Chữ "Hiếu" Trong Đạo Phật

19/06/20155:38 CH(Xem: 7361)
Chữ "Hiếu" Trong Đạo Phật

THÍCH NHẬT TỪ

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

CHỮ "HIẾU" TRONG ĐẠO PHẬT

Bạch Thầy! Chúng con là những Phật tử còn rất trẻ. Mùa Vu Lan báo Hiếu sắp đến, chúng con rất muốn được nghe Thầy giảng về chữ Hiếu, đặc biệt là chữ Hiếu trong cuộc sống hiện đại. Chúng con nên áp dụng ra sao để luôn là những người con, người cháu ngoan ngoãn, biết tôn ti trật tự nhưng cũng đủ tự tin, mạnh mẽ để làm chủ cuộc sống của mình mà không vi phạm hạnh Hiếu. Chúng con cảm ơn Thầy nhiều và kính chúc Thầy một mùa Vu Lan an lành, hạnh phúc!

Chu Minh Đức, Tây Ninh

Ngày Cha Mẹ trong Phật giáo

Hằng năm cứ vào ngày rằm tháng 7, ngày Tăng Ni Phật tử noi theo gương hiếu của đức Mục Kiền Liên, long trọng tổ chức đại lễ Vu Lan Bồn, để tưởng nhớ và báo đáp công ơn sinh thànhdưỡng dục của cha mẹ. Chính vì thế ngày Vu Lan đã được xem là ngày Cha Mẹ trong Phật giáo.

Trong lễ tưởng niệm ngày hôm ấy, ai diễm phúc còn đầy đủ song thân sẽ được cài lên áo một bông hồng đỏ. Những ai không may mắn đã mất cha hoặc mẹ hoặc cả song thân sẽ được cài lên áo một bông hồng trắng. Vào ngày lễ, người Phật tử đều tạm dừng mọi công việc hằng ngày, đi lễ chùa, chúc thọ, cầu an hoặc cầu siêu cho cha mẹ. Chư Tăng Ni tại các tự viện, tùng lâm sẽ thuyết giảng về hiếu hạnh, sẽ tụng kinh Vu Lan, kinh Báo An Cha Mẹ. Ngoài ra, Tăng Ni Phật tử còn làm lễ khánh tuế, mừng các bậc sư trưởng của mình được thêm một tuổi đạo.

Ngày Vu Lan, ngày Báo hiếu đã ăn sâu vào tâm khảm của người Phật tử, vào lòng người Việt Nam và thật sự trở thành nét văn hóa độc đáo. Hiếu được xem như một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trong các thứ tình cảm của loài người. Hiếu là chất liệu cho cuộc sống, là hương thơm cho đời, là hành trang vô giá và không thể thiếu vắng ở bất kỳ người nào. Hiếu phản ánh đời sống văn hóađạo đức của xã hội. Hiếu phân định nhân cách, tri thức của con người. Hiếu là chất liệu sống muôn thuở. Nói đến Hiếu là nói đến điều cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất đối với mọi người.

Năm trách nhiệm hiếu thảo

Trong kinh Thiện Sinh (thuộc Trường Bộ Kinh II. 542), sự hiếu thảo của người con được trình bày qua 5 trách nhiệm đạo đức sau đây:

(1)  Tôi nuôi dưỡng cha mẹ

Sự chăm lo đến đời sống vật chất của cha mẹ ở đây cho thấy đạo Phật rất thực tiễn. Người con hiếu thảo không chỉ biết vâng lời cha mẹ, làm việc tốt cho gia đìnhxã hộitrước tiên và hơn hết lo phần đời sống vật chất cho cha mẹ mình. Chăm lo đời sống vật chất ở đây bao gồm việc dâng tặng cho cha mẹ tiền chi tiêu, quà quý, thuốc thang, sự thăm viếng khi cha mẹ đau ốm hay không còn sức lao động.

(2)  Làm tròn bổn phận đối với cha mẹ

Ý thức trách nhiệm làm tròn bổn phận của một người con là điều quan trọng thứ hai trong đạo hiếu thảo của người Phật tử. Lời dạy này mặc dù rất bao quát nhưng có ý nghĩa đạo đức rất lớn. Khi còn ngồi dưới mái trường, việc làm trọn bổn phận của người con đối với cha mẹvâng lời thầy cô, học hành chăm chỉ, thu hoạch kiến thức để làm nền tảng trí thứcđạo đức cho bản thân, hiện tại và về sau. Khi đã xây dựng gia thất riêng, việc làm tròn bổn phận của người con là sống đúng, sống theo và sống hợp với các nguyên tắc đạo đức của đạo Phật, không làm các điều ác, phát huy các điều thiện, chăm lo cho vợ/chồng, con cái chu đáo, thăm viếng cha mẹ khi có thời gian, phụng dưỡng đời sống vật chất cho cha mẹ,.

