Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam một chặng đường lịch sử.. (Thích Thiện Nhơn)

02/09/202010:22 SA(Xem: 1756)
Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam một chặng đường lịch sử.. (Thích Thiện Nhơn)
VĂN HÓA PHẬT GIÁO
SỐ 351 SỐ VU LAN 01-09-2020

Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam một chặng đường lịch sử phụng sự đạo pháp và dân tộc
(Thích Thiện Nhơn)

Lời tòa soạn: Văn hóa Phật giáo xin trích phát biểu của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong cuộc hội thảo về “Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và những đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc” được tổ chức vào ngày 16/6/2020 tại tổ đình Hội Khánh (Trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương).

Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam là một trong 9 tổ chức, hệ phái Giáo hội thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981), là một tổ chức Phật giáo giàu lòng yêu nước, có truyền thống đồng hành sắt son với dân tộc, đã có những đóng góp nhất định vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc trong những giai đoạn gay cấn, khắc nghiệt của lịch sử dân tộc. Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam (Lục hòa Tăng và Lục hòa Phật tử) được thành lập vào đầu năm 1969 có bản Hiến chương gồm 12 chương và 20 điều do Hòa thượng Thích Huệ Thành làm Tăng thống, Hòa thượng Thích Minh Đức làm Viện trưởng Viện Hoằng đạo. Tổ chức này là hậu thân của tổ chức Giáo hội Phật giáo Lục hòa Tăng được thành lập vào tháng 2/1952 mãi đến 1957 mới chính thức được Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa công nhậnhợp thức hóa tại Quyết định số 93/BNV/NA/P5, Bộ Nội vụ ký ngày 01/10/1957 do Hòa thượng Thích Thiện Tòng đại diện xin phép thành lập “Giáo hội Lục hòa Tăng Việt Nam”. Hội có điều lệ gồm 9 chương, 44 điều, do Hòa thượng Thích Thiện Tòng (chùa Trường Thạnh) làm Đại Tăng trưởng, Hòa thượng Thích Thành Đạo (chùa Phật Ấn) làm Tăng giám, Hòa thượng Thích Minh Đức (chùa Thiên Tôn) làm Phó Tăng giám.

Qua từng giai đoạn lịch sử với các tên gọi khác nhau, cũng như có mối quan hệ mật thiết hay nói đúng hơn các vị lãnh đạo, tham gia tổ chức Phật giáo Lục hòa Tăng, Phật giáo Cổ truyền đều là những vị sáng lập, tham gia vào các tổ chức Phật giáo trước đây như: Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ năm 1947 do các bậc tôn túc, tổ chức Phật giáo cứu quốc các tỉnh thành Nam Bộ tập hợp tại chùa Thiền Kim (tức chùa Ô Môi, tỉnh Đồng Tháp) để thành lập Ban Chấp hành Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ do Hòa thượng Thích Minh Nguyệt làm Hội trưởng, Hòa thượng Thích Huệ Thành làm Phó Hội trưởng, ông Commis Hai làm Phó Hội trưởng, ông Minh Không làm Tổng Thư ký và quý Hòa thượng Bửu Ý, Huệ Phương, Pháp Dõng, Pháp Long, Pháp Tràng, Minh Tịnh… làm Ủy viên. Tổ chức Hội Lục hòa Liên xã thành lập vào khoảng năm 1922 tại Trường Hương, Tổ đình Giác Lâm do Hòa thượng Từ Văn (chùa Hội Khánh) làm Chánh Chủ kỳ khởi xướng, Trường Hương này có Hòa thượng Quảng Chơn (chùa Long Thạnh) là Phó Chủ kỳ, Hòa thượng Từ Phong (chùa Giác Hải) làm chứng minh, Hòa thượng Hoằng Nghĩa (chùa Giác Viên) làm truyền giới sư và nhiều bậc Tôn đức khác tham gia trong ban chức sự Trường hương và Tổ chức Lục hòa Liên xã cũng được hình thành trong thời gian này.

trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với tên gọi khác nhau nhưng Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam vẫn luôn là một tổ chức Phật giáo giàu lòng yêu nước, chư tôn đức trong Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam vẫn luôn là những tấm gương sáng ngời về ý chí bất khuất và tinh thần bền bỉ tích cực trong các phong trào đấu tranh của Phật giáo chống lại các thế lực ngoại xâm, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, mang lại hòa bình, thống nhất đất nước.

