Chú Thích

25/04/201012:00 SA(Xem: 25576)
Chú Thích
CHÚ THÍCH


[1] Theo bản Tống, Pháp Hiển cùng dịch chung với sa-môn Giác Hiền (S: Bodhibhadra), người Thiên Trúc.

[2] Pháp Hiển 法顯, họ Cung, người Bình Dương, tức vùng Sơn Tây, Trung Quốc ngày nay. Xem Truyện cao tăng Pháp Hiển, HT. Trí Quang dịch, để biết thêm về ngài.

[3] Sa-la, xem Kiên cố lâm, dưới.

[4] Kiên cố lâm 堅固林 (S: Śāla): tức rừng cây Sa-la, còn gọi là Kiên lâm, Song thọ lâm, Hạc lâm. Theo Phiên dịch danh nghĩa tập quyển 3, thì cây Sa-la vốn không tàn rụi sơ xác trong cả bốn mùa, vì vậy mà dịch là Kiên cố (Phật quang đại từ điển - viết tắt PQĐTĐ – tr.4446).

[5] Hi-liên 熙連 (S: Hiraṇyavatī): tên sông, còn gọi là A-thị-đa-phạt-để (S: Ajitavatī), nằm ở miền trung Ấn Độ, thuộc thành Câu-thi-na xưa (Đinh Phúc Bảo - viết tắt ĐPB).

[6] Câu-di thành lực sĩ sinh địa 拘夷城力士生地: tức thành Câu-thi-na (S: Kuśinagara), vùng đất của bộ tộc Lực sĩ, tức bộ tộc Mạt-la (S: Malla).

[7] Bát-nê-hoàn 般泥洹 (Cg: bát-niết-bàn 般涅槃; niết-bàn 涅槃; S: pariṃrvāṇa, nirvāṇa): chỉ trạng thái diệt tận phiền não, bất sinh, viên tịch, giải thoát, vô vi, an lạc.

[8] Mâu-ni 牟尼 (S: Muni): mỹ hiệu chỉ cho những bậc Thánh đã đoạn trừ hết phiền não. Trong hàng Thánh giả đó, Đức Phật được tôn xưng là Đại Mâu-ni.

[9] Nguyên bản ghi là diện môn 面門 (S: mukha): có ba cách giải thích: chỉ nơi miệng, chỉ giữa khuôn mặt, và chỉ khoảng dưới mũi, trên miệng, tức huyệt nhân trung (PQĐTĐ, tr.3988).

[10] Tam thiên đại thiên thế giới 三千大千世界 (S: tri-sāhasra-mahā-sāhasra-loka-dhātu): một thế giới hệ gồm ba ngàn đại thiên thế giới. Tập hợp bốn đại châu, mặt trời, mặt trăng và các cõi trời làm thành một thế giới. Một ngàn thế giới hợp lại thành một tiểu thiên thế giới. Một ngàn tiểu thiên thế giới hợp lại thành một trung thiên thế giới. Một ngàn trung thiên thế giới hợp lại thành một đại thiên thế giới (ĐPB).

[11] Sáu đường chúng sinh (tức lục thú chúng sinh 六趣眾生): chúng sinh theo nghiệp của mình đã tạo mà qua lại trong sáu đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a tu la, trời và người.

[12] Chấn động sáu cách (tức lục chủng chấn động 六種震動): rung động, khởi lên, vọt lên, vang động, gầm rống, thức tỉnh (PQĐTĐ, tr.1306).

[13] A-la-hán 阿羅漢 (S: arhat): quả vị cao nhất trong bốn quả vị Thanh văn, dịch ý là ứng cúng, ứng chơn, sát tặc, bất sinh, vô sinh, vô học, chơn nhân. Đó là bậc Thánh đã đoạn trừ hết tất cả phiền não (kiến hoặctư hoặc) trong tam giới (dục giới, sắc giớivô sắc giới), chứng đắc Tận trí (S: Kṣaya-jñāna), có thể kham nhận sự cúng dường của chư thiênloài người (PQĐTĐ, tr.3692).

[14] Không tuệ 空慧: trí tuệ quán chiếu lý không của các pháp, tức là tuệ giác có được nhờ chứng nhập tánh không của các pháp (ĐPB).

[15] Chiên đàn 栴檀 (S: Candana), một loại cây, gỗ rất thơm, còn gọi là gỗ đàn hương, mọc trên núi Malaya, miền Nam Ấn Độ, có thân giống đầu trâu, nên còn gọi là Ngưu đầu chiên-đàn.

[16] Ca-chiên-diên 迦旃延 (S: Kātyāyana): một trong mười đệ tử xuất sắc của Phật, có khả năng nghị luận bậc nhất.

[17] Bạc-câu-la 薄拘羅 (S: Vakkula, Bakkula, Bakula, Vakula): nguyên quán ở Kosambi, một trong bốn đệ tử có đại thần thông (abhiñña). Ngài được coi là vị đệ tử khổ hạnh, không thuyết pháp.

[18] Ưu-ba-nan-đà 優波難陀 (S: Upananda), dịch là Đại Hỷ, Trọng Hỷ. Ngài rất xinh đẹp.

[19] Dương chi 楊枝 (S: Dantakāṣṭha): một loài cây, dùng làm bàn chải đánh răng, hoặc làm tăm xỉa răng, rất tốt, vừa làm trắng răng, vừa ngừa sâu răng (ĐPB).

[20] Đại thừa 大乘 (S: Manāyāna): cổ xe lớn, nghĩa bóng là chỉ cho giáo pháp của đức Phật có khả năng đưa chúng sinh từ bờ phiền não đến bến giác ngộ. Các kinh A-hàm đều tôn xưng giáo pháp của đức PhậtĐại thừa (ĐPB).

[21] Phương tiện 方便 (S: upāya): các pháp môn tu tập giúp chúng sinh đạt được giác ngộ giải thoát. Mật giáo 密教: cảnh giới pháp thân Phật nội chứng, bí mật, thâm áo (ĐPB).

[22] Tì-kheo ni 比丘尼 (S: bhikṣuṇī): nữ giới xuất gia theo đạo Phật đã thọ trì đại giới (PQĐTĐ).

[23] Câu-lân nữ 拘隣女須跋陀羅 (S: Koṇḍañña Subhadra): người nữ họ Câu-lân, tên Tu-bạt-đà-la (PQĐTĐ).

[24] Ưu-ba-nan-đà 優婆難陀 (S: Upananda): tì-kheo-ni, cùng tên một vị tì-kheo Tăng (PQĐTĐ).

[25] Thập địa 十地 (S: daśabhūmi): mười giai vị tu chứng của các vị bồ-tát (PQĐTĐ).

[26] Bốn tâm vô lượng (tức tứ vô lượng 四無量; S: catvāry apramāṇāni): từ, bi, hỉ, xả (PQĐTĐ).

[27] Hằng hà 恒河 (S: Gaṅgā): sông Hằng, một trong 5 con sông lớn nhất tại Ấn Độ (PQĐTĐ).

[28] Cận sự nam (tức ưu-bà-tắc 優婆塞; S: Upāsaka): cư sĩ nam, đã quy y tam bảothọ trì năm giới.

[29] Đối trị 對治 (S: pratipakṣa): đoạn trừ phiền não. Pháp đối trị là pháp đoạn trừ phiền não (PQĐTĐ, tr.5793).

[30] Trầm thủy 沈水 (S: agaru, aguru, kālāguru, kṛṣṇāgaru): tức trầm thủy hương, trầm hương. Loại cây này gỗ rất thơm, bỏ vào nước thì chìm, nên gọi là trầm thủy (ĐPB).

- Chúng bảo 眾寶: nhiều loại vật báu quý, hiếm.

- Thiên hương 天香: hương của cõi trời, nhưng thường dùng để chỉ cho những hương liệu đặc biệtnhân gian.

- Uất kim hương hoa 欝金香華 (S: Kuṅkumaṃ): thực vật có rễ hình cầu, dùng để nấu thuốc nhuộm, hoa để làm hương, mọc ở vùng Kashmir, Bắc Ấn Độ (PQĐTĐ).

[31] Ngưu đầu chiên-đàn, xem chiên-đàn, trên.

