Tàu đến Mạc Tư Khoa (Trần Đức Tuấn)

02/09/20202:57 CH(Xem: 1982)
Tàu đến Mạc Tư Khoa (Trần Đức Tuấn)
VĂN HÓA PHẬT GIÁO
SỐ 351 SỐ VU LAN 01-09-2020

Tàu đến Mạc Tư Khoa
(Trần Đức Tuấn)

Đường qua Mông Cổ

Xe lửa xuyên Tây Bá Lợi Á là tuyến hỏa xa tôi có dịp sử dụng tới 11 lần. Lần đầu vào tháng 2 năm 1966, lần gần đây nhất là tháng 5 năm 2006, tức cũng đã cách đây trên 14 năm.

Có hai điểm nhập cảnh chủ yếu vào nước Nga. Đó là nhà ga biên giới Zabaikalks tiếp giáp với ga Mãn Châu Lý ở Đông bắc Trung Quốc, và nhà ga Naushki giáp với thành phố Sukhe Bator của Mông Cổ.

Từ Sài Gòn, nếu bạn chọn con đường Hà Nội – Bắc Kinh – Ulan Bator – Mạc Tư Khoa thì quãng đường là 13.000km; còn chọn tuyến Bắc Kinh – Mãn Châu Lý mà không qua Mông Cổ thì chiều dài là 14.000km.

Trước hết xin nói về tuyến đi qua Mông Cổ. Đặc điểm của tuyến này là hành khách được thỏa thích chiêm ngưỡng hàng giờ đồng hồ đoạn Vạn Lý Trường Thành ở Bắc Kinh từ trên xe lửa đang chạy, được trải nghiệm cảnh quan sa mạc Gô Bi suốt chiều ngang Bắc Nam dài hàng ngàn cây số, tiếp theo là hàng ngàn cây số miền thảo nguyên mênh mông xanh rờn của vùng Bắc Mông Cổ. Riêng tuyến qua Mông Cổ tôi đã có dịp đi bốn lần, khá đủ để biết thế nào là sự“mênh mông buồn tẻ”và sự“đơn điệu vĩ đại” của mảnh đất “trung tâm hẻo lánh” này của châu Á và của thế giới. Sa mạc Gô Bi trải dài theo hướng Tây Đông, chạy qua lãnh thổ các tỉnh Tân Cương, Cam Túc, Ninh Hạ, Nội Mông (của Trung Quốc) và toàn bộ miền Nam của Mông Cổ.

Ngồi trên toa nhà hàng cực sang của Mông Cổ trên tàu đang chạy suốt vài giờ đồng hồ, nhìn sang hai bên đường tàu, cảnh quan hoàn toàn không có gì thay đổi: Tất cả vẫn chỉ có cát, vô tận cát, hàng loạt cánh đồng cát thẳng cánh cò bay, hàng loạt núi cát, đồi cát cao thấp khác nhau tạo thành một “vũ trụ cát”. Thỉnh thoảng có một “giao lộ” nhỏ hoang vu giữa đường sắt và đường mòn toàn cát không một bóng người, bỗng thấy từ bên kia núi cát xuất hiện một kỵ sĩ, giống như một “chú lính Nguyên Mông” thời Trần Hưng Đạo còn sót lại, phi ngựa chạy tới đứng cạnh đường tàu, giơ cao cây cờ hiệu cho xe lửa giữ nguyên tốc độ mà băng qua trong nháy mắt.

Và rồi, chú nhân viên đường sắt chăm chỉ đó lại mất hút vào sự mênh mông huyền bí của sa mạc… Phần Gô Bi trên đất Nội Mông của Trung Quốc mà xe lửa vừa chạy qua đó cũng là một cảnh tượng y hệt: đó là sự thống trị tuyệt đối của sa mạc. Những chuyến đi tàu trên sa mạc ở Tân Cương hay Cam Túc (Trung Quốc) cũng không khác lắm. Buồn nhất là những ga xép vắng tanh không một bóng người.

Khi không còn đủ kiên trì để chiêm ngưỡng cát nữa, bạn nên trở về phòng lấy sách ra đọc. Mặc dù chẳng còn lạ lẫm gì với “sự lừng lẫy” vinh quang trong quá khứ của họ, nhưng rất đáng để ta suy ngẫm.

