Chánh phápngọn đèn (song ngữ)

02/03/20159:05 SA(Xem: 16510)
Chánh pháp là ngọn đèn (song ngữ)

CHÁNH PHÁPNGỌN ĐÈN
Kinh Tương Ưng Bộ V, chương 3, phẩm Ambapàli, phần Bệnh

blankGiới thiệu: Trong những tháng cuối cùng còn tại thế, Đức Phật khuyên các vị tu sĩ đệ tử phải chuyên cần hành thiền quán niệm, phải biết tự mình làm ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, mà không nương tựa một điều gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, mà không nương tựa một gì khác.

Kinh Tương Ưng Bộ V, chương 3, phẩm Ambapàli, phần Bệnh 

Bệnh

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, tại làng Beluva. Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy an cư vào mùa mưa xung quanh Vesàli, chỗ nào có bạn bè, có người quen biết, có người thân thiết. Ở đây, Ta sẽ an cư mùa mưa tại làng Beluva này.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, an cư mùa mưa xung quanh Vesàli, tại chỗ có bạn bè, có người quen biết, có người thân thiết. Còn Thế Tôn thời an cư mùa mưa tại làng Beluva.

Trong khi Thế Tôn an cư mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, những cảm thọ khốc liệt gần như chết tiếp diễn. Ở đây, Thế Tôn chánh niệm, tỉnh giác, không có than vãn.

Rồi Thế Tôn suy nghĩ: "Thật không tương xứng đối với Ta, nếu Ta không báo trước các vị ủng hộ Ta và không từ giã chúng Tỷ-kheo mà nhập Niết-bàn. Vậy Ta hãy tinh tấn nhiếp phục trọng bệnh này, lưu giữ mạng hành và sống". Rồi Thế Tôn với sức tinh tấn nhiếp phục trọng bệnh ấy, lưu giữ mạng hành và sống.

Rồi Thế Tôn thoát khỏi cơn bệnh; thoát khỏi cơn bệnh không bao lâu, Ngài đi ra khỏi nhà bệnh, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, trong bóng im, sau lưng ngôi nhà.

Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, con thấy Thế Tôn kham nhẫn! Bạch Thế Tôn, con thấy Thế Tôn chịu đựng! Bạch Thế Tôn, thân con cảm thấy yếu ớt như lau sậy, mắt con mờ mịt không thấy rõ phương hướng. Pháp không được tỏ rõ cho con vì Thế Tôn bị bệnh. Nhưng bạch Thế Tôn, con được chút an ủi rằng Thế Tôn sẽ không diệt độ, nếu Ngài không có lời di giáo lại cho chúng Tỷ-kheo.

-- Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở nơi Ta. Này Ananda, Ta giảng pháp không có phân biệt trong ngoài. Vì, này Ananda, đối với các pháp, Như Lai không bao giờ là vị Đạo Sư còn nắm tay. Này Ananda, những ai nghĩ rằng Ta sẽ là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo, hay: Chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta, thời này Ananda, người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo. Này Ananda, Như Lai không có nghĩ rằng: "Ta sẽ là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo", hay "Chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta", thời này Ananda, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo?

Này Ananda, Ta nay đã già, bậc trưởng thượng, bậc trưởng lão, đã đạt đến đoạn cuối của đời, đã đến tám mươi tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thừng chằng chịt. Cũng vậy, thân Như Lai được duy trì sự sống giống như chính nhờ dây thừng chằng chịt.

Này Ananda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định, chính khi ấy, thân Như Lai được thoải mái. Vậy này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Và này Ananda, thế nào là Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

Này Ananda, ở đây, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; quán thọ trên các thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này Ananda, như vậy là Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa cho chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác.

Này Ananda, những ai hiện nay hoặc sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một gì khác; những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.

Samyutta Nikaya V.47.9

Ill



Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Vesali in Beluvagamaka. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus:

"Come, bhikkhus, enter upon the rains wherever you have friends, acquaintances, and intimates in the vicinity of Vesali. I myself will enter upon the rains right here in Beluvagamaka."

"Yes, venerable sir," those bhikkhus replied, and they entered upon the rains wherever they had friends, acquaintances, and intimates in the vicinity of Vesali, while the Blessed One entered upon the rains right there in Beluvagamaka.

Then, when the Blessed One had entered upon the rains, a severe illness arose in him and terrible pains bordering on death assailed him. But the Blessed One endured them, mindful and clearly comprehending, without becoming distressed.

