01. Phẩm Phật Quốc

07/06/201012:00 SA(Xem: 23395)
01. Phẩm Phật Quốc

DUY-MA-CẬT SỞ THUYẾT KINH
Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán
Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch Từ Hán Sang Việt
Từ Ân Thiền Đường Santa Ana, Hoa Kỳ Xuất Bản 1991

 

Phẩm Phật Quốc 

Thứ Nhất 

Tôi nghe như vầy: Một thuở Phật tại Tỳ Da Ly, vườn Am La Thọ, với chúng đại Tỳ kheo tám ngàn vị, Bồ Tát ba mươi hai ngàn vị, là những vị có tiếng tăm, đề đã thành tựu trí hạnh đại thừa, do oai thần chư Phật kiến lập, làm hộ pháp thành, thọ trì chánh pháp. Pháp âm oai hùng như sư tử rống, danh đồn khắp mười phương, người đời không cầu thỉnh, mà các ngài sẵn sàng làm bạn, giúp cho an vui, khiến Tam Bảo hưng thịnh nối tiếp mãi. Hàng phục ma oán, ngăn dẹp các ngoại đạo, lìa hẳn tất cả các chướng ngại ràng buộc, tâm thường an trụ nơi vô ngại giải thoát, tổng trì định niệm, luôn luôn biện tài, sáu Ba La Mật và sức phương tiện đều đầy đủ cả, cho đến vô sở đắc mà chẳng khởi pháp nhẫn, hay tùy thuận chuyển pháp luân bất thối, khéo giải pháp tướng, thấu biết căn cơ chúng sanh. Vì đại chúng đắc sức vô sở úy, dùng công đức trí huệ để tu tâm, tướng tốt đệ nhất, xả bỏ tất cả trang sức tốt đẹp trong đời, danh tiếng cao xa vượt hẳn núi Tu Di, lòng tin vững chắc như kim cương, pháp bảo soi khắp như mưa cam lồ, âm thanh thuyết pháp vi diệu đệ nhất, dứt các tà kiếnnhị biên, thâm nhập duyên khởi, chẳng còn tập khí. Liễu đạt diệu nghĩa các pháp, khéo biết tâm sở hành của chúng sanh, siêu việt số lượng, chẳng có gì để so bằng. Dùng thập lực vô úy, mười tám pháp bất cộng, sức tự tại huệ của Phật, đóng bít tất cả cửa nẻo ác thú, hiện thân sanh nơi lục đạo, làm Đại Y Vương khéo trị các bệnh, khiến chúng sanh thành tựu vô lượng công đức, khiến vô lượng Phật quốc đều trang nghiêm trong sạch, kẻ nghe đều được lợi ích. Những việc làm của các Ngài đều chẳng uổng phí, các công đức như thế đều hoàn toàn viên mãn. Bậc Bồ Tát như: Đẳng Quán Bồ Tát, Bất Đẳng Quán Bồ Tát, Đẳng Bất Đẳng Quán Bồ Tát, Định Đại Tự Vương Bồ Tát, Pháp Tự Tại Vương Bồ Tát, cho đến Di Lặc Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Bồ Tát, v.v... tất cả ba mươi hai ngàn vị. Còn có Phạm Thiên Vương cùng một tên Thi Khí mười ngàn vị từ bốn thiên hạ đến nơi Phật ở mà nghe pháp. Còn có Đế Thích muời hai ngàn vị cũng từ bốn thiên hạ đến dự pháp hội. Ngoài ra còn có Đại Oai Lực Chư Thiên, Long Thần Dọa Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Khán Na La, Ma Hầu La Già, các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, v.v... đều đến dự pháp hội. Lúc ấy, Phật vì vô lượng đại chúng thuyết pháp, ví như chúa núi Tu Di hiện nơi biển lớn, trải tòa sư tử, oai đức che trùm tất cả đại chúng. Bấy giờ , tại thành phố Tỳ Da Ly có một trưởng giả tên là Bửu Tích, cùng với năm trăm vị trưởng giả cầm Bửu Cái đến nơi Phật, cung kính đảnh lễ, mỗi mỗi đều dùng Bửu Cái của mình cúng dường Phật. Nhờ oai thần Phật khiến các bửu cái hợp thành một bửu cái, trùm khắp đại thiên thế giới, tất cả núi sông đất đai, cho đến các thiên cung, long cung, thần cungnhật nguyệt đều hiển hiện trong bửu cái, và chư phật thuyết pháp trong mười phương cũng hiện trong bửu cái. Lúc ấy, tất cả đại chúng thấy thần lực của Phật như thế, đều tán thán là việc chưa từng có, nên chấp tay lễ Phật, chiêm ngưỡng chẳng nháy mắt. Trưởng giả Bửu Tích liền tụng bài kệ trước Phật rằng:

