nên nói duy
tâm.
Của nuôi thân trụ
giữ
Nếu như trong mộng
sinh
Nên có hai thứ
tâm
Mà tâm không hai
tướng !
Như dao chẳng tự
cắt
Ngón tay chẳng tự
chỉ
Như tâm chẳng tự
thấy
Việc ấy cũng như
vậy.
Phi tha, phi nhân
duyên (chẳng phải người khác...)
Phân biệt việc
phân biệt
Năm pháp và nhị
tâm
Tịch tịnh không
như vậy
Năng sinh và với
sinh
Và hai thứ pháp
tướng
Ý ta không năng
sinh
Nói pháp không tự
tướng.
Đủ thứ thể tướng
hình
Nếu sinh ra phân
biệt
Sừng thỏ và hư
không...
Thể đó không nên
sinh.
Nếu có các pháp
tướng
Nên có việc bên
ngoài
Do không phân biệt
ngoài
Lìa tâm lại không
pháp.
Ở vô thỉ thế
gian
Các pháp ngoài
không có
Do tâm không sinh
nhân
Mà thấy ở ngoại
nghĩa.
Nếu sinh trưởng
không nhân
(Thì) Sừng thỏ
cũng nên sinh
Do không nhân tăng
trưởng
Làm sao phân biệt
sinh ?
Như hiện tại không
pháp
Như vậy trước cũng
không
Không thể thể hòa
hợp (thể :hình thể)
Sao tâm có thể
sinh ?
Chân như, Không,
Thật tế
Pháp giới và Niết
Bàn
Tất cả các pháp
sinh
Là pháp Đệ Nhất
Nghĩa.
Phàm phu rơi có,
không
Nhân và duyên phân
biệt
Không nhân vốn
chẳng sinh
Chẳng biết ở ba
Hữu.
Lòng thấy ở khả
kiến
Nhân vô thỉ dị
kiến (thấy khác)
Vô thỉ pháp cũng
không
Làm sao thấy sinh
khác ?
Nếu không vật năng
sinh
Người nghèo nên
nhiều của
Làm sao sinh vật
không ?
(Xin đấng) Mâu Ni
vì con nói !
Đây, tất cả không
tâm
Mà chẳng không các
pháp
Mộng, huyễn, Càn
thát bà
Các pháp không
nhân (mà) có.
Không thể tướng,
không sinh
Không pháp (xin)
vì con nói !
Pháp hòa hợp lìa
khỏi
Là chẳng thấy các
pháp.
Bấy giờ không vô
sinh
Ta nói, không pháp
tướng
Mộng, huyễn và mao
luân
Càn thát bà, thích
nước...
Không nhân mà thấy
có
Cũng vậy pháp thế
gian.
Như vậy hòa hợp
một
Lìa khỏi khả kiến
không
Chẳng phải ngoại
đạo thấy
Hòa hợp không như
vậy.
Hàng phục nương
không nhân
Thành tựu với vô
sinh
Nếu hay thành vô
sinh
(Thì) Pháp luân ta
chẳng diệt.
Nói đến tướng vô
nhân
Ngoại đạo sinh
kinh sợ
Làm sao ? Vì người
nào ?
Các pháp đến từ
đâu ?
Chỗ nào sinh ra
pháp ?
Không nhân mà sinh
pháp.
Sinh ở trong vô
nhân
Mà không ở hai
nhân
Nếu kẻ năng trí
thấy
Bấy giờ, chuyển tà
kiến.
Nói sinh tất cả
pháp
Không sinh là
không vật
Vì quán các nhân
duyên
Bấy giờ chuyển tà
kiến.
Vì có pháp có
tên
Vì không pháp
không tên
Mà không pháp
chẳng sinh
Cũng chẳng (phải)
đợi nhân duyên.
Gọi phi y ở
pháp
Mà gọi phi vô thể
Phi cảnh giới
Thanh Văn
Bích Chi Phật,
ngoại đạo.
Bồ tát trụ Thất
địa
Đó là tướng vô
sinh
Chuyển ở nhân
duyên pháp
Nên năng nghĩa của
nhân.
Chỉ nói y ở
tâm
Nên ta nói vô sinh
Không nhân sinh
các pháp
Lìa phân biệt phân
biệt
Lìa lập ở có,
không
Nên ta nói vô
sinh.
Tâm lìa khỏi khả
kiến
Cũng lìa khỏi nhị
thể
Chuyển ở pháp y
chỉ
Nên ta nói vô
sinh.
Chẳng mất ngoại
pháp thể
Cũng chẳng thủ nội
tâm
Lìa tất cả tà
kiến
Đây là tướng vô
sinh.
Như vậy không, vô
tướng
Tất cả nên xét xem
Phi sinh không,
không pháp
Vốn chẳng sinh là
không.
Các nhân duyên hòa
hợp
Diệt và cùng với
sinh
Lìa khỏi pháp hòa
hợp
Chẳng diệt cũng
chẳng sinh.
Nếu lìa pháp hòa
hợp
Lại pháp thể thật
không
Nhất thể và dị
thể
Như ngoại đạo biệt
phân
Có, không chẳng
sinh pháp
Phi thật sinh
chẳng sinh.
Các nhân duyên lìa
khỏi
Sinh và cùng chẳng
sinh
Chỉ là ở danh tự
Đó đây chung xích
xiềng.
Thể khả sinh rốt
không
Khóa nhân duyên
sai biệt
Lìa khả sinh, vô
sinh
Là lìa các ngoại đạo.
Ta nói, chỉ là
khóa
Mà phàm phu chẳng
thông
Mà pháp thể khả
sinh
Lìa khóa lại không
biệt.
Người đó nói không
nhân
Phá diệt hoại các
khóa
Rõ các vật như
đèn
Khóa cũng nên tỏ
rõ.
Biệt pháp nếu lại
có
Lìa khỏi thể xích
xiềng (câu móc)
Cũng chẳng sinh vô
thể
Tự tính như hư
không.
Lìa khỏi pháp câu
móc
Ngu si phân biệt
khác
Đây là dị bất
sinh
Pháp sở đắc Thánh
nhân.
Pháp đó sinh chẳng
sinh
Chẳng sinh là vô
sinh
Nếu thấy các thế
gian
Tức là nhờ câu móc
Ai câu móc thế
gian ?
Bấy giờ tâm được
định.
Ái nghiệp và vô
minh...
Là nội pháp câu
móc
Tràng, viên bùn và
luân...