Đây chính là quê hương của bộ tộc Hung Nô thiện chiến, can trường mà vó ngựa đã tung hoành oai phong khắp chốn từ Á sang Âu, đã càn lướt tan hoang các lưu vực Hoàng Hà, Dương Tử, Volga, Danube… đã tàn phá các đế quốc Trung Hoa, La Mã… và cũng đã từng khốn khổ trăm bề như bị Trung Quốc đánh chiếm, sáp nhập tới hai lần và chỉ lấy lại được phần Ngoại Mông, còn Nội Mông đã trở thành đất của Trung Quốc. Cái giá cho sự tham lam, bành trướng, bá quyền, cho sự xâm lược, cướp đất, đô hộ nước khác xưa nay gần như đều đã phải trả. Chúng ta hãy chờ xem các trường hợp như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc có phải là do Thượng đế quá nuông chiều hay không!

Một vài số liệu hiện tại của Mông Cổ cũng nên biết để dễ hình dung:

Hệ thống đường sắt với một tuyến trung tâm từ biên giới với Trung Quốc đến biên giới với Nga dài khoảng vài ngàn cây số.
– Diện tích lãnh thổ 1.567.000km. Dân số 1.500.000 người.
– Cả nước có khoảng 15 triệu con cừu, 11 triệu dê, 4 triệu bò, 3 triệu ngựa, lạc đà…

Đặc biệt, ngựa là phương tiện di chuyển phổ biến của cư dân Mông Cổ, nhất là trên đồng cỏ và sa mạc. Tôi chưa biết cưỡi ngựa và lạc đà, nhưng cũng đã thử mấy lần, như cưỡi lạc đà đi dạo dưới chân.

Kim Tự Tháp ở Ai Cập, cưỡi ngựa chụp ảnh ở thành cổ Cao Xương (thuộc Tân Cương) và ở bờ hồ Thiên Trì trên sườn núi tuyết (dãy Thiên Sơn, Tây Bắc Trung Quốc), cưỡi ngựa dạo chơi trên thảo nguyên quanh co giữa các khe núi cao của tộc người Kazak ở Thiên Sơn… Đặc biệtmột lần cưỡi ngựa suốt đêm lang thang trong rừng thuộc đảo quốc Cuba ở châu Mỹ. Tất cả các cuộc du ngoạn trên mình ngựa kể trên đều có người đi kèm, chỉ riêng có một lần suýt bỏ mạng vì cưỡi ngựa một mình, bị nó phi bạt mạng xông thẳng vào giữa một đàn bò hàng trăm con đang hoảng loạn.

Hình ảnh những con tuấn mã, chiến mã luôn phảng phất trong đầu óc con người như biểu tượng của vẻ đẹp cao thượng, cường tráng, can đảm, rất hiệp sĩ. Mông Cổ vì vậy luôn là một dân tộc trong những dân tộc thường khiến người ta liên tưởng tới tư chất của kẻ anh hào, tráng kiệt. Trong văn thơ, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, kiến trúc… hình ảnh con ngựa luôn được ưa chuộng. Trong các cuộc chiến tranh cổ điển thì chúng là một phương tiện tác chiến tuyệt hảo, một công cụ chiến đấu lợi hại, thể hiện sức mạnh áp đảo…

Xin dẫn ra đây đôi ba trường hợphình ảnh con ngựa được đưa vào văn hóa nghệ thuật:

“… Ngựa phi nơi xa kìa nghe súng vang bên trời điệu kèn rộn ràng… mong xác trăm da ngựa bọc thân thể trai… Bao chiến mã lên đường, giục lòng dân quân thi can trường…”.

(Trong kháng chiến chống Pháp, quân ta làm gì có kỵ binh. Chính sự tưởng tượng của Văn Cao đã làm đẹp hơn lên cho nhạc phẩm).

– Kể cả trong chiến bại, hình ảnh con ngựa thất trận cũng làm nao lòng người:

Mã Chiếm Sơn buông cương và ngẫm nghĩ Ngựa cúi đầu hí lạnh giữa tàn quân.

