Thiền Từ Truyền Thống Đến Hiện Đại

16/05/20221:00 SA(Xem: 4554)
Thiền Từ Truyền Thống Đến Hiện Đại

THIỀN
TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI
Tuệ Thiền
Nhà xuất bản Hồng Đức

 Thiền - Từ Truyền Thống Đến Hiện ĐạiPDF icon (4)Thiền - Từ Truyền Thống Đến Hiện Đại

LỜI NÓI ĐẦU

 Quyển sách mà quí vị cầm trên tay đã được thai nghén từ hơn mười năm nay, từ khi ngài đệ nhị Tăng Thống Thích Tịnh Hạnh của Giáo hội Phật giáo Linh Sơn Thế Giới cho phép tôi mở một lớp dạy thiền tại Viện Đại học Linh Sơn Thế Giới ở thành phố Vitry-sur-Seine, Pháp Quốc.

Tôi được may mắn bước vào con đường thiền từ 1972, nhờ ba tôi, cụ Nguyễn Văn Hiểu, nguyên là Hội trưởng sáng lập Giáo hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam, đưa tới thọ giáo lần đầu tiên với ngài Thiền sư Hộ Pháp Trương Văn Huấn, nguyên là giáo sư trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn. Ngài là đệ tử của thiền sư Asabha thuộc truyền thống Mahàsi Miến Điện. Tôi hành theo phương pháp chú tâm ở bụng một thời gian với nhiều vị thiền sư như Kim Triệu, U Pandita, Pannathami... Nhưng thiền sư Đức Minh, lúc trước cũng hành theo phương pháp Mahàsi, sau ba năm nhập thất tại Thái Lan với pháp thiền Tứ Oai nghi của TS Achaan Naeb, có tiến bộ rõ rệt, nhận xét rằng pháp thiền Mahàsi là thiền Chỉ Tịnh (Samatha). Tôi giựt mình bỡ ngỡ và chuyển hướng theo pháp thiền Tứ Oai nghi. Sau đó tôi bị trở ngại trong nhiều năm, không tiến bộ được với pháp thiền nầy và không biết hỏi ai. Về sau tình cờ tôi khám phá được phương pháp Lục Diệu Pháp Môn của ngài Khương Tăng Hội, giảng dạy ở nước ta vào thế kỷ III và cũng được tìm thấy trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), viết bởi nhà chú giải Buddhaghosa ở thế kỷ V tại Tích Lan, tôi mới hiểu rằng đây có lẽ là phương pháp xưa nhất và gần gũi nhất với phương pháp của Đức Phật. Nhờ thực hành Lục Diệu Pháp Môn, sự tu tập thiền của tôi tiến bộ vững chắc, không còn sự ngăn ngại giữa hai pháp thiền «hơi thở và oai nghi» hay «Chỉ và Quán» vì pháp thiền nầy thực hành Chỉ Quán song tu.

Thiền học Việt Nam phải vượt thoát cây cổ thụ thiền Trung Hoa đã che lấp cả một cánh rừng thiền Việt Nam với bao vị thiền sư chứng đắc như ngài Khương Tăng Hội, ngài Huệ Thắng, Đạo Thiền, Vạn Hạnh, Tuệ Trung Thượng Sĩ...và nhứt là che lấp cả Vị Phật tổ Thích Ca đã khai sáng pháp thiền Tứ Niệm Xứcon đường trực tiếp dẫn tới giải thoát. Nếu câu chuyện «niêm hoa vi tiếu» của thiền tông Trung Hoa bị các học giả chứng minh là không có thật thì cả lịch sử thiền tông Trung Hoa từ Ca Diếp tới Bồ Đề Đạt Ma đều sụp đổ như lâu đài xây trên cát. Cái hư giả trước sau đều bị lật tẩy. Lịch sử đã chứng minh rằng Sơ tổ của thiền tông Trung Hoa là ngài An Thế Cao (An Shigao, người nước An Tức, Parthe), đến Trung Hoa năm 166 và Nhị tổ là ngài Khương Tăng Hội, người Giao Châu (VN) đến năm 247, ba thế kỷ trước Bồ Đề Đạt Ma.

