Bài Kinh Dài Về Các Nguyên Nhân Chủ Yếu Maha Nidāna Sutta (DN 15)

22/08/20224:20 SA(Xem: 3196)
Bài Kinh Dài Về Các Nguyên Nhân Chủ Yếu Maha Nidāna Sutta (DN 15)

 

BÀI KINH DÀI VỀ CÁC NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU
MAHA NIDĀNA SUTTA (DN 15)
Hoang Phong chuyển ngữ

 ***

duc phat thuyet phap"Thưa Thế Tôn, nguyên nhân nào đưa đến sự già nua và cái chết?"
"Sự sinh, này các tỳ-kheo, là nguyên nhân tạo điều kiện cần thiết đưa đến
sự già nua và cái chết"

 PDF icon (4)
Bài kinh về các nguyên nhân chủ yếu (FR)

        
Lời mở đầu của người chuyển ngữ


Trong quyển sách mang tựa Le Grand Livre du Bouddhisme (Quyển sách lớn về Phật giáo, nxb Albin Michel, 2007, 994 tr.) học giả Phật giáo người Pháp Alain Grosrey trong trang 25 có viết một câu như sau: "Ngày nay chúng ta đạt được những sự hiểu biết rộng lớn trong rất nhiều lãnh vực. [Thế nhưng] không thấy có ai cho rằng chúng ta uyên bácthông thái hơn Đức Phật". Thật vậy, trong suốt lịch sử nhân loại có rất nhiều triết gia, khoa học gia, các lãnh tụ xã hội, các vị sáng lập tín ngưỡng..., dựa vào một sức mạnh nào đó, một trí thông minh hay một sự khôn khéo nào đó, từng tạo được cho mình nhiều quyền lực hơn Đức Phật, giúp mình lèo lái và thu phục con người, thế nhưng duy nhất chỉ có Đức Phậtdựa vào sự hiểu biết để giải thoát con người. Bài kinh Mahā Nidāna Sutta  / "Bài kinh dài về các nguyên nhân chủ yếu" được chuyển ngữ dưới đây nêu lên một số ứng dụng thiết thựccụ thể rút tỉa từ sự hiểu biết siêu việt đó của Đức Phật giúp chúng ta thoát khỏi sự chuyển động của thế giới hiện tượng đầy trói buộc này.

            Trong lời mở đầu bản dịch tiếng Anh bài kinh Mahā Nidāna Sutta trên đây, nhà sư người Mỹ Thanassaro Bhikkhu cho biết bài kinh này là một trong các bài kinh sâu sắc nhất trong kinh điển Pali. Thật vậy, bài kinh không những sâu sắc trên phương diện giáo lý, triết học, tâm lý học, logic học, mà cả phương cách giảng dạy và chủ đích ứng dụng. Bài kinh dựa vào một khám phá vô cùng chủ yếu của Đức Phật về nguyên lý vận hành của tất cả mọi hiện tượng, từ vô hình đến hữu hình, từ bên trong tâm thức con người cho đến bên ngoài vũ trụ, không có một ngoại lệ nào cả. Tiếng Pali gọi nguyên lý này là Paṭiccasamuppāda, người Tây phương gọi là "Sự tương tạo do điều kiện mà có" (Co-production conditionel), hoặc bằng một thuật ngữ phổ quát hơn là "Nguyên lý tương liên" (Interdependence), kinh sách Hán ngữ gọi là "Lý duyên khởi".

         Sự khám phá đó của Đức Phật về sự vận hành của thế giới từng làm cho các học giả, triết gia và khoa học gia phải kinh ngạcthán phục suốt trên dòng tiến hóa của nền văn minhtư tưởng con người. Thế nhưng Đức Phật không hề phô trương hay tự hào về mặt lý thuyết về sự khám phá đó của mình, mà với một tấm lòng từ bi vô biên và một sự bền chí vô song đã tìm cách rút tỉa và ứng dụng những gì thiết thựccụ thể trong nguyên lý vận hành đó của thế giới, nhằm giúp chúng ta thoát ra khỏi sự hiện hữu đầy trói buộc và khổ đau này. Bài kinh Mahā Nidāna Sutta / "Bài kinh dài về các nguyên nhân chủ yếu" được chuyển ngữ dưới đây sẽ nêu lên cho chúng ta trông thấy nguyên nhân nào đã đưa chúng ta vào thế giới đảo điên này và phương cách nào giúp chúng ta thoát ra khỏi nó.