Sự nghiệp đấu tranh cứu nước của toàn dân tộc thời cận hiện đại có sự đóng góp quý báu của Phật giáo nói chung và Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam nói riêng, lịch sử đã phản ảnh một cách trung thựcchứng minh điều đó qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ vệ quốc của dân tộc; chỉ tính từ sau ngày Cách mạng Tháng 8, trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1975, chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam qua các thời kỳ đã có nhiều vị bị tra tấn tù đày như: Đại Trưởng lão Thích Đạt Thanh – Pháp chủ (Tông chủ) Tăng-già Nam Việt, Chứng minh tối cao Giáo hội Phật giáo Cổ truyền, Lục Hòa Tăng, vị thầy Y chỉ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Huệ Thành, đã từng bị bắt đày ra Côn Đảo và vượt ngục thành công với cụ Tôn Đức Thắng, Hòa thượng Thành Đạo, Hòa thượng Minh Nguyệt bị chính quyền Sài Gòn thời bấy giờ bắt đày ra Côn Đảo, Hòa thượng Thiện Nghị, Hòa thượng Pháp Dõng,

Huệ Trí, Minh Giác,… Hòa thượng Thiện Hào, Hội trưởng Hội Lục hòa Phật tử bị bố ráp ráo riết phải vào vùng kháng chiến và tham gia vào Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam; nhiều chùa chiền, am cốc, tự viện thuộc hệ phái bị thiêu hủy tàn phá rất nhiều, đặc biệt vào năm 1963, Hòa thượng Thiện Hào với tư cách đại diện Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Lục hòa Tăng – Hội trưởng Hội Lục hòa Phật tử tuyên bố trên Đài Tiếng nói Bắc Kinh lên án chế độ độc tài Ngô Đình Diệm đàn áp dã man các phong trào yêu nước của đồng bào và Phật giáo miền Nam. Và từ đây tổ chức Lục hòa Tăng trở thành đối nghịch với chính quyền Ngô Đình Diệm, đây là những bằng chứng sinh độngthuyết phục nhất về sự đóng góp, hy sinh cống hiến của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Lục hòa Tăng và Lục hòa Phật tử đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng của toàn dân tộc.

Sau ngày đất nước hòa bình thống nhất, trước khi hoàn thành sứ mạng lịch sử cao cả của mình, các bậc tôn túc trong Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam như quý Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Hòa thượng Thích Thiện Hào, Hòa thượng Thích Huệ Thành, Hòa thượng Thích Bửu Ý và nhiều vị tôn túc thuộc Phật giáo Cổ truyền tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong công cuộc thống nhất Phật giáo nước nhà bằng việc tham gia thành lập Ban Liên lạc

Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh và Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước các tỉnh, thành tham gia Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam, đặc biệt trong 9 tổ chức, hệ phái tham gia thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì hệ phái Phật giáo Cổ truyền Lục hòa Tăng Việt Nam có đến hai thành viên tích cực, đó là Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh do Hòa thượng Thích Thiện Hào đứng đầuGiáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam do Hòa thượng Thích Trí Tấn đứng đầu; đồng thời tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất tại thủ đô Hà Nội vào năm 1981, nhiều vị cao tăng tiêu biểu của hệ phái Phật giáo Cổ truyền Lục hòa Tăng Việt Nam đã được suy cử vào các chức vụ quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, như

quý Hòa thượng Thích Minh Nguyệt (Chủ tịch Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ được xem là tiền thân của Giáo hội Phật giáo Lục hòa Tăng Việt Nam) được suy tôn làm Phó Pháp chủ Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Huệ Thành (Tăng thống Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Lục hòa Tăng) được suy tôn làm Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; Hòa thượng Thích Bửu Ý (Viện trưởng Viện Hoằng đạo Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Lục hòa Tăng) được suy tôn Thành viên Hội đồng Chứng minh kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