[32] Bảy báu (tức thất bảo 七寶; S: sapta ratnāni): bảy thứ ngọc báu quý giá ở thế gian. Các kinh nói về bảy thứ báu khác nhau. Theo Kinh A-di-đà và luận Đại trí độ, bảy thứ báu là vàng, bạc, lưu li, pha-lê, xa cừ, xích châumã não. Theo kinh Pháp hoa quyển 4, bảy thứ báu là vàng, bạc, lưu li, xa cừ, mãn não, chân châu, mai khôi.

[33] Ưu-bát-la 優鉢羅 (S: utpala): hoa sen xanh. Bát-đàm-ma 鉢曇摩 (S: padma), hoa sen đỏ. Câu-mâu-đầu 拘牟頭 (S: kumuda), hoa sen vàng. Phân-đà-lợi 分陀利 (S: puṇḍarīka), hoa sen trắng.

[34] Tín nữ cư sĩ (tức ưu-bà-di 優婆夷; S: Upāsikā): cư sĩ nữ, đã quy y tam bảothọ trì năm giới (PQĐTĐ).

[35] Bốn rắn độc (tức tứ xà 四 蛇): thân thể tứ đại: đất, nước, gió, lửa, dụ như bốn con rắn độc (ĐPB).

[36] Li-xa 離車 (S: Licchavi): một dòng tộc sống tại thành Tỳ-xá-li (Vaiśāli), miền trung Ấn Độ cổ đại (PQĐTĐ).

[37] Tỳ-xá-ly 毘舍離 (S: Vaiśāli): quốc vương thuộc trung Ấn Độ cổ (PQĐTĐ).

[38] Diêm-phù-đề 閻浮提 (S: Jambudvipa): chỉ Ấn Độ, về sau chỉ cho thế giới nhân gian (PQĐTĐ, tr.6336).

[39] Bách mộc 栢木: cây bách, cây bá.

[40] Đâu-lâu hương mộc 兜樓香木 (S: turuṣka): một loại gỗ thơm (ĐPB).

[41] A-xà-thế 阿闍世 (S: Ajātaśatru): quốc vương Ma-kiệt-đà (Magadha) (PQĐTĐ).

[42] Không hành 空行: tất cả các pháp (cũng gọi là các hành) đều vô ngã, cũng gọi là không. Quán chiếu như vậy gọi là tu hạnh Không hành (ĐPB).

[43] Hòa-tu-cát 和修吉 (S: Vāsuki): Long vương chín đầu (ĐPB).

[44] Nan-đầu 難頭 (S: Nanda) và Ưu-bát-nan-đà 優鉢難陀 (Cg: Ưu-bát-la; S: Utpalaka): Hai anh em nhà rồng này lúc đầu rất hung ác, sau nhờ Phật cải hóa, nên có được tấm lòng thương xót thế gian, thường tạo ra mưa thuận gió hòa (Từ điển Bách khoa toàn thư - viết tắt BKTT).

[45] Tỳ-sa-môn 毘沙門 (S: Vaiśravaṇa): vị trời thủ hộ Phật pháp, trụ ở phía Bắc núi Tu-di, giữ gìn phía Bắc cõi Diêm-phù-đề (PQĐTĐ).

[46] Già-lưu-la 伽留羅 (S: Garuḍa): chim cánh vàng.

[47] Càn-thát-bà 揵闥婆 (S: Gandharva): nhạc thần.

[48] Khẩn-na-la 緊那羅 (S: Kiṃnara): thần ca nhạc.

[49] Ma-hầu-la-già 摩睺羅伽 (S: Mahoraga): đại mãng thần.

[50] Đà-na-bà 陀那婆 (S: Dānavat): thần bố thí.

[51] Hương tượng 香象 (S: gandha-hastin, gandha-gaja): một loài voi có sức mạnh vô địch (PQĐTĐ).

[52] Thí vô úy 施無畏 (S: abhaya-dāna), cho sự không sợ hãi.

[53] Ca-lan-đà 迦蘭陀 (S: Karaṇḍa, Karaṇḍaka): một loài chim có tiếng hót rất hay. Ca-lăng-tần-già 迦陵頻伽 (S: Kalaviṅka): loài chim có tiếng hót cực kỳ hay (PQĐTĐ).

[54] Ngũ thông 五通 (S: pañcābhijñā): thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mệnh thông, thân như ý thông.

[55] Tứ thiên hạ 四天下, (catvāro-dvīpāḥ): Đông thắng thân châu (Pūrva-videha), Nam thiệm bộ châu (Jambu-dvīpa), Tây ngưu hóa châu (Apara-godānīya), Bắc cưu lô châu (Uttara-kuru). (PQĐTĐ)

[56] Thập lục đại quốc, 十六大國: Mười sáu nước lớn thời xưa của Ấn Độ, gồm Tỳ-xá-ly (毘舍離, vaśiali), Kiều-tát-la (憍薩羅, Kosala), Thất-la-phiệt (室羅筏, Śrāvasti), Ma-kiệt-đà (摩伽陀, Magadha), Ba-la-nại (波羅痆斯, Bārāṇasi), Ca-tỳ-la-vệ (迦毘羅, Kapilavastu), Câu-thi-na (拘尸那, Kuśinagara), Kiêu-thiểm-di (憍睒彌, Kauśāmbi), Ban-giá-la (般遮羅, Pañcāla), Ba-trá-la (波吒羅, Pāṭaliputra), Mạt-thổ-la (末吐羅, Mathurā), Ô-thi (烏尸, Uṣa), Bôn-trá-bạt-đa (奔吒跋多, Puṇgavardhana), Đề-bà-bạt-đa (提婆跋多, Devātāra), Ca-thi (迦尸, Kāśi), Chiêm-ba (瞻波, Campā) (PQĐTĐ).

[57] Nguyên bản: 唯除尊者大迦葉尊者阿難二眾.

[58] Tu-di sơn 須彌山 (S: Sumeru-parvata): vốn là ngọn núi trong thần thoại Ấn Độ, được Phật giáo sử dụng, cho rằng đây là ngọn núi cao đứng sừng sững ở chính giữa một tiểu thế giới (PQĐTĐ).

[59] Cam lộ 甘露 (S: amṛta): sương ngọt, dụ cho giáo lý của Phật giúp nuôi lớn thân tâm chúng sinh (PQĐTĐ).

[60] Thiện pháp 善 法 (S: Sudhamma-sabhā): hội trường của chư thiên Đao-lợi (PQĐTĐ).

[61] Giảng đường Trọng các (tức Trọng các giảng đường 重閣講堂): một giảng đường nằm gần thành Tỳ-xá-li (ĐPB).

[62] A-tăng-kỳ 阿僧祇 (S: asaṃkhya): số mục Ấn Độ xưa, bằng 1047 (PQĐTĐ).

[63] Tứ thiên vương 四天王 (S: catvāsraḥ mahā-rājikāḥ): tầng trời thứ nhất trong 6 tầng trời cõi Dục, tầng trời đầu tiên trong các thiên xứ, có bốn vị thiên vương hộ trì thế gian, nên còn gọi là Hộ thế tứ vương (ĐPB).

[64] Mạn-đà-la 曼陀羅 (S: māndāra, māndārava, mandāraka): một loài hoa thường nở vào mùa hè, màu hồng, rất đẹp (PQĐTĐ).

[65] Ca-câu-la 迦拘羅: chưa tra được xuất xứ.

[66] Mạn-thù-sa 曼殊沙 (S: mañjūṣaka): loại hoa trời có màu trắng tươi và mềm dịu mà chư thiên thường rải xuống để trang nghiêm đạo tràng thuyết pháp (PQĐTĐ).

[67] Tán-đa-na 散多那 (S: Śāntanika): theo Huệ Lâm Âm Nghĩa gọi là hoa Tịch Tĩnh (PQĐTĐ).

[68] Thích Đề-hoàn Nhân 釋 提 桓 因, cg. Thiên đế Thích 天 帝 釋 (S: Sakra Kevānāmlndra): Chủ tể chư thiên có tên là Sakka (PQĐTĐ).

[69] Cõi trời Ba ba (tức Tam thập tam thiên 三十三天; S: Trāyastriṃśat-deva): cõi trời có 33 thiên tử, một trong sáu tầng trời cõi Dục (ĐPB).

[70] Vua trời thứ sáu (tức Lục thiên vương 六天王; S: Para-nirmita-vaśa-vartin): vua của cõi trời Tha hóa tự tại 他化自在天 (ĐPB).

[71] Bốn vô sắc (tức Tứ vô sắc 四無色; S: catasra ārūpya-samāpattayaḥ): bốn cảnh giới vượt ngoài sự ràng buộc của Sắc (PQĐTĐ).

