KINH AKKOSA: SỰ NHỤC MẠ
Akkosa Sutta: Insult
Translated from the Pali by Acharya Buddharakkhita -
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: accesstoinsight.org
Có lần Đức Phật sống tại Rajagaha (Vương Xá) trong Khu Rừng Tre gần Nơi Nuôi Những Con Sóc. Lúc bấy giờ, vị Bà La Môn tên là Akkosa Bharadvaja đã nghe người ta đồn đãi như sau: "Bà La Môn Bharadvaja, dường như, đã trở thành một nhà sư tu theo Đại Sư Gotama (Cồ Đàm)." Tức giận và không vui, ông ta đi đến nơi Đức Thế Tôn ở. Sau khi đến gần Đức Thế Tôn, ông ta đã chỉ trích, và đối xử tàn nhẫn với Đức Thế Tôn bằng những lời lẽ thô tục và hung ác. Bị mắng chửi như vậy, Đức Thế Tôn nói với vị Bà La Môn Akkosa Bharadvaja như sau: 'Nầy Bà La Môn, ông có nhiều bạn bè, nhiều người bạn thân, nhiều người thân thuộc, nhiều bà con và khách đến thăm viếng ông hay không? "
"Có chứ, Thầy Gotama, đôi khi tôi có nhiều bạn bè, nhiều người bạn thân, nhiều người thân thuộc, nhiều bà con và khách đến thăm viếng tôi."
"Nầy Bà La Môn, ông có dọn cho họ những thức ăn nhẹ, hoặc thức ăn (đúng bữa), hoặc món khai vị hay không?"
"Có chứ, Thầy Gotama, đôi khi tôi dọn cho họ những thức ăn nhẹ, hoặc thức ăn (đúng bữa), hoặc món khai vị."
"Nầy Bà La Môn, tuy nhiên, nếu như họ không chấp nhận các thức ăn đó, ai là người sẽ nhận nó?"
"Thầy Gotama, nếu như họ không chấp nhận, tôi sẽ nhận lại các thức ăn đó."
"Cũng như thế, nầy Bà La Môn, ông đang đối xử tàn nhẫn với chúng tôi, những người mà không đối xử tàn nhẫn với ai cả, ông đang giận dữ chúng tôi, những người mà không giận dữ ai cả, ông đang gây tranh cãi với chúng tôi, những người mà không tranh cãi với ai cả. Tất cả những thứ ông làm, chúng tôi đều không chấp nhận. Nầy Bà La Môn, một mình ông hãy đem về hết; nầy Bà La Môn, vì tất cả những thứ nầy đều thuộc về ông.
"Nầy Bà La Môn, khi một người đối xử tàn nhẫn (ngược lại) vì họ đã bị người kia đối xử tàn nhẫn, giận dữ (ngược lại) vì họ đã bị người kia chọc giận, và tranh cãi (ngược lại) vì họ đã bị người kia gây tranh cãi, nầy Bà La Môn, chuyện này được gọi là trao đổi lẫn nhau, và liên hệ lẫn nhau. Sự trao đổi và sự liên hệ lẫn nhau nầy, chúng tôi không muốn tham dự. Vì thế, nầy Bà La Môn, (tất cả những thứ ông làm,) một mình ông hãy đem về hết; nầy Bà La Môn, vì tất cả những thứ nầy đều thuộc về ông."
"Mọi người, kể cả nhà vua, đều biết đến Hòa Thượng Gotama: 'Vị Đại Sư Gotama là Bậc Giác Ngộ Xứng Đáng Được Cúng Dường'. Vì thế, có khi nào mà Hòa thượng Gotama lại trở nên tức giận hay không?"
Sau đó, Đức Phật nói rằng:
"Sự giận dữ ở nơi đâu? Đối với một người không còn sự giận dữ,
Đối với một người sống hiền lành, có tâm hoàn toàn thanh thản và bình an,
Đối với một người thật sự hiểu biết, có tâm hoàn toàn giải thoát,
Đối với một người vô cùng điềm tĩnh, có tâm luôn ở trạng thái thăng bằng;
Nếu người nào giận dữ (ngược lại) vì họ đã bị người kia chọc giận,
Thì ông ta còn tồi tệ hơn là người chọc giận kia;
Nếu người nào không giận dữ (ngược lại) vì họ đã bị người kia chọc giận,
Thì một mình ông ta là người chiến thắng một trận chiến khó thắng.
Ông ta khuyến khích sự an toàn và sự quan tâm của cả hai phía,
Phía của ông, cũng như phía của người kia.
Ông ta biết rằng người kia đang giận dữ;
Với tâm tỉnh thức, ông ta duy trì sự bình yên,
Và ông chịu đựng sự giận dữ của cả hai phía,
Phía của ông, cũng như phía của người kia.
