Tháng 8: Tấn công chùa, bắt 1426 tăng ni cư sĩ

21/03/20214:47 SA(Xem: 2467)
Tháng 8: Tấn công chùa, bắt 1426 tăng ni cư sĩ

HOA K GII MT
H SƠ VIT NAM 1963
DỊCH VÀ GHI NHẬN:

TÂM DIỆU, TRÍ TÁNH & NGUYÊN GIÁC
NHÀ XUẤT BẢN ANANDA VIET FOUNDATION


THÁNG 8
TN CÔNG CHÙA
BT 1.426 TĂNG NI CƯ SĨ

 

 

GHI NHẬN: Thông tấn UPI ghi câu nói của Đại sứ Nolting khi mãn nhiệm, rằng không thấy dấu hiệu đàn áp tôn giáo. Ủy ban Liên phái Phật Giảo phản đối câu nói của Đại sứ Nolting, vì chứng cớ đã có kỳ thị tôn giáo là TT Diệm đã đồng ý sẽ xóa bỏ Đạo dụ 10 và hứa thực thi 5 điểm Thông Cáo Chung. Bà Nhu hăm dọa đè bẹp Chùa Xá Lợi. Bộ Ngoại Giao Mỹ hài lòng vì TT Diệm đọc diễn văn hòa giải, hứa trả tự do tăng ni Phật tử, gỡ vòng vây chùa, và nhiều điểm khác. Đại sứ Nolting báo cáo lạc quan: Cố vấn Nhu nói sẽ hòa giải với Phật Giáo, tuy bà Nhu thì vẫn ác khẩu. Dư luận quốc tế và LHQ bênh vực Phật Giáo. Mỹ chỉ thị nội bộ: không khuyến khích đảo chánh, không ngăn cản đảo chánh, lập kế hoạch di tản người Mỹ ra khỏi VN nếu tình hình bất ổn. Đại sứ Nolting nhận định không ai kiểm soát bà Nhu nổi, nên đề nghị TT Diệm đưa bà Nhu sang Rome, Diệm nói đã nghĩ tới chuyện đó. Phó Tổng Thống Thơ thú nhận Diệm-Nhu cứng rắn, không hòa giải với Phật Giáo, sẽ truy tố các Phật tử trong sự kiện ngày 8/5/1963 tại Huế. Thêm nhiều vị sư tự thiêu. Đình công, bãi thị nhiều tỉnh. Biểu tình, có nơi tới hàng chục ngàn người. Sinh viên tất cả các đại học bãi khóa. Nữ sinh Mai Tuyết An tới Chùa Xá Lợi tự chặt bàn tay trái để phản đối đàn áp tôn giáo. Bà Nhu tổ chức lực lượng cảnh sát bí mật. Bộ Trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu từ chức, cạo đầu phản đối chính phủ Diệm-Nhu. Thiết quân luật toàn quốc, tấn công hàng trăm chùa, bắt 1.426 tăng ni cư sĩ. Lính bất mãn, có nơi đào ngũ gần trọn đơn vị. Một vài tướng lãnh lộ ý muốn đảo chánh vì xã hội đang trên đà sụp đổ. Cảnh sát bắn vào người biểu tình, gây tử thương nữ sinh Quách Thị Trang. Mỹ dọa sẽ cắt viện trợ, nếu Diệm không hòa giải với người dân. Có 2 nhóm có ý định đảo chánh.

 

.

Ngày 1/8/1963. 9:55 a.m. Bản ghi chú về cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa Thứ Trưởng Ngoại Giao về Chính Trị Vụ (William Averell Harriman, viết tắt WAH) và Thứ Trưởng Ngoại Giao về Viễn Đông Sự Vụ (Roger Hilsman, viết tắt RH).