[72] Cõi giới có thân mà không có tưởng, tức cõi Vô tưởng thiên trong Tứ thiền thiên.

[73] Phạm thiên 梵天 (S: Brahmā, Brahma-deva): vua cõi trời Đại Phạm, thuộc trời Sơ thiền, cõi Sắc, rất tin chánh pháp, là người đầu tiên đến thỉnh Phật chuyển pháp luân (PQĐTĐ).

[74] Ta-bà 娑婆 (S: sahā, sabhā): thế giới chúng ta đang sống, phạm vi giáo hóa của Phật Thích-ca (PQĐTĐ).

[75] Tì-ma-chất-đa (tức Tì-ma-chất-đa-la 毘摩質多羅; S: Vimalacitra) : vua của cõi trời a-tu-la (PQĐTĐ).

[76] Tiểu thiên thế giới 小千世界: lấy núi Tu-di làm trung tâm, chung quanh có 4 đại châu , 9 lớp núi, 8 lớp biển, gọi là một Tiểu thế giới. 1000 tiểu thế giới này hình thành một Tiểu thiên thế giới.

[77] Thiên ma Ba-tuần 天魔波旬: chỉ cho ma vương tầng trời thứ sáu (Tha hóa tự tại thiên, Pāpīyas).

[78] Ma-ha-diễn, 摩訶衍, (mahā-yāna), Đại thừa. (ĐPB)

[79] Nguyên văn: như quy tàng lục 如龜藏六: như rùa giữ kỉ sáu chi: bốn chân, đầu, đuôi, ý nói bảo hộ sáu căn.

[80] Đại tự tại thiên, 大自在天, (Maheśvara), thần thủ hộ của Phật giáo, trụ ở tầng trời Đệ tứ thiền, cũng là Chủ thần Thấp-bà, một trong ba vị Chủ thần của Bà-la-môn giáo. (PQĐTĐ)

[81] Hoa cái 華蓋 (S: puṣpa-cchatra), cái lọng trang trí bằng hoa.

[82] Diêm-phù-đàn kim, 閻浮檀金, (jambūnada-suvarṇa): loại vàng từ dòng sông chảy qua rừng câu Diêm-phù có màu vàng đỏ ánh lên như lửa. Loại vàng này quý nhất trong các loại vàng. (PQĐTĐ)

[83] Ngũ âm, 五音, năm thanh âm nhạc: Cung, Thương, Giác, Trưng, Vũ (宮商角徵羽). (PQĐTĐ)

[84] Nước tám công đức (tức bát công đức thủy 八功德水): nước có tám công đức thù thắng: trong trẻo, mát mẻ, ngon ngọt, mềm nhẹ, thấm nhuần, an hòa, trừ đói khát, nuôi lớn các căn (PQĐTĐ).

[85] Mai khôi 玫瑰: một thứ đá rất đẹp (ĐPB).

[86] Phát bồ-đề tâm, 發菩提心, phát tâm cầu đạo chánh chơn vô thượng, tức cầu thành Phật đạo. (ĐPB)

[87] Nhất-xiển-đề 一闡提 (S: icchantika, ecchantika): người mất hết căn lành, không có điều kiện thành Phật (PQĐTĐ).

[88] Thuần-đà 純陀 (S: Cunda): vốn là một thợ rèn.

[89] Nhất Thiết Chủng Trí 一切種智 (S: sarvathā-jñāna): trí tuệ chỉ có Phật mới chứng được. Tức là dùng một loại trí tuệ mà biết nhân chủng của tất cả các pháp và tất cả chúng sinh, đồng thời cũng là trí thấu suốt tướng tịch diệt và hạnh loại sai biệt của các pháp (PQĐTĐ).

[90] Ưu-đàm tức ưu-đàm-bát 優曇鉢 (S: uḍumbara): còn gọi ưu-đà m-bát-la, ô-tạm-bà-la, loại cây họ sung (Ficus Glomerata). Cũng thường gọi là hoa linh thụy (PQĐTĐ).

[91] Hoa ưu-đàm ngàn năm mới nở một lần, cho nên rất hiếm thấy. Người phát khởi niềm tin kiên cố nơi Tam Bảo cũng hiếm có như vậy.

[92] Hai mươi lăm hữu (tức nhị thập ngũ hữu 二十五有): ba cõi có 25 hữu (chỗ chúng sinh ở). Dục giới có 14: 4 ác thú, 4 châu, 6 trời cõi Dục; Sắc giới có 7 chỗ: 4 thiền thiên, Đại phạm thiên, Tịnh cư thiên, Vô tưởng thiên; Vô sắc có 4 chỗ là 4 không xứ. (PQĐTĐ)

[93] Y lan 伊蘭 (S: Erāvaṇa): tên một loại cây ở Ấn Độ, nở hoa màu hồng cực đẹp, nhưng lại rất hôi, mùi hôi của nó lan xa hàng mấy chục dặm. Sách nhà Phật thường dùng chữ Y lan để chỉ về những phiền não ở đời. Đây dùng chỉ phẩm vật bọt bèo, không đáng.

[94] Kim cang luân 金剛輪: lớp kim luân ở đáy địa tầng. Theo luận Câu-xá 11, khí thế gian do ba lớp hợp thành, phong luân là lớp cuối cùng, bề mặt rất rộng lớn; kế đến là thủy luân; lớp trên cùng ngưng kết thành vàng, tức là kim luân (ĐPB).

[95] Hành 行 (S: saṃskāra). Nguyên nghĩa là tạo tác, về sau chuyển thành nghĩa thiên lưu biến hóa, tức là pháp hữu vi (ĐPB).

[96] Trời trường thọ (tức trường thọ thiên 長壽天): thọ mạng dài lâu của người cõi trời. Tuổi thọ ở trời Vô Tưởng, tức tứ Thiền cõi Sắc, là 500 đại kiếp, dài nhất trong các trời Sắc giới. Tuổi thọ ở cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, tức tầng trời thứ tư của Vô Sắc giới, là 8 vạn kiếp, dài nhất trong Tam giới (ĐPB).

[97] Hữu vi 有爲 (S: saṃskṛta): pháp do tạo tác mà có. Tức chỉ chung cho các hiện tượng do nhân duyên hòa hợpsinh khởi. Cũng là hiện tượng nằm trong quan hệ hỗ tương, sinh diệt biến hóa, lấy 4 tướng hữu vi: sinh, trụ, dị, diệt làm đặc trưng (PQĐTĐ).

[98] Ma diệt 磨滅: bị hủy diệt từ từ (ĐPB).

[99] A-tỳ địa ngục 阿鼻地獄 (S: Avīci): còn gọi là Vô gián địa ngục (PQĐTĐ).

[100] Đàn-ba-la-mật 檀波羅蜜 (S: Dānapāramitā): vượt thoát biển sinh tử đến bờ giải thoát, nê-hoàn nhờ vào công đức tu tập, thực hành pháp bố thí (PQĐTĐ).

[101] Chín bộ kinh: Trường hàng (khế kinh), Trùng tụng, Ký thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sinh, Phương quảng, Vị tằng hữu (ĐPB).

[102] Chim cánh vàng (tức kim sí điểu 金翅鳥; S: suparṇa, suparṇin): cũng gọi là ca-lâu-la điểu (garuḍa), một loại chim giống như chim diều hâu, thân to lớn, hung dữ (PQĐTĐ).

[103] Tam hữu 三有 (S: bhava): tức tam giới: dục giới, sắc giới, vô sắc giới (ĐPB).

[104] La-sát 羅剎 (S: Rākṣasa): tên chung các loài ác quỷ ăn thịt người (ĐPB).

[105] Diệt độ 滅度 (tức niết-bàn 涅槃; S: nirvāṇa): ra khỏi rừng mê; ra khỏi vòng luân hồi; đi vào bản thể thanh tịnh, sáng suốt.

[106] Tám nạn (tức Bát nạn 八難; S: aṣṭāv akṣaṇāḥ): tám trường hợp không được gặp Phật, không được nghe chính pháp, gồm: 1. Địa ngục, 2. Ngạ quỷ, 3. Súc sinh, 4. Bắc cu lư châu, 5. Trường thọ thiên, 6. Mù, điếc, câm ngọng, 7. Thế trí biện thông, 8. Sinh trước Phật, sau Phật (ĐPB).

