Bộ Kinh Trung (Trung Kinh Bộ)

17/07/20213:29 CH(Xem: 11492)
Bộ Kinh Trung (Trung Kinh Bộ)

BỘ KINH TRUNG (TRUNG KINH BỘ)
Phiên bản Pali-Anh: Tỳ kheo Bồ-Đề
Người dịch: Lê Kim Kha
Nhà xuất bản Hồng Đức 2021

Middle-length Discourses
NỘI DUNG SÁCH:

MN-1 Bộ Kinh Trung Quyển 1-Năm Mươi Kinh ĐàuMN-1 Bộ Kinh Trung Quyển 1 -
Năm Mươi Kinh Đầu
MN-3 Bộ Kinh Trung Quyển 3 - Năm Mươi Hai  Kinh CuốiMN-3 Bộ Kinh Trung Quyển 3 -
Năm Mươi Hai Kinh Cuối
 

Về Bản Dịch MN - Majjhima Nikaya

 

Bản dịch Việt này dựa vào phiên bản Pāli-Anh của nhà sư Tỳ Kheo BồĐề (Bhikkhu Bodhi, đại trưởng lão, học giả, dịch giả uyên thâm, nhà từ thiện). Có những chỗ tham chiếu với các bản dịch của nhà sư Ajahn Sujato và của PTS. –

Để quý vị hình dung nhanh: Bộ Kinh MN này có 03 QUYỂN (PHẦN) được gọi là QUYỂN 1 [Năm Mươi Kinh Đầu], QUYỂN 2 [Năm Mươi Kinh Giữa], và QUYỂN 3 [Năm Mươi Kinh Cuối]. Mỗi Quyển có 05 Chương, mỗi chương có 10 bài kinh (riêng Chương 5 của QUYỂN 3 có 12 bài kinh). Do vậy toàn Bộ Kinh MN có 152 bài kinh, với QUYỂN 3 có 52 bài kinh.

- Các giải thích trong ngoặc tròn (…) là của người dịch, chỉ để làm rõ thêm nghĩa của câu hay chữ chỗ đó.

- Các giải thích, diễn dịch, và cả những phần chú thích cuối sách, trong ngoặc vuông […] là của thầy Tỳ Kheo Bồ-Đề (có chỗ ghi luôn [TKBĐ]).

- Các chú giải thuộc các giảng luận (như MA, MṬ…) thì đã được ghi rõ ngay đầu câu.

- Có những số hiệu và thông tin các kinh được TKBĐ dẫn ra trong các chú thích để chỉ ra sự trùng lặp, so sánh, đối chiếu… là các số hiệu của PTS (như đã giải thích trong “BẢNG VIẾT TẮT” ở cuối sách). Người dịch Việt cũng cố gắng tìm và đưa ra những số hiệu kinh tương ứng trong bản dịch Pāli-Anh của TKBĐ, (cũng như các bản dịch Việt).

- Một số chữ Hán-Việt đã rất quen dùng bởi các Phật tử Việt Nam thì được người dịch mở ngoặc ghi thêm, ví dụ: nhận-thức (tưởng), sự tạo-tác cố ý (hành), những hiện-tượng (các pháp), điều-kiện (duyên) …

+ Lời nhắn gửi của người dịch: người tu học nên lần lượt đọc hết những lời dạy của Phật, vì sự đọc không mấy khó khăn. Mỗi ngày dành ít thời gian đọc một hay vài bài kinh, thì trong số ít ngày quý vị sẽ đọc hết Bộ Kinh. Bản dịch Việt này ai cũng có thể đọc hiểu được. Đọc qua các kinh sẽ có một cách nhìn bao quát hơn, sâu sắc và đúng đắn hơn về đạo Phật, giác ngộ giáo lý đích thực của Phật để tu hành.

+ Bộ Kinh MN có cấu trúc đơn giản, chỉ bắt đầu từ kinh số 1 cho tới kinh 152 chứ không gồm quá nhiều Phần, Chương, Nhóm, Tiểu Nhóm như trong các bộ kinh SN hay AN. Nhìn vào Mục Lục sẽ thấy. Nếu không phải ưu tiên quan tâm hay cần tra cứu theo những chủ-đề nào đó, quý vị hãy đọc từ những kinh đầu cho đến kinh cuối.

+ Nên đọc một bài kinh từ đầu đến cuối để nắm được nghĩa chính của kinh, ngay cả khi có chữ nào khó hiểu. Vì nếu cứ dừng lại để tra chú thích những chữ đó thì người đọc có thể bị lạc khỏi chủ-đề của kinh, do tâm trí chúng ta hay chuyền nhảy qua các chủ đề và liên tưởng khác khi đọc các chú thích này nọ. Nhưng chữ nào hay thuật ngữ nào không hiểu thì nên đọc ngay chú thích để hiểu. Nhiều chỗ trong bộ kinh này phải nhờ có những chú giải để người đọc có thể hiểu ra hàm ý của lời kinh.

+ Phần “TÓM TẮT CÁC KINH” cuối các quyển chỉ để khi cần tra tìm vắn tắt để làm gợi nhớ lại bài kinh mình đã đọc; quý vị không cần đọc nó trước khi đã nhiệt thành đọc kỹ càng từng bài kinh của Phật.

+ Là phước lành lớn lao nhất trong muôn vàn kiếp, người dịch đã gặp gỡ và hưởng dụng đại công trình dịch thuật tận tâm và kỹ càng nhất của Ngài Tỳ Kheo Bồ-Đề từ Tạng Kinh Pāli, dựa vào đó dịch các bộ kinh ra tiếng Việt phổ thông.

Mãi mãi biết ơn công đức như thái dương của thầy.

Nhà Bè, mùa đại dịch Covid-19 (PL 2565)
(dịch xong và in giữa năm 2021)


____________________________
Ghi chú của người post:
Quý độc giảthể tham cứu thêm bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu tại link dưới đây:
blank
https://thuvienhoasen.org/a573/kinh-trung-bo-majjhima-nikaya
 

https://thuvienhoasen.org/images/file/RNOOfyp_1ggQAEY_/kinhtrungbo.pdf 








.

Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 45592)
18/04/2016(Xem: 27845)
02/04/2016(Xem: 10365)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…