Không biết (Alex Tzelnic, Cao Huy Hóa dịch)

02/09/20202:54 CH(Xem: 1998)
Không biết (Alex Tzelnic, Cao Huy Hóa dịch)
VĂN HÓA PHẬT GIÁO
SỐ 351 SỐ VU LAN 01-09-2020

Không biết
(Alex Tzelnic, Cao Huy Hóa dịch)

Một thầy giáo về giáo dục thể chất cũng là một thiền giả Zen, học được những gì về không-biết trong khi dạy Tiếng Anh tại Việt Nam?

May mắn tôi nhận được lời khen cao quý nhất, đó là khi tôi làm giáo viên vào mùa xuân năm 2008. Tôi vừa mới ra trường và vừa hoàn thành công việc thực sự đầu tiên của mình, đó là sáu tháng dạy tiếng Anh tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Qua những tuần trước, tôi đã kết nối với một sinh viên tên Thanh và khi cô ấy biết tin tôi trở về Mỹ, cô đã viết cho tôi một thư ngắn. Đây không phải là bất thường vì cô ấy đã viết cho tôi những thư ngắn cả học kỳ.

Thư ngắn đầu tiên trong số này ghi lại sự tức giận. Do tôi đã đưa ra một quyết định chống lại đội của Thanh trong một trò chơi, nên cô ấy đã gửi cho tôi một câu “Em ghét thầy Alex”, và sau đó gửi bong bóng màu tím xoay có ghi “em ghét thầy”.

Các dòng thư sau này trở nên ngọt ngào hơn, nếu như không xa lạ. Cô ấy có lần viết, “Em nghĩ thầy: 1) Hài hước nhưng không đẹp trai, hi hi. 2) Đáng yêu nhưng điên rồ, ha ha”.

Một lần khác, vào cuối một bài làm, Thanh đã viết: “Thư này chỉ có thầy và em biết, đừng cho người thứ ba biết. OK? Nếu thầy nói cho người thứ ba biết, em sẽ giết thầy và không bao giờ nói chuyện với thầy nữa, he he”. Trong một thời gian ngắn, tôi đã lo sợ cho cuộc sống của tôi. Nhưng trong lời tạm biệt của Thanh, cô đã viết một câu như là mong ước của tất cả những ai từng đi dạy: “Mặc dù em muốn chào thầy, em lại không muốn nói ‘tạm biệt thầy’”.

Trở về quá khứ, khi bắt đầu chuyến đi xa, tôi chưa bao giờ hình dung một trải nghiệm hoàn hảo như vậy. Socrates từng nói, “Sự sáng suốt đúng đắn duy nhất là biết rằng bạn không biết”. Tôi đã đến Việt Nam khôn ngoan như thế. Tôi không biết gì về giảng dạy. Tôi đã dành cả cuộc đời của mình như một sinh viên, và ý nghĩ đứng trước một lớp học và truyền đạt kiến thứcvô cùng lạ lẫm. Nhưng là một sinh viên tốt nghiệp ngành triết học gần đây, tôi đã không cân nhắc chính xác các lời mời cạnh tranh của những nơi mong tôi đến làm việc. Tất cả những gì tôi muốn là đi du lịch, và việc dạy học dường như là một cách tốt để làm điều đó.

Được trang bị bằng cấp tiếng Anh trực tuyến (ESL: English as a second language: Tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai), tôi sớm thấy mình đứng trước một lớp học của những sinh viên Việt Nam háo hức. Những bài học tôi đã thu hoạch về quản trị lớp và loại từ vựng giới thiệu đã không chuẩn bị cho tôi thử thách điểm danh trong một ngôn ngữ có giọng điệu mà tôi hoàn toàn không quen thuộc. Khi tôi đọc từng tên trong danh sách, các học viên hú lên thích thú. Sau đó, một cô gái thông báo với tôi rằng tôi đang đọc tên ngược. Tôi thậm chí không thể hoàn thành việc điểm danh trước khi tôi bị hỏi dồn dập:

“Thầy bao nhiêu tuổi?”. “Thầy đến từ nước nào?”.

“Thầy có bạn gái chưa?”.

Sau bài học, viên chức của trường được cử đến để quan sát tôi, đã lịch sự đề nghị tôi có thể làm tốt hơn trong một công việc khác. Nhưng tôi đã bay nửa vòng trái đất để qua đây dạy, và trường học này, đã thất vọng với những người nói tiếng Anh bản địa, tất cả họ rất vui khi đưa tôi đến cuộc đương đầu này. Tôi nhận việc. Tôi không biết mình sẽ làm thế nào trong sáu tháng tới.

Về mặt thực hành, chúng ta thường nói về sự không-biết. Trong Shobogenzo (Chánh pháp Nhãn tạng), Eihei Dogen (Thiền sư Đạo Nguyên), người sáng lập trường phái Soto Zen (Thiền Tào Động) vào thế kỷ XIII, đã kể câu chuyện này:

Thiền sư Daowu (Đạo Ngộ) đã đến thăm hội chúng của đạo sư Shitou (Thạch Đầu).

