● 26/10/92 – 01/11/92

30/12/201012:00 SA(Xem: 24345)
● 26/10/92 – 01/11/92

DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ
(Từ năm 1992-1999) 
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Nhà xuất bản Tôn Giáo – Hà Nội 2001

Bài giảng trong các năm 1992 - 1999

 01.

 26/10/1992 - 01/11/1992 Thiền Thất tại chùa Từ Ân, Quận 11

 

Hỏi: Nói “Tánh thấy không mất”, vậy thân này sau khi chết, tánh thấy của con ở đâu?

Đáp: Chớ nói đến sau khi chết, nay ông còn sống, đang ngồi ở đây, sở thấy rõ ràng trước mắt, nhưng tánh thấy của ông ở đâu? ông hãy chỉ ra xem! Lúc sống còn tự chỉ không được, nói chi sau khi chết, tôi làm sao chỉ ra? Chính Phật Thích Ca cũng chỉ không được. Tại sao? Vì lánh thấy chẳng phải vật, vốn không lay động biến đối, làm sao có sanh diệt? Đã chẳng phải vật thì làm sao chỉ?

Do tánh con người ham tìm hiểu, muốn biết tất cả, nhưng chính cái cơ thể của mình còn không biết, những gì trước mắt mình cũng không biết. Ví như tôi nhìn vào móng tay của tôi, đâu thấy nó dài ra? Nhưng nhớ lại thì có dài hơn so với ba ngày trước,vậy nói “móng tay của tôi ba ngày dài một lần, đúng không? Không, tại sao? Móng tay tôi giây phút nào cũng đang dài, sự sanh trưởng đâu có lúc nào ngưng? Chính ngay hiện naycũng đang dài, chỉ là tôi không biết thôi. Tóc, tế bào của cơ thể, có cái đang sanh, có cái đang diệt, mặt mũi của tôi cũng đang thay đổi, nhưng tôi có biết đâu! Ấy gọi là cuộc sống hàng ngày đang thay đổi mà chẳng tự biết, còn muốn biết tới những gì ngoài cơ thể? Có ích lợi gì.

Cái biết của bộ nào là tướng bệnh, cái biết của Phật tánh là tướng mạnh. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đang ứng dụng cái biết của bộ não thì cái biết của Phật tánh phải ẩn thôi. Nay chúng ta tham thiền, dùng nghi tình dẹp cái biết của bộ não, tức dẹp tướng bệnh; khi nào hết bệnh, tướng mạnh mới hiện ra.

Cái biết của Phật tánh khắp không gian thời gian, chẳng chỗ nào không biết, chàng lúc nào không biết, còn cái biết của bộ não rất hạn chế, lại không đúng với sự thật. Nay nói đến không gian, thời gian, nếu phân tích nhỏ lại thì bộ não không biết.

Ví dụ một ngày đêm có 24 giờ, một giờ chia thành 60 phút, một phút chia thành 60 giây, theo nhà Phật một giây phía thanh 60 sát na. Nói “một sát na” thì bộ não còn có thể tưởng tượng được, nếu đem chia thêm ba lần nữa: một sát na chia làm 60A, 1A chia làm 60B, 1B chia làm 60C. Khi tôi nói đến “1C” trong hiện tại, đã trôi mất mấy mươi C rồi. Hiện tại đã không thành lập được thì bộ não làm sao biết?

Nếu tôi đem chia thêm 30 lần, theo toán học, con số vân còn, nhưng bộ não đâu còn biết được thời gian thực tế nữa! Tóm lại, hễ còn con số thì thời gian vẫn có, mà bộ nào không biết được. Ấy là nói về thời gian.

Bây giờ nói về không gian: Tôi từng xem một quyển toán học xuất bản ờ Hồng Kông, trong đó nói đến một loại vi khuẩn dạng như chiếc dép cỏ, nay tạm gọi là “Con sâu dép cỏ”, loại vi khuẩn này thuộc đơn bào, phải dùng kính hiển vi mới thấy rõ. Về sự trưởng thành của nó, cứ cách một ngày đêm là nứt thành hai con, ngày sau nữa thành bốn con, rồi thành tám con ... Từ đời thứ nhất đến đời thứ 90 thì thể tích của nó là 1m3, đến đời thứ 130 thì thể tích bằng quả đất! Chỉ cần trải qua 130 ngày, nếu chỉ có sánh mà không có sự diệt, thì thể tích của con sâu này bằng một quả đất, đến đời thứ 131 bằng hai quả đất!

Căn cứ theo lý này, nay thử đem con sâu có khối thể tích bằng quả đất này xẻ làm hai, rồi mỗi bên lại xẻ làm hai, cứ như thế xẻ đến lần thứ 130 thì thể tích của nó trở lại thành một đơn bào. Như vậy, theo toán học, đem con sâu ấy xẻ thêm 130 lần; con số vẫn còn, nhưng cơ thể của nó bộ não mình còn biết được không? Con số có thể tiếp tục thu nhỏ, nhỏ đến vô cực, còn việc không gian thời gian trước mắt đã hoàn toàn không biết được rồi.

Cho nên, có người hỏi: “Kiến tánh rồi đi về đâu?” Nếu có chỗ về thì chưa phải kiến tánh, vì không cùng khắp vậy. Bây giờ ai muốn đạt đến tự do tự tại, làm chủ cho chính mình, chỉ có thực hành tham thoại đầu chứ đừng tìm hiểu và hỏi ở ngoài nữa. vì hỏi cũng vô ích. Tại sao vô ích? Như trong Kinh nói: Người mù hỏi người mắt sáng: Mặt trời như thế nào? Người mắt sáng diễn tả mặt trời có tròn có nóng, vậy là đúng

rồi, nhưng nếu người mù cho “tròn và nóng là mặt trời” thì sai, bởi vì đâu phải cái nào có tròn có nóng tức là mặt trời! Nếu người mù căn cứ theo lời của người mắt sáng mà nhận biết thì không đúng. (Người mù dụ cho người chưa kiến tánh, người mắt sáng dụ cho người đã kiến tánh).