(bài “Ly rượu thọ” của Tố Hữu) – Chuyện Thánh Gióng ngồi trên mình ngựa nhổ bụi tre đuổi đánh giặc Ân: “Ngựa phi ngoài xa hí vang trời – chiêng trống khua trăm hồi…” (bài

“Hòn Vọng Phu” của Lê Thương).
… Đường trăm dặm tìm người chẳng gặp Ngựa trèo non đạp rách mây trời…

(thơ Hồ Chí Minh) … Nhịp nhàng trên yên, vượt qua thảo nguyên

Tôi thấy mây xanh in nước trong xanh Bò, dê tung tăng dưới chân lạc đà…

(Dân ca Trung Hoa)

Cả lạc đà và ngựa đều là những chiến binh cự phách thời cổ. Nếu tính năng thần tốc thuộc về ngựa thì thiện nghệ về dẻo dai và chuyên chở số một là lạc đà. Ngựa Ả Rập đứng đầu về kích thước, sức mạnh và vẻ đẹp (thường là lớn gấp đôi ba lần ngựa Việt Nam). Ngựa Mông Cổ cũng là những chiến mã thượng hạng. Lạc đà có bốn loại là không bướu, một bướu, hai bướu và ba bướu. Có lạc đà gia súc là lạc đà hoang dã. Loại hoang dã chỉ có hai bướu. Vẻ oai phong trận mạc của lạc đà nhiều khi còn làm cho những bầy ngựa chiến phải khiếp đảm.

blank

Ưu điểm nổi trội hơn hẳn ngựa của lạc đà là chịu đói chịu khát rất giỏi, thức ăn nhiều và dễ kiếm hơn, lại có bướu để dự trữ rất lâu. Người Mông Cổ thời trước dùng ngựa tác chiến rất tài tình bởi khả năng thần tốc, xoay chuyển tình thế của chúng là số một. Nạn nhân tội nghiệp của chúng là dân các vùng Đông Á, Trung Đông, Tây Á, châu Âu, trong đó có Nga, Ukraina, Hungary, Ba Lan, cùng nhiều nước Trung và Đông Âu, phải sống dưới ách đô hộ của họ hàng thế kỷ. Kinh thành Mạc Tư Khoa đã từng bị quân Tatar (Thát Đát, Mông Cổ) đốt cháy trụi. Tuy nhiên, trong lịch sử cận và hiện đại, họ là những láng giềng thân thiện. Mông Cổ hiện là quốc gia châu Á duy nhất dùng mẫu tự Slave của Nga để cấu tạo văn tự. Người dân tộc Tatar ở Nga chiếm tới gần 4% dân số toàn Liên bang. Họ sống rải rác ở cả hai phần châu Á và châu Âu của Nga từ nhiều thế kỷ trước.

Đường qua Mãn Châu

Chưa một quốc gia, một vùng lãnh thổ nào bên ngoài biên giới Việt Nam tạo cho tôi một cảm giác nhẹ nhàng như nước Nga. Suy nghĩ đó đã có từ rất lâu, từ trước khi đặt chân lên phần đất mênh mông này của thế giới. Hình như nền văn hóa kiệt xuất của người Nga, đặc biệtvăn học nghệ thuật, cộng với tấm lòng mà họ dành cho khách viễn phương, đã chinh phục được tình cảm của nhiều người nước ngoài.

Lần đầu tiên tôi đến Nga là bằng xe lửa, vào tháng Giêng năm 1966. Đó là chuyến đi để lại nhiều ấn tượng nhất cho cả đời lang bạt của tôi sau này. Năm đó ở Bắc bán cầu trời rét khủng khiếp. Hà Nội tê cóng suốt mấy tuần lễ. Gió lạnh từ phương Bắc tràn về liên tục làm hàng chục triệu người rét run. Đoàn tàu liên vận lao nhanh theo hướng Bắc; tới Quế Lâm đã thấy đầy tuyết. Lúc đó Bắc Kinh lạnh buốt, với âm 160C; các hồ Bắc Hải và Côn Minh ở Di Hòa Viên đều đóng băng; vùng Mãn Châu ở Đông Bắc trở thành một xứ tuyết khổng lồ… báo hiệu một mùa đông khủng khiếp của Siberia đang chờ đón chúng tôi đầy đe dọa.

Những cảm xúc trên đất Trung Hoa chưa kịp lắng xuống thì dải đất huyền bí Tây Bá Lợi Á băng tuyết ngút ngàn đã tác động mạnh vào đoàn lữ khách hỏa xa làm thổn thức lòng người. Vì chưa một lần nếm trải cái lạnh dưới không độ nên cảnh sắc hồ Baikal đầy băng giá, những cánh rừng taiga tuyết phủ dày kín đã khiến tôi thực sự ngỡ ngàng, thích thú đến nao lòng. Nhiệt độ ngoài trời suốt chuyến đi có nơi xuống tới âm 450C. Cái vũ trụ lạnh buốt, lạ lùng đầy bí ẩn này không hề tạo nên cảm giác phiêu lưu cho kẻ lữ hành, mà ngược lại, tràn đầy cảm hứng lãng mạn phiêu bồng trong cuộc khám phá một nước Nga bao la.

