- Thư Tòa Sọan
- Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam một chặng đường lịch sử.. (Thích Thiện Nhơn)
- Mạng xã hội với những thách thức… (Thích Bảo Nghiêm)
- Trích kinh Đức Phật dạy về chữ Hiếu (Ban Biên tập VHPG)
- Đức Phật dạy gì về “Vô ngã”? (Trịnh Đình Hỷ)
- Lược ý “tiết Trung nguyên Phổ độ” xá tội vong nhân trong Đại lễ Vu-lan Phật giáo Bắc truyền (Thích Tâm Mãn)
- Các bước đào luyện tâm linh của người Phật tử (An Khánh)
- Tìm trong sống chết (Nguyễn Thế Đăng)
- Chữ Hiếu dưới lăng kính kết nối truyền thông (Nguyên Cẩn)
- Tuổi trẻ và Vu-lan góc nhìn từ Phật giáo (Thích Phước Nghiêm)
- Chùa Cần Đước (chùa Prếk On Đơk)… (Thích Minh Tiến)
- Một thời làm điệu (Thích Trung Định)
- Người Việt có ba thứ chữ viết (An Chi)
- Không biết (Alex Tzelnic, Cao Huy Hóa dịch)
- Vu-lan thắng hội trong những ngôi chùa xưa ở Nam bộ (Phí Thành Phát)
- Người gặp trong bệnh viện (Nguyễn Trọng Hoạt)
- Vu-lan trong tinh thần ngày Tự tứ (Thích Huệ Thông)
- Ông cha ta giữ gìn biển đảo (Tôn Thất Thọ)
- Vài suy nghĩ về Phong trào Duy Tân ở Quảng Nam đầu thế kỷ XX (Cao Văn Thức)
- Tàu đến Mạc Tư Khoa (Trần Đức Tuấn)
- Quản lý nóng giận bằng phát triển tâm từ (Thích Quảng Tiến Nhẫn)
Phụng dưỡng Mẹ và Cha, là vận may tối thượng.
(Kinh Hạnh phúc)
Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu. Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu.
(Kinh Nhẫn nhục)
Cung kính và vâng lời cha mẹ.
Phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu.
Giữ gìn thanh danh truyền thống gia đình. Bảo vệ tài sản cha mẹ để lại.
Lo tang lễ chu đáo khi cha mẹ qua đời.
(Kinh Trường bộ)
Nếu có người muốn được vua Phạm Thiên ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, vua Phạm Thiên đã có ở trong nhà. Muốn có Đế Thích ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, Đế Thích sẵn ở trong nhà. Muốn được tất cả thiên thần ở trong nhà, chỉ cúng dường cha mẹ, tất cả thiên thần đều ở trong nhà. Cho đến muốn cúng dường Thánh Hiền và Phật, chỉ cúng dường cha mẹ, các vị Thánh Hiền và Phật đều ở trong nhà.
(Kinh Tạp Bảo tạng)
Phật hỏi các thầy Sa-môn: “Con nuôi cha mẹ, lấy cam lồ trăm vị làm thức ăn, dùng thiên nhạc làm vui tai, sắm y phục hảo hạng mặc nơi thân, vai cõng cha mẹ đi khắp bốn phương, suốt đời phụng dưỡng như vậy, đáng gọi là hiếu chăng?”.
Các thầy Sa-môn thưa: “Người này là đại hiếu”. Phật dạy: “Chưa gọi là hiếu”.
Phật bảo các thầy Sa-môn: “Xem người thế gian không có hiếu thảo, chỉ thế này mới gọi là hiếu: Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy giữ Ngũ giới. Dù cha mẹ sớm mai thọ trì quy giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng cha mẹ nuôi dưỡng, cũng gọi tạm đền”.
(Kinh Hiếu tử)
Ai hiếu dưỡng mẹ cha, Kính trọng bậc gia trưởng, Nói những lời nhu hòa, Từ bỏ lời hai lưỡi, Chế ngự lòng xan tham, Là người con chân thật, Nhiếp phục được phẫn nộ, Với con người như vậy, Chư thiên trời Dục giới, Gọi là bậc chân nhân.
(Kinh Hạnh phúc)
Mẹ hiền còn sống là mặt trời giữa trưa chói sáng
Mẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ Mẹ hiền khuất rồi là đêm tối âm u.
(Kinh Tâm địa quán)
Này A-Nan ơi ! Ơn hoài thai của mẹ, trong vòng mười tháng, nặng nề cay đắng… không sao kể xiết.