Hòa thượng Thích Thiện Hào (Tổng Thư ký Hội Lục hòa Tăng – Hội trưởng Hội Lục hòa Phật tử) được suy tôn là Thành viên Hội đồng Chứng minh kiêm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Trí Tấn (Tổng Thư ký Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Lục hòa Tăng) được suy tôn vào hàng giáo phẩm của Hội đồng Chứng minh; thời bấy giờ gần như hầu hết chư tôn đức trong Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam đều được cắt cử vào các vị trí trọng yếu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Trung ương đến địa phương ngay từ những ngày đầu thành lập Giáo hội, điều này khẳng định vai tròvị trí của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam trong suốt quá trình đấu tranh cứu nước, trong sự nghiệp thống nhất Phật giáo, xây dựng và phát triển ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam là rất đáng ghi nhậntrân trọng.

Ôn lại, lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và sự đóng góp cho đạo pháp và dân tộc là dịp để tất cả chúng ta cùng nhau làm sống lại những trang sử hào hùng của dân tộc, mà ở đó, mỗi sự kiện trọng đại của đất nước và của Phật giáo đều hiện hữu những bước chân gắn bó đồng hành dạt dào lòng yêu nước và tận tụy hy sinh gian khổ của các bậc tiền bối Tăng- già, qua đó sẽ đóng góp vào kho tàng văn hóalịch sử Phật giáo nước nhà nguồn tư liệu giá trị về truyền thống yêu nước và tinh thần nhập thế độ sanh của Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Cổ truyền nói riêng; cho sự nghiệp xương minh Phật pháp, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, nhất là trong công cuộc vận động thống nhất Phật giáo cả nước tiến đến thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào năm 1981, từ đó nêu bật lên vai tròvị trí của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam đối với đạo pháp và dân tộc trong một thời kỳ lịch sử.

Bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam

Do vì Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam có mối liên hệ sâu xamật thiết với các Hội Lục hòa Liên xã (1922) và Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ (1947),Giáo hội Phật giáo Lục Hòa Tăng (1952) hay nói thực tế hơn, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam vốn lưu xuất từ hai tổ chức tiền thân này, cho nên khi nói đến bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, chúng ta cần phải đi sâu vào bản chất của Hội Lục hòa Liên xã và Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ, trước khi liên hệ đến bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam.

Bản chất yêu nước

Như chúng ta đã biết, Hội Lục hòa Liên xã do các bậc cao tăng tiền bối giàu lòng yêu nước và Hòa thượng Chơn Thanh Từ Văn thành lập vào khoảng năm 1922 nhằm đẩy mạnh phong trào Chấn hưng Phật giáo và cũng nhằm đối phó trước âm mưu thôn tính lâu dài của thực dân Pháp, cùng với những chính sách thù địch ra mặt đối với Phật giáo mà chính quyền thực dân đã công khai trấn áp, khủng bố, thẳng tay tiêu diệt những thành phần yêu nước.

Thời bấy giờ các bậc tiền bối Tăng-già ở Nam Bộ đã thao thức lo nghĩ tìm ra phương cách để duy trì đạo pháp. Một trong những phương cách duy trì giềng mối đạo pháp vừa thuận lợi cho việc chấn hưng Phật pháp, vừa dấy khởi lòng yêu nước của chư Tăngquần chúng, đó là duy trì quy chế tòng lâm bằng việc làm cụ thể là tổ chức An cư Kiết hạ, khai mở các Trường kỳ, Trường hương, nhằm giúp Tăng chúng cùng nhau tu học, được nghe các bậc giáo thọ, giảng sư truyền đạt kiến thức Phật pháp, đặc biệt là những bài giảng về tứ trọng ân có lồng nội dung yêu nước cũng được chư Tôn tiển bối khéo léo truyền đạt.