Từ biệt thành phố Mãn Châu Lý thuộc Khu tự trị Nội Mông, đoàn tàu tiếp tục lao theo hướng Tây lướt qua những địa danh đầy ấn tượng trên tuyến hỏa xa nổi tiếng thế giới xuyên Siberia được coi là vô cùng hẻo lánh hoang vurùng rợn trên mảnh đất khuất nẻo mênh mông này của Trái đất. Trước hết là Zabaikalsk, rồi tới Chita, Ulan Ude, Irkust, Krasnoyarsk, Novosibirsk, Omsk, Chelyabinsk, Sverdlovsk, Kazal và Mạc Tư Khoa. Sau này tôi còn có dịp qua lại trên tuyến xe lửa Hà Nội-Mạc Tư Khoa thêm nhiều lần nữa, và kỳ lạ thay, lần nào cũng thật sự háo hức với tâm trạng hồi hộp, tò mò, mỗi lần đi là một lần khám phá, đầy cảm giác mới lạ. Giờ đây, mỗi khi nhớ lại, chuyến du hành đầu tiên này lại hiện lên như một giấc mơ, như trong chuyện cổ tích. Ở góc trời này của thế giới, tuyến đường sắt đã trở thành một kỳ công của con người, giúp cho viễn khách bốn phương hình dung được thế nào là vẻ đẹp kỳ diệu, khắc nghiệt, lộng lẫy, buồn tẻ và kiều diễm của “mùa đông nước Nga”, một khái niệm mơ hồ đầy ma lực với phần còn lại của thế giới.

Từ Mạc Tư Khoa tới Bắc Kinh mỗi tuần có bốn chuyến xe lửa liên vận quốc tế bao gồm hai chuyến trên tàu Liên Xô vào các ngày thứ Tư, thứ Bảy và hai chuyến trên tàu Trung Quốc vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu. Chuyến đi đầu tiên này của tôi là trên tàu Liên Xô, xuất phát từ Bắc Kinh chạy qua Thiên Tân, Thẩm Dương, Trường Xuân, Cáp Nhĩ Tân ở Đông Bắc Trung Quốc, đi qua Ulan Ude. Chuyến tàu của Trung Quốc sẽ từ Bắc Kinh tới ga biên giới Nhị Liên với Mông Cổ, qua Ulan Bator rồi cũng tới Ulan Ude. Ulan Ude là ga quan trọng trên tuyến xe lửa Viễn Đông xuyên Siberia của nước Nga từ Mạc Tư Khoa tới Vladivostok dài 10.000km, cho tới tận bây giờ vẫn được coi là tuyến hỏa xa kỳ lạ và lãng mạn nhất thế giới.

Giờ đây, hầu như mọi người Việt Nam đi Nga vàchâuÂuđềuđãtừbỏtuyếnđinàyđểđimáy bay. Trước năm 1979, tuyến đường sắt Hà Nội-Bắc Kinh-Mạc Tư Khoa được coi là cửa ngõ chính của Việt Nam, là “con đường tơ lụa” của hàng ngàn người Việt qua lại mỗi năm. Nó bị đình chỉ từ trước khi xảy ra cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Lần cuối cùng tôi đáp tàu từ Mạc Tư Khoa về Hà Nội là vào năm 1978, trên một trong những chuyến cuối trước khi nó ngừng hẳn. Hai mươi tám năm trôi qua, tuyến đường sắt xuyên Siberia, xuyên miền Viễn Đông hoang dã và hoa lệ của nước Nga êm đềm tưởng đã vĩnh viễn trôi vào dĩ vãng với biết bao kỷ niệm tuyệt vời sâu đậm. Nhưng rồi thật bất ngờ, vào mùa hè năm 2006, tôi lại có dịp “trở lại tuyến đường xưa”, như lặp lại một giấc mơ. Đó là chuyến du hành hiếm có để thực hiện bộ phim “Ký sự Hỏa xa – Hành trình xuyên lục địa”, cũng chính là chuyến đi xuyên Tây Bá Lợi Á lần thứ 11 của tôi.

Dù qua Mông Cổ hay qua Mãn Châu Lý thì cả hai lối đều phải qua thành phố nổi tiếng có cái tên.

