Thiền tông bất lập văn tự

04/05/20183:35 CH(Xem: 16075)
Thiền tông bất lập văn tự
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

THIỀN TÔNG BẤT LẬP VĂN TỰ
Nguyên Giác
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation
bia-sach_thien-tong-bat-lap-van-tu__nguyen-giac

MỤC LỤC

Phật Tử Và Vấn Đề Xã Hội 
Hiện Tượng Trầm Cảm 
3 Ngày Ý Thức Về Căng Thẳng 
4 Quà Tặng Trong Mùa Lễ 
Tạ Ơn Trong Ý Thiền 
6 Khi Thiền Sư Vào Bạch Ốc 
7 Vị Ni Sư Giữa Trời Đông-Tây 
Tôn Giáo Và Hoa Lục 
9 Đọc Thơ Lý Thừa Nghiệp 
10 Đọc Sách “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” 
11 Tâm Xả Ly: Mỹ Học Của Giải Thoát 
12 Dịch Kinh Tặng Người 
13 Đọc Kinh Phật, Đón Xuân Mậu Tuất 
14 Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh 
15 Đọc Thêm Vài Ý Về Bát Nhã Tâm Kinh 
16 Bát Nhã Tâm KinhMê Ngộ Bất Dị 
17 Khi Einstein Chia Buồn 
18 Thiền Tông Bất Lập Văn Tự

LỜI GIỚI THIỆU NGẮN BẰNG SONG NGỮ
CỦA AMAZON BOOKS

Thiền Tông Bất Lập Văn Tự gồm nhiều bài viết về Thiền Tông của Nguyên Giác, trong đó giải thích tận tường về Bát Nhã Tâm Kinh, và dẫn tới pháp thực hành dựa theo Kinh Tập (Sutta Nipata) là không vướng gì tới trong hay ngoài, không vướng gì tới cả ba thời (quá khứ, hiện tại, vị lai), không nắm giữ hay xua đẩy bất kỳ pháp nào. Nếu bạn còn an trụ hay nắm giữ cái "ở đây và bây giờ," bạn vẫn chưa vào cửa Thiền Bồ Đề Đạt Ma.

Bạn tu Tứ Niệm Xứ (niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp) là bạn niệm có đối tượng (như đối tượng là hơi thở, cử chỉ, cảm thọ...), cũng là phương tiện lớn, nhưng khi bạn tu theo Thiền Tông (trong đó Bát Nhã Tâm Kinhphương tiện lớn) là pháp niệm không đối tượng, không vướng vào Có hay Không, vì thấy tức khắc là Không, là Rỗng Rang Tịch Lặng dù là trước mắt hay bên tai, dù là quá khứ, hiện tại hay vị lai, và trong Tánh Không này, bạn sẽ tự biết giữ tâm Như Thị.

Đức Phật dạy trong Kinh Tậpbuông bỏ cả "bây giờ và ở đây," là vô tu vô chứng vì không vướng cả giới luậttu hành (Kinh Sn 4.5 - Paramatthaka Sutta trong Phẩm Atthakavagga, Kinh Tập: A brahman not led by precepts or practices, gone to the beyond — Such — doesn't fall back.), và Kinh Tập là niệm không đối tượng. Sách cũng dẫn ra Einstein khi nói về pháp Như Huyễn của nhà Phật. 

The book Thien Tong Bat Lap Van Tu by Nguyen Giac is a collection of essays that explain extensively The Heart Sutra and the practice based on Sutta Nipata -- the practitioner should cling neither outside nor inside, neither to the past nor future nor present; should neither grasp nor reject anything. If you dwell in or hold on to "the here and now," you are still outside the Zen Gate of Bodhidharma.

If you practice the Four Foundations of Mindfulness, you still have an object for insight meditation -- which is a great means; however, if you practice Zen (in which The Heart Sutra is a great means), you are mindful without any object. You should cling to neither Existence nor Non-Existence because you directly recognize via eyes and ears the Emptiness and the Stillness; in the Emptiness, you know how to dwell your mind in Suchness.