WAH nói với RH rằng ông cảm thấy không ổn khi đọc các bản tin nói về lời tuyên bố của Đại sứ Nolting về Phật Giáo. WAH nói rằng Nolting nên bị triệu hồi về Mỹ tức khắc. RH nói là rất đồng ý như thế, nhưng nên cho Nolting tự vệ để nói rằng lời nói của Nolting bị [báo chí] tường thuật sai và bị lấy mất ra khỏi ngữ cảnh. WAH nói về lý do ông ta [Nolting] nên đưa ra bản văn viết cho công chúng, và RH trả lời rằng không nên như thế. WAH nói Nolting đã nghĩ rằng khi Nolting ra đi (mãn nhiệm chức Đại sứ) thì Nolting nên được chỉ thị là đừng đưa ra bản văn công chúng nào -- hay là, khi nghĩ lại, WAH nói rằng, có thể sẽ là hơi khó, nhưng Nolting nên xin thông qua bản văn trước với Bộ Ngoại Giao. WAH cũng nói, bởi vì Nolting sẽ về Mỹ ngày 13/8/1963, cho nên có lẽ không cần thiết triệu hồi Nolting về. RH nói là sẽ soạn ra một điện văn.

--- Trong phần ghi chú, có ghi rằng khi trả lời phỏng vấn của UPI ngày 28/7/1963, về câu hỏi đàn áp tôn giáo tại VN,  Nolting nói: "Sau gần 2 năm rưỡi ở VN, tôi chưa bao giờ thấy chứng cớ nào về đàn áp tôn giáo, thực sự tôi cảm giác rằng có sự bao dung tôn giáo trong người dân VN ở mọi lĩnh vực."

--- Vào ngày 31/7/1963, Ủy ban Liên phái Phật giáo đưa ra bản văn, theo hình thức Thư Ngỏ đề ngày 1/8/1963 gửi Đại sứ Nolting phổ biến cho giới báo chí tại Chùa Xá Lợi ngày 1/8, chỉ trích về sự lương thiện của Nolting và về  sự hiểu biết của Nolting về tình hình PG. HT Tịnh Khiết nhân danh Ủy ban Liên phái gửi điện văn tới TT Kennedy, phản đối lời nói của Nolting. Nolting cũng nhận được một lá thư từ nhà sư Thích Tâm Châu lên án lời nói sai trái của Nolting với phóng viên UPI. Chứng cớ minh bạch về chuỵện đã có đàn áp tôn giáo là TT Diệm đồng ý sẽ xóa bỏ Đạo dụ 10, và đồng ý thực hiện 5 nguyện vọng của PG trong bản Thông cáo chung ngày 16/6.

--- Điện văn RH gửi Nolting là ngày 1/8/1963, 7:25 p.m., trong đó ghi rằng, "Báo chí nơi đây [Hoa Kỳ] lấy bản Thông cáo chung Phật giáo để bình luận về lời nói của ông [với UPI] rằng, như ông có thể hình dung, sự bóp méo bất hạnh về lời nói của ông. Điều này nêu nghi vấn về cách ông đưa ra các lời tuyên bố từ biệt, mà tôi nghĩ là ông không thể tránh. Ông nghĩ gì về chuyện đó? Khi có cơ hội bình luận, ông nên nói từ quan điểm Hoa Kỳ."

.

Ngày 4/8/1963. Nhà sư Nguyên Hương 23 tuổi châm lửa tự thiêu không cho ai biết ở đài chiến sĩ tại Bình Thuận. GS Nguyễn Lang ghi sự kiện này là ngày 4/8, nhưng Pentagon Papers ghi là ngày 5/8/1963.

.