Bốn đại là ngoại
pháp.
Nương vào pháp thể
khác
Là từ nhân duyên
sinh
Chẳng chỉ thể câu
móc
Chẳng trụ lượng A
hàm.
Nếu pháp khả sinh
không
Pháp trí nào là nhân
Pháp đó chung nhau
sinh
Chẳng phải là nhân
duyên.
Nóng, ẩm, động và
cứng
Ngu si phân biệt
pháp
Câu móc này không
pháp
Vậy nên thể tướng
không
Như thầy thuốc
nương bệnh
Nói phép trị sai
biệt
Mà luận không sai
biệt
Nương bệnh nên sai
biệt.
Ta nương thân
chúng sinh
Mà nói bẩn phiền
não
Biết các lực và
căn
Ta vì người ngu
nói.
Sai biệt phiền
não, căn
Ta dạy không sai
biệt
Ta có thừa duy
nhất
Tám Thánh đạo
thanh lương.
Bình, vải, mũ và
sừng...
Sừng thỏ không là
nhân
Không nhân nương
đó sinh
Mà không nhân pháp
đó
Mà pháp đó là
không
Ông chẳng được thủ
không !
Nương có nhân nên
không
Nương không chẳng
tương ứng
Pháp có đối với
không
Là pháp chung đối
đãi.
Ít pháp có nếu
nương
Thì thấy ít có
pháp
Không nhân thấy ít
pháp
Ít pháp là không
nhân.
Nếu đi nương pháp
khác
Thì đó, đây thấy
chung
Như vậy lỗi vô
cùng
Ít cũng không ít
thể.
Nương sắc, cây
vân... vân...
Như huyễn, pháp
khả kiến
Như vậy việc nương
dừng (y chỉ)
Người thấy có đủ
thứ.
Huyễn sư chẳng
phải sắc...
Cũng chẳng phải
đá, cây
Ngu si thấy như
huyễn
Y chỉ vào huyễn
thân.
Y chỉ vào sự
thật
Nếu thấy ở việc ít
Khi thấy pháp
không hai
Thì sao thấy việc
ít ?
Phân biệt, không
phân biệt
Mà chẳng (phải)
không phân biệt
Nếu phân biệt
không pháp
Không buộc, không
giải thoát
Do phân biệt không
pháp
Nên phân biết
chẳng sinh
Nếu chẳng sinh
phân biệt
Chẳng được nói duy
tâm !
Đủ thứ tâm sai
biệt
Trong pháp, pháp
không thật
Do pháp không thật
nên
Không giải thoát
thế gian
Không vật ngoài
khả kiến
Vọng phân biệt ngu
đần
Như bóng gương
lòng hiện
Huân tập nhân mê
lòng.
Chẳng sinh tất cả
pháp
Phi hữu tợ hữu
sinh
Tất cả đây chỉ
lòng
Lìa khỏi các phân
biệt.
Nói các pháp từ
nhân
Là người ngu, phi
trí
Thật thể lìa khỏi
tâm
Tâm Thánh nhân thì
tịnh.
Tăng Khư tỳ thế
sư
Lõa hình Bà la
môn
Và cả trời Tự
Tại
Theo tà kiến,
không chân(thật).
Không sinh cũng
không thể
Không bẩn như
huyễn không
Chư Phật vì đâu
nói ?
Đức Phật nói vì ai
?
(Vì) Người tu hành
thanh tịnh
Lìa giác quán tà
kiến.
Chư Phật nói pháp
chân
Ta nói cũng như
vậy.
Nếu tất cả duy
tâm
Chỗ nào thế gian
trụ ?
Pháp nào khứ, lai
nương ?
Làm sao thấy trong
địa ?
Như chim trong hư
không
Bay đi nương theo
gió
Chẳng trụ, chẳng
xét xem
Mà đi ở trên đất.
Như vậy các chúng
sinh
Nương phân biệt
gió động
Đi, lại trong lòng
mình
Như chim bay trong
không
Thấy của cải nuôi
thân
Phật nói tâm như
vậy
Làm sao thấy hiện
nhân ?
Duy tâm vì con nói
!
Trụ giữ thân tư
sinh (của cải nuôi thân)
Hiện thấy nương
huân (tập) sinh
Không tu hành là
sinh
Hiện thấy sinh
phân biệt.
Phân biệt thể cảnh
giới
Lòng nương cảnh
giới sinh
Biết đến tâm khả
kiến
Phân biệt chẳng
lại sinh.
Nếu hay thấy phân
biệt
Thì lìa giác, sở
giác
Danh chẳng tương
hợp danh
Là nói hữu vi
pháp.
Đây chỉ là Khả
giác
Danh chẳng tướng
ly danh
Trụ, khả tri lìa
khỏi
Là nói pháp hữu
vi.
Đây chỉ là khả
giác
Danh trong danh
chẳng lìa
Nếu người giác tri
khác
Chẳng tự giác, tha
giác.
Pháp bản thật năm
pháp
Và với tám thứ
thức
Hai thứ pháp vô
ngã
Nhiếp lấy đến Đại
thừa.
Nếu thấy tri, khả
tri
Tịch tịnh thấy thế
gian
Danh trong danh
phân biệt
Bấy giờ chẳng lại
sinh.
Tạo danh tự phân
biệt
Thấy đó chẳng lại
sinh
Chẳng thấy ở tâm
mình
Vậy nên sinh phân
biệt.
Các tướng bốn ấm
không
Đó thì không tính
pháp
Làm sao sắc nhiều
thứ ?
Bốn đại khác tướng
khác
Xả bỏ các tướng
pháp
Không các đại và
đại.
Nếu có sắc tướng
khác
Làm sao ấm chẳng
sinh ?
Nếu thấy tướng như
vậy
Chẳng thấy các ấm,
nhập
Nương cảnh, căn và
thức
Nên sinh tám thứ
thức.
Nương tướng có ba
thứ
Tịch tịnh không
như vậy
A lê gia, ý,
ngã
Ngã sở và cả trí.
Nhân thủ lấy hai
pháp
Biết pháp đó tức
diệt
Lìa khỏi pháp đó,
đây
Nếu thấy chẳng lìa
nhau
Thế gian chỉ tâm
phân (biệt)
(Xin) Thế Tôn vì
con nói !