Mắt trong dài rộng như hoa sen,

Tâm sạch đã vượt các Thiền định.

Tịnh nghiệp lâu đời chẳng kể xiết,

Tịch diệt đảnh lễ dắt chúng sanh.

Đã thấy thần biến của đại thánh,

Phổ biến hiển hiện mười phương cõi.

Chư Phật thuyết pháp ở trong đó,

Tất cả chúng sanh đều thấy nghe.

Pháp lực của Phật vượt quần sanh,

Thường dùng pháp tài thí tất cả.

Hay khéo phân biệt các pháp tướng,

Mà nơi đệ nhất nghĩa chẳng động.

Đối với các pháp được tự tại,

Cho nên đảnh lễ Pháp Vương này.

Thuyết pháp chẳng hữu cũng chẳng vô,

Vì do nhân duyên các pháp sanh.

Vô ngã, vô tạo, vô thọ giả,

Những nghiệp thiện ác cũng chẳng mất.

Phật lực hàng ma từ nay khởi,

Kẻ đắc cam lồ Phật đạo thành.

Vô tâm, vô úy, vô thọ hành,

Mà được dẹp hết các ngoại đạo.

Thường chuyển pháp luân nơi đại thiên.

Pháp ấy bổn lai vốn trong sạch,

Trời người đắc đạo đó là chứng.

Tam bảo vì thế hiện trong đời,

Dùng diệu pháp nầy độ chúng sanh.

Thọ rồi chẳng lui thường tịch lặng,

Độ thoát sanh tử Đại Y Vương.

Kính lễ pháp hải đức vô lượng,

Khen chê chẳng động như Tu Di.

Đồng bực thương xót kẻ lành dữ,

Tâm hành bình đẳng như hư không.

Được nghe Pháp Bảo ai chẳng kính,

Nay dâng Thế Tôn lọng mọn này.

Đại thiên thế giới hiện trong đó,

Cung điện chư thiênlong thần.

Cho đến Càn Thát Bà, Dạ Xoa,

Mọi vật thế gian đều thấy rõ.

Phật hiện biến hóa đại bi này,

Chúng thấy hy hữu đề tán thán.

Nay con đảnh lễ Tam Giới Tôn,

Đại Thánh chỗ nương của mọi loài,

Tịnh tâm quán Phật đều hoan hỉ,

Được gặp Thế Tôn ngay trước mình,

Ấy là thần lực pháp bất cộng,

Phật dùng một âm để thuyết pháp.

Chúng sanh hiểu biết theo mỗi loài,

Đều cho Thế Tôn thuyết vì mình.

Ấy là thần lực pháp bất cộng,

Phật dùng một âm để thuyết pháp.

Chúng sanh hiểu biết theo mỗi loài,

Phổ biến thọ hành được lợi ích,

Ấy là thần lực pháp bất cộng,

Phật dùng một âm để thuyết pháp.

Hoặc có khiếp sợ hoặc hoan hỉ,

Hoặc sanh nhàm chán hoặc dứt nghi.

Ấy là thần lực pháp bất cộng,

Đảnh lễ Đức Phật đại tinh tấn.

Đảnh lễ bậc đặng vô sở úy,

Đảnh lễ trụ nơi pháp bất cộng,

Đảnh lễ tất cả Đại Đạo Sư,

Đảnh lễ hay dứt mọi trói buộc.

Đảnh lễ đã đến bờ bên kia,

Đảnh lễ hay độ những thế gian.

Đảnh lễ lìa hẳn việc sanh tử,

Thấu tướng khứ lai của chúng sanh.

Đối với các pháp được giải thoát,

Chẳng nhiễm việc đời như hoa sen.