(3)  Giữ gìn truyền thống gia đình

Lời dạy trên không chỉ kêu gọi ý thức trách nhiệm bảo vệ và phát huy các truyền thống tốt đẹp của một gia phả, một làng xóm, một cộng đồng, một sắc tộc, một quốc gia mà thôi. Điều này có ý nghĩa to lớn hơn nếu ta đặt nó trong sự vận động bảo tồnduy trì các sắc thái văn hóa của tổ chức UNESCO. Nói dễ hiểu hơn, đây có thể là phương châm cho một khuynh hướng giữ gìnbảo vệ nền văn hóa tích cực của các sắc dân, của các dân tộc trên thế giới theo chiều hướng có chọn lọc và đặt chúng trong tiêu chí của các giá trị phát triển đạo đứcđạo lý con người hơn là chỉ đơn thuần về phương diện vật chất.

(4)  Bảo vệ tài sản thừa tự

Nếu “duy trì các truyền thống tốt đẹp của gia đình, quốc gia” là một nguyên tắc chung và bao quát đối với những người con có hiếu. Theo tinh thần Phật dạy thì “bảo vệ tài sản thừa tự” là một nguyên tắc cụ thể ứng dụng trong phạm vi của truyền thống gia tộc. Điều này có ý nghĩa giáo dục rằng một mặt con cái phải biết sử dụng gia tàidi sản của cha mẹ để lại đúng pháp và mặt khác phải là người kế thừađạo lý. Nghĩa là cha làm thầy thì con cái không được đốt sách. Cha mẹ làm việc thiện, tôn kính Tam bảo thì con cái không nên làm việc ác, phỉ báng Phật, Pháp, Tăng, trái lại còn phát huy một cách tốt hơn và có chiều kích hơn.

(5)  Chu toàn tang lễ của cha mẹ đúng pháp

Điều hiếu thảo cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là khi cha mẹ qua đời, con cái phải tổ chức tang lễ cho cha mẹ một cách chu toàn và đúng pháp. Đúng pháp ở đây theo tinh thần lời Phật dạy là con cái không hiến tế súc vật, cúng tam sên, trổ nhạc tây nhạc tàu, thuê người khóc mướn, tổ chức ca hát xướng, không cúng đạo lộ, mở cửa mả. Trong thời gian tang lễ, con cái không nên khóc lóc, than vãntrái lại nên chánh niệm tỉnh giác trước cơn vô thường sinh ly tử biệt để hỗ trợ cho cha mẹ không còn quyến luyến tình cảm thế gian, vãng sinh một cách nhẹ nhàng và dễ dàng.

Về phân loại, người Phật tử sẽ đền ơn cha mẹ trên hai phương diện vật chấttinh thần như sau đây:

Báo hiếu về phương diện vật chất

Trước nhất những người con nên báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ bằng của cải vật chất, tiền bạc, sự chăm sóc, thăm viếng và lòng thương kính. Nuôi dưỡng cha mẹ bằng tất cả khả năng của mình. Phật tử sẽ nhận thức được rằng “không có thứ hạnh phúc nào to lớn và quý báu cho bằng thứ hạnh phúc khi cha mẹ còn sống với ta”.

Trong kinh Dhananjani, tôn giả Xá Lợi Phất thay lời Đức Phật giải thích cho Bà-la-môn Dhananjani về cái sai và cái đúng, cái nên làm và cái không nên làm trong vấn đề phụng dưỡng cha mẹ: “Này Dhananjani, người con hiếu thảo không nên vì cha mẹ mà làm các điều phi pháp, bất chính. Trước sự phán xét của nhân quả, người ấy không thể viện lý do vì muốn cho cha mẹ sung sướng, vui lòng để bào chữa cho mình là vô tội. Hành động như vậy sẽ bị đọa lạc dù nó có khóc than hay cha mẹ nó có van xin hay kể lể”.[1]

Chính vì thế chúng ta thấy hành động hiếu thuận, hiếu dưỡng của người con chí hiếu phải được thiết lập trên đạo đức nhân quảluật pháp. Người con hiếu chỉ làm những gì thật sự có lợi cho cha mẹ và có lợi cho mình mà không gây bất cứ tổn hại nào cho tha nhân. Tiêu chí báo hiếu đó được đoạn kinh dưới đây mô tả thật cô đọng và đủ nghĩa:

“Này Mahanam, người con hiếu với những tài sản mà mình đã nỗ lực thu hoạch được, do sức mạnh của đôi tay, bằng những giọt mồ hôi đổ ra một cách hợp pháp, cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường cha mẹ với thiện ý thì sẽ được cha mẹ hoan hỷ, thương tưởng và hằng cầu mong cho con được sống lâu, mạnh giỏi. Này Mahanam, người con hiếu được cha mẹ hoan hỷ, thương tưởng và mong cầu như vậy thì gia đình ấy chắc chắn sẽ thịnh vượng, không bao giờ bị suy giảm”.[2]

Trong kinh Thọ giáo Thi-ca-la-việt, Đức Phật đã nêu ra năm tiêu chí đạo đức phù hợp với chánh pháp mà một người con hiếu thảo cần phải thực hiện để đền đáp công ơn sinh thànhdưỡng dục của cha mẹ. Năm tiêu chí đó như sau: “Hiếu dưỡng cha mẹ đúng pháp; Làm tròn bổn phận con cái; Giữ gìn gia phongtruyền thống; Bảo vệ tốt các tài sản thừa tự và Chu đáo tang lễ khi cha mẹ qua đời”.[3]

Theo Đức Phật, người con hiếu thảo đền ơn cha mẹ bằng đời sống đạo đức của mình. Sự báo hiếu đó phải bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần. Bởi lẽ mục đích của cuộc sống nhân sinh không chỉ phải là có được chén cơm manh áo mà thôi. Người ta phải cần đến chân lý, đạo đứcđời sống tinh thần như cây cỏ cần ánh sáng, con người cần không khí để sống vậy. Do đó báo hiếu chỉ đơn thuần về phương diện vật chất sẽ có giá trị giới hạn so với báo hiếu về phương diện tinh thần.

Hiếu thảo về phương diện tinh thần

Người con hiếu thảo phải tự nỗ lực gột bỏ các bợn nhơ của tâm lý như tham lam, sân hận, si mê, từ bỏ sự giết chóc, gạt người cướp của, không quan hệ tình cảm bất chính, không nói láo, không uống rượu và các chất kích thích tố có hại cho sức khỏetâm trí, nỗ lực làm các việc thiện đem lại lợi ích cho mình và tha nhân. Nói chung hiếu thảo trước nhất là biết cách hoàn thiện nhân cách đạo đức cho chính mình, để cha mẹ an tâm, hoan hỷhãnh diện.

Theo Đức Phật, người con có hiếu thảo không phải là người con “cha mẹ đặt đâu thì ngồi đó” hay chỉ biết “vâng dạ nuông chiều”. Trái lại, người con hiếu phải có đầy đủ bản lĩnh, sẵn sàng và khéo léo hướng dẫn cha mẹ trở về con đường chân chính, lợi ích, để cha mẹ thật sự an lạc: “Nếu cha mẹ cố chấp, si mê tà kiến, không tin Tam bảo, hung hiểm bạo ngược, tàn ác bất nhân, gây nhiều nghiệp dữ, người con có hiếu phải biết khuyên can cha mẹ, khiến sinh tín tâm, quay về chánh đạo, gần gũi bạn lành, mở lòng Bồ Đề, tu thiền niệm Phật, làm cho cha mẹ thường được an ổn”.[4]

Trong kinh Tăng Chi, Đức Phật cũng dạy tương tự: “Những ai đền ơn cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng dâng cúng với của cải vật chất tiền bạc thì không bao giờ đủ để đáp đền ơn cha mẹ. Nhưng này các Tỳ -kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin Tam bảo thì khuyến khích cho có lòng tin Tam bảo, đối với cha mẹ sống tà giới, thì khuyến khích vào chánh giới, đối với cha mẹ sinh khởi tham, thì khuyến khích bố thí, đối với cha mẹ tà kiến thì khuyến khích vào chánh kiến. Cho đến như vậy, này các Tỳ Kheo, là làm đủ và đáp ơn đủ cho mẹ và cha”.[5]

Như vậy, hiếu thảo trong đạo Phật không chỉ đơn thuần đáp ứng cho cha mẹ đời sống vật chất, tiền bạc, sự cung phụngvâng lời. Hiếu trong Phật giáo được đặt vào trong mục tiêu hướng đến đời sống đạo đứctrí tuệ của cha mẹbản thân. Hiếu như vậy thật sự là một thiện pháp, để cha mẹ và con cái cùng bước đi trên con đường chân-thiện-mỹ, an lạchạnh phúc trong chánh pháp của Đức Phật.


[1] Kinh Trung Bộ II. 188A.

[2]  Kinh Tăng Chi III. 69.

[3]  Trường Bộ Kinh II, Đại tạng kinh Việt Nam, tr. 542.

[4]  Sám Pháp Mục-Liên, 142.

[5] Tăng Chi bộ Kinh I. 75.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/06/2022(Xem: 2882)
28/09/2015(Xem: 6868)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.