Chớ nói là người mù, nay người mắt sáng với người mắt sáng cũng vậy, tôi thường lấy thí dụ về mặt mũi của ông Trương: Tôi quen biết ông Trương, còn quí vị thì chưa gặp qua lần nào, chưa biết mặt mũi ông ấy ra sao. Tôi diễn tả mặt mũi của ông Trương như thế nào, cao thấp ra sao ... mặc dù tôi nói rất giống, nhưng quí vị dầu có gặp ở ngoài đường cũng đâu biết người đó là ông Trương? Vì lời nóithực tế có khác. Chẳng phải đó tôi diễn tả không đúng! nhưng muốn dựa vào lời nói của tôi để nhận biết thì không được.

Nay chưa kiến tánh, đối với sở thấy của mình rõ ràng, mà năng thấy còn chỉ không được, dẫu cho tôi nói được, quí vị theo lời nói của tôi cũng đâu thể nhận biết được! Vì thế cho nên, mục đích của chư Phật là muốn chúng ta trị hết bệnh mù, đích thân thấy, chứ đừng nghe lời người mắt sáng, bị người mắt sáng lừa.

Sự thật, người mắt sáng đâu muốn lừa chúng ta, chỉ tại mình cứ đuổi theo lời nói để nhận biết sự chơn thật. Nay chúng ta cũng như người mù, thấy cũng như không thấy, Đức Phật chỉ hướng dẫn cách tu, để chúng ta tự trị hết bệnh mù, rồi tự thấy.

Hỏi: Phật với chúng sanh ai là chủ, ai là khách?

Đáp: Tự tánh bất nhị, không có chủ khách. Phật pháp chẳng lìa tự tánh. Lục Tổ nói “Lìa tánh thuyết pháp, ấy là tướng thuyết”. Chấp tướng mới có chủ có khách, còn căn bản của Phật pháp không có chủ khách không có tương đối. Tương đối là nằm trong nhất niệm vô minh.

Hỏi: Có hai nhà Sư gặp nhau ở ngã ba đường, cùng hét lên một tiếng. Vậy ai là chủ, ai là khách?

Đáp: Đó là công án của chư Tổ. Nếu ngộ thì ngộ ngay lúc đó, nếu không thì phải giữ cái không hiểu, gọi là nghi tình, sau này sẽ được ngộ, công án không phải để cho người ta giải. Vì sự giải thích đó không đúng, lại thành phỉ báng Tổ.

Hỏi: Tham thoại đầunhất thiết phải dùng một câu không? hoặc có thể theo đó mà khởi nghi tình?

Đáp: Nếu tham thoại đầu chỉ nhất định một câu thì chư Tố chỉ dạy một câu là đủ. Thiền tông lần đầu tiên ra cuốn Truyền Đăng Lục có một ngàn bảy trăm công án, đều có thể tham được. Sau này đến bảy ngàn Tổ, bảy ngàn công án đều có thể tham. Nhưng mỗi người chỉ tham một công án, thấu được một công án thì thấu tất cả, vũ trụ vạn vật đều thấu. Lúc ngộ triệt để là đoạn dứt nghi căn, chẳng còn điều gì không biết. Tham thoại đầu và tham công án là một, chỉ là công án phức tạp hơn. Người nào thích hợp câu thoại nào, cảm thấy nghi nhiều thì tham câu đó. Đối với công án cũng vậy.

Hỏi: Chúng con tập khí quá nhiều, vậy khi nào mới dứt được?

Đáp: Nay hành giả tham thiền đừng để ý đến trừ tập khí, giữ được nghi tình thì tập khí có thể dứt dần, nhưng muốn dứt sạch phải kiến tánh mới được.

Tham thiền chỉ có thế dứt những tập khí thô, còn tập khí vi tế phải sau khi kiến tánh rồi mới dứt. Nên sau khi kiến tánh phải qua sự báo nhiệm để dứt tập khí thế gianxuất thế gian.

Hỏi. Xin Sư phụ kể về những câu chuyện hoằng phápThiền đường nước Mỹ và chuyến đi thăm vừa rồi ở Chùa Cao Mân Trung Quốc?

Đáp: Nay tham thiền với mục đích phát hiện được chính mình, làm chủ cho mình được tự do tự tạo. Chữ Phật nghĩa là tự giác, giác tha, giải thoát cho mình và cho chúng sanh, còn về những vấn đề trên là không cần thiết, sau này khi có dịp tôi sẽ kể cho nghe.

Vừa rồi tôi có đi viếng thăm Chùa Cao Mân, và ở lại chùa một tháng từ ngày 04/08/1992 đến 04/09/1992. Ngài trụ trì chùa có mời tôi làm Thủ Tọa. Ở đó, bất cứ cửa nào cũng đề bốn chữ “Chiếu cố thoại đầu”. CHIẾU là chiếu soi, CỐ là nhìn tức nhìn chỗ thoại đầu, vừa nhìn vừa hỏi. Nếu không nhìn mà chỉ đề câu thoại để hỏi thì nghi tình dễ đánh mất, vừa hỏi liền mất; nếu vừa nhìn vừa hỏi thì nghi tình được kéo dài. Tham thiền chỉ cần vừa nhìn vừa hỏi, ngoài ra khỏi cần tìm hiểu, khỏi cần biết gì, bởi cái biết chẳng phải nghi tình, chẳng phải tham thiền.

Ở Chùa Cao Mân ngày thường cũng đả Thiền thất. Vào mùa đông thì liên tục mười thất. Đáng lẽ ngày thường đã là thiền thất rồi tại sao mùa đông lại tổ chức liên tục mười thất? Bởi vi bình thường mỗi ngày chỉ có mười bốn nén hương, đến mùa đông là hai mươi nén hương một ngày. Bắt đầu từ 4 giờ 30 sáng đến 11 giờ khuya mới nghỉ, công phu như thế được miên mật và tinh tấn hơn, nên trong Thiền thất có nhiều vị Tố sư khai ngộ.

Nay chúng ta chỉ khi đến Thiền đường mới đả thất, còn ở nhà thì không đi hương tọa hương đúng theo qui định, và ở nhà tất nhiên giải đãi hơn, muốn tham cũng được, không tham cũng được, chẳng ai bó buộc và khích lệ. Còn những người ở Thiền đường, không vào thiền thất là không được, hằng ngày đều như thế, mùa đông càng phải dụng công hơn. Sự thật thì khi tập trung đả thất, mặt dù chí phí tổn hao nhiều, nhưng lợi ích cũng nhiều, không uổng cho sự tốn hao. Vì thế ngài Lai Quả khuyên chúng nên tu trong Thiền đường, không nên ở chùa tư.