Then the thought occurred to the Blessed One: "It is not proper for me to attain final Nibbana without having addressed my attendants and taken leave of the Bhikkhu Sangha. Let me then suppress this illness by means of energy and live on, having resolved upon the life force." Then the Blessed One suppressed that illness by means of energy and lived on, having resolved upon the life force.

The Blessed One then recovered from that illness. Soon after he had recovered, he came out from his dwelling and sat down in the seat that had been prepared in the shade behind the dwelling.

The Venerable Ananda then approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him: "I have seen, venerable sir, that the Blessed One is bearing up, I have seen that he has recovered. But, venerable sir, when the Blessed One was ill my body seemed as if it were drugged, I has become disoriented, I could not make sense out of anything. Nevertheless, I had this much consolation: that the Blessed One would not attain final Nibbana so long as he has not made some pronouncement concerning the Bhikkhu Sangha."

"What does the Bhikkhu Sangha now expect from me, Ananda? I have taught the Dhamma, Ananda, without making a distinction between inside and outside. The Tathagata has no closed fist of a teacher in regard to the teachings. If, Ananda, anyone thinks, 'I will take charge of the Bhikkhu Sangha,' or 'The Bhikkhu Sangha is under my direction,' it is he who should make some pronouncement concerning the Bhikkhu Sangha. But, Ananda, it does not occur to the Tathagata, 'I will take charge of the Bhikkhu Sangha,' or 'The Bhikkhu Sangha is under my direction,' so why should the Tathagata make some pronouncement concerning the Bhikkhu Sangha?

Now I am old, Ananda, aged, burdened with years, advanced in life, come to the last stage. My age is now turning eighty. Just as a worn-out cart is kept going by props, so it seems the body of the Tathagata is kept going by props.

"Whenever, Ananda, by non-attention to all signs and by the cessation of certain feelings, the Tathagata enters and dwells in the signless concentration of mind, on that occasion, Ananda, the body of the Tathagata is more comfortable. Therefore, Ananda, dwell with yourselves as your own island, with yourselves as your own refuge, with no other refuge; dwell with the Dhamma as your island, with the Dhamma as your refuge, with no other refuge. And how, Ananda, does a bhikkhu dwell with himself as his own island, with himself as his own refuge, with no other refuge; with the Dhamma as his island, with the Dhamma as his refuge, with no other refuge?

Here, Ananda, a bhikkhu dwells contemplating the body in the body, ardent, clearly comprehending, mindful, removing covetousness and displeasure in regard to the world. He dwells contemplating feelings in feelings ... mind in mind ... mental phenomena in mental phenomena, ardent, clearly comprehending, mindful, removing covetousness and displeasure in regard to the world.

"Those bhikkhus, Ananda, either now or after I am gone, who dwell with themselves as their own island, with themselves as their own refuge, with no other refuge; with the Dhamma as their island, with the Dhamma as their refuge, with no other refuge -- it is these bhikkhus, Ananda, who will be for me topmost of those desirous of training."

(Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt)
http://thuvienhoasen.org/p15a718/2/47-chuong-iii-tuong-ung-niem-xu

(English translation by Bikkhu Bodhi)

Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 45537)
18/04/2016(Xem: 27667)
02/04/2016(Xem: 10301)
Chỉ vài ngày nữa, là Ngày Bầu Cử của Hoa Kỳ. Cử tri Hoa Kỳ trong ngày 5 tháng 11/2024 sẽ bầu phiếu để chọn lên một tân Tổng Thống, từ hai ứng cử viên của hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ với hai chính sách dị biệt nhau. Lựa chọn này có thể sẽ định hình những chuyển biến tương lai cho cả thế giới khi cách nhìn của hai ứng cử viên, bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đã lộ rõ trái nghịch nhau hoàn toàn về cuộc chiến ở Ukraine, trái nghịch nhau một phần về cuộc chiến Trung Đông, xung khắc nhau về cách kềm chế Trung Quốc, và về cam kết ở Biển Đông.
Khi ngày bầu cử đến gần, nhiều người trong chúng ta bị cuốn vào những cuộc trò chuyện chính trị, đôi khi khiến chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc muốn nổi giận, muốn văng tục và chửi thề như nhiều chính trị gia Hoa kỳ ngày nay khi vận động tranh cử thường dùng “chữ F”. Mặc dù cảm giác đó có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn nhưng nó cũng có thể gây tổn hại lâu dài cho tâm trí, cơ thể và các mối quan hệ của chúng ta. Vậy, chúng ta có thể làm gì với sự tức giận mà chúng ta có thể phải trải qua trước tình hình chính trị ngày nay?