Chẳng lại phân
biệt hai
Ngã và cả ngã sở
Chẳng tăng trưởng
phân biệt
Cũng không ý thức
nhân
Lìa khỏi nhân và
duyên
Phi vật cũng phi
sinh
Phân biệt chỉ là
tâm
(Xin) Thế Tôn vì
con nói !
- Lìa khỏi các
nhân duyên
Lìa năng kiến, khả
kiến
Thấy đủ thứ tự
tâm
Khả kiến vọng phân
biệt.
Chẳng biết thấy tự
tâm
Chẳng giác nghĩa
tâm khác
Không thấy tà kiến
thành
Nếu ở trí chẳng
thấy
Kia vì sao chẳng
có
Tâm người đó thủ
có
Phân biệt phi hữu
vô (chẳng phải có, không)
Nên chẳng sinh tâm
có
Chẳng biết thấy
chỉ tâm
Vậy nên sinh phân
biệt.
Không phân biệt
phân biệt
Là diệt xong vô
nhân
Ngăn bốn thứ bè
đảng
Nếu các pháp có
nhân.
Đây khác tướng
danh tự
Người đó làm chẳng
thành
Đó nên khác tự
sinh
Chẳng vậy nên nhân
sinh.
Nhân duyên nên hòa
hợp
Do ngăn nhân sinh
pháp
Ta ngăn chận lỗi
thường
Nếu các duyên vô
thường.
Là chẳng sinh
chẳng diệt
Ngu si thấy vô
thường
Diệt tướng pháp
không pháp
Chẳng thấy tạo tác
nhân
Nên vô thường sinh
có
Làm sao người
chẳng nhìn (thấy) ?
Ta nhiếp lấy chúng
sinh
Nương trì giới
hàng phục
Tà kiến, trí tuệ
diệt
Nương giải thoát
lớn thêm.
Tất cả các thế
tục
Ngoại đạo nói vọng
ngôn
Nương nhân quả tà
kiến
Chẳng thể lập pháp
mình (tự pháp).
Chỉ thành pháp tự
lập
Lìa khỏi quả nhân
duyên
Nói các chúng đệ
tử
Lìa tục pháp thế
gian.
Chỉ tâm khả kiến
không
Tâm thấy ở hai thứ
Lìa khả thủ, năng
thủ
Cũng lìa khỏi đoạn
thường.
Chỉ có tâm chuyển
động
Đều là pháp thế
gian (tục)
Chẳng lại khởi
sinh chuyển
Thấy đời là tự
tâm.
Đến thì là việc
sinh
Đi thì là việc
diệt
Biết đi đi, đến
như thật
Phân biệt chẳng
lại sinh.
Thường, vô thường
và tác
Đó, đây cũng chẳng
làm
Như vậy.. thì tất
cả
Đều là pháp thế
gian (tục).
Trời, người, A tu
la
Súc sinh, quỉ, dạ
ma
Chúng sinh bỏ chỗ
đó
Ta nói đến sáu
đường.
Nghiệp nhân thượng,
trung, hạ.
Chỗ đó hay sinh
vào
Các thiện pháp
giỏi hộ
Được giải thoát
thắng xứ.
- Phật nói niệm
niệm sinh
Sinh tử và cả
thoái
Vì chúng Tỳkheo
nói
Ý nào vì con nói ?
Tâm chẳng đến thứ
hai(đến lần thứ hai)
Đã diệt chẳng tiếp
nối
Ta vì đệ tử
nói
Niệm đắp đổi diệt,
sinh
Sắc sắc phân biệt
có
Sinh và diệt liền
xong.
Phân biệt tức là
người
Lìa phân biệt
không người
Ta nói lên niệm
pháp
Y lời ta rốt cùng.
Lìa khỏi thủ sắc
tướng
Chẳng diệt cũng
chẳng sinh
Nhân duyên từ
duyên sinh
Vô minh và chân
như...
Nương vào hai pháp
sinh
Chân như không là
thể
Nhân duyên từ
duyên sinh
Nếu vậy không pháp
khác.
Từ Thường mà quả
sinh
Quả tức là nhân
duyên
Không khác với ngoại
đạo
Nhân quả chung
nhau xen.
Phật và chư Phật
nói
Đại Mâu Ni vô dị
(không khác).
Trong thân một tầm
này
Khổ đế và Tập đế
Diệt đế và Đạo
đế
Ta vì các đệ tử
Lấy ba là thật
thì
Thủ, khả thủ tà
kiến.
Pháp xuất thế, thế
gian
Người phàm phu phân
biệt
Ta lĩnh hội pháp
khác
Vậy nên nói ba pháp.
Vì ngăn tà kiến kia
Chớ phân biệt thật thể
Nói lỗi không định pháp
Cũng lại không tâm sinh.
Thật cũng chẳng hai thủ (lấy)
Chân như không hai thứ
Ái nghiệp và vô minh
Cùng thức... từ tà sinh.
Vô cùng lỗi chẳng tác
Các pháp bốn thứ diệt
Lời nói kẻ vô trí.
Phân biệt hai thứ sinh
Có vật, không có vật
Lìa khỏi bốn thứ pháp
Cũng lìa bốn thứ thấy.
Hai thứ sinh phân biệt
Thấy thì lại chẳng sinh
Các pháp vốn chẳng sinh
Khởi lên trí sai biệt.
Hiện sinh ở các pháp
Bình đẳng không phân biệt
Nguyện xin đấng Mâu Ni
Vì con và tất cả
Nói như Pháp tương ưng
Lìa hai thứ, hai kiến (thấy) !
- Ta lìa khỏi tà kiến
Và các Bồ tát khác
Thường chẳng thấy có, không
Do chẳng thấy pháp đó
Lìa hòa tạp ngoại đạo
Lìa Duyên Giác, Thanh Văn.
Phật chứng pháp các thánh
Vì ta nói chẳng mất
Điên đảo nhân không nhân
Không sinh và tất cả
Tên khác những hoặc mê
Kẻ trí đã xa lìa.
Ví như mây, mưa, lầu
Cung, các và cầu vồng
Ngọn lửa, vừng lông, huyễn
Có, không từ tâm sinh.
Các ngoại đạo phân biệt
Thế gian từ nhân sinh
Chẳng sinh Chân như pháp
Và cùng thật tế không...
Là tên các pháp khác
Chớ phân biệt không vật
Ở trên sắc đủ thứ
Chớ phân biệt không pháp.
Như móng, tay, thế gian
Tự tại, năng, phá vật
Như vậy tất cả pháp
Chớ phân biệt không pháp.