Về thời khóa tu tập của Chùa Cao Mân, quí vị xem cuốn Tham Thiền Phổ Thuyết của ngài Lai Quả để biết thêm. Trong cuốn Tham Thiền Phổ Thuyết tôi có sửa lại đôi điều sai, vì khi tôi hỏi mới biết là có sự chênh lệch so với nguyên bản của ngài Lai Quả, đó là do sự sai sót khi in ấn nên tôi đã lọc bỏ ra nhưng phần không phải của Ngài.

Ngài Lai Quả kiến tánh ở chùa Kim Sơn, ngài Hư Vân kiến lánh ở Chùa Cao Mân. Nay chỉ có chùa Cao Mân giữ được pháp môn Thiền tông, nối theo ngài Lai Quả, còn Chùa Kìm Sơn đã trở thành khu du lịch, trong Thiền đường chỉ có hai cụ gia tham thiền mà thôi.

Vì lẽ đó, ngài Lai Quả nói “Pháp Thiền ngày nay tựa như sợi chỉ theo ngàn cân, không biết ngày nào sẽ đứt”, nên tôi phát nguyện chuyên hoằng Tổ Sư Thiền này.

Hoằng dương Tổ Sư Thiền rất khó, vì người ta không tin tự tâm. Phải tin tự tâm 100%, mới có thể nhận được bản tâm của mình.

Người đời nay đa số tu theo Giáo môn, học theo Giáo môn là muốn giải, còn Tổ Sư Thiền không cho giải, vì hễ giải là hết nghi. Cho nên, nhiều vị sau khi kiến tánh, nói: “Tôi không trọng thầy tôi ở chỗ đạo đức, văn chương, chỉ trọng chẳng vì tôi nói trắng ra”, vì nói trắng ra là chẳng thể ngộ.

Hỏi: Thời nay, nhiều vị tu hành rất cống cao ngã mạn, tự ăn cắp học thuộc lòng một số ngữ ngôn kỳ đặc của Tổ sư cho là vốn liếng của mình, đi khắp nơi đả phá cái này cái kia, làm trò cười cho thiên hạ, thậm chí đem ra chỉ trích pháp dạy của Phật, của Tổ, cho là không đúng, phải làm theo cách bày đặt của họ mới là đúng ... Con mong Sư phụ từ bi khai thị, mở mắt cho những kẻ ngông cuồng ngạo mạn này.

Đáp: Học Phật pháp phải biết nhân quả, nhân nào quả nấy, ai tạo nấy chịu. Lục Tổ trong Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Thường tự thấy lỗi mình, chớ nên thấy lỗi người.

Chánh pháp phải phá ngã chấp, cứ thấy lỗi của người khác tức còn ngã chấp.

Những người tham thiền cần lo cho mình được mau kiến tánh, không cần biết tới lỗi của người khác, ấy là ý của chư Tổ dạy như thế. Hễ giữ được nghi tình, tự nhiên không thấy lỗi của người khác. Hãy lấy thân hình làm mô phạm cho người khác noi theo. Khỏi cần nói, cứ làm cho đúng,vì có nói cũng vô ích, người ta có chịu nghe đâu! Mặc dù mình không nói, nhưng người khác nhìn thấy cũng biết. Phải thường thấy lỗi của mình, chẳng thấy lỗi người khác là được.

Hỏi: Có người cho rằng: Vấn đề cúng thất sau khi chết cho linh hồn được siêu thoát, vậy có hay không? Cũng có thuyết cho rằng “Con người sau khi chết không có linh hồn, sở dĩ mọi người cúng bái chỉ để làm kỷ niệm đưa người quá cố đi thôi”, đúng hay sai?

Đáp: Phật pháp nói về “Tam thừa”, nếu nói rộng hơn nữa là có Ngũ thừa! tức ngoài Tam thừa ra, thêm nhơn thừa và thiên thừa. Ví như Khổng Tử Trung Quốc quý trọng về nhơn thừa. Phật giáo cũng vậy, dạy người đời giữ gìn ngũ giới, trở thành người công dân tốt, có ích lợi cho xã hội cho nước nhà.

Tại sao Đức Phật chia làm ngũ thừa? Vì căn cơ trình độ của mọi người khác nhau. Để phù hợp cho mọi căn cơ, nên nói có ngũ thừa. Như hiện nay tôi hoằng dương Tổ Sư Thiền, thuộc Tối thượng thừa, cũng có người hoằng dương Đại thừa, hoặc Trung thừa, hoặc Tiểu thừa, Nhơn, Thiên thừa ... chỉ cần mỗi người theo đúng bổn phận của mình, theo đúng công chỉ của Phật là đủ.

Tôi chỉ chuyên hoằng Tổ Sư Thiền, ngoài ra không biết tới, cũng chẳng thể can thiệp. Sở dĩ nói mạt pháp, vì nghiệp lực của chúng sanh đã là như thế, dẫu cho hằng sa chư Phật, Bồ tát cũng không thể sửa đổi, Phật Thích Ca trở lại cũng chẳng thể sửa lại định nghiệp của chúng sanh.

Đức Phật có ba việc không làm được:

1/ Chẳng thể độ người không có nhân duyên.

2/ Chẳng thể sửa lại định nghiệp của chúng sanh, vì nhân nào quả nấy.

3/ Chẳng thể độ hết chúng sanh.

Cho nên, mọi người cứ làm đúng bổn phận của mình, là tuân theo lời dạy của Phật.

Trong Phật phápthất chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thức xoa, Sa di, Sa di ni (Năm chúng xuất gia), Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di (Hai chúng tại gia). Mỗi mỗi đều có bổn phận riêng, cho đến xã hội cũng vậy: Làm cha có bổn phận của người cha, làm mẹ có bổn phận của người mẹ, làm con có bổn phận của người con, làm chồng có bổn phận của chồng v.v ... nếu người nào cũng làm tròn bổn phận của mình thì xã hội yên tịnh, thiên hạ thái bình.

Hỏi: Cõi trời nhập định tại sao không được giải thoát?

Đáp: Do còn chấp ngã nên không giải thoát được.

Người tu đến Cõi Phi tưởng phi phi tướỏng, thọ mạng tám muôn đại kiếp, thuộc về Vô Sắc Giới, chẳng còn sắc thân, nhưng vì chấp A lại da thức là ta, nên vẫn chưa ra khỏi luân hồi, chẳng thể giải thoát.