Mông Cổ rất dễ nhớ là UlanUde. Đó là một đô thị lớn nằm trên vùng đồi núi miền Nam Siberia, ở phía Đông nam hồ Baikal. Đây là trung tâm Phật giáo lớn nhất của nước Nga, đã từng tổ chức một cuộc họp toàn thế giới của giới Tăng Ni, cư sĩPhật tử. Từ Ulan Ude, du khách nghĩ ngay tới cái tên Ulan Bato, thủ đô của Mông Cổ. Đường xe lửa từ Ulan Bato tới Ulan Ude dài khoảng 600km. Toàn khu vực rộng lớn ở hai bên vùng biên giới này là nơi định cư lâu đời của người Mông Cổ. Đây là một cao nguyên nhiều rừng, đồng cỏ, đất đai màu mỡ, có khí hậu giá lạnh, nghề trồng trọt và chăn nuôi phát triển. Một đầu mối giao thông quan trọng của cả địa khu Trung Siberia kéo dài từ sông Yenisei tới sông Lena, cắt ngang các kinh tuyến; theo hướng Bắc Nam thì kéo dài từ biên giới với Mông Cổ tới Bắc Băng Dương. Càng lên phía Bắc, đất càng thấp. Độ cao trung bình của cả vùng là 600 mét, tổng diện tích là 1.500.000km2, gần bằng cả nước Mông Cổ. Một mạng lưới sông ngòi khổng lồ, với Yenisei là trung tâm. tỏa rộng như một mạng nhện, và điểm nhấn là hồ Baikal mênh mông dưới chân núi tuyết, chứa 20% lượng nước ngọt toàn cầu, là một kỳ quan thiên nhiên quý báu của nhân loại.

Baikal có hình dáng yểu điệu như một vầng trăng khuyết thượng tuần với chiều dài theo hướng Bắc-Đông bắc xuống Tây-Tây nam, dài tới 636km, chiều ngang trung bình 50km (nơi rộng nhất 79km). Diện tích hồ 31.500km2, đứng đầu thế giới về độ sâu (trung bình 730 mét, nơi sâu nhất 1.620 mét), lượng nước 23.000km3, nhiều hơn trữ lượng nước của toàn bộ biển Baltique, chiếm 80% lượng nước của cả nước Nga. Các số liệu kể trên đã nói lên những giá trị vĩ đại đáng nể của hồ Baikal. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong lòng người chính là vẻ đẹp phi thường, một món quà diễm lệ siêu phàmthượng đế dành cho nhân loại. Phong cảnh thiên nhiên vô song của nó là các rặng núi ven hồ cao trên dưới 2.000 mét cùng với thảm rừng ôn đới, tiêu biểu là thông ba lá và bạch dương, tạo nên chốn thiên thai thực sự, đầy vẻ bồng lai dưới cõi trần. Nước hồ luôn trong xanh, tinh khiết, sạch sẽ nhất thế giới.

Baikal duyên dáng, hoa lệ và quyến rũ nhất là vào dịp đầu thu – lúc này nước chưa đóng băng – không giống như nhiều sông hồ khác đẹp nhất là vào lúc thu tàn, bởi cuối thu là lúc Baikal đã đóng băng và đầy tuyết.

Tôi đã từng đi xe lửa ven hồ trên một chục lần, vào cả các mùa hè, thu và đông. Xe lửa chạy ven hồ tới 5 giờ đồng hồ là một cuộc lãng du chưa từng thấy. Đó chính là lúc mà tâm trạng lữ khách say sưa hồi hộp mê mẩn nhất không rời mắt khỏi phong cảnh thiên nhiên như đang lạc vào chốn thiên đường, và mong đoàn tàu chạy chậm lại để được đắm mình lâu hơn vào cõi thiên thai cực lạc.

Riêng mùa đông ở đây rất dài, kéo từ cuối thu sang đầu mùa xuân, khiến cho lữ kháchcảm giác là đoàn tàu đang chạy ngược thời gian vào kỷ băng hà, đắm chìm trong một vũ trụ buồn diễm lệ. Vẻ đẹp Baikal mùa đông chính là nét buồn trầm tư lãng mạn của nhan sắc, của suy tư nội tâm, của nỗi niềm từ man mác bâng khuâng đến tái tê thổn thức… đủ cung bậc, mà ở một cõi khác, một chân trời khác không thể có. Năm giờ đồng hồ ven hồ xuyên rừng băng tuyết là năm giờ thực sự lạc vào cõi mộng. Mùa đông đã buồn, tiếng còi tàu và âm thanh tàu chạy càng buồn hơn. Sự cộng hưởng thần thánh tài tình đó đã bất chợt khiến ta thấm sâu một câu nói có vẻ chí lý của cổ nhân: “Đỉnh điểm của cái đẹp chính là nỗi buồn, lúc đó lòng ta mông lung, cô liêu và hiu quạnh nhất”.