[107] Giới cụ túc (tức cụ túc giới 具足戒; S: upasaṃpanna): gần viên mãn, thân cận niết-bàn, là giới luật mà tì-kheo và tỳ-kheo-ni thọ trì (ĐPB).

[108] Ta, người, thọ mạng (tức ngã nhân thọ mạng 我人壽命): các từ chỉ tự ngã, tương đương Pāli: attā (tự ngã), puggala (nhân cách), jīva (sinh hồn) (Tuệ Sĩ).

[109] Nguyên bản ghi: tam chủng tu tịnh 三種修淨. Theo bản dịch của Đàm Vô Sấm (Dharmarakṣa) là vô thường, khổ, vô ngã.

[110] Rắn độc (tức độc xà 毒蛇): chỉ cho phiền não nhiễm ô (ĐPB).

[111] Thuốc sữa (tức nhũ dược 乳藥): thuốc làm bằng sữa bò (hoặc trâu).

[112] Bốn chúng (tức tứ chúng 四衆; S: catasraḥ parṣadaḥ): bốn chúng đệ tử của Phật, gồm hai chúng xuất gia (tì-kheo, tì-kheo-ni) và hai chúng tại gia (ưu-bà-tắc, ưu-bà-di).

[113] Không tịch 空寂: cảnh giới không có bất cứ tướng trạng nào, không có sinh ra và mất đi, không có sai biệt đối lập, vượt thoát thời gian không gian. Đây là nhận thức hoặc thể nghiệm về chân tướng sự vật của người giác ngộ. (Từ điển thiền tông - viết tắt TĐTT)

[114] Theo bản Thánh, sĩ phu chỉ 25 tuổi.

[115] Thôn Na-la (tức Na-la tụ lạc 那羅聚落; S: Nālakagāmaka): thuộc nước Ma-kiệt-đà (Magadha Nālagāmaka).

[116] Ca-diếp Thị 迦葉氏 (Kassapagotta), tên một vị Bồ-tát, khác ngài Maha Kaśyapa (Đại Ca-diếp). (Kinh Tạp A-hàm, quyển 30)

[117] Bán tự 半字. Mẫu tự của tiếng Phạn (Sanskrit), những chữ cái căn bản để cấu thành từ, gọi là bán tự, gồm 12 nguyên âm (đa-ma, mātṛ, mẫu âm), và 35 phụ âm (thể văn, vyañjana, tử âm), được xếp vào chương tất-đàn (siddhaṁ). Ngoài chương này ra, tất cả văn tự đầy đủ nghĩa lý thì gọi là mãn tự. Luận Tì-già-la cho rằng, bán tự dụ cho Tiểu thừa, mãn tự dụ cho Đại thừa (ĐPB).

[118] Nhạn 鴈 (S: Dhārtarāṣṭra): chim nhạn; hạc 鶴: chim hạc; xá-lợi 舍利 (S: Śāri): chim xá-lợi.

[119] Đẳng giác 等覺: quả vị của Phật, còn gọi là Đẳng Chánh Giác, một trong mười hiệu của Phật. Trí tuệ giác ngộ của chư Phật như nhau, nên gọi là Đẳng Giác.

[120] A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề 阿耨多羅三藐三菩提 (S: anuttara-samyak-saṃbodhi): trí tuệ vô thượng của Phật (ĐPB).

[121] La-hầu-la 羅睺羅 (S: Rāhula): một trong mười đại đệ tử của Phật, đứng đầu hạnh nhẫn nhục, là con trai của Phật (PQĐTĐ).

[122] Kim Cang lực sĩ 金剛力士 (S: Vajrapāṇibalin): vốn là Vương tử Pháp Ý, từng thệ nguyện làm lực sĩ Kim Cang, gần gũi đức Phật, âm thầm vâng lời và làm theo ý chỉ của đức Phật, nhằm hộ trì chính pháp (PQĐTĐ).

[123] Hóa nhân 化人 (S: nirmitaka): những người do sức thần thông biến hoá hiển hiện ra. Phật, Bồ-tát, A-la-hán thường tuỳ theo căn cơ mà biến hiện ra hình người có các tướng trạng, thân phận và màu da khác nhau (PQĐTĐ).

[124] Nguyên văn ghi: đồ cát đẳng quán 塗割等觀. Theo bản Đàm Vô Sấm: Thí như có người dùng dao hại Phật, hoặc có một người mang hương chiên-đàn xoa lên thân Phật, với hai người đó Phật đều nhìn với tâm bình đẳng như nhau.

[125] Tam-muội 三昧 (S: samādhi): thiền định, chính định (ĐPB).

[126] Đề hồ 醍醐 (S: maṇḍa): chất dinh dưỡng đặc chế từ sữa bò có mùi vị thơm ngon tuyệt hảo, là 1 trong 5 vị bổ dưỡng nhất: sữa, lạc, sinh tô, thục tô, đề hồ. Trong kinh dùng đề hồ để dụ cho niết-bàn.

[127] Năm đức (tức ngũ 五德): có lẽ là ngũ thông.

[128] Tô 酥: chất dinh dưỡng đặc chế từ sữa bò. Có hai loại, sinh tô 生酥 (S: navanīta) và thục tô 熟酥 (S: ghṛta).

[129] Dị kiến 異見: những nhận thức sai lầm, xấu ác phát sinh từ phiền não.

[130] Vô đẳng 無等 (S: asama): trí tuệ của chư Phật Như Lai, trong tất cả các pháp, không thể thí dụ, cũng không pháp nào có thể hơn, nên gọi là vô đẳng (PQĐTĐ).

- Vô Đẳng Đẳng 無等等 (S: asamasama): chỉ có quả vị của Phật với Phật mới bình đẳng như nhau, nên gọi là vô đẳng đẳng (PQĐTĐ).

[131] Vô sở hữu 無所有: còn gọi là vô sở đắc, tên gọi khác của không (ĐPB).

[132] Bất nhị 不二: tất cả sự lý bình đẳng nhất như, không có sai biệt đối lập (ĐPB).

[133] Ấm, giới, nhập 陰界入: Phật giáo chia tất cả các pháp làm ba phần, gồm: 1. Ấm 陰 (S: skandha), tức năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức. 2. Giới 界 (S: dhātu), tức 18 giới: 6 căn, 6 trần, 6 thức. 3. Nhập 入 (S: āyatana), tức 12 nhập hay 12 xứ: gồm có nội lục nhập là 6 căn và ngoại lục nhập là 6 trần (PQĐTĐ).

[134] Chín bộ kinh (tức cửu bộ kinh 九部經; S: navāṅga-śāsana): gồm: 1. Kinh (S: sūtra), còn gọi là khế kinh, đây là thể loại kinh được nói (hay viết) theo thể văn xuôi mà ta vẫn thường gọi là văn trường hàng. 2. Trùng tụng (S: geya), còn gọi là ứng tụng, ca vịnh, tương ưng với khế kinh. Sau khi thuyết pháp xong, đức Phật thường tóm tắt nội dung bài pháp thoại bằng một hoặc nhiều bài thơ, còn gọi là trùng phức hay chỉnh cú. 3. Ký thuyết (S: vyākaraṇa), còn gọi là ký biệt hay thọ ký, vốn chỉ cho sự giải thoát của giáo nghĩa, sau chỉ những lời đức Phật ấn chứng cho các đệ tử trong tương lai. 4. Kệ tụng (S: gāthā), còn gọi là cô khởi, toàn bộ đều dùng kệ tụng để ghi lại những lời dạy của đức Phật. Thể loại này khác với thể ứng tụng ở chỗ ứng tụng chỉ tóm lược nghĩa chính của văn trường hàng, còn kệ tụng thì ghi lại toàn bộ nội dung pháp thoại. 5. Nhân duyên (S: nidāna), ghi lại nhân duyên đức Phật thuyết pháp, giáo hoá, như phẩm tự của các kinh. 6. Như thị ngữ (S: itivṛttaka), ghi lại hành trạng kiếp trước của đức Phật và các đệ tử của Ngài, hoặc những kinh được mở đầu bằng câu “Phật như thị thuyết”, còn gọi là Bổn sự. 7. Bổn sinh (S: jātaka), ghi lại những hạnh đại bi trong những tiền kiếp đức Phật đã tu hành. 8. Phương quảng (S: vaipulya), tuyên thuyết giáo nghĩa sâu rộng, uyên áo. 9. Vị tằng hữu (S: adbhuta-dharma), ghi lại những sự việc hy hữu của đức Phật cùng với các đệ tử của Ngài.