Đã theo chánh pháp phải phá ngã chấp, thời gian nhập định lâu chưa phải đã giải thoát. Ví như ngài Huệ Trì, sư đệ của ngài Huệ Viễn, ở Lư Sơn từ giã Sư huynh, đi vào tỉnh Tứ Xuyên. Trên đường đi thấy có một cây rất cao to, lại có chỗ trống rỗng bên trong, bèn chui vào trong nhập định, sau đó lỗ chui bị bít, người ngoài chẳng ai hay. Trải qua một thời gian, do sấm sét khiến cây bị chẻ ngã, ngài từ trong bọng cây té nhào ra, tóc dài quấn cùng thân thể, nhưng vẫn chưa xuất định. Dân làng xung quanh lúc đầu tưởng ngài đã chết, vì thấy còn hơi ấm mà chẳng cách nào khiến tỉnh lại, bèn chở vào kinh thành báo với vua. Vua sai Thiền sư khiến cho xuất định, hỏi:

- Pháp sư nhập định lúc nào?

- Mới hồi nãy.

Xong ngài hỏi lại: “Sư huynh tôi là Huệ Viễn, lúc này còn ở Lư Sơn không?”

Mọi người tính ra mới biết ngài nhập định đã bảy trăm năm. Vua hỏi:

Nay pháp sư có mong muốn gì không?

Đáp: Không.

Vua nói: Trẫm ban cho chùa chiền để làm Trụ trì?

Ngài từ chối, chỉ xin được trở về núi.

Việc trên chứng tỏ, nhập định trải qua bảy trăm năm, cũng đâu có ích lợi gì! Nên ngài Lục Tổ nói:”Đạo do tâm ngộ bất tại tọa”.

Hỏi: Khi nổi lên tâm không biết để nhìn, đó có phải là hầm sâu đen tối không?

Đáp: Chỗ không biết tức đen tối chỉ cần giữ cái không biết, gọi là nghi tình, vừa nhìn vừa hỏi câu thoại để tăng cường nghi tình, đến một ngày kia khỏi cần hỏi cũng giữ được nghi tình, lúc đó không hỏi cũng được. Ví như ngài Nguyệt Khê chỉ có nhìn mà không hỏi, hai năm đã kiến tánh.

Hỏi: Người mới tham thiền, hay ngủ gục, vậy phải làm sao?

Đáp: Trong Thiền đường có ban chức sự, có người tuần hương. Hễ đông người thì nhiều người đi tuần, ví như hai trăm người tham gia thì có từ hai đến bốn vị tuần hương. Gặp người buồn ngủ, vị tuần hương dùng cây hương bảng đánh nhẹ trên vai cho thức.

Lần này tôi đi thăm Chùa Cao Mân, nghe được một câu chuyện như sau:

Khu đất Chùa Cao Mân là do vua đời nhà Tùy ban cho, đến đời nhà Thanh, đã hơn một ngàn năm. Vua Khang Hy có dựng một hành cung trong chùa, cổ tích đó đến nay vẫn còn.

Vua Khang Hy đến viếng Chùa sáu lần, mỗi lần đều vào Thiền đường tọa hương với tăng chúng. Trong Thiền đường có hai chỗ ngồi, một bên dành cho Thủ Tọa, và một bên cho Duy Na. Thủ TọaDuy Na đều có cây hương bảng để sử dụng khi chúng phạm lỗi. Một lần Vua đang ngồi thiền, thình lình bị Duy Na dùng hương bảng đánh trên vai ba cái, Vua tức giận trong bụng, nhưng vì qui củ của Thiền đường không được lên tiếng. Đến khi xả thiền, vua tìm gặp Trụ trì bảo:

- Hồi nãy sao vị Duy Na dám đánh Trẫm?

Trụ trì mới Duy Na đến hỏi nguyên do, Duy Na nói:

- Vào Thiền đường là phải nhất tâm tham thiền. Thần thấy tâm Vua đang nghĩ đến cung phi, không có tham Thiền, nên đánh thức để trở về với tham thiền”.

Vua bị nói trúng, chẳng những không giận, còn kính phục vị Duy Na.

Câu chuyện trên được ghi trong lịch sử của Chùa Cao Mân: Vua Khang Hy viếng chùa sáu lần, vua Càn Long chín lần.

Cho nên! dùng hương bảng đánh trên vai là để cho những người buồn ngủ thức giấc. Cũng có người nghi tình nặng, trông bề ngoài giống như buồn ngủ, khi hương bảng đánh xuống, khiến liền ngộ. Ngoài ra, người tuần hương thấy ai ngó qua ngó lại cũng đánh, nói chuyên cũng đánh! nhưng đánh mạnh hơn! ấy là trách nhiệm của người tuần hương.

Hỏi: Hành giả tham thiền phải tu làm sao để thấu Tam quan?

Đáp: Đó tùy thuộc vào chính mình. Cũng như ngài Cao Phong Nguyên Diệu Thiền sư trong Thiền Quan Sách Tấn nói: “Nếu nghi tình của mình nặng như cục đá lớn từ trên đỉnh núi rơi xuống biển, chẳng một sự chướng ngại nào, trong bảy ngày đêm mà không kiến tánh, thì Cao Phong ta sẽ đọa địa ngục A-tỳ, bị cắt lưỡi vì tội nói dối”. Nếu hành giả tham thiền dụng công đến mức như ngài Cao Phong nói trên, trong bảy ngày đêm cũng có thể kiến tánh.

Trong lịch sử Thiền tôngThiền sư Phật Đăng, trong tứ oai nghi chỉ ứng dụng một oai nghi là đi, không đứng, không nằm, không ngồi. Ăn cũng đi, uống cũng đi, ngày đêm như thế, đi đến mệt rồi, dựa vào vách tường ngủ mê lúc nào chẳng hay đến khi thức giấc, tự mình đánh mình, rồi không đi gần vách tường nữa. Đi mãi tham mãi, đến 49 ngày kiến tánh.

Công phu của chúng ta nếu được như ngài Phật Đăng thì 49 ngày cũng được kiến tánh, nhưng việc này bắt chước không được.

Hỏi: Ngài Bác Sơn nói về công phu tham thiền có bốn điều kiện: Khẩn- thiết- miên mật- dung hoát. Xin Sư phụ khai thị về hơn điều kiện trên.

