Hạnh Phúc Kinh | Maṅgala Sutta

25/09/20201:01 SA(Xem: 9300)
Hạnh Phúc Kinh | Maṅgala Sutta

PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HẠNH PHÚC KINH
MAṄGALA SUTTA
BHIKKHU THITA SĪLO - TỲ KHƯU GIỚI NGHIÊM

Kinh Hạnh Phúc

Đệ tử kính đảnh lễ ngôi Tam Bảo.
NAMATTHU RATANATTAYASSA

Đây giải về 38 điều Hạnh PhúcĐức Thế Tôn là đấng thượng sư tự thuyết ra có ý nghĩa như vầy:

Một hôm nọ, Đức Thế Tôn an ngự tại Kỳ Viên Tự JETAVANᾹRᾹMA, là chùa của ông bá hộ Cấp Cô Độc tạo dâng, gần thành Xá Vệ. Khi ấy, có vị Trời ở dục giới hoài nghi về Hạnh Phúc thuyết, bèn lìa cõi trời bay xuống, vào đảnh lễ đấng Đại Từ, và làm cho hào quang sáng ngời rực rỡ, đi hữu nhiễu 3 vòng, rồi đứng tại chỗ phải lẽ, kính lễ hỏi về ý nghĩa hạnh phúc rằng: KIṂ MAṄGALAṂ BHANTE BHAGAVᾹ = Ngưỡng bạch Đức Thế Tôn! Cái gì gọi là hạnh phúc sự tiến triển của tất cả chúng sanh? Khi ấy, Đức Phật giải đáp về hạnh phúc bằng những kệ ngôn như vầy:



Điều hạnh phúc thứ nhứt ASEVANᾹCA BᾹLᾹNAṂ:
Tư cách không xu hướng theo kẻ dữ hay kẻ si ác, người có tâm tội lỗi, gọi là hạnh phúc cao thượng.
VẤN: Người thế nào gọi là kẻ dữ hay kẻ si ác?
ĐÁP: Người huỷ bỏ 3 điều lợi ích, gọi là kẻ dữ hay kẻ si ác. Huỷ bỏ 3 điều lợi ích ấy là: A. Huỷ bỏ sự lợi ích hiện tại, có 4 điều là: 1. Người lười biếng không làm công việc. 2. Không gìn giữ tài sản của mình cho còn. 3. Không nuôi mạng bằng một cách trong sạch.


pdf_download_2
Kinh Hạnh Phúc - HT. Giới Nghiêm



kinh hanh phucKinh Hanh Phuc



.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 44794)
18/04/2016(Xem: 25064)
02/04/2016(Xem: 9671)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.