         Một hôm, người đệ tử thân cận của Đức Phật, sau những lúc khắc khoải và suy tư, vụt cảm thấy mình thấu hiểu được nguyên lý về sự tạo tác tương liên đó của mọi hiện tượng trong thế giới, và nhân một buổi giảng của Đức Phật đã tiến đến bên cạnh Ngài để thổ lộ với Ngài là mình đã thấu triệt được và rất thán phục về nguyên lý sâu sắc đó. Thế nhưng Đức Phật đã tức khắc cảnh giác Ānanda và cho biết nguyên lý đó rất sâu xa, không những khó thấu triệt từ "bên ngoài" tức là trên phương diện tổng quát và lý thuyết về sự chuyển động của thế giới, mà cả từ "bên trong", tức là các khía cạnh thiết thựccụ thể liên quan đến những gì hiển hiện trong tâm thức chúng ta, trói buộcđày đọa chúng ta trong thế giới hiện tượng này.

         Sau khi cảnh giác Ānanda thì Đức Phật nêu lên với người đệ tử này hai ứng dụng rút tỉa từ nguyên lý vận hành đó của vũ trụ: trước hết là nguyên nhân nào đã đưa đến sự già nua và cái chết và sau đó là khái niệm "không có cái tôi" (vô ngã). Nếu sự già nua và cái chết là một trong các nỗi lo sợ to lớn nhất đối với sự hiện hữu của con người, thì "cái tôi" (cái ngã) là một thứ cảm tính hiện lên trong tâm thức ám ảnhtác động đến từng tư duy và hành động của mỗi cá thể. Đối với sự già nua và cái chết thì Đức Phân phân tích chi tiết các nguyên nhân nào đã tạo ra cả một chuỗi dài trói buộc đưa đến cái chết tức sự chấm dứt tất yếu hiển nhiên của sự hiện hữu, và sau đó thì cho biết là phải làm thế nào để chận đứng cái chuỗi níu kéo đó. Đối với sự ám ảnh của "cái tôi" thì Đức Phật cho biết "cái tôi" chỉ là một thứ cảm giác như tất cả các cảm giác khác, nếu hình dungtrường tồnbất biến trong tương lai hoặc sau khi chết thì đấy chỉ là một thứ ảo giác. Chận đứng và hóa giải "chuỗi níu kéo" đưa đến sự già nua và cái chết là cách giúp chúng ta thoát ra khỏi sự vận hành của thế giới. Xóa bỏ sự ám ảnh của "cái tôi" trong tâm thức là cách giúp chúng ta thoát khỏi các tư duy bấn loạnu mê và các hành động tồi tệtai hại. Đó là hai khía cạnh chủ yếu của sự giải thoát: trên thân xác và trong tâm thần.

         Sau khi nêu lên và giải thích về hai ứng dụng trên đây thì Đức Phật tiếp tục cho biết thêm là tri thức con người được phân bố theo bảy cơ sở hay bảy phạm vi nhận thức khác nhau, bảy cơ sở hay phạm vi của tri thức đó được phân chia thành hai lãnh vực hiểu biết khác nhau. Tiếp theo Đức Phật cho biếtsự giải thoát sẽ gồm có tám cấp bậc, trong đó bảy cấp bậc đầu tiên tương quan với bảy cơ sở tri thức nói đến trên đây, và cấp bậc thứ tám là cấp bậc giải thoát cao nhất, vượt lên trên tất cả bảy cơ sở hiểu biết của tri thức, biểu trưng cho sự Giác ngộ tối thượngsự Giải thoát cuối cùng.

         Trên đây là nội dung của "Bài kinh dài về các nguyên nhân chủ yếu". Đức Phật sử dụng phương pháp hỏi đáp để thuyết giảng cho người đệ tử thân cận của mình là Ānanda. Những lời thuyết giảng này được ghi nhớ và thuật lại bởi một vị tỳ-kheo trong Tăng đoàn cùng được ngồi nghe và chứng kiến. Ngày nay chúng ta có rất nhiều bản dịch sang các ngôn ngữ Tây phương về bài kinh Mahā Nidāna Sutta này. Đối với tiếng Việt cũng có ba bản dịch, thế nhưng hai trong số ba bản dịch này lại được căn cứ vào bản gốc tiếng Hán trong Tập Kinh Agama (Kinh A-hàm) trong Hán tạng, duy nhất chỉ có một bản được căn cứ vào kinh điển nòng cốt bằng tiếng Pali.

         Bản dịch đề nghị dưới đây chủ yếu được dựa vào bản dịch tiếng Anh của nhà sư Thanissaro Bhikkhu, đồng thời cũng được đối chiếu với các bản dịch tiếng Anh khác, cùng ba bản dịch tiếng Việt. Đối chiếu không có nghĩa là so sánh mà là cách giúp tìm hiểu sâu rộng hơn dựa vào kinh nghiệm và sự uyên bác của nhiều người khác, bởi vì mỗi bản dịch đều có những nét cá biệt, phản ảnh xu hướng và các lãnh vực hiểu biết khác nhau giữa các dịch giả. Các bản dịch và tư liệu tham khảo cùng các địa chỉ liên kết trên mạng sẽ được nêu lên trong phần ghi chú, hầu độc giả có thể xem thêm nếu cần.  

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 44794)
18/04/2016(Xem: 25064)
02/04/2016(Xem: 9671)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.