Gương Thiền (Thiền Gia Quy Giám)

28/05/20224:07 SA(Xem: 10800)
Gương Thiền (Thiền Gia Quy Giám)
GƯƠNG THIỀN (Thiền Gia Quy Giám)
Tây Sơn Đại Sư ( 1520 ~ 1604 )
Tào Khê Thối Ẩn thuật 
Thị Giới: dịch Việt 
THIỆN TRI THỨC 2016
Gương Thiền
Lời Đầu Bản Dịch Tiếng Việt
Lời Đầu Bản Dịch Tiếng Anh – Hyon Gak Sunim
Lời Đầu Bản Dịch Tiếng Hàn – Boep Joeng Sunim
Lời Tựa Của Tây Sơn Đại Sư
GƯƠNG THIỀN (Thiền Gia Quy Giám)
LỜI BẠT Của Một Người Đệ Tử Của Tây Sơn Đại Sư
Chú thích


LỜI ĐẦU BẢN DỊCH VIỆT

Thiền thì đốn ngộ Tự Tánh tức Phật Tánh rồi tiệm tu (Diệu tu). Giáo thì đạt đến Nhất Tâm và tu trong Nhứt Tâm đó.

Hành giả Giáo môn thực hành theo lời Phật dạy trong Kinh để đạt được tâm chuyên nhất. Nơi tâm chuyên nhất, tu tập qua nhiều từng bực, nếm từng phần mùi vị của Pháp, hướng đến cứu cánh toàn giác. Hành giả tu Thiền theo lời dạy của Thầy, Tổ để có được cái thấy ban đầu gọi là đốn ngộ hay thấy Tánh, sau đó tiệm tu, giữ gìn và vận dụng cái thấy đó cho đến khi hoàn toàn sáng tỏ, hoàn toàn nhuần nhuyễn.

Giáo như bản đồ đường bộ vẽ con đường dẫn lên đỉnh núi. Thiền như bức không ảnh cho thấy khung cảnh đỉnh núi. Dù dùng bản đồ đường bộ hay không ảnh, cả hai đều cùng hướng về một đỉnh núi, theo con đường Giới-Định-Huệ của Giáo, hay Huệ-Định-Hạnh của Thiền. Nơi Giáo môn, Giới-Định-Huệ hiển bày trong Một Vị, hay Nhất Tâm. Nơi Thiền, Huệ-Định-Hạnh toàn chứa trong Thấy Tánh hay Vô Niệm. Lúc nào cũng ở trong Nhất Tâm là lúc nào cũng ở trong Giới-Định-Huệ, lúc nào cũng Thấy Tánh là lúc nào cũng ở trong  Huệ-Định-Hạnh. Nơi Nhất Tâm hay Một Vị, Giới-Định-Huệ là một. Trong Thấy Tánh hay Vô Niệm, Huệ-Định-Hạnh là một. Đó là ba thời bình đẳng.

Theo ngài Tây Sơn Đại Sư, Giáo là Lời của Phật, Thiền là Tâm của Phật. Giáo môn theo lời dạy của Phật mà đi vào Tâm Phật, Thiền theo sự khai mở của Tổ mà vào ngay Tâm Phật. Cả hai đều có cùng một đích là tỏ bày cái không lời, cùng đi đến một cứu cánh là cái không thể gọi tên tả hình, vượt ngoài tri giải. Cái đó chính là Tánh Phật cũng là Tánh Không.

Giáo và Thiền do đó không phải là hai cánh cửa, hai con đường hoàn toàn biệt lập, không thể hổ trợ cho nhau.

Đặc biệt trong phần Tế Hạnh, Tây Sơn Đại Sư dạy rõ về những hạnh mà người tu Thiền thường không coi trọng. Đó là những hạnh như: Bố thí, Giữ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Trì chú, Lễ bái, Niệm Phật, Nghe Kinh v.v.

Thiền Gia Quy Giám được ngài Tây Sơn Đại Sư, một vị Thiền Sư ngộ đạo lại học rộng nhớ nhiều, từng hoạt động trong nhiều môi trường và hoàn cảnh, viết ra để dạy đệ tử thuộc nhiều căn cơ. Do đó, ngài đã dùng những phương tiện thiện xảo để dẫn vào Nhứt Vị hay Nhứt Tâm của Phật, Kiến Tánh của Tổ, mở cửa cho sự thành tựu Giới Định Huệlục độ, vạn hạnh.

Nội dung của Thiền Gia Quy Giám có thể được tóm tắt bằng lời của Đại sư viết trong phần kết luận cuốn sách: “Toàn giáo pháp bắt đầu với cái không thể gọi tên tả hình, kết thúc với việc không còn tri giải. Bao nhiêu vướng mắc, một câu phá hết” và “Trước sau một nghĩa, giữa nêu vạn hạnh.”

Trong nhiều thế kỷ cho đến ngày nay, Thiền Gia Quy Giám đã được coi như cẩm nang tu học của tăng, ni và cư sĩĐại Hàn, Trung Hoa, Nhật Bản cả trong Thiền lẫn Giáo.

Tôi mạo muội dịch ra tiếng Việt cuốn sách nhỏ vô giá nầy, trước là để tự học hỏi, sau là hy vọng có thể góp một phần nhỏ vào kho tàng Phật học, nhất là Thiền học nước nhà. Nếu có được chút ít công đức, xin hồi hướng cho tất cả chúng sanh và nguyện được gặp nhau trong Pháp Hội Long Hoa của Đức Di Lặc.

Bản tiếng Việt nầy được dịch theo bản dịch tiếng Anh The Mirror of Zen của Thiền sư Hyon Gak Sunim và bản chữ Hán Thiền Gia Quy Giám của Tây Sơn Đại Sư do CBETA (Trung Hoa Điện Tử Phật Điển Hiệp Hội) phổ biến. Để tiện cho sự tham khảo của độc giả, trong phần chú thích, tôi để thêm âm Hán Việt những câu chủ đề của mỗi chương và  những câu trích dẫn trong ngoặc kép, và kèm theo bản Hán văn.

Bản dịch chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Kính mong chư thiện trí thức chỉ giáo.

Xin sám hối chư Phật, chư Tổ, bổn sư Thượng Tịch Hạ Chiếu, anh em bạn đạo và chư thiện trí thức về việc thêm sóng trên nước, vẽ hoa trong không nầy.

Thành phố Calgary, AB Canada

Mùa Thu 2010

Thị Giới.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.