Lìa sắc, không chẳng khác
Cũng không sinh pháp thể
Chớ phân biệt không khác
Phân biệt trước tà kiến.
Phân biệt khả phân biệt
Nhiếp lấy ở các việc
Dài ngắn và vuông tròn...
Là nhiếp tướng phân biệt
Phân biệt là pháp tâm
Khả phân biệt là ý
Nếu hay như pháp biết
Lìa năng tướng, khả tướng.
Ngoại đạo nói chẳng sinh
Và thủ ở ngã, pháp
Phân biệt tướng như vậy
Hai kiến này không sai.
Ý gì nói như vậy ?
Nếu hay biết như vậy
Người đó vào với lường (?)
Hay giải pháp ta nói.
Nhân thấy là đắm chìm
Không sinh là chẳng nương
Biết hai thứ nghĩa đó
Nên ta nói vô sinh.
- Các pháp không có sinh
Mâu Ni vì con nói !
- Không nhân chẳng tương đương
Không có pháp có xen (lẫn)
Không nhân cũng không sinh
Nhân khác kiến ngoại đạo.
Lìa có, không không pháp
Vậy nên nói duy tâm
Sinh và với chẳng sinh
Lìa pháp là tà kiến.
Nói không, nhân không sinh
Nói có là chấp nhân
Tự nhiên không tác giả
Tác giả là tà kiến.
- Phương tiện và các nguyền...
Là thấy vì con nói !
Nếu các pháp là không
Làm sao sanh tam thế (ba đời) ?
Lìa khả thủ, năng thủ
Chẳng diệt cũng chẳng sinh
Từ vật thấy vật khác
Nương pháp đó sinh tâm.
Các pháp chẳng sinh hóa
Làm sao nói vì con ?
- Thật có mà chẳng biết
Vậy nên ta nói pháp !
- Mâu Ni trong các pháp
Trước sau tự trói nhau
Lìa lỗi các ngoại đạo
Lìa khỏi nhân điên đảo
Sinh và cùng chẳng sinh
Đại sư vì con nói !
- Lìa có và với không
Chẳng mất đi nhân quả
Địa và theo thứ đệ
Vì nói một tướng không.
Thế gian rơi nhị biên
Vì các kiến mê hoặc
Không sinh ra vô sinh
Chẳng biết nhân tịch diệt.
Ta không tam thế pháp (pháp ba đời).
Ta cũng chẳng nói pháp
Có hai thì có lỗi
Chư Phật tịnh cả hai.
Các pháp, không, sát na
Không sinh cũng không thể
Nói tà pháp che tâm
Phân biệt phi Như Lai.
- Sinh và cùng chẳng sinh
Nguyện xin vì con nói !
Làm sao ? Những pháp gì ?
Lìa khỏi sinh cảnh giới ?
- Sắc đầy đủ hòa hợp
Từ ở hí luận tập (gom)
Tụ ở sắc tướng ngoài
Từ phân biệt mà sinh
Biết đến pháp đó thì
Như vậy giải nghĩa thật.
Thuận theo tính Thánh nhân
Mà tâm chẳng lại sinh
Lìa khỏi tất cả Đại
Pháp sinh chẳng tương ưng.
Tâm hư vọng quán Đại (quan sát các đại).
Quán vô sinh như vậy
Chớ phân biệt khả biệt (cái được phân biệt).
Kẻ trí chẳng phân biệt.
Phân biệt với phân biệt
Cả hai không Niết Bàn
Lập ở pháp vô sinh
Như huyễn chẳng thấy pháp.
Từ nhân của huyễn... sinh
Đã lập các pháp phá
Thấy tâm như bóng gương(cảnh tượng).
Nhân vô thỉ huân tập.
Tợ nghĩa mà vô nghĩa
Quán các pháp cũng vậy
Như sắc tượng trong gương
Tướng một, hai lìa khỏi.
Khả kiến không phi không (chẳng phải không có)
Các tướng cũng như vậy
Huyễn, Càn thát bà thành...
Nương vào nhân duyên quán (quan sát).
Như vậy các pháp thể
Pháp sinh, phi bất sinh,
Phân biệt tựa như người
Hai thứ tướng mà hiện.
Nói ngã và với pháp
Mà người ngu chẳng biết
Trái nhau và không nhân
Thanh Văn các La hán
Tự thành và Phật lực
Là năm thứ Thanh Văn.
Nhiếp lấy và với diệt
Đệ nhất lìa đệ nhất
Là bốn thứ vô thường
Ngu, vô trí phân biệt.
Ngu si rơi nhị biên
Công đức và vi trần
Chẳng biết nhân giải thoát
Do chấp pháp có không.
Ví như người ngu dại
Cho ngón tay là trăng
Như vậy ưa danh tự
Chẳng biết thật pháp (của) ta.
Các Đại đều khác tướng
Thể tướng vô sắc sinh
Mà các Đại hòa hợp
Không Đại, không nương Đại.
Các sắc lửa đốt cháy
Nước làm các vật tan (rữa)
Gió lay động các sắc
Làm sao tướng Đại sinh ?
Sắc ấm và với thức
Là pháp hai không năm (?)
Là tên khác các ấm
Ta nói như Đế Thích.
Tâm, tâm số sai biệt
Hiện chuyển các pháp sinh
Bốn Đại đó, đây biệt (riêng biệt)
Sắc, tâm chẳng theo nương.
Nương vào xanh... có trắng
Nương vào trắng có xanh...
Nương nhân, quả khả sinh
Không, hữu và với không (có).
Năng tác, khả tác làm
Lạnh nóng thấy bằng thấy (kiến đẳng kiến)
Tất cả những như vậy
Vọng giác chẳng thể thành.
Tâm, ý và còn sáu
Các thức hòa hợp chung
Lìa khỏi một thể khác
Sinh tử hư vọng sinh.
Tăng Khư Tỳ thế sư
Lõa hình, trời Tự tại
Rơi bè đảng có, không
Lìa khỏi nghĩa tịch tịnh.
Hình tướng mạo thắng sinh
Bốn Đại sinh phi trần (chẳng phải bụi)
Là ngoại đạo nói sinh
Bốn Đại và bốn trần.
Còn thì không chỗ sinh
Ngoại đạo phân biệt nhân
Ngu si mà chẳng giác.
Do nương đảng có, không (bè đảng có không).