Đáp: Ở trên tôi có nói đến cách “nhìn”, vừa nhìn vừa hỏi. Cái nhìn đó khiến cho miên mật; giữ được nghi tình là do khẩn thiết, nhất là thống thiết về sanh tử. Bởi vì không biết mình sẽ chết vào tối nay hay ngày mai, nay chưa chết phải giải quyết vấn đề này. Ai cũng sợ chết, nhưng sợ vẫn phải chết. Nên phải khẩn thiết như thế.

Nghi tình là không biết, không biết thì chẳng dính mắc với ngoại cảnh, không để cho người khác làm chủ cho mình; người khác khen ngợi mình cũng không biết, chê cười cũng không biết, khen ngợi cũng chẳng vui, chửi mắng cũng không buồn ... Tất cả việc gì đều không dính đáng đến mình, chẳng có chướng ngại, gọi là dung hoát. Dung là dung thông, hoát là trống rỗng, chẳng gì dính mắc. Hễ giữ được nghi tình thì tự nhiên như thế. Nếu không, chắc chắn phải bị dính mắc cái này cái kia.

Hỏi: Sự hiểu biết của phàm phu là do bộ não, chính bộ não nghiên cứu nhiều, hiểu biết nhiều, nên chúng sanh mới bị đọa tam ác đạo, phải không?

Đáp: Ở Mỹ, tôi có ra một bài “Phật pháp với khoa học”, mặc dù nay nói “chấm dứt tác dụng của bộ não”, nhưng chỉ là phương tiện. Như hôm qua tôi nói: “lục căn, kiến văn giác tri đều là tác dụng của bộ não”. Ngài Nguyệt Khê thí dụ:

Kiến văn giác tri là binh lính của bọn cướp, lục căn là binh khí của vua cướp, vô thỉ vô minh là vua cướp.

Tiểu thừa ví như tịch thu binh khí của bọn cướp. Binh khí dù bị tịch thu, nhưng vẫn có thể sắm lại. Trung thừa ví như giết hết binh lính cướp, cho là đã yên ổn, chẳng biết đó chỉ là tạm thời thôi, vì còn vua cướp (vô thỉ vô minh), có thể chiêu binh mãi mã, hoạt động trở lại. Nay tham thiền ví như chẳng tịch thu binh khí của bọn cướp, cũng chẳng giết hại lính cướp, mà lợi dụng lính cướp, cầm binh khí của họ đề bắt vua cướp. Vua cướp bắt được rồi, thì lính cướp trở thành lính chính qui của nhà nước.

Cho nên, chí cần phá được vô thỉ vô minh, tất cả tương đối đều thuộc về tự tánh, đều biến thành tuyệt đối. Nay cuộc sống hàng ngày là do lục căn làm chủ; khi kiến tánh rồi. Phật tánh làm chủ, bộ não chỉ là đầy tớ thôi. Phật tánh sai khiến bộ não làm việc, chỉ làm điều lành không làm việc xấu. Còn do bộ não sai khiến thì hay làm việc xấu vậy.

Hỏi: Trong sự khai thị của Sư phụ hoặc trong lúc coi kinh bất thần rồi con ngộ, vậy sự ngô này ở nơi quyền trí hay Chơn trí?

Đáp: Ngộ có giải ngộ và chứng ngộ. Trong lúc xem kinh, thình lình hiểu được nghĩa kinhgiải ngộ, chẳng phải chứng ngộ. Chứng ngộ chẳng có nghĩa lý chỉ là hiện ra bản thể của Phật tánh khắp không gian thời gian. Giải ngộ vì còn nằm trong tương đối, nên đối với sự giải thoát cũng không ích lợi gì.

Hỏi: Trong các sách nói về nguồn gốc sinh ra vũ trụ con người, có các thuyết đa nguyên, nhị nguyên hoặc nhất nguyên, mà đa số chấp nhận về thuyết tự nhiên. Theo lời Phật dạy thì vũ trụ vạn vậtduy tâm sở tạo, mà tâm này lại sẵn có. Từ đó con thắc mắc: cái “sẵn có” của Đức Phật nói, với cái thuyết “tự nhiên” của học thuyết bên ngoài giống nhau không?

Đáp: Triết học phương Tây có nhất nguyênnhị nguyên luận. còn Phật Thích Ca nói “vô thỉ”, tức chẳng có sự bắt đầu: Vũ trụ vạn vật, núi sông đất đai, tất cả đều không có sự bắt đầu. Nếu không có sự bắt đầu thì nhất nguyên, nhị nguyên cũng không. Chẳng có sự bắt đầu tức vô sanh, vốn chẳng có sự sanh khởi.

Nếu nói “tự nhiên”, cũng phải có sự sanh khởi của tự nhiên; nói “nhân duyên” cũng phải có sự sanh khởi của nhân duyên, nên Kinh Lăng Nghiêm nói “Phi nhân duyên, phi tự nhiên”, vì bản thế của Phật tánh khắp thời gian, nếu có sự sanh khởi tức chẳng cùng khắp, và bắt đầu từ thời gian nào? trước sự bắt đầu có thời gian hay không?

Nói đến có khác hay không, ấy là tư tưởng chấp thật, cho sự sanh khởitự nhiên. Nên hiện nay các nhà khoa học, nhà bác học muốn tìm sự sanh khởi của vũ trụ, nhưng chưa thể giải quyết được. Mà theo lập trường của nhà Phật, ý muốn đó là ngu si.

Hỏi: Tại sao ngài Nguyệt Khê nhìn thoại đầu được?

Đáp: Nói “nhìn thoại đầu”, “khán thoại đầu”, “chiếu cố thoại đầu” đều giống nhau. Tham là nghi, khán thoại đầu, chiếu cố thoại đầu cũng là nghi, là không hiểu không biết. Căn cơ trình độ của ngài Nguyệt khê, chúng ta làm không được. Lúc ngài chưa biết cách tham thiền, cứ đi tìm mãi và hỏi thăm hoài; đến khi nghe nói ngài Thiết Nham dạy tham Thiền ở núi Ngưu Thủ, lúc đó gần nửa đêm, ngài liền lên đường, không đợi trời sáng, tâm ngài khẩn thiết như thế.

Lại, công phu của ngài nhìn vào thoại đầu, quên cả sự ăn uống ngủ nghỉ. Lúc đó Ngài chỉ có 22 tuổi, quên ăn quên ngủ đến nỗi chỉ còn da bọc xương, nên chỉ trong vòng hai năm là kiến tánh. Thời nay có ai hành được như ngài không? Dù chúng ta làm không được, nhưng có đi ắt có đến, đi nhanh hay chậm; trước sau cũng sẽ đến, chỉ e rằng bị lạc vào lối rẽ thôi?