Đương thời việc tổ chức an cư, truyền giớimở rộng các lớp giáo lý của Phật giáo Nam Bộ nói chung và tại miền Đông Nam Bộ nói riêng do Hòa thượng Từ Văn (chùa Hội Khánh) khởi xướng. Vào năm 1922, Hòa thượng Từ Văn làm Chánh Chủ kỳ Trường hương chùa Giác Lâm, đã cùng quý Hòa thượng Quảng Chơn (chùa Long Thạnh) làm Phó Chủ kỳ, Hòa thượng Từ Phong (chùa Giác Hải) làm Chứng minh, Hòa thượng Hoằng Nghĩa (chùa Giác Viên) làm Truyền giới sư đã cùng chư Tăng trong Trường Hương đứng ra thành lập Hội Lục hòa Liên xã.

Nói đến sự ổn định và phát triển của Phật giáo miền Đông Nam Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung vào thời kỳ này, chắc chắn ai cũng nhận ra Phật giáo Thủ Dầu Một dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng Chơn Thanh Từ Văn đã thật sự tạo được dấu ấn bởi sự phát triển về mặt tổ chức và đã hình thành nên một nền Phật học căn bản dựa trên cơ sở thành văn của Phật giáo Thủ Dầu Một mà chùa Hội Khánhtrung tâm điều hành và chuyển tải. Theo đó, hệ thống chùa, tổ đình, với các bậc cao tăng thạc đức trong tổ chức Phật giáo miền Nam và Đông Nam Bộ cũng rất phát triển thịnh hành như Hòa thượng Từ Phong (chùa Giác Hải), Hòa thượng Thiện Quới và Thiện Hương (chùa Hội Khánh),

Hòa thượng Thiện Tòng (chùa Trường Thạnh), Hòa thượng Hồng Hưng Thành Đạo (chùa Giác Lâm), Hòa thượng Quảng Chơn (chùa Long Thạnh), Hòa thượng Thới Khiêm (chùa Bửu Nghiêm), Hòa thượng Thanh Tịnh (chùa Sắc Tứ Long Huê), Hòa thượng Hoằng Tuyên (chùa Sùng Phước), Hoà thượng Minh Tịnh (chùa Tây Tạng), Hòa thượng Từ Tâm (chùa Bình Long), Hòa thượng Thiện Hồng (chùa Đức Sơn), Hòa thượng Thiện Thanh (chùa Phước Tường), Hòa thượng Mỹ Định (chùa Hội Sơn), Hòa thượng Nghĩa Thông (chùa Long Khánh), Hoà thượng Thiện An (chùa Bửu Phước)… Một bằng chứng cho lịch sử hiện hữu của tổ chức Lục hòa Liên xã, đó là tại chùa Giác Lâm (quận 11, thành phố Hồ Chí Minh) hiện vẫn còn lưu lại câu liễn của Hòa thượng Từ Văn được viết vào năm 1922 thuộc Hội Lục hòa Liên xã, như sau:

“Thanh phong Hoằng tế khai lục độ phổ thí nhân gian / Từ hải viên dung khải tam hoàng chiêu minh pháp giới” (1922). Việc thành lập Hội Lục hòa Liên xã do Hòa thượng Từ Văn và những bậc cao Tăng như Hòa thượng Từ Phong (chùa Giác Hải), Hòa thượng Hồng Nghĩa (chùa Giác Viên), Hòa thượng Quảng Chơn (chùa Long Thạnh) cùng chư tôn Hòa thượng tại các chùa Phụng Sơn, chùa Bửu Lâm, chùa Từ Phước… đứng ra tổ chức, đã phản ảnh tinh thần duy trì giềng mối đạo pháp rất rõ rệt, nhưng quan trọng hơn, các bậc tiền bối Tăng- già đã tranh thủ việc chư