Sinh chung tâm tương ứng
Tử chẳng chung tương ứng
Pháp thật tướng sạch trong
Chung trí tương ứng trụ.
Nghiệp cùng với sắc tướng
Năm ấm cảnh giới nhân
Chúng sinh không nhân thể
Cõi Vô sắc chẳng trụ.
Phật nói pháp vô ngã
Vô sắc đồng ngoại đạo.
Nói vô ngã là đoạn
Thức cũng chẳng nên sinh.
Tâm có bốn thứ trụ
Vô sắc làm sao trụ ?
Các pháp tướng ngoài, trong
Mà thức chẳng thể hành.
Vọng giác thì kể có
Trung ấm có năm ấm
Như vậy vô sắc sinh
Có mà là vô sắc.
Tự nhiên nên giải thoát
Không chúng sinh và thức
Là ngoại đạo không nghi
Vọng giác chẳng thể biết.
Nếu đó ở vô sắc
Vậy nên thấy vô sắc
Đó không chẳng (phi) lập pháp.
Phi thừa và vô thừa
Thức từ chủng tử sinh
Chung các căn hòa hợp
Tám thứ sắc một phần
Vào lúc niệm chẳng thủ (lấy).
Sắc chẳng trụ thời gian
Căn chẳng chung căn trụ
Vậy nên Như Lai nói
Các căn niệm chẳng trụ.
Nếu chẳng thấy sắc thể
Thức làm sao phân biệt ?
Nếu trí chẳng sinh thì
Làm sao sinh thế gian ?
Tức khi sinh liền diệt
Phật chẳng nói như vậy.
Nhất thời cũng chẳng nghĩ (niệm)
Hư vọng phân biệt lấy (thủ)
Cảnh giới và các căn
Ngu si chẳng phải (kẻ) trí.
Người ngu nghe danh thủ (lấy)
Biết như thật (là) Thánh nhân
Thứ sáu (?) không y chỉ
Do không nhân khả thủ.
Chẳng khéo biết đến ngã
Lìa khỏi lỗi pháp có
Ngu ở pháp có không
Người giác lìa thật trí.
Ngã hữu vi, vô vi
Ngu si chẳng thể biết
Trong một có bày pháp
Trong khác cũng như vậy.
Trong tâm một thể chung
Ý thức hay giác biết
Nếu bày là tấm lòng
Tâm số là danh tự.
Làm sao lìa năng thủ
Phân biệt với một khác
Chung nhân y chỉ thấy
Nghiệp, sinh và tác nghiệp...
Như lửa, như vậy nói
Tương tợ pháp tương tợ
Như lửa một thời gian
Khả thiêu (đốt) năng thiêu khác.
Như vậy Ngã nương nhân
Vọng giác sao chẳng vậy ?
Sinh và cùng chẳng sinh
Mà tâm thường thanh tịnh.
Vọng giác thì lập Ngã
Vì sao chẳng nói dụ
Mê ở rừng rậm thức
Lìa khỏi pháp thật chân.
Vọng giác chạy tây đông (đây đó)
Tìm thần Ngã cũng vậy
Tu thật hạnh nội thân
Ngã là tướng thanh tịnh.
Cảnh Phật, Như Lai tạng
Vọng giác chẳng phải cảnh (giới)
Khả thủ và năng thủ
Sai biệt năm ấm ngã.
Nếu hay biết đến tướng
Bấy giờ sinh trí chân
Ngoại đạo nói ý thức
Tạng thể A lê gia
Chung tương ứng với ta
Pháp ta nói chẳng vậy.
Nếu biết pháp như thật
Chắc chắn được giải thoát
Tu hành đến thấy đạo
Đoạn phiền não sạch trong.
Tự tính tâm thanh tịnh
Như Lai tịnh pháp thân
Là pháp nương sinh chúng
Lìa khỏi biên, không biên.
Như vàng cùng với sắc
Tính đá cùng chân kim
Người nhào nặn hay thấy
Chúng sinh với ấm vậy.
Phi ấm cũng phi nhân
Phật là trí vô lậu
Vô lậu thường Thế Tôn
Vậy nên ta về nương.
Tự tính tâm thanh tịnh
Ý tác và não phiền
Chung năm ấm tương ứng
Kẻ thắng trong thuyết nói.
Tự tính tâm thanh tịnh
Ý... chính là nhân duyên
Đó hay làm các nghiệp
Nên đó hai thứ nhiễm.
Ý... là pháp khách trần
Phiền não, ngã thanh tịnh
Đó nương phiền não nhiễm
Như cấu nương thanh tịnh.
Như áo lìa khỏi nhơ
Cũng như vàng lìa cấu
Có mà chẳng thể thấy
Ngã lìa lỗi cũng vậy.
Như đàn và trống da
Đủ thứ tiếng mỹ diệu
Ngã trong ấm cũng vậy
Ngu si tìm một, khác.
Trong đất, các bảo tàng
Cùng với nước thanh tịnh
Trong ấm, ngã cũng vậy
Thật có chẳng thể thấy.
Tâm và tâm số pháp
Công đức, ấm hòa hợp
Trong ấm ngã cũng vậy
Vô trí chẳng thể thấy.
Như thai tàng nữ nhân
Tuy có mà chẳng thấy
Ngã ở trong năm ấm
Vô trí nên chẳng thấy.
Trong tất cả các pháp
Vô thường cùng với không
Trong ấm, ngã cũng vậy
Vô trí, có chẳng thấy.
Các địa, tự tại, thông
Và đối với thọ vị (nhận địa vị)
Các pháp diệu vô thượng
Và các tam muội khác
Và các thắng cảnh giới
Nếu trong ấm không ngã
Mà những thứ pháp này...
Cũng nên không tất cả.
Có người phá hoại rằng :
Nếu có nên bày ngã !
Người trí nên đáp rằng :
Tâm ông nên bày Ngã !
Nói không Chân như ngã
Chỉ là hư vọng nói.
Người tác nghiệp Tỳkheo
Chẳng nên chung hòa hợp
Là người lập có, không
Tùy theo hai bè đảng
Phá hoại pháp chư Phật
Đó chẳng trụ pháp ta.
Lìa lỗi các ngoại đạo
Thiêu đốt kiến vô ngã
Khiến ngã kiến bừng lên
Như lửa cháy kiếp tận.
Như quả nho, tảng đường
Sữa, dầu, cao, váng sữa...
Từng thứ có vị riêng
Người chẳng nếm chẳng biết.