Dù cho, có những kẻ si mê vì thiếu trí tuệ,
Họ xem ông là một người ngu ngốc, qua cái nhìn của họ."
Sau khi Đức Thế Tôn giảng dạy các câu trên, vị Bà La Môn Akkosa Bharadvaja trả lời Đức Thế Tôn: "Thật là tuyệt vời, quả thật như thế, Hòa thượng Gotama! Phút nầy đây, con xin quy y Hòa Thượng Gotama, quy y Giáo Pháp của ngài, và quy y Tăng Đoàn của ngài. Kính thưa Hòa Thượng, qua hai bàn tay tôn kính của Đức Thế Tôn Gotama, xin ngài cho con đặc ân được làm lễ xuất gia với các giới ban đầu (Sa-di), và cũng nhận thêm giới cao hơn của một vị Tỳ Kheo."
Và vị Bà La Môn Akkosa Bharadvaja, qua hai bàn tay của Đức Thế Tôn, đã được làm lễ xuất gia với các giới ban đầu (Sa-di), và ông ta cũng nhận thêm giới cao hơn của một vị Tỳ Kheo. Và trong một thời gian ngắn xuất gia, Đại Đức Akkosa Bharadvaja, sống một mình, tách biệt, siêng năng, hăng hái, và quyết tâm, ông đã đạt được sự hoàn thiện cao quý không có gì so sánh được của một nhà sư trong Tăng Đoàn (của những người con trai sống trong các gia đình cao quý), đã hoàn toàn từ bỏ đời sống gia đình, và sống đời vô gia cư. Qua sự hiểu biết trực tiếp, ông nhận ra chân lý tột cùng, và ngay lập tức, ông sống được với sự hiểu biết nầy. Ông nhìn thấy qua "thiên nhãn thông" của mình: "Chấm dứt sự tái sinh, đã sống cuộc đời cao quý, đã hoàn thành các nhiệm vụ tâm linh, và từ nay trở đi chẳng còn gì (cao quý hơn) để đạt được nữa."
Đại Đức Akkosa Bharadvaja, thật sự, đã trở thành một trong số những vị A La Hán
____________________
Translated from the Pali by Acharya Buddharakkhita
Source-Nguồn: accesstoinsight.org
Once the Blessed One was staying at Rajagaha in the Bamboo Grove near the Squirrels'
"Yes, Gotama, sometimes friends, confidants, relatives, kinsmen and guests do visit me."
"Well, brahman, do you not offer them snacks or food or tidbits?"
"Yes, Gotama, sometimes I do offer them snacks or food or tidbits."
"But if, brahman, they do not accept it, who gets it?"
"If Gotama, they do not accept it, I get it back."
"Even so, brahman, you are abusing us who do not abuse, you are angry with us who do not get angry, you are quarreling with us who do not quarrel. All this of yours we don't accept. You alone, brahman, get it back; all this, brahman, belongs to you.
"When, brahman, one abuses back when abused, repays anger in kind, and quarrels back when quarreled with, this is called, brahman, associating with each other and exchanging mutually. This association and mutual exchange we do not engage in. Therefore you alone, brahman, get it back; all this, brahman, belongs to you."
"People, including the king, know the Venerable Gotama thus: 'The Monk Gotama is the Worthy One.' When does the Venerable Gotama become angry?"
Said the Buddha:
"Where is anger for one freed from anger,
Who is subdued and lives perfectly equanimous,
Who truly knowing is wholly freed,
Supremely tranquil and equipoised?
He who repays an angry man in kind
Is worse than the angry man;
Who does not repay anger in kind,
He alone wins the battle hard to win.
He promotes the weal of both,
His own, as well as of the other.
Knowing that the other man is angry,
He mindfully maintains his peace
And endures the anger of both,
His own, as well as of the other,
Even if the people ignorant of true wisdom
Consider him a fool thereby."
When the Lord proclaimed this, the brahman Akkosa Bharadvaja said this to the Blessed One: "Wonderful, indeed, O Venerable Gotama! Herewith I go to the Venerable Gotama for refuge, to his Teaching and to his Holy Order of Monks. Most venerable sir, may I have the privilege to receive at the hands of the revered Lord Gotama the initial monastic ordination and also the higher ordination of a bhikkhu."
And the brahman Akkosa Bharadvaja received at the hands of the Blessed One the initial monastic ordination and he also received the higher ordination of a bhikkhu. And within a short time of his ordination, the Venerable Akkosa Bharadvaja, living alone, secluded, diligent, zealous and unrelenting, reached that incomparable consummation of holiness for which sons of noble families, having totally abandoned the household life, take to the life of homelessness. With direct knowledge he realized the ultimate, then and there, and lived having access to it. He saw with his supernormal vision: "Ceased is rebirth, lived is the holy life, completed is the spiritual task and henceforth there is nothing higher to be achieved."
The Venerable Akkosa Bharadvaja, indeed, became one of the Arahats.