Buddha taught in Sutta Nipata that we should drop all the "here and now" and all things, even the practice (Sn 4.5 - Paramatthaka Sutta in Atthakavagga, Sutta Nipata: A brahman not led by precepts or practices, gone to the beyond — Such — doesn't fall back.). Thus, Sutta Nipata shows us how to mindful without any object, depending on nothing. This book also cites Einstein in the essays about the Buddhist way to see the world as illusions. 

LỜI GIỚI THIỆU
CỦA NHÀ XUẤT BẢN

 

“Thiền Tông Bất Lập Văn Tự” là tuyển tập các bài viết về Thiền của tác giả Nguyên Giác. Một số bài đã được công bố trên báo, trên các website Phật Giáo, cũng có bài chưa được công bố.

Với những nghiên cứu cẩn trọngkinh nghiệm sâu sắc từ nhận thức đến thực hành, đặc biệt trong cuốn sách này, tác giả giới thiệu đến bạn đọc pháp Thiền mà Đức Thế Tôn đã giảng dạy cho các đệ tử của Ngài trong những năm đầu giảng pháp, khi Ngài còn sinh tiền, cách đây hơn 2.500 năm.

Ngược lại với các sử liệu Phật Giáo từ xưa đến nay đều cho rằng Thiền tông được sinh ra trong khoảng thế kỷ thứ 6, thứ 7, khi Bồ Đề Đạt Ma đưa phép Thiền của đạo Phật vào Trung Quốc; Tác giả cho rằng Thiền tông và cả hệ thống Bát Nhã của Bồ Tát Long Thọ, đều xuất phát từ những lời dạy đầu tiên của Đức Phật trong những năm đầu Thế Tôn hoằng pháp.

Nói Thiền Tôngbất lập văn tự, vì văn tự thuộc về tương đối, không dùng lời nói hết được, vì lời nào cũng vướng vào nhị nguyên đối đãi đúng/sai, có/không. Chỉ duy Đức Phật mới đủ biện tài để dùng lời siêu vượt mọi vướng mắcba cõi.

Nội dung sách gồm 18 bài viết với phân nửa phần đầu nói về các thông tin liên quan đến thiền. Phân nửa phần sau, trình bày về cái cốt tủy của Thiền. Thiền ở đây không phải là một triết học, hay giáo lý mà là lời dạy trực tiếp, nói thẳng vào tâm người của Đức Phật, mà hành giả phải thâm nhập bằng cả thân tâm mình, đạt đếnthể hiện kinh nghiệm Thiền (tức là giác ngộ). Cốt tủy của Thiền ở đây không gì xa lạ hơn chính là xa lìa cả Có và Không, buông bỏ sắc thọ tưởng hành thức ở cả ba thời, quá khứ, hiện tạivị lai, giữ tâm vô sở trụ, thấy các pháp là vô ngã, là vô thường, là Không, và là như huyễn.

Hãy thấy các pháp là như huyễn, Đức Phật nói như vậy cách nay trên 2.500 năm và hơn 2.500 năm sau các nhà khoa học, như nhà khoa học vật lý Albert Einstein cũng nói tương tợ. Ông cho rằng “phân biệt giữa quá khứ, hiện tạivị laiảo giác và rằng ảo giác quang học của ý thức đã phóng chiếu ra kinh nghiệm của từng người”. Họ cũng cho rằng cái chúng ta thấy và gọi là thế giới chỉ là những hạt nguyên tử và hạt nguyên tử hợp lại mà thành, xuống thấp hơn nữa thì chỉ còn là năng lượng không hình không tướng. Cái chúng ta thấy là thế giới chỉ là những hợp tạo, những duyên sinh tạm thời; thực chất không có cái gì gọi là thế giới, con ngườivạn sự vạn vật. Thế giới, con ngườivạn sự vạn vậtkhông thật, là như huyễn.

Nhờ quán sát kỹ mọi pháp hữu vi đều là mộng huyễn, là bóng bọt, là sương mù điện chớp, như lời Phật dạy, ta mới lần lần cảm nhận sự hư ảo không thực của chúng. Thấy như huyễn đến đâu thì giải thoát đến đó.

