- Thư Tòa Sọan
- Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam một chặng đường lịch sử.. (Thích Thiện Nhơn)
- Mạng xã hội với những thách thức… (Thích Bảo Nghiêm)
- Trích kinh Đức Phật dạy về chữ Hiếu (Ban Biên tập VHPG)
- Đức Phật dạy gì về “Vô ngã”? (Trịnh Đình Hỷ)
- Lược ý “tiết Trung nguyên Phổ độ” xá tội vong nhân trong Đại lễ Vu-lan Phật giáo Bắc truyền (Thích Tâm Mãn)
- Các bước đào luyện tâm linh của người Phật tử (An Khánh)
- Tìm trong sống chết (Nguyễn Thế Đăng)
- Chữ Hiếu dưới lăng kính kết nối truyền thông (Nguyên Cẩn)
- Tuổi trẻ và Vu-lan góc nhìn từ Phật giáo (Thích Phước Nghiêm)
- Chùa Cần Đước (chùa Prếk On Đơk)… (Thích Minh Tiến)
- Một thời làm điệu (Thích Trung Định)
- Người Việt có ba thứ chữ viết (An Chi)
- Không biết (Alex Tzelnic, Cao Huy Hóa dịch)
- Vu-lan thắng hội trong những ngôi chùa xưa ở Nam bộ (Phí Thành Phát)
- Người gặp trong bệnh viện (Nguyễn Trọng Hoạt)
- Vu-lan trong tinh thần ngày Tự tứ (Thích Huệ Thông)
- Ông cha ta giữ gìn biển đảo (Tôn Thất Thọ)
- Vài suy nghĩ về Phong trào Duy Tân ở Quảng Nam đầu thế kỷ XX (Cao Văn Thức)
- Tàu đến Mạc Tư Khoa (Trần Đức Tuấn)
- Quản lý nóng giận bằng phát triển tâm từ (Thích Quảng Tiến Nhẫn)
SỐ 351 SỐ VU LAN 01-09-2020
Các bước đào luyện tâm linh của người Phật tử
(An Khánh)
Các mô tả còn lưu lại trong văn tạng Pàli cho chúng ta biết rằng đạo Phật đáp ứng mục tiêu phát triển tâm linh của mọi người bằng nhiều cách thức khác nhau. Đức Phật chủ trương nói pháp giác ngộ cho mọi người. Tùy từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể hay đối tượng tâm lý riêng biệt mà Ngài đề xuất các phương pháp đào luyện tâm linh thích hợp. Một cách tổng quát, chúng ta nêu ra ở đây một số giải pháp tâm linh mà Kinh tạng Pàli thường nói đến, tương ứng với nếp sống của hai hạng người, tại gia và xuất gia.
Đáng chú ý rằng đường hướng phát triển tâm linh được nói đến trong Phật giáo là con đường hướng thiện, chuyển hóa nội tâm, hoàn toàn dựa vàotrítuệvànỗlựccánhân,dođónólàconđường của sự tinh tấn thực hành mà không phải là con đường của sùng tín hay cầu nguyện, con đường của sự nỗ lực trắc nghiệm tự thân mà không phải là con đường của sự nương tựa hay trông chờ vào tha nhân. Bản kinh Vammika Trung bộ mô tả người thực hành tâm linh là một người có trí, nỗ lực dùng gươm trí tuệ đào sâu vào tâm mình để bứt tận gốc rễ các lớp ô uế xấu xa của tâm thức cho đến khi tâm ấy trở nên hoàn toàn trong sáng, thanh tịnh .
A. Các giải pháp dành cho người cư sĩ tại gia
Bố thí: Đời sống người cư sĩ gắn liền với sản nghiệp gia đình và các hoạt động xã hội nên liệu pháp mở tâm bằng bố thí hay san sẻ tài vật với người khác là một việc làm thiết thực hữu ích. Bố thí là hành động hiểu biết, cảm thông và chia sẻ với người khác các lợi tức mà mình có được nhờ nỗ lực lao động hợp pháp. Thông qua bố thí hay giúp đỡ người khác bằng của cải vật chất, người cư sĩ có thể tu tập tâm ly tham, đồng thời nuôi dưỡng tâm từbi.Vậynênbốthílàmộtcơhộiđểchongườicư sĩ nuôi dưỡng và phát triển các thiện tâm của mình.