Trong năm thứ thủ lấy
Năm ấm, ngã cũng vậy
Người ngu si chẳng thấy
Trí thấy được giải thoát.
Sáng tỏ những thí dụ
Tâm pháp chẳng thể thấy
Chỗ nào? Nhân duyên gì ?
Hòa hợp chẳng thể thấy ?
Các pháp khác thể tướng
Một lòng chẳng thể dùng
Không nhân cùng không sinh
Lỗi kẻ giác hư vọng.
Người thật hành thấy tâm
Trong tâm chẳng thấy tâm
Khả kiến từ thấy sinh
Năng kiến nhân nào sinh ?
Ta họ Ca Chiên Diên
Thủ Đà Hội thiên xuất (hiện)
Nói pháp vì chúng sinh
Đi đến thành Niết Bàn.
Là đường đi quá khứ
Ta và chư Phật đó
Ba ngàn Tu-đa-la (Kinh)
Nói về pháp Niết Bàn.
Dục giới và Vô sắc
Ở đó Phật chẳng thành (Phật)
Lên trời trong cõi Sắc
Lìa dục Bồ Đề thành
Cảnh giới phi nhân buộc (chẳng phải nhân buộc)
Nhân cảnh giới buộc ràng
Nương trí đoạn phiền não
Tu hành là gươm bén
Có ngã và có huyễn...
Pháp có, không ra sao ?
Ngu chẳng thấy như vậy
Làm sao có vô ngã ?
Do có tác, chẳng tác
Không nhân mà chuyển sinh
Tất cả pháp chẳng sinh
Ngu si chẳng giác biết.
Các nhân chẳng thể sinh
Các duyên cũng chẳng tác
Hai đó chẳng thể sinh
Làm sao phân biệt duyên.
Trước, sau và một lúc
Vọng giác thì nói nhân
Hư không, bình, đệ tử...
Tất cả các vật sinh.
Phật phi hữu vi tác
Các tướng, tướng trang nghiêm
Là chuyển luân công đức
Chẳng phải Phật được danh.
Chư Phật là trí tướng
Lìa các lỗi tà kiến
Nội thân là trí kiến
Lìa tất cả lỗi lầm
Điếc, mù lòa và câm
Già, trẻ mang người ác
Tất cả người như trên
Gọi là không phạm hạnh.
Thể thắng diệu rộng lớn
Là tướng Chuyển luân vương
Xuất gia hoặc nhất, nhị (?)
Còn lại là buông lung.
Tỳ Gia Ta Ca Na
Và với Lê Sa Bà
Ca Tỳ La Thích Ca
Sau khi ta diệt độ(nhập Niết Bàn)
Đời vị lai sẽ có
Những như vậy ra đời
Sau trăm năm ta diệt
Tỳ Gia Ta Vi Đà
Cùng với Bàn Trà Ba
Cưu La Bà Thất La.
Nhiên hậu rồi lại có
Và đều ở mao ly.
Kể Mao Ly Quật Đa
Tiếp có vị vua vô đạo
Kế đó loạn gươm dao
Tiếp gươm dao (là) mạt thế
Kế tiếp đời mạt thế
Không pháp, không tu hành.
Cứ qua đi như vậy
Như thế gian chuyển vần
Nhật hỏa (lửa mặt trời) chung hòa hợp.
Thiêu đốt cõi Dục tan.
Lại thành diệu thế giới
Khí dụng thế gian sinh :
Quốc vương và tứ tính (bốn dòng họ theo Ấn Độ). Pháp và các tiên nhân
Cúng dường, đại hội thí
Pháp trở lại như cũ.
Vốn như vậy nói cười
Trường Hàng và Tử Chú (con giải thích)
Tử Chú lại Trùng tác (làm lại y vào cái đã có).
Đủ thứ nói không lường.
“Ta đã nghe như vậy”...
Mê đắm các thế gian
Chẳng biết Chân như pháp
Cái gì là thị, phi ?
Quần áo nhuộm đúng pháp
Giặt đập khiến sạch trong
Phân trâu và bùn đất...
Hoại sắc mà thọ dùng.
Những hương bôi thân, áo
Lìa khỏi tướng ngoại đạo
Pháp luân ta lưu thông
Là các Như Lai tướng.
Nước chẳng lọc chẳng uống
Dây thắt lưng, áo trong
Nương lúc đi khất thực
Lìa khỏi xuống nhà giặc
Sinh vào cảnh diệu thiên
Thắng xứ trong nhân gian.
Các tướng báu thành tựu
Tự tại trong nhân, thiên.
Người tu hành y pháp
Sinh bốn thiên hạ thiên
Nhiều thời gian thọ dùng
Nương tham trở lại diệt.
Chính thời và tam tai
Và ở hai đời ác
Ta và còn chính thời
Thích Ca lúc đời mạt
Tất Đạt Tha họ Thích.
Bát Tý và Tự Tại,
Những ngoại đạo như vậy
Ta diệt thì ra đời.
Ta đã nghe như vậy...
Sư tử Thích Ca nói
Từng có việc như vậy
Là lời Tỳ Gia Ta.
Bát Tý Na La Diên
Và Ma Ê Thủ La
Nói lời như vầy rằng :
Ta hóa làm thế gian
Mẹ ta tên Thiện Tài
Cha tên Phạm Thiên Vương
Họ ta Ca Chiên Diên
Lìa khỏi các phiền não.
Sinh ở Chiêm Ba thành
Cha ta và tổ phụ
Cha tên là Nguyệt Hộ
Từ nơi Nguyệt chung sinh
Xuất gia tu thật hạnh
Ngàn thứ câu nói lên
Thọ ký vào Niết Bàn
Phó tuệ chuyển pháp luân.
Đại Tuệ cùng pháp Thắng
Thắng cùng Di-Khư-Lê
Di Khư không đệ tử
Thời gian sau pháp diệt
Ca Diếp, Câu Lưu Tôn
Câu Na Hàm và ta
Lìa khỏi các phiền não
Tất cả gọi chánh thời.
Qua sau chánh thời đó
Có Phật tên Như Ý
Ở đó thành Chánh Giác
Vì người nói năm pháp.
Không hai trong ba tai
Qua cuối đời cũng vậy
Chư Phật chẳng ra đời
Chánh thời ra ở đời.
Không người đoạt, có tướng
Quần áo chẳng cắt may
Áo nạp xen rách rưới
Như màu vẽ chim công.