[135] A-súc Phật 阿閦佛 (S: Akṣobhya-buddha): Bất Động Như Lai (PQĐTĐ).

[136] Chiên-đà-la, 旃陀羅 (caṇḍāla), hạng người thấp nhất trong giai cấp thủ-đà-la (giai cấp sau cùng trong bốn giai cấp của Ấn Độ xưa), chuyên làm nghề đồ tể, coi tù… (PQĐTĐ)

[137] Trẻ con là dịch từ đồng mông 童蒙. Pāli: tvavvm bāle.


[138] Tứ trọng pháp, 四重法, bốn giới trọng, tức bốn pháp ba-la-di, gồm sát, đạo, dâm, vọng. (ĐPB)

[139] Tứ thú 四趣 (S: Durgati): địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a-tu-la (ĐPB).

[140] Nguyên bản 常住法寂滅法不老不死清涼虛通不動快樂. Tham chiếu Bắc bản Kinh Đại Bát Niết-bàn, Đàm Vô Sấm dịch: thường, hằng, an, thanh lương, bất lão, bất tử, vô cấu, khoái lạc.

[141] Kinh ví dụ Cây Khô, tức khô thụ kinh 枯樹經; gđ: Phật thuyết khô thụ kinh 佛說枯樹經, Đại chính tập 17, kinh số 806, trang 751, thất dịch.

[142] Đại thí 大施: thí chủ lớn.

[143] Ba món tịnh nhục (tức tam tịnh nhục 三淨肉): ba loại thịt mà người bệnh có thể ăn được, gọi là tịnh nhục. 1. Mắt không thấy giết, tận mắt không thấy người ta vì mình mà giết sinh vật cho mình ăn. 2. Tai không nghe giết, với người có thể tin được, không nghe họ vì mình mà giết sinh vật cho mình ăn. 3. Không nghi giết, biết chỗ này có nhà đồ tể, hoặc có sinh vật tự chết, cho nên không nghi ngờ vì mình mà sinh vật bị giết (PQĐTĐ).

[144] Chín cách nhận thức ăn là, thuở xưa, đức Phật tạm chế cho ăn những loại thịt mà bản thân người ăn không thấy, không nghe, không nghi. Dù đã chế định như vậy, nhưng sự tổn hại sinh mạng vẫn còn nhiều, do đó, lần thứ hai đức Phật chế định cho phép nhận thức ăn có thịt không thấy, nghe, nghi, trừ mười loại thịt: người, rắn, voi, ngựa, lừa, chó, sư tử, heo, chồn, khỉ. Tuy nhiên, sự tổn hại sinh mạng vẫn còn nhiều, cho nên, đức Phật chế định lần thứ ba khiến được tường tận. Ba việc nêu trên, mỗi việc trước sau đều có phương tiện, mỗi việc lại có ba trường hợp, cộng lại thành chín, đó là: Thấy có ba trường hợpchứng kiến thấy đoạn sự sống, thấy đem đi giết, thấy mổ xẻ sau khi ghiết. Nghe có ba trường hợp là nghe thấy tiếng kêu la khi giết, nghe kéo đi giết, nghe cắt xẻ sau khi giết. Nghi có ba trường hợp nhưng cũng không lìa các trường hợp thấy và nghe. Nghi đây là thức ăn người ta vì mình mà giết, cho đến các trường hợp trước sau dẫn đến có thịt cho mình ăn đều nghi là vì mình (Theo Kinh Đại Bát Niết-bàn tập giải, quyển 11).

[145] Ni-kiền-tử 尼揵子 (S: nirgrantha), một trong 6 ngoại đạo lớn thời Ấn Độ cổ đại (ĐPB).

[146] Sát khí 殺氣: vẻ chém giết hiện ra bên ngoài.

[147] Hưng cừ 興蕖 (S: hiṅgu): một trong năm món gia vị (ĐPB).

[148] Danh tự tì-kheo 名字比丘 (S: saṃjñ-bhikṣu): tì-kheo giả, không phải người tu hành chân thật, đó là những người làm thầy mà không thụ giới, hoặc không giữ giới thanh tịnh (PQĐTĐ).

[149] Bạch y 白衣 (S: avadāta-vasana): chúng cư sĩ tại gia (PQĐTĐ).

[150] Cà-sa 袈裟 (S: kaṣāya): y áo của tu sĩ các tì-kheo, may bằng nhiều mảnh vải đủ loại, đủ màu sắc (PQĐTĐ).

[151] Tụng luận 頌論: làm luận theo thể văn vần, hoặc thi kệ.

[152] Ba-la-đề-mộc-xoa 波羅提木叉 (S: prātimokṣa): giới luật (PQĐTĐ).

[153] Tỳ-ni 比尼 = 毘尼 (S: Vinaya): tạng luật (PQĐTĐ).

[154] Bố-tát 布薩 (S: poṣadha, upavasatha, upoṣadha, upavāsa): tụng giới (PQĐTĐ).

[155] Kim Luân 金輪 (S: cakra-ratna): tức Kim Luân Bảo, vật báu của Chuyển luân thánh vương được làm bằng kim cương. Theo truyền thuyết, khi Kim Luân chuyển động về hướng nào thì xứ đó đều quy phục. Kim Luân xuất hiện thì thiên hạ thái bình (PQĐTĐ).

[156] Khế kinh 契經: kinh điển trên khế hợp chân lý của Phật, dưới phù hợp căn cơ chúng sinh (ĐPB).

[157] Tổng trì 總持 (S: Dhāraṇi): có nghĩa giữ cho điều thiện không mất, điều ác không khởi, lấy niệm, định, tuệ làm thể. Chư Phật, Bồ-tát nhờ tu niệm, định, tuệ mà có đầy đủ công đức này, nên gọi là tổng trì (ĐPB).

[158] Thất giác 七覺 (S: saptabodhyaṇgāni): tức thất giác chi, bảy pháp tu tập hướng đến bồ-đề, đạt được trí tuệ, gồm niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, và xả giác chi (ĐPB).

[159] Ngũ dục 五欲 (S: pañca kāmāḥ): chỉ sắc, thanh, hương, vị, xúc, hoặc tài, sắc, danh, thực, thùy (ĐPB).

[160] La-hầu-la 羅睺羅 (S: Rāhula): con trai thái tử Tất-đạt-đa, tức đức Phật trước khi xuất gia. Sau trở thành một trong mười đại đệ tử của Phật, nổi danh “mật hạnh đệ nhất” (PQĐTĐ).

[161] Định Thủ Lăng Nghiêm (tức Thủ Lăng Nghiêm tam-muội 首楞嚴三昧; S: śūraṃgama-samādhi): định Thủ Lăng Nghiêm, kiên cố và nhiếp trì tất cả các pháp, là một trong 108 cảnh giới thiền định, chỉ có chư Phật và hàng Bồ-tát Thập địa chứng đắc được định này (PQĐTĐ).

[162] Thích Phạm hộ thế 釋梵護世: tức Đế thíchPhạm vương, là những thiên thần hộ trì thế giớiPhật pháp (ĐPB).

[163] Nhất thiết chủng trí, xem chú thích quyển 1.

[164] Chánh văn ghi cửu thứ chính thụ 九次正受: tức cửu thế đệ định (S: navānupūrva-samāpattayaḥ), gồm tứ thiền, tứ vô sắcdiệt thọ tưởng định (ĐPB).

[165] Ba-la-mật 波羅蜜 (S: Pāramitā): sự vượt thoát từ bờ sinh tử mê muội bên này qua bờ Niết-bàn giải thoát bên kia (PQĐTĐ).

[166] Phấn tảo 糞掃 (S: pāṃsu-kūla): loại áo được khâu thành từ những mảnh áo rách, vải vụn mà người ta vứt bỏ đi ở nơi bãi rác, bãi tha ma, rồi nhặt về giặt sạch may thành y phục để mặc (ĐPB).

[167] Hai mươi lăm cõi (tức nhị thập ngũ hữu 二十五有): 25 cảnh giới chúng sinh qua lại sinh tử luân hồi, bởi vì gây nhân thì có quả, nhân quả không mất, nên gọi là hữu (PQĐTĐ).