Trì giới: Người cư sĩ tịnh hóa thân tâm bằng cách chấp nhận thực hành một số các nguyên tắc đạo đức và lối sống tiết độ như Ngũ giới (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu) hoặc Bát quan trai giới (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, không ăn phi thời, không dùng đồ trang sức và không xem hát, nhạc, kịch, không dùng giường cao lớn xa xỉ). Ngũ giới hay Bát quan trai giới vừa là nếp sống bảo đảm hạnh phúc an lạc cho đời sống cá nhân và gia đình của người cư sĩ, vừa là giải pháp căn bản cho sự thăng tiến nội tâm. Bỏ ác làm lành: Người cư sĩ được khuyên làm trong sạch ba nghiệp thân, khẩu, ý của mình bằng cách thực hành mười điều thiện: không sát sanh, không lấy của không cho, không tà hạnh trong các dục, không nói láo, không nói lời hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham dục, không sân hận, không tà kiến. Đây rõ ràng là nếp sống rất trí tuệ, đưa đến hạnh phúc an lạc lớn, mà người cư sĩ có thể thực hiện cho bản thân và đóng góp cho cuộc đời.
Chế ngự tham dục: Có nhiều cách để hạn chế tham dục mà việc trì giới hay tuân thủ các nguyên tắc đạo đức tiết độ ở trên là một biện pháp. Người cư sĩ sống nếp sống gắn liền với hạnh phúc thế gian nên khó hoàn toàn từ bỏ dục lạc. Tuy nhiên, như một nguyên tắc, việc khắc phục các ham muốn dục lạc là căn bản cho khả năng phát triển tâm linh và người cư sĩ được khuyên hạn chế lòng dục để bớt khổ đau và dễ dàng đi vào đời sống thiền định nhằm thực nghiệm hỷ lạc nội tâm và nâng cao năng lực tâm linh.
Hành thiền: Hành thiền là bước đào luyện tâm linh đầy tiến bộ và ổn định của người cư sĩ, sau khi đã tự khép mình vào nếp sống trì giới và tập sống tiết độ. Thiền là pháp môn làm tịnh chỉ các bất thiện tâm, vọng tâm hay các triền cái (tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi) bằng các thiền chi (tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm) khiến cho tâm trở nên định tĩnh, trong sáng, thanh tịnh. Căn bản của hành thiền là ly dục, ly bất thiện pháp, tập trung điều phục và thanh lọc tâm qua các cấp độ thiền chứng (jhàna). Do đó thiền là pháp môn đào luyện và phát triển tâm linh rất thiết thực. Người Phật tử được khuyên thực tập bốn cấp độ thiền sắc giới(rùpajjhàna) nhằm thanh lọc tâm, thanh lọc các cảm thọ và tập cho tâm được an tịnh, hướng đến phát triển trí tuệ giác ngộ. Bốn cấp độ thiền hay bốn cấp độ phát triển tâm linh được mô tả như sau:
– Thiền thứ nhất: “Vị ấy ly dục, ly các ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ”.
– Thiền thứ hai: “Vị ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm”.
– Thiền thứ ba: “Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba”.
-Thiềnthứtư:“Vịấyxảlạcvàxảkhổ,diệthỷưuđã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ
2 không lạc, xả niệm thanh tịnh” .
Mở rộng các tâm thái Từ, Bi, Hỷ, Xả: Đời sống tâm linh của người Phật tử cũng được thăng tiến đáng kể nhờ vào sự thực tập mở rộng các tâm thái từ, bi, hỷ, xả. Từ là lòng thương người, thương cuộc đời, mong muốn được chia sẻ hạnh phúc an lạc với người khác. Bi là lòng trắc ẩn đối với khổ đau của mọi loài, mong muốn làm vơi nỗi khổ của chúng sinh. Hỷ là tâm trạng hiểu biết hân hoan hòa cùng niềm vui với người khác trong mọi hoàn cảnh. Xả là trạng thái tâm lý quân bình, đối diện với mọi thứ với tâm bình đẳng, không phân biệt, không yêu ghét. Do đặc điểm này, người Phật tử được khuyên phát triển lòng từ để đối trị sân tâm, nuôi dưỡng lòng bi để đối trị hại tâm, tu tập tâm hoan hỷ để đối trị bất lạc, thực hành tâm xả để đối trị hận tâm .
Kinh tạng Pàli diễn tả việc tu tập bốn tâm thái này: – Mở rộng tâm từ: “Vị ấy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân”.
– Mở rộng tâm bi: “Vị ấy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với bi, quảng đại, vô biên, không hận, không sân”.