Hoài thai tháng thứ nhất: tựa giọt sương đọng trên đầu ngọn cỏ, buổi sớm đang còn, chiều lại biến mất, ban mai tụ lại, trưa đã tiêu tan, mất còn khó giữ. Hoài thai tháng thứ hai: giống như sữa đặc, vẫn còn chưa chắc. Hoài thai tháng thứ ba: dạng tựa hòn máu, vì chưa thành tượng hình. Hoài thai tháng thứ tư: vừa mới tượng hình mong manh tợ bọt bể. Hoài thai tháng thứ năm: mới đủ năm hình; chân tay, đầu óc và thân hình. Hoài thai tháng thứ sáu: lục tinh mới đầy đủ; mặt tai, mũi, miệng, lưỡi và ý thức. Hoài thai tháng thứ bảy: đầy đủ ba trăm sáu mươi đốt xương, tám vạn bốn ngàn chân lông. Hoài thai tháng thứ tám: tạng phủ của hài nhi đều đầy đủ, ý chí cùng thông với chín khiếu. Hoài thai tháng thứ chín: Hài nhi trong bụng mẹ, uống ăn bằng nguyên khí, không ăn rau quả, ngũ cốc, sinh tạng rủ xuống, thục tạng hướng lên, có một tòa núi chia làm ba đỉnh: một là núi Tu-di, hai là núi nghiệp, ba là núi huyết. Núi nầy một lúc lỏng ra, hóa làm giòng máu rót vào trong miệng của hài nhi để nuôi dưỡng. Hoài thai tháng thứ mười: Thân thể vẹn toàn, mới đến kỳ sinh. Nếu là con hiếu thì chắp tay thu hình, êm
ái mà ra, không xót đau lòng mẹ. Nếu là đứa con ngỗ nghịch đạp nhoài, giẫy, giụa, bức, nắm, cào, xé, làm cho lòng mẹ đau như trăm ngàn dao nhọn rạch xé tâm can… kể sao cho xiết! Sinh được con rồi mẹ cha mừng vui vô hạn.
(Phật thuyết Đại báo Phụ mẫu trọng ân kinh)
Làm con đối với cha mẹ đem chút lễ mọn cúng dường thì được phước vô lượng, trái lại làm ít điều bất thiện đối với cha mẹ tội cũng vô lượng.
(Kinh Tạp Bảo tạng)
Thế Tôn lấy một ít đất để trên đầu ngón tay rồi hỏi các thầy Tỳ-kheo,“Đất trên đầu ngón tay Ta nhiều hay đất trên quả địa cầu này nhiều?”.
“Bạch Đức Thế Tôn! Đất trên đầu ngón tay Như Lai so với đất trên quả địa cầu thì quá ít”.
“Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, những chúng sanh hiếu kính với cha mẹ thì quá ít, như đất trên đầu ngón tay của Ta, còn những chúng sanh không hiếu kính với cha mẹ lại quá nhiều như đất trên địa cầu”.
(Kinh Tương ưng)
Ta trong nhiều kiếp quá khứ, nhờ từ tâm hiếu thuận, cúng dường cha mẹ, do công đức đó, nên sinh lên các từng trời thời làm Thiên đế, xuống nhân gian thì làm Thánh Vương.
(Kinh Hiền ngu)
Ta trải qua nhiều kiếp tu hành thành đạo là nhờ công ơn của cha mẹ nuôi dưỡng.
(Kinh Phân biệt)
Thế Tôn lại bảo A-nan / Ơn cha nghĩa mẹ mười phần phải tin / Điều thứ nhất giữ gìn thai giáo / Mười tháng trường chu đáo mọi bề / Thứ hai sanh đẻ gớm ghê / Chịu đau chịu khổ mỏi mê trăm phần / Điều thứ ba thâm ân nuôi dưỡng / Cực đến đâu, bền vững chẳng lay / Thứ tư ăn đắng uống cay / Để dành bùi ngọt đủ đầy cho con / Điều thứ năm lại còn khi ngủ / Ướt mẹ nằm khô ráo phần con / Thứ sáu sú nước nhai cơm / Miễn con no ấm chẳng nhờm chẳng ghê / Điều thứ bảy không chê ô uế / Giặt đồ dơ của trẻ không phiền / Thứ tám chẳng nỡ chia riêng / Nếu con đi vắng cha phiền mẹ lo / Điều thứ chín miễn con sung sướng / Dầu phải mang nghiệp chướng cũng cam / Tính sao có lợi thì làm / Chẳng màng tội lỗi bị giam bị cầm / Điều thứ mười chẳng ham trau chuốt / Dành cho con các cuộc thanh nhàn / Thương con như ngọc như vàng / Ơn cha nghĩa mẹ sánh bằng Thái sơn.