[168] Quả tăng thượng (tức tăng thượng quả 增上果; S: adhipati-phala): một trong năm quả, tức cái quả nương vào tăng thượng duyên mà sinh ra (PQĐTĐ).

[169] Xem chú thích quyển 2.

[170] Uất-đan-viết 欝單曰 (S: Uttarakuru): đại châu phương Bắc, một trong bốn đại châu (ĐPB).

[171] Đỉnh tướng 頂相: nhục kế trên đỉnh đầu của đức Phật, là một trong 32 tướng của Phật. Tất cả trời và người đều không thể nhìn thấy đảnh tướng này (PQĐTĐ).

[172] A-ma-lặc 阿摩勒 (S: āmala, āmlikā, āmlīkā, amlaphala): cây có lá như lá táo nhỏ, hoa màu trắng, quả như quả hồ đào, vị chua nhưng đượm ngọt, có thể làm vị thuốc (ĐPB).

[173] Cư-xá tử 居舍子: không rõ loại cây gì, trái gì. Có lẽ phiên âm từ chữ kosātaki, một trong những hạt giống đắng được kể đến trong văn bản Pāli.

[174] Như Lai tạng 如來藏 (S: tathāgata-garbha): bản tính thanh tịnh của mọi chúng sinh (PQĐTĐ).

[175] Y lan 伊蘭 (S: Erāvaṇa): tên một loại cây ở Ấn Độ, nở hoa màu hồng cực đẹp, nhưng lại rất hôi, mùi hôi của nó lan xa hàng mấy chục dặm. Sách nhà Phật thường dùng chữ Y lan để chỉ về những phiền não ở đời (ĐPB).

[176] Phướng nhân-đà-la (tức nhân-đà-la tràng 因陀羅幢): cây phướn của Đế Thích.

[177] Tứ y 四依: bốn chỗ nương tựa.

[178] Xem kinh Bát đại nhân giác.

[179] Thụ ký 授記 (S: Vyākaraṇa): dự ngôn việc chứng quả trong tương lai cũng như danh hiệu Phật mà người đó thành tựu (PQĐTĐ).

[180] Xem chú thích quyển 1.

[181] Ngã kiến 我見 (S: atma-dṛṣṭi), còn gọi thân kiến, nhận thức sai lầm cho rằng có thật ngã thường tồn (ĐPB).

[182] Thập địa 十地: 10 giai vị trong quá trình tu hành của đệ tử Phật. Hành giả trụ ở giai vị này lấy đó làm trú xứ, đồng thời giữ gìn pháp, trưởng dưỡng pháp, khiến cho sinh quả (PQĐTĐ).

[183] Pháp nhẫn 法忍: phẩm chất nhẫn chịu các thứ khổ nạn, khó khăn và đối với Phật pháp tin chắc không nghi (TĐTT).

[184] Cù-sư-la 瞿師羅 (S: Ghoṣira): tên trưởng giả ở nước Kiêu-thưởng-di (Kauśāmbī), trung Ấn Độ cổ. (ĐPB)

[185] Năm pháp trói buộc (tức ngũ hệ 五繫): lấy năm thứ tử thi như xác người, xác rắn…trói buộc thiên ma Ba-tuần thì chúng không thoát được, hoặc trói hai tay, hai chân và cổ của thiên ma lại (ĐPB).

[186] Phật thừa 佛乘 (S: buddha-yāna): giáo pháo dạy tất cả chúng sinh đều sẽ thành Phật (ĐPB).

[187] Tô du 酥油: còn gọi là tô, xem chú thích quyển 2.

[188] Nhũ lạc 乳酪: chất béo trong sữa, chất bơ.

[189] Thanh Văn thừa 聲聞乘: chỉ những người tu tập Tứ đế thành tựu quả thánh Thanh văn (PQĐTĐ).

[190] Phương đẳng 方等: tên gọi chung cho kinh điển Đại thừa (ĐPB).

[191] Bạch y 白衣 (S: avadāta-vasana): cư sĩ tại gia.

[192] Chiên-đà-la 旃陀羅 (S: caṇḍāla): giai cấp thấp nhất trong xã hội Ấn Độ, chuyên làm những nghề hạ tiện (ĐPB).

[193] Tham chiếu Bắc bản kinh Đại bát-niết-bàn, Đàm Vô Sấm dịch, vua chỉ bị ngất xỉu, chưa chết.

[194] Nguyên bản ghi: bát chủng phi pháp 八種非法. Tham chiếu Bắc bản kinh Đại bát-niết-bàn, Đàm Vô Sấm dịch: 八不淨. Theo Niết-bàn Kinh Sớ gồm: Vàng, bạc, nô tì, trâu, dê, kho vựa, mua bán và trồng trọt.

[195] A-ma-lặc 阿摩勒 (S: Āmala, Āmlikā, Āmlīkā, Amlaphala): tên khoa học là Tamarindus indica, giống trái đậu, vị chua, có thể ăn và trị bệnh được; trái này khi còn xanh hay đã chín chỉ một màu, rất khó phân biệt (PQĐTĐ).

[196] Bại 稗: một thứ cỏ giống lúa, hạt hơi đắng, có thể nấu cháo ăn được.

[197] Tức bát chủng phi pháp đã nói trên. Xem ct. bát chủng phi pháp.

[198] Xem bát chủng phi pháp.

[199] Ca-lưu 迦留: không tra thấy. Tham chiếu Bắc bản kinh Đại bát-niết-bàn, Đàm Vô Sấm dịch: Ca-la-ca 迦羅迦 (S: Kālaka): loại quả có màu đen, giống trái xí muội, rất độc.

[200] Chiêm-mâu 沾牟: không tra thấy. Tham chiếu Bắc bản kinh Đại bát-niết-bàn, Đàm Vô Sấm dịch: Trấn-đầu-ca 鎮頭迦 (S: Tinduka): loại quả như quả thị, không độc, rất giống trái Ca-la-ca.

[201] Xem bát chủng phi pháp.

[202] Kì-hoàn 祇桓: hay Kì-thụ Cấp Cô Độc viên (S: Jetavana-anāthapiṇḍasyārāma): một trong những thánh địa Phật giáo, nằm phía Nam thành Xá-vệ của nước Kiều-tất-la thuộc Trung Ấn ngày xưa (PQĐTĐ).

[203] Núi Tuyết (tức Tuyết sơn 雪山; S: Himālaya): tức Hi-mã-lạp sơn, dãy núi nằm ở phía bắc Ấn độ, quanh năm tuyết trắng phủ đầy, nên gọi là núi Tuyết (ĐPB).

[204] Nguyên bản: 依決定說不依未定. Tham chiếu Bắc bản kinh Đại bát-niết-bàn, Đàm Vô Sấm dịch 依了義經不依不了義經: nương tựa kinh thấu đạt diệu nghĩa, không nương tựa kinh chẳng thấu đạt nghĩa.

[205] Nguyên bản 二道: tức nhị thừa.

[206] Hữu dư 有餘 (S: sopadhi-śeṣa): sự hiểu biết chưa đạt đến cứu cánh (ĐPB).

[207] Ấm giới nhập 陰界入: tức 5 ấm, 18 giới, 12 nhập (ĐPB).

[208] Na-la lâm 那羅林.

[209] Ba-tư-nặc 波斯匿 (S: Pāsenādi): quốc vương nước Xá-vệ (Śrāvastī), trung Ấn độ cổ (ĐPB).

[210] Nhạc khí 樂器: dụng cụ âm nhạc.

[211] Nhị thập ngũ hữu, xem chú thích quyển 3.

[212] Tội tính (tức tính tội 性罪: là những tội ác như sát sinh, trộm cướp, tà dâm, nói dối… nói chung là những hành vi tội ác tổn hại đến chúng sinh hữu tình (PQĐTĐ).

[213] Tội chế (tức chế tội 制罪): ngược lại với tính tội, như đào đất, chặt cây, tổn hại chúng sinh vô tình… (PQĐTĐ).

[214] Điều-đạt 調達, hay Đề-bà-đạt-đa 提婆達多 (S: Devadatta): tì-kheo phạm tội ngũ nghịch, phá Tăng đoàn, tổn hại thân Phật (PQĐTĐ).

[215] Tuệ không vô (tức Không vô tuệ 空無慧): trí tuệ thấy tự tính các pháp vốn không, nhưng không vì thế mà bỏ mất tâm nguyện đại bi cứu độ chúng sinh (ĐPB).