Ngày 5/8/1963. 3:03 p.m. Điện văn từ BNG Mỹ gừi Tỏa Đại sứ. Ký tên Ball. Tình hình bà Nhu chỉ trich Phật giáo, đồng thời Nhu hăm dọa đè bẹp Chùa Xá Lợi như một phần trong nỗ lực "đảo  chánh" khiến có vẻ như chính phủ VN sửa soạn chuyển từ chính sách hòa giải sang chính sách đàn áp dữ dội. Tình hình nhà sư thứ nhì tự thiêu và việc phòng thủ Chùa Xá Lợi cho thấy người Phật Tử sẽ không để bị đàn áp dễ dàng. Nếu ông chưa nói rõ, thì hãy nói rõ với Diệm và Nhu rằng chúng ta xem những lời tuyên bố của hai ông bà Nhu như là khiêu khích và không khôn ngoan. Ông có thể nói thêm rằng dư luận tại Mỹ là, nếu Chùa Xá Lợi bị "đè bẹp" thì người ta phải đoán rằng chính phủ Mỹ   sẽ tức khắc và công khai lên án hành động đó.

--- Ghi chú viết rằng bài diễn văn của bà Nhu ngày 3/8/1963 đọc trước một khóa huấn luyện Thanh Nữ Bán Quân Sự, trong đó bà Nhu lên án Phật Tử sử dụng kỹ thuật Cộng sản để lật đổ chính phủ. Lời hăm dọa của Cố vấn Nhu ghi trong bản tin Reuters ngày 3/8 và in trên báo New York Times ngày 5/8/1963.

--- Ghi chú cũng ghi rằng vào ngày 4/8/1963, nhà sư Huynh Van Le tự thiêu trước Tượng Đài Chiến Sĩ ở thị trấn Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Tự thiêu này không nằm trong cuộc biểu tình lớn hay lễ rước nào, cũng không được chứng kiến bởi phóng viên hay nhiếp ảnh gia nào.

.

Ngày 6/8/1963. Bản ghi nhớ từ Thứ Trưởng Ngoại Giao về Viễn Đông Sự Vụ (Hilsman) gửi lên quyền Ngoại Trưởng Hoa Kỳ.

Tóm lược tình hình 2 tuần qua, lạc quan: Bài diễn văn TT Diệm đọc trên đài phát thanh hôm 18/7/1963 bày tỏ tinh thần hòa giải của chính phủ; đã gỡ bỏ rào vây quanh các chùa ở Sài Gòn; đã trả tự do hầu hét, nếu không phải tất cả, người bị bắt trong các cuộc biểu tình của PG; các buổi lễ ngày 30/7 của PG trật tự, ôn hòa và cảnh sát đã tránh xô xát.

Bi quan vẫn còn: PG từ chối họp với ủy ban của PTT Thơ; chính phủ VN vẫn từ chối nhận diệntrừng phạt các viên chức trách nhiệm vụ nổ súng ngày 8/5/1963 làm chết 8 người, một đòi hỏi của phía PG; Ngô Đình Nhu trong cuộc phỏng vấn ngày 3/8/1963 hăm dọa đè bẹp bản doanh PG ở Chùa Xá Lợicảnh cáo nếu PG khủng hoảng kéo dài, Nhu sẽ tổ chức cuộc đảo chánh chống Mỹ và chống PG. Cùng ngày, bà Nhu đọc diễn văn tấn công các nhà sư lãnh đạo PG.

Như thế, lo ngại sẽ có nhiều cuộc biểu tình và rồi bạo lực. Có dấu hiệu rằng PG không tin vào chính phủ sẽ hòa giải, và có thể sợ bị Nhu trả thù nếu ngưng đấu tranh và Diệm vẫn còn nắm quyền. Chúng tôi biết hiện thời có nhiều nhóm đang âm mưu đảo chánh ông Diệm. Chúng tôi ước tính xác suất một cú đảo chánh trong vài tháng tới là 50-50. Cơ hội thành công của đảo chánh khó đoán, có thể là 50-50. Dự đoán khi Diệm bị lật đổ, lãnh đạo có thể là một nhóm quân sự, với sự có mặt hay không có mặt ông Nguyễn Ngọc Thơ trong cương vị lãnh đạo hình thức. Cũng có thể xảy ra diễn tiến mới: Ngô Đình Nhu sẽ lên cầm quyền, ít nhất là một thời gian, hay là sẽ có nội chiến giữa các nhóm không cộng sản.