Hỏi: Tại sao hành vi của chư Tổ chẳng khác người thường, chẳng có sự siêu xuất nào?

Đáp: Hành vilời nói của Chư Tổ đều có tác dụng độ chúng sanh. Lịch sử Thiền tông có một công án: Có một vị Tồ đã kiến tánh triệt để, sắp lâm chung, ngài cứ lăn lộn và la làng như vẻ đau khổ lắm, thị giả của ngài tưởng thiệt, hỏi:

- Xưa nay Thầy vốn hiện đủ thứ thần thông, hôm nay sao lại như thế?

Tổ liền ngồi dậy, nói:

- Người làm thị giả của ta, suốt ngày bên cạnh ta, còn không tin tưởng ta, vậy thì người khác làm sao tin ta?

Mắng xong ngồi ngay thị tịch luôn. Vì ngài biết vị thị giả ấy chưa đủ lòng tin, nên thị hiện như thế.

Ngài Nguyệt Khê cũng vậy, Phật Thích Ca cũng vậy. Trong Kinh Duy Ma Cật, Phật thị hiện có bệnh, sai A Nan đi xin sữa, A Nan đứng trước của nhà giàu xin sữa, bị ngài Duy Ma Cật quở, báo hãy quay về, không nên xin nữa.

A Nan nói: “Chính tôi nghe rõ Đức Phật bảo đi xin sữa! Duy Ma Cật nói: “Hãy mau quay về, nếu bị người khác thấy được, nhất là ngoại đạo, họ sẽ nghĩ rằng Phật Thích Ca đã thành Phật rồi, còn bệnh hoạn sao!”

Sau khi A Nan thuật lại lời của Duy Ma Cật thì Đức Phật nói là đúng. Thế thỉ tại sao Phật lại sai A Nan đi xin sữa? Vậy có mâu thuẫn không? Đó cũng vì muốn độ chúng sanh. Cho nên, không thể dùng sự hiểu biết của mình để đoán mò, ấy là sai.

Hỏi: Con nghe nói ờ Chùa Đậu Hà Nội, có hai chú cháu Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, hơn ba trăm năm mà nhục thân vẫn còn, vậy hai vị đó đã đắc đạo chưa?

Đáp: Mặc dù để lại nhục thân, nhưng không thể chứng tỏkiến tánh. Năm 1974, tôi đi viếng thăm các chùa ở Thái Lan, cũng có nhiều vị để lại nhục thân, những vị đó đều thưa phải kiến tánh. Ở Đài LoanPháp sư Từ Hàng thuộc Giáo Môn, cũng để lại nhục thân nhưng chưa kiến tánh.

Người tham thiền chỉ cần đáp được một chuyển ngữ: Chư Tổ đã kiến tánh hỏi người chưa kiến tánh, người đó chỉ cần đáp được một chuyển ngữ, chứng tỏ đã kiến tánh là được ấn chứng, gọi là truyền tâm ấn. Tại sao gọi là chuyển ngữ? Chuyển tức không có sở trụ; vì bản thể của Phật tánh vô trụ, lời nói của chư Phật chư Tổ đều là vô trụ, nên gọi là chuyển ngữ.

Có một ngoại đạo hiện đủ thứ thần thông trong mười mấy năm, người đời đồn xa, có người đem câu chuyện kể cho một vị Thiền sư nghe, vị đó chẳng ngó ngàng tới. Khi ngoại đạo đó chết, đem thiêu được nhiều xá lợi, có người lại đem việc này nói với Thiền sư, Thiền sư nói: “Xá lợi nhiều cách mấy, không bằng đáp cho tôi một chuyển ngữ”. Do đó, xá lợi nhiều không thể chứng tỏ là đã kiến tánh.

Hỏi: Sư phụ nói phải tin tự tâm l00% sao con tin không nỗi?

Đáp: Vì nay tiếp xúc cái nào cũng có thật chất, nên khó tin. Tôi thường dùng mở mắt chiêm bao và nhắm mắt chiêm bao để thí dụ, từ nhắm mắt chiêm bao sẽ tin được mở mắt chiêm bao.

- Đang ở trong nhắm mắt chiêm bao cũng là tin không nổi, đến chừng thức tỉnh rồi, không tin cũng không được, đối với mở mắt chiêm bao cũng vậy.

Lời dạy của Phật chúng ta cũng tin không nổi, nên mới cần tu hành; vì người tin không nổi, nên phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp. Do đó, Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Mê trải qua nhiều kiếp, ngộ chỉ một sát na”. Cho nên ở trong Phật pháp, tâm chấp nặng chừng nào thì kém chừng nấy, tâm chấp nhẹ thì cao, chứ không phải thông minh lanh lợi là cao, ngu si là thấp. Ngược lại, người ngu si dốt nát do tâm chấp nhẹ, lại thành cao, người thông minh chính do sự lanh lợi khiến thành thấp. Ví như trường hợp Tự Hồi Thiền sư, vốn là người dốt nát, sau khi kiến tánh rồi dạy lại những người thông minh lanh lợi.

Hỏi: Hành giả tham thiền vì còn chấp thân ngũ uẩn, nên chưa thể ngộ nhập bản thể của mình sau khi chết, tứ đại tan rã rồi, trở lại bản thể tự tánh, lẽ ra phải ngộ nhập tự tánh, chớ sao lại phải trôi lăn nhiều kiếp?

Đáp: Tôi thường nói chánh nhân đã gieo thì chánh quả sẽ đến. Thân tứ đại này vì có lay động nên có biến đổi, tan rã rồi mất. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói đến tánh thấy, gọi là kiến tinh, chẳng lay động biến đổi, nên không tan rã và biến mất.

Tánh thấy chưa phải là Tự tánh còn chẳng có tan rã, sự dụng của Tự tánh luôn ứng dụng khắp không gian thời gian, không bao giờ gián đoạn, chúng ta ứng dụng nó cũng dùng, không ứng dụng nó cũng dùng, (Sư phụ ví dụ như cảm giác của lớp da qua sự búng, xem lại trang 407 quyển thượng), mặc dù thân tứ đại tan rã, nhưng có sao đâu! Chính tánh thấy còn tồn tại vĩnh viễn, đâu có bị đánh mất!