Hai tấc hoặc ba tấc
Mà vá nạp lẫn xen
Nếu chẳng như vậy thì
Người ngu đã tham đoạt.
Thường diệt lửa tham dục
Nước trí tắm gội luôn
Ngày đêm trong sáu thời
Như thật tu hành pháp.
Như ném đá, phóng tên
Hết đà rơi xuống lại
Phóng một xuống lại một
Giỏi, chẳng giỏi cũng vậy.
Trong một không nhiều thứ
Vì tướng không như vậy
Như gió thủ (lấy) tất cả
Như ruộng đất bị cháy.
Nếu một làm ra nhiều
Tất cả không tác giả
Chẳng vậy tất cả mất
Chính vọng giác là pháp.
Như hạt giống và đèn
Làm sao nhiều tương tợ ?
Một có thể sinh nhiều
Chính vọng giác là pháp.
Như mè chẳng sinh đậu
Lúa gạo chẳng sinh lúa mì
Hạt tiểu mạch vân... vân...
Thì sao một sinh nhiều ?
Ba ni ra thanh luận (luận về âm thanh)
A xoa ba thái bạch
Đời mạt có Phạm tạng
Nói về thế tục luận.
Ca Chiên Diên làm Kinh (kinh điển)
Dạ Bà Già (Ca) cũng vậy
Phù Chu Ca thiên văn
Là luận sau mạt thế.
Bà Lê nói thế phước
Người đời nương phước đức
Hay hộ đến các pháp
Vua Bà Ly thi địa.
Di Ca Ma tu la
A Thự La... đã nói
Mê hoặc và vương luận
Đời mạt các tiên hiện.
Tất Đạt Tha họ Thích
Phù Đơn Đà năm sừng
Khẩu lực và thông tuệ
Sau ta diệt ra đời
A-Thị-Na ba hang (tam quật)
Di-Khư-La tắm tưới
Ta trụ A la nhã
Phạm thiên thí cho ta.
“Ông vào đời vị lai
Tên Đại Ly Trần Cấu
Hay nói giải thoát chân
Là những Mâu Ni Tôn”.
Phạm Thiên cùng Phạm chúng.
Và những thiên chúng khác
Da nai... đem cho ta
Biến về Tự Tại thiên.
Những quần áo xen tạp
Và bát đi xin ăn
Vua bốn trời, Đế Thích
Chỗ nhàn thí cho ta.
Nói vô sinh và nhân
Sinh cùng với chẳng sinh
Muốn thành được chẳng sinh
Là chỉ nói ngôn ngữ.
Nếu nhân là vô minh...
Có thể sinh các tâm
Khi chưa sinh ra sắc
Trung gian làm sao trụ ?
Tức thời tiêu diệt tâm
Mà lại tâm khác sinh
Sắc chẳng một niệm trụ
Quán pháp gì thì sinh ?
Nương vào nhân duyên gì
Tâm là nhân đảo điên ?
Đó chẳng thể thành pháp
Làm sao biết diệt sinh ?
Tu hành thì hợp định
Kim an xà na tính (?)
Cung điện trời Quang Âm
Pháp thế gian chẳng hoại.
Trụ ở pháp sở chứng
Là tất cả Thế Tôn (Phật).
Trí tuệ của Như Lai...
Tỳkheo chứng đến pháp
Và pháp sở chứng khác
Pháp đó thường chẳng hoại.
Làm sao hư vọng thấy
Các pháp niệm chẳng trụ
Sắc huyễn, Càn thát bà
Vì sao niệm chẳng trụ ?
Các sắc không bốn đại
Các đại làm cái gì ?
Nhân vô minh có tâm
Thế giới vô thỉ tập (quen)
Nương sinh diệt hòa hợp
Vọng giác thì phân biệt.
Tăng Khư có hai thứ
Theo thắng và chuyển biến
Trong thắng có được quả
Quả lại thành tựu quả.
Thắng là tướng đại thể
Nói công đức sai biệt
Nhân quả hai thứ pháp
Ở trong chuyển biến không.
Như gương nước thanh tịnh
Chẳng nhiễm các bụi trần
Chân như tịnh như vậy
Y chỉ vào chúng sinh.
Như hứng cầu và vội
Thai tạng nữ nhân mang
Muối và vị trong muối
Chủng tử làm sao có ?
Thể khác, chẳng thể khác
Hai thể lìa hai pháp
Pháp có không nhân duyên
Chẳng phải không hữu vi
Như trong ngựa không trâu
Trong ấm, ngã cũng vậy.
Nói hữu vi, vô vi
Là pháp không thể nói
Ác kiến lường A hàm
Nương tà giác cấu nhiễm.
Chẳng giác nói có ngã
Phi nhân chẳng lìa nhân
Trong năm ấm không ngã
Thủ (lấy) ngã là lỗi lầm.
Trong một và trong khác
Vọng giác thì chẳng giác
Gương nước và trong mắt
Như thấy(hình) tượng trong gương.
Xa lìa khỏi một, khác
Ngã cũng vậy trong ấm.
Khả quán và năng quán
Thiền đạo thấy chúng sinh
Quan sát ba pháp đó
Lìa khỏi pháp tà kiến.
Tức diệt được tri kiến
Như trong lỗ thấy không
Các pháp chuyển biến tướng
Người ngu vọng phân biệt.
Niết Bàn lìa có, không
Trụ chỗ thấy như thật
Xa lìa pháp diệt, sinh
Cũng lìa thể có, không.
Lìa năng kiến, khả kiến
Quan sát pháp chuyển biến
Lìa các thuyết ngoại đạo
Lìa tướng danh, thể hình.
Nương tà kiến nội thân
Quan sát pháp chuyển biến
Địa ngục và chư thiên
Xúc cùng với bức não.
Không có pháp trung ấm
Làm sao nương thức sinh ?
Noãn, thai, thấp và hóa...
Ở trong Trung ấm sinh.
Đủ thứ thân chúng sinh
Nên quan sát đi, lại
Lìa lượng và A hàm
Hay sinh giống phiền não.
Các ngoại đạo nói xằng (nói bậy)
Người trí tuệ chớ thủ (lấy)
Trước quan sát về Ngã
Sau xem đến nhân duyên.
Chẳng biết có, nói có
Nên con thạch nữ hơn
Bát nhã lìa nhục nhãn
Diệu nhãn thấy chúng sinh.