Chúng tôi đang duyệt và sẽ chấp nhận một kế hoạch, để dồn nỗ lực phía sau Thơ và quân đội nếu họ có một nỗ lực nghiêm túc và có thể thành công để đảo chánh ông Diệm. Thêm nữa, chúng tôi đang tìm tiếp cận với các phần tử, quân sự và dân sự, nhằm cho chúng ta cơ hội tốt trong khi vận dụng kết quả nỗ lực đảo chánh. Nếu Diệm không bị lật đổ, ngày càng thấy rõ cơ nguy là Diệm sẽ giải quyết vấn đề PG bằng đàn áp; nếu thế, Diệm sẽ mất sự ủng hộ từ người dân, và không còn hy vọng gì chiến thắng VC.

Lập trường chúng ta bây giờ là, về vấn đề PG, tiếp tục riêng tư áp lực TT Diệm và chính phủ VN hòa giải cụ thể. Chúng ta tiếp tục công khai khen ngợi chính phủ VN về một vài hành động cụ thể, nhưng không nên khen ngợi chế độ một cách tổng quát. Với câu hỏi tổng quát về Diệm và chế độ, chính sách chúng ta là: không khuyến khích đảo chánh và cũng không ngăn cản đảo chánh. Chúng ta không biết Diệm có sẽ thoát được nạn này hay không. Chúng ta hiển nhiên không thể ủng hộ một kẻ thua cuộc, cũng chưa thấy được có ai có thể thắng cuộc.

.

Ngày 7/8/1963. 9 p.m. Từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Nolting. Ngô Đình Nhu nói với tôi hôm nay rằng Nhu ủng hộ chính sách hòa giải với Phật Giáo của TT Diệm. Tôi hỏi về lời Nhu nói sẽ đè bẹp Chùa Xá Lợi hay là lời Nhu nói về Nhu sẽ đảo chánh, dù giả hay thực, thì Nhu nói Nhu không ủng hộ lập trường nào như thế. Nhu nói bất kỳ diễn giải khác nào về bản tin Reuters đó đều sai. Tôi nói với Nhu, nếu Nhu nói với tôi là sự thực, thì Nhu là người bị hiểu nhầm nhiều nhất. Nhu nói, hãy tin lời Nhu nói là thực. Tôi hỏi Nhu về tuyên bố của bà Nhu đầy khiêu khích và trái nghịch với chính sách hòa giải của TT Diệm. Nhu nói rằng bà Nhu có quyền nói ý nghĩ riêng trong cương vị một công dân, không phải nói thay cho chính phủ. Tôi sẽ gặp TT Diệm về chuyện này và các chuyện khác vào sáng mai.

.