Tăng quy tụ sum họp, nhất là trong những ngày sóc vọng hay ngày húy kỵ để liên lạc, trao đổi thông tin thời sự và khơi dậy tinh thần yêu nước, có thể nói tinh thần yêu nước là một trong những nguyên nhân sâu xa để hình thành nên tổ chức Lục hòa Liên xã, đồng thời cũng là bản chất của Hội Danh dự yêu nước do Hòa thượng Chơn Thanh Từ Văn cùng với cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Hồ Chủ tịch) và cụ Tú Cúc Phan Đình Viện đứng ra thành lập trong khoảng thời gian này (1923) tại Tổ đình chùa Hội Khánh, bởi vì chủ trương của Hội Danh dự yêu nước là giáo dục mọi thành viên xã hội sống đúng với đạo lý con người, truyền bá tư tưởng yêu nước chống ngoại xâm trong đồng bào cũng như Tăng sĩ Phật giáo.

Có thể nói rằng tinh thần yêu nước là một bản chất cao quý rất đặc thù của Hội Lục hòa Liên xãtinh thần yêu nước cũng chính là bản chất đặc trưng của Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ ra đời vào năm 1947 – một hậu thân của Hội Lục hòa Liên xã – điều này sẽ được minh chứng trên phương diện truyền thừa nhân sự và đã minh chứng qua suốt chặng đường cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ,

kể từ năm 1947 thành lập Hội, cho đến năm 1952, khi Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ giải thể, để hình thành nên Giáo hội Phật giáo Lục hòa Tăng. Với bản chất của cội nguồn sâu xa như vậy, nên Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam cũng mang trong mình bản chất nồng nàn yêu nước và điều này đã được lịch sử chứng minh qua hai cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trong thời cận hiện đạichư tôn đức tiền bối cũng như Tăng tín đồ trong Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam đã cống hiến máu xương và công sức cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong một thời kỳ lịch sử.

Bản chất duy trì giềng mối tu hành cổ truyền

Chim có tổ, người có tông, hơn nữa, bất cứ tổ chức hệ phái nào cũng đều có cội nguồn, mà nguồn gốc sâu xa của tổ chức Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam xuất phát từ các bậc thiền sư thuộc phái Lâm Tế. Điển hình như quý Hòa thượng Thích Huệ Thành, nguyên Đại Tăng trưởng Giáo hội Lục hòa Tăng Việt Nam, Tăng thống Phật giáo Cổ truyền (Lâm Tế Gia Phổ, đời thứ 40); Hòa thượng Thích Thiện Thuận, nguyên Viện trưởng Viện Hoằng đạo Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Viện chủ Tổ đình Giác Lâm (Lâm Tế Gia Phổ, đời thứ 40), Hòa thượng Thích Bửu Ý,

nguyên Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Lục hòa Tăng, Viện trưởng Viện Hoằng đạo thuộc Phật giáo Cổ truyền (Lâm Tế Gia Phổ, đời thứ 40)… Tất cả đều là hàng hậu bối của các vị thiền sư và điều đáng nói là ngoài sứ mạng nhập thế độ sanh, đồng hành cùng dân tộc, thì các bậc tiền bối Tăng-già trong hệ phái Phật giáo Cổ truyền Việt Nam đều là những hành giả tỏ thông lý tánh, liễu đạt pháp không. Bản thân các ngài cống hiến cho đạo pháp

đất nước không tiếc gì hy sinh xương máu, chịu đựng sự kềm kẹp tra tấn và gian khổ tù đày, nhưng các ngài xem mạng sống nhẹ tựa lông hồng, xem lợi danh như phù du sớm còn tối mất, chính vì vậy mà các ngài luôn thể hiện một đời sống bình dị, thanh thản, ung dung tự tại trước quyền chức lợi danh, đó chính là nhờ xuất phát từ sự chân thật trong công phu tu hành mới có thể liễu ngộ vạn pháp giai không. Có thể nói đây chính là căn cơ duy trì giềng mối tu hành “hòa quang đồng trần” do Tổ Tổ tương tuyền mạng mạch Phật pháp, vốn là truyền thống của Phật giáo từ ngàn đời cho đến thời đại ngày nay.