Trong số mười hồ lớn nhất thế giới thì Baikal chỉ đứng thứ chín, nhưng lại là hồ sâu nhất thế giới. Nước Nga có hai niềm tự hào về hồ. Đó là Baikal lớn thứ hai ở châu Á (sau hồ Aran rộng 36.000km2, cũng gọi là biển Aran), và hồ Ladoga là hồ lớn nhất châu Âu với diện tích gần 20.000km2, dài trên 200km, chỗ rộng nhất trên 80km.

Kích cỡ lãnh thổ Siberia có thể chia thành ba vùng với tổng diện tích 6.600.000km2:

– Tây Siberia từ phía Tây dãy Ural tới sông Yenisei, rộng khoảng 2.600.000km2, với sông Yenisei dài 5.500km là trụ cột.
– Trung Siberia (địa hình cao nguyên) từ sông Yenisei tới sông Lena, rộng 1.500.000km2, vùng này cao hơn mặt biển 600 mét, có nhiều núi cao hơn 2.000 mét và thắng cảnh nổi tiếng thế giới là hồ Baikal.
– Vùng núi phía Đông bắt đầu từ phía Tây sông Lêna tới eo biển Bering, núi cao từ 1.000 mét đến 2 2.000 mét. Diện tích vùng là 2.500.000km .

Như vậy, vùng Tây Bá Lợi Á (âm Hán Việt của từ gốc Siberia) là miền đất khổng lồ của Trái đất có tổng diện tích 6.600.000km . Toàn vùng có hàng ngàn con sông lớn nhỏ, trong đó có bốn đại trường giang nổi tiếng thế giới đều chảy ra Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương là Yenisei, Obi, Lena và Amur, dài từ 4.500km đến 5.500km; riêng đoạn sông Amur là biên giới Nga-Trung được Trung Quốc gọi là Hắc Long Giang.

Cả bốn đại trường giang này, đường sắt xuyên Tây Bá Lợi Á từ Mạc Tư Khoa tới Vladimirvostock dài trên 10.000km đều phải vượt qua. Đoạn đường mà tôi đi từ Zabaikalks đến Mạc Tư Khoa chỉ dài khoảng trên 8.000km, trong đó có đoạn vượt qua rừng taiga, khu rừng mênh mông nhất thế giới, cũng là thắng cảnh thiên nhiên diễm lệ vĩ đại số một trên mặt địa cầu, suốt bao thế kỷ được mệnh danh là “gầm trời cô tịch huyền bí của thế gian”, nơi mà “người tù không cần giam giữ vì không thể chạy trốn, máy bay Nhật bay sâu vào sẽ hết xăng không thể quay lại, những binh đoàn xe tăng láng giềng tiến sâu vào cũng không thể quay lại đành phải đầu hàng…”. Chúng tôi đã phải mất đến trên một tuần lễ để đi hết tuyến thiết lộ kỳ bí, thần sầu, diễm lệ, đầy hấp dẫn, đáng ngưỡng mộ, hoàn toàn “quốc nội”, phong trần và cô tịch đó để đến với thủ đô nước Nga. Đó hoàn toàn không phải là một đoạn “đường trần tơ vương khanh tướng” mà là chốn thiên thai hiu quạnh, nơi “ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian” để giờ đây còn mãi cảm giác mơn man, “Gió hắt trầm tiếng ca – Tiếng phách dồn lắng xa – Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta” .

Đi hết đoạn đường vạn dặm hư ảo đó, đoàn tàu lãng tử sẽ đưa bạn tới một trong những kinh thành diễm lệ vĩ đại nhất dưới gầm trời Âu luôn đắm chìm trong lời tình ca bất hủ: “Chiều thanh vắng là đây, âm thầm gió rì rào, Rừng cây chim muông lắng suốt canh thâu. Hỡi em, thấu chăng tình, bao lời ca trìu mến Matx-cơ-va bên chiều vắng thanh bình”.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.