Ngày 8/8/1963. 8 p.m. Từ BNG Mỹ gửi Tòa Đại sứ. Ký tên Ball. Vừa khi báo cáo của ông nói chuyện với Nhu cho chúng tôi an tâm phần nào [về lập trường hòa giải với PG của chính phủ VN] thì bài báo của phóng viên Halberstam trên tờ New York Times về diễn văn của bà Nhu mang lại đầy sóng gió. Ông sắp nói chuyện với TT Diệm, xin nói với ông ta rằng dù chúng ta công nhận bà Nhu nói trong cương vị công dân, không phải chính phủ, nhưng chúng ta không thể bỏ qua các tuyên bố xúc phạm và gây tổn thương từ một người gần như được xem như thay mặt TT Diệm. Như dường quan trọng với chúng ta lúc này là, chính phủ VN không công khai tái xác nhận lập trường hòa giải với PG. Do vậy, ít nhất là cần có sự lên tiếng bác bỏ các tuyên bố của bà Nhu. Hãy nói với Diệm rằng Diệm đã bảo đảm với chúng ta sẽ hòa giải với PG, và vì Nhu đã nói với ông [Nolting] là Nhu ủng hộ chính sách hòa giải, bây giờ cần thiết là Nhu phải lên tiếng công khai Nhu ủng hộ chính sách hòa giải. Lời tuyên bố công khai của Nhu và của Diệm về hòa giải [với PG] sẽ phần nào xóa bớt nghi ngờ phía chính phủ Mỹ. Nói Diệm thẳng thắn rằng thời điểm này cần phải gỡ bỏ bà Nhu ra khỏi chính trường. Chúng tôi nghĩ tới một hành động tương tự trong những năm đầu chế độ Diệm, khi bà Nhu bị đưa vào một dòng tu [Thiên Chúa Giáo] ở Hồng Kông. Ông có thể ghi nhận rằng trong bản tin của Halberstam, bà Nhu tuyên bố Diệm không có nhân sự nào theo, và rằng Diệm phải dựa vào bà Nhu và các anh em để có quần chúng ủng hộ. Trong tạp chí Time ấn bản 9/8/1963, có bài viết ghi lời bà Nhu tuyên bố giọng miệt thị về chính sách hòa giải của Diệm: "Tổng Thống quá thường muốn những gì mà người Pháp gọi là 'một vòng tròn có góc cạnh' [ám chỉ: bất khả] Ông [Diệm] muốn vuốt ve như người Mỹ muốn, êm dịu, không đổ máu, mọi người bắt tay."

--- Phần Ghi chú viết rằng BNG Mỹ gửi bản tóm lược 2 bài viết về VN trên tờ New York Times, ấn bản ngày 8/8/1963. Bản tin đầu tiên là của phóng viên David Halberstam từ Saigon, nhan đề “Mrs. Nhu Denounces U.S. for ‘Blackmail’ in Vietnam” (Bà Nhu lên án Mỹ về 'Bắt Chẹt' tại Việt Nam). Bài thứ nhì là của Tad Szulc viết từ thủ đô Washington, kể về nỗi lo ngày càng tăng trong chính phủ Kennedy rằng chính phủ Diệm sẽ sụp đổ nếu không chịu đáp ứng nguyện vọng của các Phật Tử. Trong điện văn 180 gửi tới Sài Gòn ngày 9/8/1963, Bộ Ngoại Giao thông báo Tòa Đại sứ rằng hai báo New York Timesvà Washington Post hôm 9/8/1963 đều có bài bình luận chỉ trích bà Nhu. Bộ Ngoại Giao tóm lược cho Nolting để sẽ nói chuyện với TT Diệm.

.

Ngày 9/8/1963. Bản ghi nhớ từ Michael V. Forrestal (viên chức Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, NSC) trình lên TT Kennedy. Tóm lược về tình hình căng thẳng giữa PG và chính phủ VN, các lời tuyên bố của Nhu nói muốn hòa giải, của bà Nhu nói miệt thị, kích động. Nolting sẽ gặp TT Diệm để yều cầu Diệm công khai tái xác nhận lập trường hòa giải với PG. Trong khi đó, bà Nhu lại tấn công lần nữa, với bài viết in ngay trang nhất báo Times of Vietnam của chính phủ VN.

Hilsman không nghĩ là đã tới lúc Hoa Kỳ phải công khaichính thức bày tỏ bất mãn với các hành động và chính sách của chính phủ VN. Cảm giác riêng của tôi là chúng ta phải xem xét các ý kiến tại Hoa Kỳ và quốc tế đang ngày càng chỉ trích việc chúng ta kết thân với TT Diệm.

Cam Bốt, Tích Lan (lúc đó, tên là Ceylon, bây giờ là Sri Lanka) và Nepal đã nêu vấn đề Phật Giáo VN đối với Tổng Thư Ký LHQ, và có lẽ chuyện này ra trước khoáng đại LHQ.