– Mở rộng tâm hỷ: “Vị ấy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với hỷ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với hỷ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân”.
– Mở rộng tâm xả: “Vị ấy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân” .
Thực hành Tứ niệm xứ: Ngoài việc thực tập phép định tâm qua bốn cấp độ thiền sắc giới và nuôi dưỡng bốn tâm thái từ, bi, hỷ, xả rất căn bản và cần thiết cho khả năng phát triển tâm linh, người Phật tử còn được khuyên thực tập bốn pháp quán niệm nhằm phát triển trí tuệ giải thoát hay năng lực giác ngộ. Dĩ nhiên, Tứ niệm xứ là pháp hành thích hợp và quan trọng đối với đời sống tu sĩ bởi nó được xem là con đường duy nhất dẫn đến mục tiêu cứu cánh Niết-bàn; tuy vậy, người cư sĩ cũng được khuyến khích thực hành pháp môn này trong điều kiện có thể. Bốn pháp quán niệm hay Tứ niệm xứ được mô tả như sau:
– Quán thân trên thân: “Vị ấy sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tinh cần, chánh niệm, tỉnh giác để chế ngự tham ưu ở đời”.
– Quán thọ trên các cảm thọ: “Vị ấy sống quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tinh cần, chánh niệm, tỉnh giác để chế ngự tham ưu ở đời”.
– Quán tâm trên tâm: “Vị ấy sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tinh cần, chánh niệm, tỉnh giác để chế ngự tham ưu ở đời”.
– Quán pháp trên các pháp: “Vị ấy sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tinh cần, chánh niệm,
5 tỉnh giác để chế ngự tham ưu ở đời” .
Căn bản của Tứ niệm xứ là phát triển năng lực chánh niệm và duy trì sự giác tỉnh thường xuyên về tính chất sanh diệt, vô thường, vô ngã của hết thảy các pháp nhằm phát huy cái nhìn như thật về tự thân và cuộc đời, dẫn đến đoạn trừ tham ái và chấp thủ, sống an lạc giải thoát trước thực trạng trôi chảy của cuộc đời.
B. Các giải pháp dành cho hàng tu sĩ xuất gia
Tàm quý: Vị Tỷ-kheo nuôi dưỡng tâm lý xấu hổ và sợ hãi đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Giữ gìn thân, khẩu, ý trong sạch: “Vị ấy từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót tất cả chúng sanh và các loài hữu tình; từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp; từ bỏ không phạm hạnh, sống theo phạm hạnh, sống tránh xa (không phạm hạnh), từ bỏ dâm dục tục pháp; từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ trên sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không phản lại đời, từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến nói chỗ kia để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Vị ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thoải mái trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Vị ấy từ bỏ nói lời độc ác, tránh xa nói lời độc ác, vị ấy nói những lời nhẹ nhàng, thuận tại, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người, vị ấy nói những lời như vậy. Vị ấy từ bỏ nói phù phiếm, tránh xa nói lời phù phiếm, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, có ích lợi. Vị ấy từ bỏ tham ái, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Vị ấy từ bỏ sân hận, sống với tâm thoát ly sân hận, gột rửa tâm hết sân hận. Vị ấy từ bỏ tà kiến, sống với tâm thoát ly tà kiến, gột rửa 6 tâm hết tà kiến” .
Sinh sống đúng pháp: “Vị ấy từ bỏ không làm hại đến các hột giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm; từ bỏ ăn phi thời; từ bỏ đi xem múa, hát nhạc, các cuộc trình diễn; từ bỏ trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa, các thời trang; từ bỏ dùng giường cao và giường lớn; từ bỏ nhận các hạt sống; từ bỏ nhận thịt sống; từ bỏ nhận đàn bà, con gái; từ bỏ nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ nhận cừu và dê; từ bỏ nhận gia cầm và heo; từ bỏ nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái; từ bỏ nhận ruộng nương và đất đai; từ bỏ nhận người môi giới hoặc tự mình làm môi giới; từ bỏ buôn bán; từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường; từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo; từ bỏ làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá. Vị ấy bằng lòng (tri túc) với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y bát). Ví như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh; cũng vậy, Tỷ-kheo bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, trần truồng. Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng món ăn khất thực không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để (thân này) khỏi bị thương hại, để hỗ trợ phạm hạnh, nghĩ rằng: ‘Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn’. Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng sàng tọa, chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loại bò sát, chỉ để giải trừ nguy hiểm của thời tiết, chỉ với mục đích sống độc cư an tịnh. Vị ấy như lý giác sát thọ dụng dược phẩm trị bệnh, chỉ để ngăn chận các cảm giác khổ thống đã sanh, để được ly khổ hoàn toàn” .