Thường khéo vào nơi hạnh không tịch,

Liễu đạt pháp tướngquái ngại,

Đảnh lễ hư không vô sở y.

Bấy giờ, trưởng giả Bửu Tích thuyết kệ xong, bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Năm trăm trưởng giả này đều đã phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nguyện nghe sự trong sạch của cõi Phật, mong Thế Tôn giảng về hạnh Tịnh Độ của Bồ Tát. Phật bảo: Ớ Lành thay! Bửu Tích! Khéo vì chư Bồ Tát hỏi Như Lai về hạnh Tịnh Độ. Lắng nghe! Lắng nghe! Khéo ghi nhớ lấy, ta sẽ vì ngươi mà thuyết. Lúc ấy, Bửu Tích và năm trăm vị trưởng giả vâng lời Phật dạy mà lắng nghe. Phật bảo Bửu Tích: Tất cả chúng sanhcõi Phật của Bồ Tát. Tại sao? Bồ Tát tùy sự giáo hóa chúng sanh mà nhận lấy cõi Phật, tùy sự điều phục chúng sanh mà nhận lấy cõi Phật, tùy chúng sanh nên theo quốc độ nào vào trí huệ của Phật mà nhận lấy cõi Phật, tùy chúng sanh nên theo quốc độ nào phát khởi căn tánh Bồ Tát mà nhận lấy cõi Phật. Tại sao? Bồ Tát nhận lấy cõi Phật trong sạch đều vì muốn xây dựng nhà cửa nơi khoảng đất trống thì tùy ý vô ngại, nếu xây dựng giữa hư không trọn chẳng thể được. Bồ Tát cũng thế, vì thành tựu chúng sanh, nên nguyện nhận lấy cõi Phật nơi hư không vậy. Bửu Tích nên biết: TRỰC TÂMtịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, những chúng sanh chẳng xiểm khúc đến sanh quốc độ đó. THÂM TÂMtịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh công đức viên mãn đến sanh quốc độ đó. BỒ ĐỀ TÂMtịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh tu Đại Thừa đến sanh quốc độ đó. BỐ THÍtịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh hay hỉ xả đến sanh quốc độ đó. TRÌ GIỚItịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh hành Thập Thiện đã mãn nguyện đến sanh quốc độ đó. Ă NHẪN NHỤCtịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh trang nghiêm ba mươi hai tướng đến sanh quốc độ đó. TINH TẤNtịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh siêng tu mọi công đức đến sanh quốc độ đó. THIỀN ĐỊNHtịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh nhiếp tâm chẳng loạn đến sanh quốc độ đó. TRÍ HUỆtịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh được chánh định đến sanh quốc độ đó. TỨ VÔ LƯỢNG TÂMtịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh thành tựu Từ Bi Hỉ Xả đến sanh quốc độ đó. TỨ NHIẾP PHÁPtịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, nhiếp chúng sanh tu giải thoát đến sanh quốc độ đó. PHƯƠNG TIỆNtịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh nơi tất cả phương tiện vô ngại đến sanh quốc độ đó. BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ Đ€O là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, người tu tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ thần túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát chánh đạo đến sanh quốc độ đó. HỒI HƯỚNG TÂM là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, được tất cả quốc độ công đức viên mãn. GIẢI THOÁT BÁT N€N là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, trong quốc độ chẳng có tam ác, bát nạn. TỰ GIỮ GIỚI H€NH, CHẲNG KHINH CHÊ NGƯỜI PHÁ GIỚItịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, trong quốc độ chẳng có danh từ Phạm Giới Cấm. THẬP THIỆNtịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúnh sanh chẳng chết yểu, lại được giàu sang, quyến thuộc chẳng chia lìa, thanh