Tôi sẽ gợi ý cho Roger và Averell rằng chúng ta xem xét một kiểu tuyên bố của Hoa Kỳ, công khai xác nhận lập trường Mỹ về các vấn đề bao dung tôn giáo, đặc biệt là tại VN. Cuộc chiến chống CS tại các tỉnh hiện nay không bị ảnh hưởng từ khủng hoảng PG. Các viên chức tình báo cho biết có thể có một cuộc đảo chánh thành công trong vòng 3 tháng tới. Thay mặt Tổng Thống, tôi đã yêu cầu Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ xem một kế hoạch phòng hờ để bảo vệ và di tản người Mỹ đang ở Sài Gòn; và CIA đã làm việc với Bộ Ngoại Giao để đánh giá lại các thông tin chúng ta có về âm mưu đảo chánh, nhằm cung cấp cho Bộ Ngoại Giao và phía tòa đại sứ có căn bản để quyết định khi sự kiện bất ngờ đó xảy ra.

.

Ngày 10/8/1963. 7 p.m. Từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Nolting. Sự kiện là, bà Nhu không ai kiểm soát nổi -- dù là cha, mẹ, chồng và anh chồng của bà. TT Diệm hứa với tôi là sẽ "xem xét" những gì ông có thể làm về bà Nhu, nói ông đã nghĩ là bà Nhu nên nghỉ ngơi. Đó là tối đa ông có thể làm. Các ông Diệm, Nhu, và phía chính phủ VN xuyên qua ủy ban của PTT Thơ đều nói là sẽ hòa giải với PG. Ủy ban Liên bộ của Thơ nói sẽ điều tra tất cả các khiếu kiện và yêu cầu cho chi tiết, như thế sẽ có ảnh hưởng tốt trên dư luận công chúng VN, bất kể bà Nhu [nói gì]. Khi ông Diệm nói rằng bà Nhu nói trong cương vị cá nhân một công dân, tôi nói thẳng rằng thế giới bên ngoài không nhìn như thế, và tôi nghĩ, cả trong VN nữa. Tôi nói với Diệm rằng ông không thể duy trì quan hệ hiện nay với chính phủ Mỹ, nếu ông không trực tiếp giải quyết, hỗ trợ cho Đại sứ của VN (thân phụ của bà Nhu) tại Washington, và xóa bỏ hình ảnh như là "hỗn loạn tâm thần" của chính phủ VN.

Tôi cũng đã nói chuyện với Phó Tổng Thống Thơ, Thuần, Nhu, Mẫu, [xóa vài chữ, chưa giải mật], Bửu Hội và người khác. Các trường hợp có thể: Cho bà Nhu vắng mặt, có lẽ qua Rome; yêu cầu nhà thờ khiển trách Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục; Hay là, tôi gặp bà Nhu trực tiếp, sau khi nói với Diệm rằng tôi có ý định làm như thế.

Ghi chú có nhắc tới thân phụ của bà Nhu là Đại sứ VN tại Mỹ là Trần Văn Chương. Ông Chương tuyên bố rằng lời bà Nhu về các Phật Tử như "nướng thịt sư" với "xăng dầu nhập cảng" là bất kính và thô lỗ. Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) đã truyền đi các nhận định của Trần Văn Chương hôm 6/8/1963.

.

Ngày 11/8/1963. Lễ cầu siêu cho nhà sư Nguyên Hương thực hiện trên toàn quốc. Tại Sài Gòn, hàng chục ngàn người dự lễ cầu siêu.

.

Ngày 12/8/1963. Nữ sinh Mai Tuyết An đến chùa Xá Lợi chặt bàn tay trái của cô để phản đối chính phủ.

.