Chú tâm cảnh giác: “Vị ấy sống chú tâm cảnh giác. Ban ngày trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp; ban đêm trong canh đầu, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp; ban đêm trong canh giữa, nằm xuống phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, chân gác trên chân với nhau, chánh niệm tỉnh giác, hướng niệm đến lúc ngồi dậy lại. Ban đêm trong canh cuối, khi đã thức dậy, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp” . Chánh niệm tỉnh giác: “Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, y bát đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt, đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y bát)” .
Hộ trì các căn: “Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến con mắt không được chế ngự,khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng… mũi ngửi hương… lưỡi nếm vị… thân cảm xúc… ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy,hộ trì ý căn,thực hành sự hộ trì ý căn” .
Sống tiết độ: “Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng y phục không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, chỉ với mục đích che đậy sự đứng, ngồi nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác” . Hành thiền: “Vị ấy lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái; từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận; từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên; từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối quá; từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp”.
– Chứng đạt và an trú thiền thứ nhất: “Vị ấy từ bỏ năm triền cái làm cho tâm ô uế, làm cho trí tuệ muội lược, ly dục, ly pháp ác bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ”.
– Chứng đạt và an trú thiền thứ hai: “Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc, do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm”.
-Chứng đạt và an trút hiền thứ ba:“Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba”.
– Chứng đạt và an trú thiền thứ tư: “Vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền
6 thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh” .
Chứng tam minh: Trên cơ sở tâm thức được khéo huấn luyện ở thiền thứ tư, vị Tỷ-kheo tác ý hướng tâm đến khả năng hiểu biết về tự thân, về tha nhân và về giải thoát gọi là thành tựu tam minh (tevijjà), gồm:
– Thành tựu Túc mạng minh: “Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến Túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: ‘Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây.’ Như vậy, vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết”.
– Thành tựu Thiên nhãn minh: “Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy, vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ”.
– Thành tựu Lậu tận minh: “Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: ‘Đây là Khổ’, biết như thật: ‘Đây là Nguyên nhân của khổ’, biết như thật: ‘Đây là sự Khổ diệt’, biết như thật: ‘Đây là Con đường đưa đến khổ diệt’, biết như thật: ‘Đây là những lậu hoặc’, biết như thật: ‘Đây là nguyên nhân của lậu hoặc’, biết như thật: ‘Đây là các lậu hoặc diệt’, biết như thật: ‘Đây là con đường đưa đến các lậu hoặc diệt’”.
– Thực nghiệm giải thoát và giải thoát tri kiến: “Vị ấy nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: ‘Ta đã giải thoát.’ Vị ấy biết: ‘Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không
Trên đây là các mô tả thường thấy trong một số bản kinh Pàli về quá trình thực hành tâm linh và chứng đắc giải thoát của các Tỷ-kheo. Nhưng ở nhiều nơi khác của Kinh tạng, các Tỷ-kheo cũng được dạy về phát triển các tâm thái từ, bi, hỷ, xả, hoặc mở rộng các cấp độ thiền chứng lên hàng vô sắc (arùpajjhàna), Diệt thọ tưởng định, hoặc thực hành Tứ niệm xứ để đoạn trừ các lậu hoặc. Rất nhiều các giải pháp tâm linh khác cũng được nói đến chỗ này chỗ kia trong các bản kinh Nikàya gắn liền với điều kiện tâm lý cụ thể của người thực hành. Như vậy, chúng ta có thể nói rằng có nhiều cách phát triển khả năng tâm linh mà những mô tả trên chỉ mang tính quy ước tiêu biểu.
Chú thích:
1. Kinh Gò mối, Trung bộ.
2. Kinh Sa-môn quả, Trường bộ; Đại kinh xóm ngựa, Trung bộ. 3. Đại kinh Giáo giới Ràhula, Trung bộ.
4. Kinh Ưu-đàm-bà-la sư tử hống, Trường bộ; kinh Bố dụ, Mã
ấp tiểu kinh, kinh Hàng ma, kinh Dhànanjàni, Trung bộ.
5. Kinh Đại niệm xứ, Trường bộ; kinh Niệm xứ, Trung bộ. 6. Đại kinh Xóm ngựa, Trung bộ.