Chiếc Bè

10/08/201112:00 SA(Xem: 44794)
Chiếc Bè

CHIẾC BÈ
A Lan Nhã

Một người đang đi trên con đường xa dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổnkhông kinh hãi. Vùng nước dài rộng, nhưng không có thuyền để vượt qua, và cũng không có cầu bắc từ bờ này qua bờ bên kia.

Anh ta suy nghĩ: “Đây là vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổnkhông kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Nay ta hãy thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá, cột lại thành chiếc bè, và dựa trên chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân, có thể vượt qua bờ bên kia một cách an toàn”.

Nghĩ rồi, rồi anh ta bèn thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Khi qua bờ bên kia rồi, anh ta suy nghĩ: “Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào ta muốn”.

Và, tri ân chiếc bè như thế, không ngần ngại, anh ta đội chiếc bè trên đầu và tiếp tục cuộc hành trình của mình, mặc người đời xì xào, bàn tán!

(Kinh Trung bộ, tập I, kinh Ví dụ con rắn - Alagaddùpama sutta. HT.Thích Minh Châu Việt dịch)

Bàn thêm:

Tri ân là điều đáng quý, nhưng tri ân theo kiểu anh chàng trong câu chuyện kể trên thì thật ngốc. Bởi, sở dụng của chiếc bè là đưa người qua sông, qua vùng nước để đến bờ bên kia - đáo bỉ ngạn.

Bờ bên này là chỉ cho thân kiến, sự chấp chặt vào bản ngã, tham đắm các dục - các dục vui ít, khổ nhiều, đầy chướng ngại, hiểm nguy và kinh hãi. Bờ bên kiaNiết bàn, tịch tịnh an vui, đoạn trừ tham ái chấp thủ. Chiếc bè là pháp tu, là Bát chánh đạo.

Người tu tập rõ biết vô minh, tham ái, chấp thủ chính là đầu mối của khổ, là nguyên nhân của sinh tử luân hồi. Cần phải chân chính nhận rõ cái “tôi”, cái “của tôi” và “tự ngã của tôi”, diệt trừ tham ái, chấp thủ. Các pháp tu chínhphương tiện giúp chúng ta có được cái nhìn chân chính ấy. Nhưng khi chúng ta đạt được mục đích cũng chính là lúc chúng ta từ bỏ phương tiện, vì còn nắm giữ (dù là pháp hay phi pháp), cũng đều là trạng thái chấp thủ, bất ankinh hãi như Đức Phật đã dạy.

Trong nhà thiền phân biệt hai cách tu: một là dùng pháp, và hai là pháp dùng.

Dùng pháp tức là nương vào các phương pháp tu tập (phương tiện) để tu trì, như tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật, ăn chay, giữ giới v.v… để đoạn trừ tham ái, chấp thủ, vô minh, thấu rõ được các pháp vốn là giả hợp, tự tại trước vô thường, trút sạch được cái “tôi”, đạt đến cứu cánh niết bàn. Cái tôi và cái của tôi được trút sạch, không còn bám giữ, tức “xả pháp”, thì cũng đâu còn bám vào phương tiện.

Còn pháp dùng, tức cũng giống kẻ ngu đội chiếc bè trên đầu kia, bị phương tiện trói buộc, không thể đạt đến cứu cánh. Bởi tự thân các phương pháp tu tập không phải là mục đích, nó là “ngón tay chỉ trăng” chứ không phải “mặt trăng”. Người tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền… mà còn nghĩ mình làm thế để được làm Phật là người bị pháp dùng chứ không phải dùng pháp. Người dùng pháp phải hiểu rõ rằng đó chỉ là những phương tiện để chúng ta thấy rõ được bản tâm của mình. Một khi còn bị cái “tôi” sai sử trói buộc, tức chúng ta còn đầy dẫy những sự mê lầm, không thể có được cái nhìn chân chính.

Chúng tôi xin mở ngoặc để đưa ra một ví dụ dễ hiểu. Như ở đời, người ta dùng tiền làm phương tiện trao đổi. Nỗ lực "chánh mạng" làm ra tiền để phục vụ cho đời sốngdùng tiền. Còn khi vì bất chấp thủ đoạn, lường gạt, chèn ép để đạt được tiền bằng mọi cách, hay vì tiền mà làm bất kỳ điều gì là bị tiền dùng, bị sai sử bởi đồng tiền. Người như thế thật đáng thương!

Chúng ta vẫn thuờng nghe: Được cá thì quên nơm, được ý thì quên lời, nên phải nương nơi lời mà đạt ý. Đạt ý mà vẫn còn chấp lời thì chưa thể gọi là liễu ngộ. Đức Phật vì muốn diễn bày thật nghĩa nên phải dùng vô số phương tiện; chúng ta phải nương theo phương tiện để ngộ lẽ chân thật chứ không phải khư khư ôm lấy phương tiệnmắc kẹt vào đó. Những người chỉ biết đem phương tiện (pháp) ra để hý luận, tranh cãi mà không biết nương vào đó để tu tập thì không những không đạt được chút ích lợi nào, mà ngược lại còn bị vướng vào muộn phiền, khổ não.

Do đó, Phật dạy: Pháp còn phải bỏ huống hồ phi pháp!


Nguồn: Nguyệt san Giác Ngộ Số Vu Lan 185 / Tuyển Tập Vu Lan TVHS

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/04/2016(Xem: 25064)
02/04/2016(Xem: 9671)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.