[216] Đa-la 多羅 (S: tāla): cây thân gỗ, rất cao, tựa như cây lữ, hoa màu trắng, trái chín màu đỏ, như trái thạch lựu, ăn được, mọc nhiều ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện… (BKTT)

[217] Tứ bất độ pháp 四不度法: không rõ nghĩa, có lẽ bốn pháp Ba-la-di.

[218] Việt tỳ-ni 越比尼 = 越毘尼: vượt qua giới luật.

[219] Bất nam 不男: những người không có đủ bộ phận nam giới (BKTT).

[220] Nhị căn 二根: người có cả hai khả năng tham muốn với nam lẫn nữ (BKTT).

[221] Tứ đế 四諦 (S: catvary ārya-satyāni): bốn sự thật hay bốn chân lý: Khổ (khổ đế), nguyên nhân của khổ (tập đế), sự chấm dứt khổ đau (hay niết-bàn, diệt đế) và con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau (đạo đế).

[222] Khổ đế 苦諦 (S: duḥkha-satya): sự thật hay chân lý giữa cuộc đời là có những nỗi khổ, niềm đau, như sinh, già, bệnh, chết… đều là khổ.

[223] Nguyên bản 為知, TNMT 名為.

[224] Tập đế 集諦 (S: samudaya-satya): sự thật hay chân lý về những nguyên nhân đưa đến khổ đau.

[225] Nguyên bản 正法則滅, có lẽ chép thiếu, các bản TNMT đều chép 不知正法起不知正法滅: không biết chính pháp hưng thịnh, chẳng biết chính pháp bị diệt.

[226] 正法. TNMT: 法性.

[227] Khổ diệt đế 苦滅諦 (S: nirodha-satya): đã diệt sạch tất cả mọi phiền não, vô minh, tham ái, đã đạt niết-bàn.

[228] Hành không 行空. Pāli: suññatāvihāra, không trụ, sự an trụ nơi tính không, sống trong trạng thái không tính.

[229] Nguyên bản ghi nga 蛾: là con ngài, tức con tằm sắp thành bướm, đây dịch thoát cho dễ hiểu.

[230] Khổ diệt đạo 苦滅道 (S: mārga-satya): con đường đưa đến niết-bàn.

[231] Không biết ba pháp nào, trước đó ghi bốn! Có lẽ chỉ Tam bảo.

[232] Cực không 極空: cứu cánh không (Tuệ Sĩ).

[233] Ngã kiến 我見 (S: ātma-dṛṣṭi): chấp trướcthật ngã, chấp năm uẩnthật ngã và tất cả các pháp đều có thật thể (PQĐTĐ).

[234] 真壽, mới thực sự gọi là thọ.

[235] Nguyên bản: li chân ưu-bà-tắc 離真優婆塞.

[236] Ly hữu mâu-ni tôn 離有牟尼尊: đấng Mâu-ni tôn quý đã xa lìa tất cả hữu. Bậc Ly hữu.

[237] Trùng lâu (tức lâu trùng 樓蟲): theo Nhất thiết âm nghĩa, thì lâu trùng còn gọi là tầm tang, xích hoặch, tang hạp, bộ khuất, tức con sâu đo. Nhưng thiết nghĩ đây là con đĩa (ND).

[238] Nhị biên 二邊 (S: dvaya-anta): hai cực đoan, hai pháp đối lập, trái nghịch nhau (BKTT).

[239] Nguyên bản chép chữ 癊, các bản TNM đều chép 陰. Đàm uẩn, có lẽ chỉ yếu tố nước trong cơ thể ấn át các yếu tố khác.

[240] Nhân sư tử 人師子 (Pāli: naramiuha): sư tử của loài người.

[241] Thập thiện 十善: mười nghiệp thiện: Không tham, sân, si; không sát, đạo, dâm; không nói dối, thêu dệt, ỷ ngữ, ác khẩu. Thập ác 十惡: mười nghiệp bất thiện, ngược lại với mười nghiệp thiện.

[242] Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa 大般若波羅蜜多經 (S: Mahā-prajñāpāramitā-sūtra): hay Đại Bát-nhã kinh, 600 quyển, do Ngài Huyền Trang dịch, thuộc quyển 5 đến quyển 7 trong Đại Chánh Tạng (PQĐTĐ).

[243] Bất nhị 不二 : chẳng phải một, chẳng phải hai, lìa hai bên, không chấp thường, đoạn… (PQĐTĐ).

[244] Chẳng phải hai, tức bất nhị, xem chú thích trên.

[245] Tham chiếu Bắc bản Kinh Đại bát Niết-bàn, 40 quyển, Đàm Vô Sấm dịch: 如是酪性為從乳生為從自生從他生耶。乃至醍醐亦復如是。若從他生即是他作非是乳生。若非乳生乳無所為。若自生者不應相似相續而生: Như vậy tính lạc từ sữa sinh ra, đâu thể tự sinh hay từ thứ khác mà sinh ra được! Cho đến đề hồ cũng giống như vậy. Nếu như tính lạc từ thứ khác sinh, thì thứ khác tạo không phải sữa sinh, chẳng phải sữa sinh thì sữa không có nhân duyên tạo tác, còn như tự thân lạc sinh ra lạc thì đâu thể giống, đâu thể tương tục chuyển tiếp sinh ra!

[246] Minh 明 (S: vidyā): trí tuệ giác ngộ. Vô minh 無明 (S:avidyā): vô trí, ngu si.

[247] Thập trụ 十住: quá trình tu tập của Bồ-tát phân ra thành 52 giai vị, trong đó, từ giai vị thứ 11 đến giai vị thứ 20 thuộc ‘trụ vị’, gọi là Bồ-tát thập trụ (PQĐTĐ).

[248] Xem chú thích trước. Đây không biết bệnh gì?

[249] Huỷ 兕: tức là con tê giác, sừng nó tiện dùng làm chén uống rượu, nên gọi là huỷ quang 兕光 (Thiều Chửu).

[250] Bán tự 半字, xem chú thích quyển 2.

[251] Pháp tụ 法聚: hay pháp uẩn, thể tài hay ý nghĩa được đề cập trong giáo pháp của Phật. Pāli: dhamakkhandha (Tuệ Sĩ).

[252] Tự bổn 字本: căn bản của chữ. Theo Đại bát-niết-bàn tập giải, tự bổn tức là bán tự, chỉ giáo nghĩa Tiểu thừa.

[253] A ngắn. Hán đọc là đoản a, 短阿. Mẫu tự tiếng Phạn, nguyên âm đơn अ, a.

[254] Ba ngôi báu, tức tam bảo, 三寶.

[255] A dài. Hán đọc là trường a 長阿. Mẫu tự tiếng Phạn, nguyên âm đơn आ, ā.

[256] A-già-xa 阿伽車. Suy đoán Phạn (hoặc Pāli): ācala: bất động. Câu này có thể hiểu: Thiện nam tử chớ có dao động.

[257] A-na-già-la 阿那遮邏. Suy đoán Phạn (hoặc Pāli): anajjava: không ngay thẳng, không chất trực. Câu này có thể hiểu: Thiện nam chớ làm người không chất trực.

[258] I ngắn. Hán đọc là đoản i, 短伊. Mẫu tự tiếng Phạn, nguyên âm đơn इ, i.

[259] I dài. Hán đọc là trường I 長伊. Mẫu tự tiếng Phạn, nguyên âm đơn ई,ī .

[260] U ngắn. Hán đọc là đoản ưu 短憂. Mẫu tự tiếng Phạn, nguyên âm đơn उ, u.

[261] U dài. Hán đọc là trường ưu 長憂. Mẫu tự tiếng Phạn, nguyên âm đơn ऊ, ū.

[262] Âm E. Hán đọc là yết, ế 咽. Mẫu tự tiếng Phạn, nguyên âm phức ए, e.

[263] Âm O. Hán đọc là ô 烏. Mẫu tự tiếng Phạn, nguyên âm phức ओ, o.

[264] Âm AU. Hán đọc là bào, pháo 炮. Mẫu tự tiếng Phạn, nguyên âm phức औ, au (đây là âm o dài).

[265] Âm AN. Hán: 安. Nghi đọc nhầm, trong bảng mẫu tự nguyên âm tiếng Phạn không có âm này. Tất đàn tự kí ghi là aṃ, và đọc là đoản ám tự 短暗字. Không biết tiếng Phạn viết thế nào!

[266] A 阿. Tất đàn tự kí ghi là aḥ, và đọc trường a tự 長疴字.