Lìa khỏi hữu vi ấm
Diệu thân thể chúng sinh
Trụ trong sắc xấu, đẹp
Giải thoát lìa buộc ràng.
Hữu vi, diệu thể trụ
Hay thấy diệu pháp thân
Trụ ở trong sáu đường
Vọng giác phi cảnh giới.
Ta qua ở nhân đạo
Chẳng phải vọng giác còn
Mà không sinh ngã tâm
Nhân gì sinh như vậy ?
Như hạt giống, đèn, sông
Sao chẳng nói như vậy
Mà khi thức chưa sinh
Thì chưa có vô minh...
Lìa khỏi vô thức tối
Làm sao nối nhau sinh
Tam thế và vô thế (thế :đời)
Chẳng thể nói thứ năm.
Là cảnh giới chư Phật
Vọng giác là quán hành
Trong hành chẳng thể nói
Do trong hành lìa trí.
Thủ(lấy) ở trong các hành
Trí lìa khỏi hành pháp
Nương pháp này, này sinh
Hiện thấy là không nhân.
Các duyên chẳng thể thấy
Lìa khỏi, tác giả không
Nương gió, lửa hay đốt
Nhân gió động hay sinh.
Gió hay thổi động lửa
Gió trở lại diệt lửa
Người ngu chẳng biệt phân
Làm sao sinh chúng sinh ?
Nói hữu vi, vô vi
Lìa khỏi y, sở y (nương)
Làm sao thành pháp đó ?
Ngu phân biệt lửa, gió.
Đó, đây lực lớn thêm
Đó, đây pháp chẳng kịp
Làm sao mà lửa sinh ?
Chỉ ngôn ngữ vô nghĩa.
Chúng sinh là ai làm
Mà phân biệt như lửa ?
Hay làm (năng tác) ấm, nhập thân
Ý... nhân có thể sinh
Như thường vô ngã nghĩa
Chung tâm thường chuyển sinh.
Hai pháp thường thanh tịnh
Lìa khỏi các quả, nhân
Lửa chẳng thể thành đó
Vọng giác thì chẳng rõ(biết).
Tâm, chúng sinh, Niết Bàn
Thể tự tính thanh tịnh
Nhiễm vô thỉ lỗi lầm...
Không sai như hư không.
Bẩn tà kiến ngoại đạo
Như voi trắng, giường, thành (?)
Nương ý, ý thức phủ
Lớn... có thể sạch trong.
Người đó thấy như thật
Thấy rồi phá não phiền
Bỏ rừng rậm ví dụ
Thánh cảnh, người đó thủ (lấy).
Tri, năng tri sai biệt
Kia phân biệt thể khác
Kẻ đần độn chẳng biết
Lại nói chẳng thể nói.
Ví như trống Chiên Đàn
Người ngu làm dị thuyết.
Như trầm thủy Chiên đàn
Trí chư Phật cũng vậy.
Giữa, sau chẳng thọ ăn
Dùng bát y lượng lấy
Lìa lỗi miệng vân... vân...
Ăn món ăn thanh tịnh.
Đây là như pháp hành
Chẳng thể biết tương ứng
Nương theo pháp hay tin
Chớ phân biệt tà hạnh.
Chẳng đắm (trước) vật thế gian.
Hay thủ lấy chính nghĩa
Người đó thủ chân kim
Hay thắp lên đèn pháp.
Si nhân duyên có không
Lưới tà kiến phân biệt
Tất cả bẩn não phiền
Lìa kỏi tham, sân, nhuế.
Bấy giờ chẳng lại sinh
Do không tất cả nhiễm
Các Như Lai đích thân
Trao cho địa vị Phật.
Ngoại đạo mê nhân quả
Người khác mê nhân duyên
Và không nhân có vật
Đoạn kiến không thánh nhân.
Thọ với quả chuyển biến
Thức cùng với ý thức
Ý từ bản thức sinh
Thức từ ở ý sinh.
Tất cả thức từ gốc
Hay sinh như sóng biển
Tất cả từ huân nhân(nhân huân tập).
Theo nhân duyên mà sinh.
Niệm sai biệt câu móc
Buộc tự tâm thủ cảnh
Tợ với tướng thể hình
Ý nhãn... thì thức sinh.
Lỗi từ vô thỉ buộc
Nương huân (tập) thủ cảnh sinh
Thấy ngoài các pháp tâm
Ngăn các kiến ngoại đạo.
Nương đó lại còn sinh
Và nương đó quán sinh (quan sát sinh)
Vậy nên sinh tà kiến
Và sinh tử thế gian.
Các pháp như mộng, huyễn
Như Càn thát bà thành
Ngọn lửa, trăng trong nước
Quan sát là tự tâm.
Làm sai phi Chân như
Chánh trí huyễn tam muội
Nương định Thủ Lăng Nghiêm
Và các tam muội khác.
Vào đến Sơ Địa được
Tam muội và các thông.
Trí và Như ý thân
Thọ vị vào Phật địa.
Bấy giờ, tâm chẳng sinh
Do thấy đời hư vọng
Được quán Địa, địa khác
Và được đến Phật địa.
Chuyển ở y chỉ thân
Như những sắc Ma ni
Cũng như trăng trong nước
Làm các nghiệp chúng sinh.
Lìa bè đảng có, không
Lìa hai và chẳng hai
Ra khỏi Nhị Thừa địa
Và ra Đệ Thất địa.
Nội thân thấy các pháp
Địa trong địa sạch trong
Lìa ngoại đạo, ngoại vật
Bấy giờ nói Đại Thừa.
Chuyển đến phân biệt thức
Lìa khỏi biến dịch diệt
Như sừng thỏ, ma ni
Người được giải thoát nói.
Như nương kết tương ưng
Nương pháp cũng như vậy
Nương tương ưng tương ưng
Chớ phân biệt với khác.
Nhãn thức nghiệp và thọ
Chánh kiến và vô minh
Nhãn, sắc cùng với ý
Ý thức nhiễm như vậy.
Phật nói Diệu Kinh này
Thánh giả Đại Tuệ Sĩ
Bồ tát Ma ha tát
La Bà Na đại vương
Thúc Ca Bà La Na
Úng Nhĩ Đẳng La Xoa
Trời, Rồng và Dạ xoa
Càn thát bà, Tu la
Chư thiên, Tỳkheo tăng
Rất hoan hỷ phụng hành.
KINH NHẬP
LĂNG GIÀ
- Quyển thứ
mười hết -