Hỏi: Thế nào là linh tri tịch chiếu?

Đáp: Nay ông chưa kiến tánh, nhưng linh tri cua ông cũng đang tịch chiếu. Tại sao? Vì bản thể khắp thời gian. Ông biết nó cũng dùng, không biết nó cũng dùng; muốn dùng nó cũng đùng, không muốn nó cũng dùng. Dù ông bây giờ không biết, nhưng linh tri của ông vẫn đang tịch chiếu, vẫn thường chiếu soi, như ánh sángmặt trời, không lúc nào ngưng.

Ban đêm chúng ta không thấy ánh sáng mặt trời, nhưng chẳng phải mặt trời ngưng chiếu; ban ngày có mây đen che khuất, cũng chẳng phải ánh sáng mặt trời ngưng chiếu. Ví như người mù không thấy ánh sáng mặt trời, đâu phải do mặt trời bỏ sót không chiếu tới?

Móng tay của ông dang dài ông còn chưa biết tới, huống là linh tri vốn chẳng thể thấy biết! Cho nên, phải tin tự tâm, sức dụng của sự tâm đang dụng ra, đang tịch chiếu, chỉ tại chính mình không hay biết thôi.

Đó là bởi tác dụng của bộ não, nay tham thiền quét sạch hết tất cả tác dụng của bộ não, thì linh tri tịch chiếu tự động hiện ra, khắp không gian, thời gian.

Hỏi: Các vị Tổ dùng cơ xảo để bộ chúng sanh, như ngài Qui Tông chém rắn, Nam Tuyền chém mèo, đoạn mạng chúng sanh như thế có bị nhân quả không?

Đáp: Nay mình chưa đến chỗ đó, chỉ dùng ý thức phân biệt suy lường không thể biết được. Ví như sự sát sanh, phải có sự sanh tử mới có sự sát sanh, người chứng quả rồi rõ ràng chẳng còn việc sanh tử. Vốn đã chẳng có sự sanh để cho sát thì làm sao có sự sát sanh? ấy chỉ là do bộ não suy ra lý này, thật ra, dùng ý thức của mình đoán mò hành vi của chư Tổ, cho đó là đúng cũng có lỗi, cho là không đúng cũng có lỗi; đúng và không đúng là đối đãi, lọt vào nhị biên, còn tương đối, nằm trong năm thứ ác kiến. Bản thể của Phật tánh tuyệt đối, còn việc làm của chư Tổ vô trụ, việc này phải đợi khi tự ngộ rồi mới biết, chưa ngộ mà bắt chước việc làm của Tổ thì không được. Lại nữa, công phu chưa đến chỗ, dù chỉ còn thiếu một chút, mà dám cho là phải như thế, như thế, là phải chịu nhân quả. Công án “đi tiêu ngược”của Sơ Sơn sau đây chứng minh điều đó:

“Ngài Hương Nghiêm là vị Tổ kiến tánh triệt để, còn Sơ Sơn kiến giải cũng rất cao. Sơ sơn phê bình Hương Nghiêm có chỗ chưa đúng, Hương Nghiêm hỏi: “Vậy phải làm sao mới đúng?” Sơ Sơn bảo Hương Nghiêm phải đảnh lễ rồi mới chịu nói. Hương Nghiêm làm theo lời Sơ Sơn nói ra, Hương Nghiêm bảo:

- Ông nói như thế, nay tôi thọ ký cho ông phải tiêu ngược trong ba mươi năm”.

Đúng như lời Hương Nghiêm, Sơ Sơn ói ra phân trong hai mươi bảy năm mới ngộ. Sau khi ngộ, mặc dù không còn ói ra phân, nhưng vì muốn làm đúng theo lời Hương Nghiêm, mỗi lần ăn vào cứ ói ra thức ăn chứ không phải ói ra phân nữa.

Cho nên, hễ công phu chưa đến mức, không thể đùng ý thức đoán mò, đoán bậy mà phải trả quả báo, có hại chứ không có ích. Nay cứ đề câu thoại đầu khởi nghi tình hỏi tới mãi, ngoài ra không biết tới là tốt nhất, đến khi nào ngộ mới biết.

Hỏi: Vừa tham Thiền vừa trì chú để chóng qua nghiệp lực, có được không?

Đáp: Bản thể của tự tâm như hư không, không giới hạn, không bờ bến, tất cả năng lực đều sẵn sàng, chẳng có gì ở ngoài hư không. Tham thiền là phát hiện cái dụng của tự tâm, nay tự mình tạo ra sự hạn chế, rồi nói là dùng trì chú đế giải toả sự hạn chế đó, vậy có được không? Tôi đã nói là “đừng tạo nữa! Nay trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cứ tạo mãi, mục đích tham thiền là muốn ngưng sự tạo tác, thì tất cả đã sẵn sàng, chẳng còn thiếu sót. Tâm là hư không, hư không là tâm, cứ nhìn thẳng câu thoại đầu thì ngăn được tâm không tạo, cuối cùng hiện được sức dụng vô lượng vô biên của tự tâm.

Hỏi: Tại sao Tổ Triệu Châu nói: “Lão tăng niệm Phật một tiếng, phảỉ súc miệng ba ngày?”

Đáp: Tông phái nào đều muốn người tu nhân môn thâm nhập để mau được thành tựu. Niệm Phật thuộc tông Tịnh Độ, Thiền tông chỉ cần giữ được nghi tình, không nên xen vào cái khác khiến bị chướng ngại, do đó không cho niệm Phật nơi Thiền đường. Đó chẳng phải bài xích niêm Phật chỉ là muốn đi vào chuyên tu để mau đạt đến kiến tánh.

Hỏi: Ngài Bác sơn nói đến chỗ “Trước mặt vì hầm sâu muôn trượng, sau lưng lửa cháy, hai bên rừng gai”, xung quanh đều nguy hiểm, hành giả Tổ Sư Thiền làm sao qua được?

Đáp: Ngài Lai Quả cũng có thí dụ: “Sau lưng thì có người chỉa súng, một bên là nước một bên là lửa, trước thì chông gai, tiến thối đều không được, rất khó”. Nếu dùng ý thức phân biệt thì chúng thể qua được, nay không dùng ý thức phân biệt, chẳng biết đến bốn phía đều chướng ngại, chỉ đề câu thoại đầu khởi lên nghi tình thì tự nhiên qua được. Tôi nói cụ thể hơn: Trong Thiền tông gọi là “Vô môn quan”, tức quan ải không cửa, vậy làm sao đi qua? Tứ phía đều là tường đồng vách sắt, qua bằng cách nào? Nhưng phải qua được mới xong. Chỗ này phải ngưng tất cả ý thức phân biệt, nhờ nghi tình mới có thể đi qua được.