Ngày 12/8/1963. 6 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Nolting. Tôi đã nói chuyện rất nghiêm túc với TT Diệm sáng nay. Khi Diệm nói là Diệm sẽ cứu xét những gì có thể làm để đáp ứng lời tôi yêu cầu [hòa giải cụ thể với PG], tôi nói như thế chưa đủ, rằng không còn thì giờ nữa, và rằng Diệm trước đó cũng đã hứa như thế với tôi tuần trước. Tình hình bây giờ còn tệ hại hơn vì các lời tuyến bố phi lý của bà Nhu. Diệm hứa sẽ cho tôi biết vào buồi chiều những gì Diệm sẽ làm. Tôi cảm thấy trong Diệm có sự giằng co giữa tình cảm gia đìnhtrách nhiệm Tổng Thống. Tôi nói trong cương vị Tổng Thống, ông phải thấy gia đình chính là toàn thể dân VN và phải vì lợi ích của toàn dân trên hết.

Đêm qua, Thuần có tới nhà tôi nói chuyện. Thuần tóm lược cảm xúc của hầu hết các Bộ trưởng trong nội các và của chính Thuần bằng cách nói rằng bây giờ là giờ thứ 11 cho TT Diệm nắm thực quyền Tổng Thống và phải hành động trong cương vị Tổng Thống. Đó cũng là tóm lược các suy nghĩ của hầu hết các vị trong nội các mà tôi đã từng nói chuyện riêng rẽ với gần như tất cả bọn họ. Tôi nói với Diệm rằng không chỉ ngoài VN, mà ngay trong VN, như dường thấy rõ rằng bà Nhu, với sự hỗ trợ của ông Nhu, đang lật ngược các quyền lực của Diệm và kiểm soát tình hình này (Diệm bác bỏ nhận định này của tôi) và rằng theo ý kiến của tôi và của chính phủ Mỹ, không gì bây giờ có thể xóa đi cái ấn tượng, trừ phi chính Diệm phải có hành động công khai tích cực, cho thấy Diệm kiểm soát chính phủ và dẹp bỏ bà Nhu.

Một điểm khác cần nói thêm: Thuần (theo nguồn tin được bảo vệ) nói với tôi đêm qua rằng Thuần được báo rằng bà Nhu đã tổ chức một đơn vị cảnh sát bí mật riêng của bà, người chỉ huy đơn vị này là Trần Văn Khiêm, em ruột của bà, và hiện nay đơn vị này đã tổ chức những cuộc bắt giam bất hợp pháp. Tôi hỏi Thuần là Nhu có liên hệ chuyện này không, thì Thuần nói phải tin là có bàn tay của Nhu. Tôi kể với Diệm rằng tôi có tin chưa xác minh về chuyện bà Nhu lập đội cảnh sát mật riêng, Diệm bác bỏ là không thể có chuyện như thế, rằng Diệm ghét và không tin tưởng Trần Văn Khiêm, và rằng gia đình Diệm sẽ không bao giờ làm như thế. Tôi nói, TT Diệm nên xem chuyện này kỹ hơn.

Trong cuộc nói chuyện, tôi thấy Diệm nói trở đi trở lại rằng Diệm không tin các nhà sư, rằng các nhà sư phá hoại nỗ lực chiến tranh, vân vân. Tôi nói với Diệm rằng những gì Diệm vừa nói đã xác minh nỗi nghi ngờ của tôi rằng chính sách của Diệm thực sự là hỗn loạn tâm thần, rằng Diệm trao chính sách hòa giải với PG cho PTT Thơ thực hiện, và chính bản thân Diệm đã dung dưỡng ngôn ngữ tấn công các nhà sư, và như thế chính sách sẽ bất khả thi. Diệm nói PTT Thơ sẽ có một bản văn về chính sách chính phủ vào ngày mai, và Diệm dự đoán, sau các buổi nói chuyện với một số nhà sư, rằng họ sẽ đồng ý cùng đièu tra chung về các sự kiện ở Phan Thiết. Tôi nhân lúc đó, nói rằng chính bản thân Diệm hãy tuyên bố công khai, nhân danh chính Diệm và nhân cơ hội này, để làm dịu làn sóng dư luận, cả ở VN và trên khắp thế giới, rằng người ta nói Diệm không làm chủ được chính phủ VN. Nếu Diệm đích thân tuyên bố thì đó là bước đầu tích cực.