Daowuhỏi,“Ý nghĩa căn bản của pháp Phật là gì?”. Shitou nói, “Không đạt được, không biết”. Daowu nói, “Có hay không một bước chuyển nào đó khi vượt lên trên?”.
Shitou nói, “Bầu trời rộng lớn không cản những đám mây trắng bay”.

Loại bước chuyển này có vẻ phản trực giác, giống như ca ngợi sự ngu ngốc. Không-biết có vẻ như là một điều lớn lao để khao khát miễn là bạn biết rằng không-biết là mật mã cho một hình thức biết siêu việt. Rốt cuộc, Shitou biết rằng ý nghĩa căn bản của pháp Phật là không biết.

Nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh tôi đã hiểu không-biết theo một cách hoàn toàn khác. Tôi thật sự không biết cách dạy. Tôi đã đọc về cách dạy. Tôi đã tham gia một khóa học trực tuyến. Nhưng tôi giống như vị giáo sư đi đến thăm Thiền sư Nan-in (Nam Ẩn). Khi giáo sư nói giọng đều đều về Zen, Nan-in rót trà, và tiếp tục rót vào tách mặc dầu nước đã tràn ra.

“Sư không thấy tách đầy nước hay sao?”, giáo sư hỏi.

“Giống như cái tách này”, Nan-in nói, “ông đang tràn đầy ý kiến riêng và suy xét. Làm thế nào tôi chỉ cho ông về Zen trừ khi trước tiên ông phải để tách trống không?”.

Những gì tôi bắt đầu hiểu ở Việt Nam, đó là có một sự khiêm tốn không biết khiến chúng tôi tò mò, tỉnh táo và khiêm tốn. Ý nghĩ về việc dạy học chỉ là nhỏ nhoi, không đáng sợ cho bằng ý nghĩ một ông giáo thất bại, trở về nhà, và vì vậy tôi bước vào lớp học mỗi ngày với sự tỉnh táo của một con vật bị dồn vào chân tường. Một số giáo viên kỳ cựu đã học cách giữ trật tự bằng cách véo tai và tát vào phía trên đầu của trò, nhưng đây không phải là phương pháp mà tôi sẵn sàng áp dụng. Và vì thế có những lớp học khó dạy và những đêm khi tôi đi làm về, tôi chịu đựng cảm giác như mình thất bại.

Nhưng có những đêm khác khi tôi cười với các học viên, mở rộng giao tiếp, và cảm thấy một cái gì đó đã được truyền đạt; nếu không phải là ngôn ngữ tiếng Anh chính xác, thì ít nhất là một kết nối đa văn hóa làm phong phú cả hai bên. Có những ngày khi tôi cố gắng giảng giải, hoặc dùng cử chỉ và hình vẽ cho đến khi trò hiểu được mấu chốt, lớp học chuyển qua một số trò đố chữ quốc tế sôi nổi và trò chơi Pictionary. Tôi đã học được những từ tiếng Việt dùng nhiều như trời ơi, xạo, điên, làm cho mọi người cười và thu hút sự chú ý của học sinh. Tôi đã học cách ăn phở với đầu cúi thấp về phía bát để những sợi phở không rơi trên áo sơ mi công sở của tôi. Dần dần nhưng chắc chắn, tôi đã làm trống cái tách trà của mình.

Vài tháng sau khi trải nghiệm, tôi đã viết trên nhật ký: “Trên một chuyến đi, sau khi làm việc tối qua tôi nhận ra rằng việc dạy học là thành quả tốt nhất trong ngày. Tôi đã dấn thân đến nỗi tôi hoàn toàn quên đi tất cả. Đó là một điều tuyệt vời”.

Bây giờ, nhiều năm sau, tôi thích nghĩ rằng sự không-biết đã làm cho tôi trở thành một giáo viên tốt hơn. Ở Việt Nam tôi đã học được rằng không- biết không có nghĩa là giả vờ ngu để mà khôn, cũng không có nghĩa là không chuẩn bị, cứ để mặc “trôi theo dòng nước” hòng ngộ ra bằng cách nào đó. Không-biết có nghĩa là cởi mở và vui tươi. Không-biết có nghĩa là dấn thân mà không biết kết quả chắc chắn và sẵn sàng sai để cuối cùng bạn có thể làm cho đúng. Cách tiếp cận này có thể buồn cười, và không phải lúc nào cũng đẹp, hi hi, nhưng nó luôn có một chút đáng yêu và điên rồ, ha ha.

Nguyên tác: Being Wrong Until You Get It Right, tạp chí Tricycle, 11/9/2016.

Tác giả: Alex Tzelnic là một thiền giả Zen, cũng là người viết văn sống ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. Những tiểu luận của ông được in trong các tác phẩm Killing the Buddha và The Rumpus.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.