[267] Ka 迦. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm क, ka.

[268] Khư 呿. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ख, kha.

[269] Già 迦. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ग, ga.

[270] Trùng âm già 重音伽. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm घ, gha.

[271] Nga 俄. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ङ, ṅa.

[272] Già 遮. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm च, ca.

[273] Xa 車. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm छ, cha.

[274] Xà 闍. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ज, ja.

[275] Trùng âm XÀ 重音闍. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm झ, jha.

[276] Nhã 若. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ञ, ña.

[277] Trá 吒. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ट, ṭa.

[278] Sá. Trong bản Hán có sự không nhất quán, trước đọc 吒, sau đọc 侘. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ठ, ṭha.

[279] Trà 茶. TNM: 荼, đồ. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ड, ḍa.

[280] Trùng âm trà 重音茶. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ढ, ḍha.

[281] Nã 挐. TNM: 拏. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ण, ṇa.

[282] Đa 多. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm त, ta.

[283] Tha 他. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm थ, tha.

[284] Đà 陀. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm द, da.

[285] Trùng âm đà 重音陀. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ध, dha.

[286] Na 那. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm न, na.

[287] Nhân-đà-la tràng 因陀羅幢. Cây phướn của Đế Thích

[288] Ba 波. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm प, pa.

[289] Pha 頗. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm फ, pha.

[290] Bà 婆. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm ब, ba.

[291] Trùng âm bà 重音婆. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm भ, bha.

[292] Ma 摩. Mẫu tự tiếng Phạn, phụ âm म, ma.

[293] Da 耶. Mẫu tự tiếng Phạn, bán nguyên âm य, ya.

[294] La 羅. Mẫu tự tiếng Phạn, bán nguyên âm र, ra

[295] Khinh âm la 輕音羅. Mẫu tự tiếng Phạn, bán nguyên âm ल, la.

[296] Hòa 和. Có sự bất nhất trong bản Hán, cuối câu viết 知, có lẽ nhầm. Theo mạch văn (và TNM) nên sửa lại 和. Không biết đọc từ âm nào trong mẫu tự tiếng Phạn. Theo lẽ, đây chính là bán nguyên âm व, va!

[297] Xa 賒. Mẫu tự tiếng Phạn, âm gió श, śa.

[298] Sa 沙. Mẫu tự tiếng Phạn, âm gió ष, ṣa.

[299] Sa 娑. Mẫu tự tiếng Phạn, âm gió स, sa.

[300] Ha 呵. Mẫu tự tiếng Phạn, âm gió ह, ha.

[301] La 羅. Nguyên bản chú thích là 來雅反, âm phiên thiết, đọc là LÁ. TNM: xoa 叉. Tất đàn tự kí cũng đọc là xoa 叉 và phiên âm la-tinh: kṣa.

[302] Li li lâu lâu 釐釐樓樓.

[303] Điểu dụ 鳥喻: lấy loài chim làm ví dụ để diễn bày giáo pháp.

[304] Ngũ cốc 五穀: năm thứ cốc, là đạo, thử, tắc, mạch, thục 稻, 黍, 稷, 麥, 菽: lúa gié, lúa nếp, lúa tắc, lúa tẻ, đậu.

[305] Nguyên bản 隨世言說以彼為喻. Tham chiếu Bắc bản Kinh Đại bát-niết-bàn, Đàm Vô Sấm dịch: 直以世諦言果實常: đứng về chân lý thế tục, Ta nói quả hạt là thường.

[306] Phóng dật 放逸 (S. pramāda), tên một loại tâm sở (tác dụng của tâm), chỉ trạng thái tinh thần phóng túng dục vọng, không tinh chuyên tu tập pháp thiện. (PQĐTĐ)

[307] Nguyệt dụ 月喻: ví dụ mặt trăng.

[308] La-hầu A-tu-la, 羅睺阿修羅 (Rāhuasura), một trong bốn vua của loài A-tu-la, khi giao chiến với trời Đế Thích, thường lấy tay che ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, nên có tên như vậy. (ĐPB)

[309] Thực nguyệt, 蝕月, mặt trăng bị ăn (che khuất), thường hay nói là nguyệt thực.

[310] Nguyên bản: 春澤. Các bản TNM đều chép 春日.

[311] Tứ đọa pháp 四墮法: sát, đạo, dâm, vọng.

[312] Nguyên bản chép 苪, nghi chép lầm chữ 茵 trong nhân trần 茵陳: một thứ cỏ dùng làm thuốc trị vết thương.

[313] Bạch dương giác 白羊角.

[314] Tăng thượng mạn 增上慢 (S: abhi-māna): đối với giáo lý hoặc cảnh giới tu tập vẫn chưa có sở đắc, sở ngộ mà khởi tâm cao ngạo, tự đại, chưa chứng nói chứng, chưa được nói được… (PQĐTĐ, tr.5965)

[315] Vô dư nê-hoàn 無餘泥洹 (S: niravaśeṣa): trạng thái diệt sạch hoàn toàn phiền não và nhục thân (PQĐTĐ, tr.5138).

[316] Liệt sĩ 烈士: Người cứng cỏi, làm việc nghĩa mà quên mình (Nguyễn Quốc Hùng)

[317] A-luyện-nhã 阿練若 (Cg: A-lan-nhã 阿蘭若; S: araṇya): núi rừng, hoang dã… những nơi yên tĩnh, thích hợp làm nơi cư trú và tu hành của người xuất gia (PQĐTĐ, tr. 3697).

[318] Hiệt tuệ 黠慧: trí tuệ thế tục (ĐPB).

[319] A-già-đà 阿伽陀 (S: agada): thuốc giải độc (PQĐTĐ, tr.3616).

[320] Phi nhân 非人 (S: amanuṣya): không phải loài người, là chúng sinh trong tám bộ trời, rồng, cho đến dạ-xoa, ác quỷ, tu-la, địa ngục (PQĐTĐ, tr.3705).

[321] Đại thuyền sư 大船師: đức hiệu của Phật. Vì Phật đưa chúng sinh vượt qua biển lớn sinh tử, nên gọi Ngài là Đại Thuyền Sư (PQĐTĐ, tr. 853).

[322] Am-la 菴羅 (S: Āmra): cây có quả giống trái đào mà không phải đào, có loại trái mới ra màu xanh đến khi chín thì có màu vàng, có loại sống chín đều màu xanh (ĐPB).

[323] Diêm-phù 閻浮 (S: jambu): cây có tên khoa học là eugeniajambolana, loại cây thay lá liên tục, tháng 4, 5 ra hoa, trái ban đầu có màu vàng nhạt, dần dần thành màu tím, khi chín có màu nâu sẫm (PQĐTĐ, tr.6337).

[324] Tiên-đà-bà 先陀婆 (S: saindhava).

[325] Kế Tân 罽賓 (S: Kaśmīra): tên 1 quốc gia Tây vực thời Hán, nằm phía bắc Ấn Độ. Tân dịch là Ca-thấp-di-la, nay thuộc dãy Kasmir (ĐPB).

[326] Kha 珂: ngọc kha, thứ đá giống như ngọc, cũng gọi là bạch mã não 白瑪瑙 (Thiều Chửu).

[327] Trái ca-lưu (tức ca-lưu quả 迦留果): chưa tra được trái gì.

[328] Đam-ma-la 耽摩羅: chưa tra được trái gì.

[329] Hữu dư 有餘 (S: sopadhi-śeṣa): nghĩa lý chưa cứu cánh, tột cùng (PQĐTĐ, tr.2458).

[330] Đàn-ba-la-mật 檀波羅蜜 (S: Dānapāramitā): vượt biển sinh tử đến bờ giải thoát niết-bàn nhờ vào sự thực hành pháp, mà bố thí là một trong những pháp hành đó (ĐPB).

[331] Bán-đầu 半頭. TNM đều ghi Dương-đầu 羊頭.

[332] Thiên trung thiên 天中天 (S: devātideva): một tôn hiệu của Phật, bậc tối thắng trong các chư thiên (PQĐTĐ, tr.1335).

[333] Mỹ hiệu đại chúng tôn xưng ngài A-nan, bậc đa văn đệ nhất trong hàng Thanh văn đệ tử Phật.

[334] Lộng hoa (tức hoa cái 華蓋; S: puṣpa-cchatra): Dùng hoa kết thành cái lộng, dù (ĐPB).
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.