Chú Giải Trung Bộ Kinh Quyển 1 (bản Dịch Thái-Việt) | Tỳ Kheo Hạnh Tuệ Sudhīro

26/10/20244:21 SA(Xem: 369)
Chú Giải Trung Bộ Kinh Quyển 1 (bản Dịch Thái-Việt) | Tỳ Kheo Hạnh Tuệ Sudhīro
CHÚ GIẢI
TRUNG BỘ KINH
QUYỂN 1
(BẢN DỊCH THÁI-VIỆT)

Tỳ Kheo Hạnh Tuệ Sudhīro

Chú Giải Trung Bộ Kinh (bản dịch Thái-Việt)Chú Giải Trung Bộ Kinh (bản dịch Thái-Việt)PDF icon (4)Chú Giải Trung Bộ Kinh (bản dịch Thái-Việt)


Trong khi nghiên cứu Tam tạng Pāli, chúng tôi vẫn luôn ưu tư làm sao để tăng ni cư sĩ hiểu đúng về nội dung, ngữ nghĩa, nguồn gốc và mục đích của các bài kinh được nói trong Chánh Tạng (Mūla). Để làm được điều đó, người học Phật cần xem xét đến các bộ chú giải Aṭṭhakathā và Tīkā. Tuy nhiên tăng ni cư sĩ Việt Nam hầu hết chỉ có thể tiếp xúc với chú giải thông qua các văn bản gốc Pāli, chỉ có bản dịch Việt chú giải các bài nhỏ lẻ, rải rác đây đó. ‘Băng sâu ba trượng chẳng phải do cái lạnh một ngày đêm’. Để hoàn tất công trình vĩ đại dịch chú giải Tam Tạng, chúng tôi đã bước ra bước đầu tiên là dịch chú giải Trung Bộ Kinh. Chú giải Trung Bộ Kinh gồm chú giải cho 152 bài kinh, trong đó quyển một chú giải 50 kinh, quyển hai chú giải 50 kinh và quyển ba chú giải 52 kinh. Về Tạng Kinh bao gồm chú giải của Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh, và một số thuộc về Tiểu Bộ Kinh.

Chú giải kinh Trung bộ do vị chú giải sư vĩ đại là tỳ kheo Buddhaghosa soạn vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau TNL. Chú giải Trung bộ kinh không phải do ngài Buddhaghosa sáng tác ra, mà là ngài đã tổng hợp lại các bản chú giải đã có từ trước. Đây là một trong những tác phẩm chú giải quan trọng nhất của Phật giáo Pāli.

Về việc chuyển ngữ, chúng tôi đồng thời cho chuyển ngữ từ Pāli sang Việt và Thái sang Việt. Sở dĩ cho chuyển ngữ chú giải Thái sang Việt là bởi vì chư tăng Thái Lan đã chuyển ngữ hoàn tất từ Chú Giải Tam Tạng Pāli sang tiếng Thái, việc chuyển ngữ Thái - Việt sẽ được thực hiện nhanh và dễ dàng hơn, phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu Tam Tạng Pāli của tăng ni cư sĩ. Bản dịch Pāli - Việt vẫn đang được thực hiện nhưng khó lòng xuất hiện trong thời gian sớm.



Bản dịch vẫn còn thô sơ, khó tránh khỏi những sai sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và phản hồi để cải thiện bản dịch ngày một tốt hơn.
Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Thế Tôn đã nói:
Hai nhân hỗn loạn chánh pháp (Saddhammasammosā):
_ Văn cú bị sai lệch (Dunnikkhittañca pada-byañjanaṃ).
_ Nghĩa lý bị hiểu lầm (Attho ca dunnīto).
Hai nhân chánh pháp vững trú (Saddhammaṭhiti):
_ Văn cú được giữ đúng (Sunikkhittañca padayañjanaṃ).
_ Nghĩa lý được hiểu chính xác (Attho ca sunīto).

Do đó, phước báu của công trình dịch thuật Chú Giải Kinh Tạngvô cùng to lớn, góp phần làm cho Chánh Pháp được trường tồn, bằng việc giúp cho tăng ni cư sĩ hiểu đúng lời Phật dạy. Hơn thế nữa, bản dịch Chú Giải Kinh Tạng sẽ được tồn tại cho đến khi nào chánh pháp còn ở thế gian, số lượng tăng ni cư sĩ được lợi lạc là không thể đo lường được.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những thí chủ đã ủng hộ Quỹ Hoằng Pháp và hộ độ cho dự án. Nhờ có sự giúp đỡ của quý vị, dự án mới có thể tiến hành thuận lợi như vậy trong hiện tại và tương lai. Nguyện cầu cho quý vị và gia đình được an lạcthành tựu mọi điều ước nguyện, đặc biệtước nguyện chấm dứt hoàn toàn mọi khổ đau trong ngày vị lai.

Cuối cùng, do phần phước nghiệp này, xin hồi hướng đến các bậc thầy tổ, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc nhiều đời còn hiện tại hoặc đã quá vãng, đến tất cả mọi loại chúng sinh, cầu mong cho những vị ấy được an vui trong các cõi, gieo duyên gặp các bậc thiện trí, các hàng thánh nhân, được sớm giác ngộ giải thoát trong ngày vị lai.

Cẩn bút
Ngày 5 tháng 9 năm 2023
Tỳ Kheo Hạnh Tuệ Sudhīro (Vũ Mạnh Trí)
Dịch giả: Dhammapiyo








Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 45588)
18/04/2016(Xem: 27837)
02/04/2016(Xem: 10361)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…