(Kinh Báo ân)
Này các Tỳ-kheo, sữa mẹ mà các thầy thọ nhận nơi người mẹ từ vô lượng kiếp đến nay còn nhiều hơn nước của đại dương. Quý thầy nên biết sữa của người mẹ là những giọt máu kết tinh thành những dòng sữa ngọt truyền đạt qua cho con, mỗi ngày đứa con bụ bẫm lớn lên đã rút tỉa tàn phá thân hình của người mẹ khô gầy héo mòn, chết sớm cũng vì con.
(Kinh Tương ưng)
Người con chí hiếu dù gặp tai nạn như nước lụt hay động đất sẽ được thoát hiểm một cách an toàn. Nếu giàu thì trọn hưởng gia tài, không bị nghịch cảnh, chướng duyên và nội nghịch ngoại thù. Nếu nghèo thì đời sống trong sạch, thanh nhàn, trời người yêu mến, danh thơm xông khắp, không bị nợ nần, khổ sở, ít bệnh tật, được tăng trưởng tuổi thọ. Trong hiện tại thường được các bậc hiền trí ngợi khen, kết giao thân thiện; sau khi chết được sanh thiên.
(Kinh Hạnh phúc)
Tuy giàu có mà không biết hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ, thì đó là cửa ngõ đưa đến bại vong. (Kinh Bại vong)
Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sanh lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà chúng ta đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển.
người con hiếu được cha mẹ hoan hỷ, thương tưởng và mong cầu như vậy thì gia đình ấy chắc chắn sẽ thịnh vượng, không bao giờ bị suy giảm.
(Kinh Tăng chi bộ)
Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế; gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật vậy. (Kinh Tâm địa quán)
Thờ trời đất quỷ thần không bằng có hiếu với cha mẹ, vì cha mẹ là hai vị thần minh cao nhất trong các thần minh.
(Kinh Tứ thập nhị chương)
Người nào muốn báo ơn nghĩa to lớn của cha mẹ, không có cách nào hơn là phát tâm Bồ-đề cầu giác ngộ, rồi tìm cách hướng dẫn người thân của mình và chúng sanh đồng phát tâm Bồ-đề; đó là cách báo ân rốt ráo.
(Kinh Đại Phương tiện Phật báo ân)
Ví có kẻ nào, hai vai kiệu cõng, cha mẹ đi chơi, suốt cả mọi nơi, trên rừng dưới biển, hai vai nặng trễ, mòn cả đến xương, máu chảy cùng đường, không hề ân hận, cũng chưa báo được, công đức mẹ cha, kể trong muôn một.
Ví lại có người, gặp khi đói kém, cắt hết thịt mình, cung nuôi cha mẹ, khỏi lúc nguy nàn, riêng mình cam chịu, thịt nát xương tan, trăm nghìn muôn kiếp, để báo thâm ân, chẳng được một phần, kể trong muôn một.
Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, tự tay cầm dao, khoét đôi mắt mình, luyện làm thang thuốc, chữa bịnh mẹ cha, như thế cũng là, chưa trả được ân, kể trong muôn một.
Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, đều tự tay mình, cầm dao khoét ruột, móc lấy tim gan, luyện thành thang thuốc, chữa bịnh mẹ cha, như thế cũng là, chưa trả được ân, kể trong muôn một.
Ví lại có người. trải trăm nghìn kiếp, vì tội mẹ cha, trăm nghìn vòng dao, băm vằm thân thể, thịt nát xương tan, như thế cũng là, kể trong muôn một.
Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì báo ơn mẹ, lấy mình đốt lên, làm cây đèn thịt, cúng dàng chư Phật, như thế cũng là, chưa trả được ân, kể trong muôn một.
Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì bệnh mẹ cha, đập xương lấy tủy, để làm thang thuốc, chữa bệnh mẹ cha, như thế cũng là, chưa trả được ân,
Giữa các loài hai chân Chánh giác là tối thắng Trong các loài con cái Hiếu thuận là tối thắng.
(Kinh Tương ưng)
(Kinh Tăng chi bộ I)
Này Dhananjani, người con hiếu thảo không nên vì cha mẹ mà làm các điều phi pháp, bất chánh. Vì người làm như vậy sẽ bị quỷ sứ kéo vào địa ngục. Trước sự phán xét của nhân quả, người ấy không thể vịn lý vì muốn cho cha mẹ sung sướng, vui lòng, để bào chữa cho mình là vô tội. Hành động như vậy sẽ bị thác đọa địa ngục dù nó có khóc than hay cha mẹ nó có van xin hay kể lể.