Hỏi: “Nghi tình phát khởi, cùng lý pháp thân tương ưng” là thế nào?

Đáp: Nghi tình phát khởi là sự thực hành, nếu thực hành đúng pháp, tự nhiên sẽ đến nơi. Nói “lý pháp thân tương ưng”, và pháp thân là gì? Pháp thân vô hình tướng, không số lượng, là bản thể của Tự tánh, phải công phu đến đó mới tự thấy, chứ không thể diễn tả. Pháp thân còn chẳng thấy nói gì lý pháp thân?

Chư Tổ từ bi, muốn chúng ta tin tự tâm nên đặt ra đủ thứ phương tiện, nay đã tin thì không cần truy cứu nữa. Thật ra, nếu có cái lý thì chẳng phải pháp thân, vì pháp thân bất nhị, hợp lý hay không hợp lý là nhị, nên Đức Phật trong Kinh Lăng Nghiêm nói: “Phàm là lời nói đều chẳng có nghĩa thật”. Chẳng thể nhờ lời nói diễn tả thực tế, huống là pháp thân vốn vô hình tướng số lượng!

Phải thấu rồi mới biết có tương ưng hay không, nay thầy còn chưa thấy, làm sao biết có tương ưng hay không? Nên ngài Lai Quả nói: “Tôi chỉ nói chỗ hành, còn sự thấy phải tự đến rồi sẽ thấy”.

Hỏi: “Sắc không bất nhị”có phải là công án chung trong Thiền tông?

Đáp: Công án của chư Phật chư Tổ là muốn chúng ta trực nhận bản tâm, những người chấp tâm nhẹ nhận theo kinh liễu nghĩa, những người chấp tâm nặng thì nhận theo kinh bất liễu nghĩa, liễu nghĩa với bất liễu nghĩa là tương đối. Còn Thiền tông gọi là Giáo ngoại biệt truyền, liễu nghĩa bất liễu nghĩa đều quét sạch. Như tôi thường nói: “Hư không sẵn sàng”, vốn chẳng phải chơn hay giả, nay lập ra chân không thì có cái giả không để tương đối, ấy chỉ là do tâm vọng tạo. Khi chưa tạo, tánh không vốn sẵn sàng, cho nên, bây giờ phải thực hành thôi, sau này sẽ tự ngộ.

Hỏi: Thế nào là “làm cho thân Phật chảy máu”? Đúc tượng có phải khiến thân Phật chảy máu không?

Đáp: Hồi thời Phật! có ngoại đạo từ trên cao liệng cục đá xuống chân Phật khiến chảy máu. Nay Đức Phật đã nhập Niết tràn, những hành động phỉ báng Đại thừa, hư tiêu tín thí, phá hoại luật nghi, cuồng vọng thuyết pháp là khiến thân Phật chảy máu.

Hỏi: Sư phụ dạy “khi nào có thắc mắc, nên hỏi các vị lão tham”, là đúng, hoặc chỉ là khẩu đầu thiền?

Đáp: Tôi có giải thích điều này ở phần sau cuốn Yếu Chỉ Kinh Pháp Hoa, rất dễ phân biệt chánh tà: Chấp thật là tà, phá chấp thật là chánh; chấp ngã là tà, phá ngã chấp là chánh. Chỉ cần phân biệt được điểm này đã đủ; hễ người nào có tư tưởng chấp thật là không đúng. Tư tưởng đã không đúng thì cách dạy cũng sẽ sai, chấp ngã cũng vậy.

Hỏi: Thế nào là “Nhìn câu thoại đầu như mèo rình bắt chuột?”

Đáp: Con mèo bắt chuột, cứ nhìn ngay chỗ con chuột chui ra, chỉ nhìn ngay chỗ đó, mặc cho bên cạnh có con chó hoặc con gì cũng không biết tới. Tối ngày sáng đêm, đi đứng nằm ngồi, cứ nhìn vào chỗ hầm sâu đen tối ấy, là dùng tánh thấy để nhìn, chứ không phải dùng con mắt.

Phải tin tự tâm đầy đủ, thống thiếtsanh tử, mới không bỏ luống thời gian.

Ví như trường hợp của Thiền sư Thiên Tuệ ở Chùa Cao Mân vào đời nhà Thanh: Vua Ung Chính là vị vua đã kiến tánh, một hôm đọc cuốn Ngữ Lục của Quốc sư Ngọc Lâm, là thầy của vua Khang Hy. Vua muốn tìm hậu duệ của Quốc sư, bèn sai người tìm gặp Thiền sư Thiên Tuệ, là đệ tử của Quốc sư.

Lúc đó Thiền sư Thiên Tuệ có công phu nhưng chưa ngộ, được lệnh vào kinh thành gặp vua. Qua trò chuyện, vua biết Thiền sư chưa kiến tánh, vua hỏi:

- Có biết được ý của tiên sư chăng?

Đáp: Không.

Vua bèn rút cây gươm ra bảo:

Trẫm ra hạn cho ngươi trong bảy ngày tu tại Thiền đường trong cung, phải hiểu được ý của Tiên sư, nếu không sẽ bị chém đầu!

Thiền sư Thiên tuệ phải tuân lệnh. Hằng ngày, vua đều sai người đến nhắc nhở: “Đã trôi qua một ngày, còn lại 6 ngày, còn lại 5 ngày...”

Như thế đến ngày cuối cùng, cứ cách khoảng nửa tiếng, vua sai người cảnh cáo một lần: “còn lại 23 tiếng, còn lại 22 tiếng …” đến khi chỉ còn lại 7 tiếng đồng hồi, Thiền sư tâm tự khẩn thiết, trong lúc bảo hương, bất giác đụng nhằm cây cột vấp té liền ngộ.

Ấy là do sự thúc bách của cái chết. Công phu phải thống thiết như quỷ sứ của Diêm La Vương đang đuổi sát sau lưng, nếu chúng ta có tâm quyết tử như thế, cũng có thể trong bảy ngày kiến tánh.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.