Tâm Điểm Của Thiền Định

31/05/20183:38 SA(Xem: 35908)
Tâm Điểm Của Thiền Định

TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH
Khám phá tâm thức thần bí nhất
Đức ĐẠT-LAI LẠT-MA
Hoang Phong chuyển ngữ

Tâm Điểm của Thiền Định FrenchTâm Điểm của Thiền Định English

Lời giới thiệu của người chuyển ngữ

            Phiên bản tiếng Anh của quyển sách này được xuất bản tại Mỹ vào tháng 4 năm 2016, tựa là The Heart of Meditation, Discovering Innermost Awareness/Tâm điểm của Thiền định, Khám phá thể dạng tỉnh thức sâu xa nhất, do Jeffrey Hopkins dịch từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Anh. Tháng 6 năm sau thì bản dịch tiếng Pháp của quyển sách này cũng đã được xuất bản tại Pháp, tựa là Le Coeur de la Méditation, Decouvrir l'esprit le plus secret/Tâm điểm của Thiền định, Khám phá tâm thức thần bí nhất, dịch giả là bà Sofia Stril-Rever.

            Chủ đề trình bày trong quyển sách này đã từng được Đức Đạt-lai Lạt-ma thuyết giảng nhiều lần: năm 1982 tại Paris, năm 1984 tại Luân đôn, năm 1988 tại Helsinki, năm 1989 tại San Jose California. Nội dung các lần thuyết giảng này đã được gộp chung trong một quyển sách xuất bản tại Mỹ năm 2000 với tựa là Szogchen: The Heart Essence of the Great Perfection/Szogchen, Bản thể sâu kín nhất của Đại hoàn thiện. Quyển sách được chuyển ngữ dưới đây chủ yếu được dựa vào bản dịch tiếng Pháp của bà Sofia Stril-Rever và đối chiếu lại với bản tiếng Anh của Jeffrey Hopkins.

            Nội dung của quyển sách được gom lại từ các buổi thuyết giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Luân đôn năm 1984 về một bài thơ thần cảm của vị đại sư Tây Tạng Patrul Rinpoché (1808-1887), người được xem là hóa thân của Shantideva (Tịch Thiên). Bài thơ liên quan đến một phép tu tập thiền định gọi là Szogchen/Đại hoàn thiện của học phái Nyingmapa (Ninh-mã phái), học phái xưa nhất trong số bốn học phái Phật giáo Tây Tạng.

            Szogchen hay Đại hoàn thiện là một phép tu tập nhằm đạt được một sự giác ngộ đột khởi, vượt lên trên tất cả các sự hiểu biết nhị nguyên và đối nghịch, kể cả Niết bàn/Nirvana và Ta-bà/Samsara, có nghĩa là người tu tập không vượt từ cõi Ta-bà lên cõi Niết-bàn, mà là lên trên cả hai thứ ấy, kể cả chủ thể tức là cái tôi hay cái ngã của mình. Thể dạng giác ngộ toàn diệnhoàn hảo đó chính là bản thể tinh túy, đơn sơ, sâu kín, nguyên sinh và thần bí nhất của tâm thức, và đó cũng là bản thể của Phật và cũng hiện hữu nơi tất cả chúng sinh.

            Hai lời tựa dưới đây của bà Sofia Stril-Rever và Tiến sĩ Jeffrey Hopkins sẽ trình bày nhiều hơn về quyển sách này của Đức Đạt-lai Lạt-ma.

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 10.01.18  

                                                                                                            Hoang Phong

     

MỤC LỤC

Rigpa và Lhaksam: Hai món quà của Đức Đạt-lai Lạt-ma hiến tặng cho thế giới
Lời tựa của Sofia Stril-Rever 
Lời tựa của Jeffrey Hopkins 
Phần thứ nhất
Con đường Phật giáo
1. Vài nhận định 
2. Lòng từ bi nhân ái 
3. Thiền định 
4. Trí tuệ 
Phần thứ hai
Dẫn nhập về phép Đại hoàn thiện 
5. Căn bản chung của tất cả các học phái Phật giáo Tây Tạng 
6. Tâm thức tự tại của ánh sáng trong suốt
Phần thứ ba
Bình giải về Ba chữ đánh thẳng vào điểm chủ yếu của Patrul Rinpoché
7. Giáo huấn thứ nhất 
8. Con đường tối thượng của sự nghỉ ngơi 
9. Tinh thần vajra hay "lòng nhân ái toàn cầu"
10. Giáo huấn thứ hai 
11. Con đường thăng tiến tuần tự 
12. Giáo huấn thứ ba: Sự giải thoát tự nhiên  
13. Tính cách độc đáo của cả ba giáo huấn 
Phần thứ tư
Đối chiếu giữa hai học pháidịch thuật xưa và dịch thuật mới
14. Cấu trúc căn bản của học phái dịch thuật xưa trong phép Đại hoàn thiện
15. Lời khuyên của tôi  
Phụ lục  
Thư tịch chọn lọc  

                                                                                   

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 2766)
07/08/2023(Xem: 2066)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.