Tác giả không những dẫn chứng từ các kinh tạng nguyên thủy Pali mà còn dẫn chứng cả các kinh Bắc truyền và lời của chư Tổ Phật giáo từ Tây Trúc đến Việt Nam.

Như trong Kinh Pali Tương Ưng Bộ Sn 22.95 Phật nói rằng tất cả các pháp trong thế gian đều như huyễn. “Hãy tu như lửa đang cháy trên đầu, hãy tỉnh giác đêm ngày nhìn thấy các uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều rỗng rang, và hãy xả ly tất cả các pháp, rồi sẽ chứng được cảnh bất động, bất khả hư hoại.”

Tác giả viết: “Kinh rất mực đơn giản, yêu cầu ngày đêm giữ tâm nhìn tất cả các pháp như ráng nắng, như trò ảo thuật, trong đó phần đầu y hệt Bát Nhã Tâm Kinh, phần sau là giữ tâm xả ly, y hệt lời dạy “buông xả cả thân tâm” (thân tâm phóng hạ) trong Thiền Tào Động. Pháp xả ly này cũng có nghĩa là tâm vô sở trụ, nghĩa là, như Kinh Kim Cương để thấy không có chỗ nào cho tâm an trụ, hay như Kinh Tiểu Không ghi lời Đức Phật rằng nhờ an trú Không cho nên an trú rất nhiều….”

Tác giả còn đối chiếu nhiều đoạn kinh văn khác của hai kinh hệ Pali và Sanskrit, đặc biệt là nhóm kinh rất cổ xưa “Kinh Nhật Tụng Sơ Thời” được chư tăng ni tụng hàng ngày trong thời Đức Phật sinh tiền, nhưng do giới hạn của bài viết, không thể trình bày thêm mà để dành cho quý độc giả đọc tiếp.

Chúng tôi xin chúc mừng Cư sĩ Nguyên Giác về tác phẩm này với những khám phá rất mới, rất cẩn trọng của ông về Thiền tông, về nhà khoa học Vật Lý Albert Einstein nói về như huyễn. Cũng ước mong độc giả, qua tác phẩm này sẽ có được nguồn cảm hứng để dễ dàng thấy tất cả các pháp trong thế gian đều như huyễn.

Trân trọng kính giới thiệu,

Tâm Diệu | Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

cover-book-bia-sach_thien-tong-bat-lap-van-tu__nguyen-giac


Quý độc giả yêu thích đọc sách in trên giấy có thể tìm sách trên mạng Amazon bằng cách gõ chữ không dấu tên sách. Thí dụ: "thien tong bat lap van tu" hay click vào đây để link trực tiếp tới trang mạng Amazon. Riêng độc giả ở Việt Nam xin xem chú thích dưới đây:

Chú thích:

Độc giả trong Việt Nam không mua trực tiếp từ Amazon được, nhưng có thể mua sách trên Amazon thông qua một trong 3 Công ty sau đây. Xin độc giả trực tiếp liên lạc và tìm hiểu quy trình cũng như giá cả trước khi tự mình quyết định có xử dụng dịch vụ nầy hay không. Thông tin nầy chỉ có tính cách tham chiếu mà thôi:

1- VietAir Cargo: https://vietaircargo.com/tin-deal/mua-ho-sach-tren-amazon-gia-re-va-van-chuyen-ve-viet-nam/
2-  Phong Duy: http://phongduy.com/mua-hang-tren-amazon/
3-  Fado: http://fado.vn/nhan-dat-mua-ho-ship-sach-tu-tren-amazon-ve-viet-nam-gia-re.n522/


Mong muốn pháp được lưu truyền rộng rãitác giả và nhà xuất bản không giữ bản quyền sách. Giá bán khi độc giả đặt mua là giá thành tối thiểu của Amazon nhằm trang trải chi phí in ấn cho một quyển theo hình thức POD (Print on Demand).

Quý độc giả cũng có thể download phiên bản PDF về máy nhà đọc trước:


pdf_download_2
Thien_Tong_Bat_Lap_VCSP_Proof050418


Các sách khác do Ananda Viet Foundation xuất bản:
Ananda Viet Foundation Books from Amazon


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.