Mặt khác, sự hành đạo của Tăng tín đồ trong tổ chức hệ phái Phật giáo Cổ truyền, tuy không mang màu sắc bác học với phong thái khoa trương hình thức, nhưng lại rất sâu xacăn bản, đó là tất cả bất kỳ vị Tăng nào của hệ phái Phật giáo Cổ truyền Lục hòa Tăng hay bất cứ giới tử nào tham dự các giới đàn do hệ phái Phật giáo Cổ truyền Lục hòa Tăng tổ chức, cũng đều phải thuộc nằm lòng Tứ phần Luật giải, chúng ta thường gọi nôm na là bốn quyển luật (Tỳ-ni, Oai nghi, Sa-di, Cảnh sách), điều này minh chứng rằng, hệ phái Phật giáo Cổ truyền Lục hòa Tăng Việt Nam rất chú trọng đến căn bản giới luật Phật môn, luôn xem giới luật là nền tảng kỷ cương duy trì mạng mạch Phật pháp.

Ngoài ra, để tăng sự ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng cho nghi lễ Phật giáo, lấy đó làm phương tiện chiêu cảm và nhiếp hóa quần sinh, chư tôn đức trong hệ phái Phật giáo Cổ truyền Lục hòa Tăng rất chú trọng đến khoa nghi Thiền đường, chính vì vậy, trong khoảng cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, từ các Tổ đình thuộc hệ phái Phật giáo Cổ truyền Lục hòa Tăng đã lần lượt ra đời các nghi thức tòng lâm, thiền môn quy củ, từ đây nhân rộng và phát triển mạnh tại nhiều tỉnh thành Nam Bộ. Nghi thức Thiền đường và “Ứng phú đạo tràng” sau này ở Nam Bộ chịu ảnh hưởng của Thiền sư Tiên Giác Hải Tịnh, ngài có công rất lớn trong việc hệ thống khoa nghi để phù hợp với Thiền lâm qui củ để làm phương tiện truyền bá Phật pháp. Do vậy, trong nghi lễ Phật giáo của hệ phái Phật giáo Cổ truyền Lục hòa Tăng, khoa nghi Thiền đường vốn không thể thiếu và nó trở thành phương tiện thù thắng để hoằng pháp lợi sinh.

Lịch sử cội nguồn của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam đã cho chúng ta thấy, hệ phái Phật giáo Cổ truyền Lục hòa Tăng Việt Nam và các tổ chức tiền thân cũng như có mối quan hệ mật thiết với các tổ chức như Hội Lục hòa Liên xã, Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ đều là tổ chức Phật giáo giàu lòng yêu nước, quy tụ nhiều bậc cao tăng thạc đức, tinh thông Phật pháphành trạng dấn thân cứu nước cũng như quá trình tu chứng của quý ngài qua tư tưởng: “Nếu không liễu ngộ Phật pháp, không phát Bồ-đề tâm cứu khổ chúng sanhđền ơn quốc chủ, thì sẽ không thể nào hoàn thành trọng trách thiêng liêng cao cả đối với đạo pháp và dân tộc”.

Nếu như các tổ chức hay hệ phái khác trong ngôi nhà chung của Phật giáo Việt Nam đều có cội nguồn xuất phát, thì cội nguồn của hệ phái Cổ truyền Lục hòa Tăng cũng được bắt nguồn từ nhiều vị Tổ sư kiệt xuất, giàu lòng yêu nước, có quá trình tham gia chống giặc ngoại xâm và rất nhiệt tình trong công cuộc chấn hưng Phật giáo cũng như hoằng pháp độ sanh. Trong đó, phải kể đến Tổ Huệ Đăng thuộc Tổ đình Thiên Thai (Long Điền, Bà Rịa), Tổ Phi Lai (Như Hiển Chí Thiền), Tổ Chơn Thinh Từ Văn (Thủ Dầu Một, Bình Dương) quý ngài đã góp công rất lớn cho Phật giáo và dân tộc đã thế phát xuất gia, đã đào tạo nên những bậc cao tăng xuất sắc, những nhà lãnh đạo kỳ tài của hệ phái Phật giáo Cổ truyền Lục hòa Tăng và Lục hòa Phật tử Việt Nam.




.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.