tịnh hạnh, lời nói thành thật, thường dùng lời dịu dàng, khéo giải hòa người kiện cáo nhau, lời nói ra ắt hữu ích, chẳng ganh tỵ, chẳng sân hận, đầy đủ chánh kiến v.v... đều đến sanh quốc độ đó. Như thế Bửu Tích! Bồ Tát tùy theo TRỰC TÂM mà khởi hạnh, tùy theo sự khởi hạnh thì được THÂM TÂM, tùy sự thâm tâm thì ý được điều phục, tùy sự điều phục thì được nói và hành như một, tùy sự nói hành như một thì hay hồi hướng, tùy sự hồi hướng thì có phương tiện, tùy sự phương tiện được thành tựu chúng sanh, tùy sự thành tựu chúng sanh thì cõi Phật trong sạch, tùy cõi Phật trong sạch thì thuyết pháp trong sạch, tùy sự thuyết pháp trong sạch thì trí huệ trong sạch, tùy sự trí huệ trong sạch thì tâm họ trong sạch, tùy tâm trong sạch thì tất cả công đức trong sạch. Cho nên Bửu Tích! Nếu Bồ Tát muốn đắc tịnh độ, nên tịnh tâm họ, tùy nơi tâm tịnh thì Phật độ tịnh. Bấy giờ Xá Lợi Phất thừa oai thần của Phật mà nghĩ rằng: Nếu Bồ Tát tâm tịnh thì Phật độ tịnhế. Vậy Thế Tôn khi còn làm Bồ Tát, tâm ý bất tịnh sao, mà Phật độ bất tịnh như thế! Phật biết Xá Lợi Phất nghĩ vậy liền bảo rằng: Ý ngươi thế nào? Nhật nguyệt bất tịnh ư mà kẻ mù chẳng thấy? Bạch Thế Tôn! Ấy là lỗi của người mù, chẳng phải lỗi của nhật nguyệt. Xá Lợi Phất! Vì chúng sanhtội chướng nên chẳng thấy quốc độ nghiêm tịnh của Như Lai, chứ chẳng phải lỗi của Như Lai. Xá Lợi Phất! Tịnh độ ta đây mà ngươi chẳng thấy. Lúc ấy, Loa Kế Phạm Vương nói với Xá Lợi Phất rằng: Chớ nghĩ như thế, cho cõi Phật đây là bất tịnh. Tại sao? Tôi thấy cõi Phật của Thích CA Mâu Ni thanh tịnh như Tự Tại Thiên Cung. Xá Lợi Phất nói: Sao tôi thấy cõi này toàn là gò nỗng, hầm hố, chông gai, sỏi sạn đất đá, núi non nhơ nhớp đầy dẫy như thế! Loa Kế Phạm Vương nói: Đấy là do tâm của Ngài có cao thấp, không nương theo trí huệ của Phật nên thấy cõi này chẳng thanh tịnh đó thôi. Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh thảy đều bình đẳng, thâm tâm thanh tịnh, y theo trí huệ của Phật thì mới thấy được cõi Phật này thanh tịnh. Lúc đó, Phật dùng ngón chân nhấn xuống đất, tức thì Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới liền hiện ra vô lượng thất bửu trang nghiêm, cũng như cõi vô lượng công đức bửu trang nghiêm của Phật Bửu Trang Nghiêm. Tất cả đại chúng tán thán việc chưa từng có và đều thấy mình ngồi trên bửu liên hoa. Phật bảo Xá Lợi Phất: Ă Ngươi hãy xem cõi Phật này nghiêm tịnh chăng? Xá Lợi Phất bạch Thế Tôn: Vâng ạ! Con xưa nay vốn chẳng thấy chẳng nghe, nay cõi Phật đều hiện rõ trang nghiêm thanh tịnh. Phật bảo Xá Lợi Phất: Cõi Phật ta thường thanh tịnh như thế! Nhưng vì muốn độ người thấp kém, nên thị hiện cõi đầy nhơ nhớp xấu xa bất tịnh đó thôi. Ví như chư thiên ăn cơm chung trong một bửu bát, mà tùy theo phước đức của họ thấy cơm có khác. Cũng thế, Xá Lợi Phất! Nếu người tâm tịnh bèn thấy cõi này công đức trang nghiêm. Khi Phật hiện ra cõi này nghiêm tịnh, năm trăm vị trưởng giả đều đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, tám mươi bốn ngàn người Đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Phật thu nhiếp thần túc, thì thế giới trở lại như cũ, ba mươi hai ngàn chư thiên và người biết pháp hữu vi đều là vô thường, xa lìa trần cấu, được pháp nhãn tịnh, tám ngàn Tỳ kheo chẳng còn chấp thọ các pháp, kiết lậu đã hết, tâm ý được mở mang.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.