(Kinh Trung bộ)
Này Mahanam, người con hiếu với những tài sản mà mình đã nỗ lực thâu hoạch được, do sức mạnh của đôi tay, bằng những giọt mồ hôi đổ ra một cách hợp pháp, cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường cha mẹ với thiện ý thì sẽ được cha mẹ hoan hỷ, thương tưởng và hằng cầu mong cho con được sống lâu, mạnh giỏi. Này Mahanam, kể trong muôn một.
Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì cứu mẹ cha, trải trăm nghìn kiếp, nuốt viên sắt nóng, cháy sém cả mình, như thế cũng là, chưa trả được ân, kể trong muôn một.
(Phật thuyết Đại báo Phụ mẫu Trọng ân kinh)
Nếu một bên vai cõng mẹ, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy hết trăm năm, cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội và dù tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ cha và mẹ. Hơn nữa, nếu có an trí cho cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ cha và mẹ. Vì cớ sao? Vì rằng cha mẹ giúp đỡ rất nhiều cho con cái, nuôi dưỡng chúng lớn và dẫn dắt chúng vào cuộc đời này.
Nhưng này các Tỳ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, người ấy khuyến khích, hướng dẫn, an trú cha mẹ vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới, người ấy khuyến khích, hướng dẫn, an trú cha mẹ vào thiện giới; đối với cha mẹ có lòng xan tham, người ấy khuyến khích, hướng dẫn, an trú cha mẹ vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác trí tuệ, người ấy khuyến khích, hướng dẫn, an trú cha mẹ vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỳ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ cha và mẹ.
(Kinh Tăng chi bộ, chương Hai pháp)
Có hai hạng người, này các Tỳ-kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và Cha. (Kinh Tăng chi bộ, chương Hai pháp)
Những gia đình nào, này các Tỳ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm thiên. Những gia đình nào, này các Tỳ-kheo, con cái kính lễ mẹ cha trong nhà, những gia đình được chấp nhận như các Đạo sư thời xưa. Những gia đình nào, này các Tỳ-kheo, con cái kinh lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận là đáng được cúng dường.
(Kinh Tăng chi bộ, chương Ba pháp)
Chánh hạnh đối với mẹ, này các Tỳ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một kẻ mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều phước đức. Chánh hạnh
đối với cha, này các Tỳ-kheo, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một kẻ mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều phước đức.
(Kinh Tăng chi bộ, chương Bốn pháp)
Thành tựu với thân làm thiện, với lời nói thiện, với ý nghĩ thiện, với biết ơn và biết trả ơn. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỳ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.
(Kinh Tăng chi bộ, Chương bốn pháp)
Vui thay, hiếu kính mẹ, Vui thay, hiếu kính cha,
(Kinh Pháp cú, kệ 332)
Phạm thiên, này các Tỳ-kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Các Đạo sư thời xưa, này các Tỳ-kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Đáng được cúng dường, này các Tỳ-kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Vì cớ sao? Giúp đỡ rất nhiều, này các Tỳ-kheo, là mẹ cha đối với con cái, nuôi chúng lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu chúng vào đời.
(Kinh Phật thuyết như vậy)
Hiếu dưỡng mẹ và cha, Nuôi dưỡng vợ và con, Làm nghề không rắc rối, Là điềm lành tối thượng
(Kinh Tập)
Bà-la-môn Mataposaka hỏi: Thưa Tôn giả Gotama, tôi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp. Sau khi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp, tôi nuôi dưỡng mẹ cha. Thưa Tôn giả Gotama, tôi làm như vậy; tôi có làm đúng trách nhiệm không? Đức Thế Tôn đáp: Này Bà-la-môn, Ông làm như vậy là đúng trách nhiệm. Này Bà-la-môn, ai tìm đồ ăn thiết thực theo thường pháp; sau khi tìm đồ ăn thiết thực theo thường pháp lại nuôi dưỡng mẹ cha thì người ấy được nhiều công đức.
Người nào theo Chánh pháp, Nuôi dưỡng mẹ và cha.
Và tạo nhiều công hạnh,
Đối với cha và mẹ,
Nhờ vậy, bậc Hiền thánh, Trong đời này tán thán, Sau khi chết được sanh Hướng an lạc chư Thiên.
(Kinh Tương ưng bộ)