Xuất gia nghĩa là quy y nương tựa theo Phật, Pháp, Tăng. Nhưng tướng trạng xuất gia có có tướng trạng. Vậy ba tướng trạng xuất gia là gì?
Việc xuất gia là việc hệ trọng nhất trong đời người, bởi người xuất gia hiểu thấu cuộc đời này vô thường, là khổ, nguyên nhân của sự khổ do bám chấp vào những điều ảo tưởng cho là thường hằng, bất biến, tâm bị vô minhche đậy nên tạo nghiệp trầm luân. Nên quy yxuất gia là tìm về với chân giải thoátnghiệp báoluân hồilục đạo.
Nhưng tướng trạng của việc xuất gia có ba tướng trạng.
Tướng trạng đầu là tướng trạng "thân xuất gia nhưng tâm không xuất gia". Ở đây chỉ cho những người xuất gia trong hình tướng cạo đầu, mặc áo hoại sắc, ở chùa nhưng tâm không yên, còn vọng động phiền não, còn ưu tưsầu khổ, còn tham đắm danh vọng, lợi dưỡng, còn chấp và phân biệt người xuất gia người không xuất gia, kiêu căngngã mạn tự cho mình giỏi, hành trì thân không tu tập tâm. Đó gọi là "thân xuất gia những tâm không xuất gia".
Tướng trạng thứ hai là tướng trạng "thân không xuất gia nhưng tâm xuất gia". Tướng trạng này đa phần chỉ cho các Phật tửtại gia. Tuy ở trong hình tướng đời thường, ngoài đời. Thân còn hành việc thế gian nhưng "tâm xuất gia" trong lòng. Sống hiền lươngđức độtừ bi, giúp đỡ người xung quanh, ăn chaybố thí, niệm phật, thuyết phápđộ người, thiền định tinh tấnhằng ngày, chánh niệm luôn nhớ, tà niệm không theo, không khởi không chấp khi người khác thóa mạnói xấu mình, lòng luôn khiêm cung, sống nếp sống thanh cao, làm theo lời Đức Phật dạy. Đó gọi là "thân không xuất gia nhưng tâm xuất gia".
Tướng trạng thứ ba là tướng trạng "thân xuất gia và tâm cũng xuất gia". Tướng trạng này chỉ cho các vị xuất gia vào chùa, sống đời sốngphạm hạnh, tâm ý luôn thanh tịnh, không khởi chấp vọng niệmtrần lao, không có tư tưởng tham đắm công danh, lợi dưỡng, một lòng quyết chítu tập, siêng năng tinh tấntu họcthực hànhgiáo lýkinh điểnPhật pháp. Truyền báPhật phápphổ độ chúng sanh. Giải thoát mình và cứu giúp mình khỏi trầm luân trong kiếp sống vô thường của nhân sinh.
Như vậy, qua các tướng trạng trên thì Tâm là quan trọng nhất, Tâm quyết định tất cả. Chúng ta nên một lòng tu tập, tinh tấnthực hành pháp môn Phật pháp, tâm ý trong lành thiện lương hiền đức thì đạo sáng cao cả anh minh.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Theo Biên niên sử Urangkhathat (Phrathat Phanom), bảo tháp cất giữ 9 xá lợi xương bàn chân của Đức Phật. Khách du lịch đã tụ tập trên lối đi dạo ven sông ở Nong Khai để xem bảo tháp trong khi những người khác đi thuyền để quan sát cận cảnh. Mực nước sông rút dần cho thấy cấu trúc cổ xưa đang bị xói mòn do dòng chảy của sông Mekong, đang bào mòn lớp đá bên ngoài của tháp.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.