Ngày nay thiền Phật giáo đã đi vào lãnh vực nghiên cứu của khoa học và đã trở thành một phương pháp phòng chống và trị liệu bịnh tật hữu hiệu. Tôi muốn đưa vào quyển sách nầy những kết quả nghiên cứu khoa học về thiền với ý định dùng sự hiểu biết của khoa học để soi sáng thực tại tâm linh đã được mô tả trong kinh sách thiền. Đồng thời tôi cũng đem những kiến thức của Tâm lý Học Phật giáo để giải thích những thực tại chân đế trong thiền.

Tôi xem sự thực hành thiền như một phương pháp rèn luyện và thanh lọc tâm để có được sự bình an trong tâm hồn, có được sự sáng suốt và định tĩnh trong cuộc sống, để cải thiện sức khỏe vật chấttinh thần, nhưng cũng không bỏ qua sự dấn thân trên hành trình tâm linh để đi đến sự giải thoát cuối cùng.

Sau cùng tôi xin tạc dạ ghi ơn những vị thiền sư đã hướng dẫn trực tiếp tôi thực hành thiền từ trước đến nay cũng như các vị mà tôi chỉ biết qua kinh sách mà chư vị đã để lại và nhờ sự phiên dịch của quí sư Pháp Thông, Tâm Pháp, Pháp Luân, quí huynh trưởng Phạm Kim Khánh, Phạm Phú Luyện...Đồng thời tôi cũng xin cám ơn các người bạn đồng hành đã giúp tôi hoàn thành quyển sách nầy như chị Đinh Thị Oanh, cô Vương Quảng Thiện, cô Huỳnh Diệu Nghĩa và người vợ yêu quí đã để yên cho tôi có thì giờ thiền và viết lách.

TUỆ THIỆN

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: THIỀN LÀ CHI?
• Định nghĩa
• Những ngộ nhận về Thiền
CHƯƠNG 2: LÀM SAO NHẬN DIỆN MỘT PHƯƠNG PHÁP THIỀN?
CHƯƠNG 3: NHỮNG Ý NIỆM CĂN BẢN TRONG THIỀN...
CHƯƠNG 4: NHỮNG PHẢN ỨNG KHÔNG MONG MUỐN...
CHƯƠNG 5: NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG THIỀN...
Hoài nghi
• Sự uể oải, lười biếng
Hôn trầm, Thụy miên
• Phóng tâm, Vọng tâm, Vọng tưởng
• Tham, Sân, Si
CHƯƠNG 6: VƯỢT QUA CÁC TRỞ NGẠI...
• Ngũ Quyền: Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ
• Làm quân bình giữa Ngũ Quyền
CHƯƠNG 7: LỢI ÍCH SINH HỌC CỦA THIỀN...
• Tại sao giới khoa học quan tâm tới thiền
• Khoa học đã khám phá những thay đổi của cơ thể do thiền
• Khoa học đã chứng minh 7 kết quả tốt đẹp của thiền
CHƯƠNG 8: LỢI ÍCH TÂM LINH CỦA THIỀN...
• Sự chú tâm nhận biết trở nên nhạy bén
• Sự tỉnh giác được bừng sáng mạnh mẽ
Sinh hoạt óc não trở nên an tịnh
• Sự tập trung tư tưởng trở nên sâu đậm vững chắc
• Thiền làm phát triển sự nội quán
Năng lực tinh thần trở nên kiên cường
• Thiền làm Trí nhớ gia tăng
• Thiền làm sống trong hiện tại một cách an vui
• Thiền có khả năng chuyển hóa tâm
Trí tuệ giải thoát được phát sinh
CHƯƠNG 9: THIỀN TỨ NIỆM XỨ...
CHƯƠNG 10: THỰC HÀNH...
Tứ Niệm Xứ qua Lục Diệu Pháp Môn
Thiền Hành (Đi kinh hành)
Lợi ích của Thiền Hành
CHƯƠNG 11: SỰ VẬN HÀNH CỦA THÂN VÀ TÂM...
CHƯƠNG 12: CHẾ NGỰ KÍCH ỨNG BẰNG CHÚ TÂM TỈNH GIÁC..
CHƯƠNG 13: TU TẬP NHẪN NẠI ĐỂ CHẾ NGỰ SÂN HẬN...
CHƯƠNG 14: TIẾN TRÌNH CHUYỂN HÓA TÂM LINH...
PHỤ LỤC:
Mười điều Tâm niệm của người Thiện Trí
Thái độ chân chính trong khi hành Thiền
SÁCH THAM KHẢO





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 2852)
07/08/2023(Xem: 2110)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.