.

Ngày 13/8/1963. Nhà sư Thanh Tuệ ở tỉnh Thừa Thiên tự thiêu. Cảnh sát tới xô xát với Phật Tử, làm nhiều người bị thương, và cướp thi thể nhà sư Thanh Tuệ. 

.

Ngày 13/8/1963. 7:20 p.m. Điện văn từ BNG Mỹ gửi tới Tòa Đại sứ Mỹ ở VN. Ký tên Rusk. Buổi họp báo của Thơ cho thấy chính phủ VN cứng rắn, không hòa giải, trái với lời hứa của TT Diệm là sẽ nghe lời chúng ta đề nghị là sẽ tuyên bố quyết tâm của chính phủ VN là hòa giải để giải quyết khủng hoảng PG. Ghi nhận là Thơ cho thấy ý định chính phủ VN là truy tố các Phật Tử về sự kiện ngày 8/5/1963, tức là trực tiếp chống lại yêu cầu của phía PG đòi quy trách nhiệm các viên chức chính quyền vụ ngày 8/5. Tuyên bố của Thơ cho thấy những Phật Tử bị bắt sau ngày 16/6/1963 có thể sẽ không được khoan hồng, mà chắc chắn sẽ kích động thêm nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ nữa.

Nên biết rằng, nếu Diệm không có hành động thích nghi sớm, chúng tôi (chính phủ Mỹ) sẽ buộc lên tiếng bằng một bản văn lên án chính phủ VN về cách ứng phó với tôn giáo. Ông có tin là sẽ có cơ hội nào Diệm sẵn lòng lấy một "kỳ nghỉ" cùng với ông bà Nhu lúc này? Có thể rằng vấn đề PG có thể giải quyết khi Diệm vắng mặt, với Thơ giữ chức quyền Tổng Thống và Ngô Đình Luyện (em của Diệm và Nhu) sẽ thay chức Cố Vấn của Nhu (hay chức vụ mới, thí dụ như "Thủ Tướng") và bảo vệ quyền lợi của gia đình họ Ngô. Tình hình tệ hại nhất sẽ là Diệm đi cho kỳ nghỉ và 2 ông bà Nhu nắm trọn quyền. Phần ghi chú, ghi ý kiến từ Tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn trả lời Bộ Ngoại Giao Mỹ rằng không thể có chuyện ông Diệm đi một kỳ nghỉ chung với cả ông bà Nhu.

.

Ngày 14/8/1963. Đại sứ Nolting gặp TT Diệm. Đây là buổi họp cuối cùng của 2 người trước khi Nolting rời Việt Nam. TT Diệm hứa sẽ công khai có bản văn bác bỏ lời của bà Nhu miệt thị Phật Tử. Nolting rời VN hôm sau.

.

Ngày 14/8/1963. 8 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Nolting. Tôi gặp TT Diệm sáng sớm nay. Diệm bày tỏ thái độ chần chừ và bất định, nói là vì ông và chính phủ bị phía PG chỉ trích, cũng như bị báo chí Mỹ tấn công, đặc biệt là bản tin của Szulc trên báo New York Times dựa vào nguồn tin Washington nói rằng vấn đề Phật Giáo đang ảnh hưởng, hay sắp ảnh hưởng, tới nỗ lực chiến tranh. TT Diệm cũng nói Hội Đồng Bộ Trưởng đã khuyên ông đừng đưa ra bản tuyên bố hòa giải nào. Tôi nói thẳng với Diệm rằng chính phủ Mỹ sẽ không chấp nhận như thế. Cuộc nói chuyện đó xảy ra sau một buổi lễ sáng nay. Tôi được hỗ trợ từ Đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) Yuen và Đại sứ Úc Hill.

Trong buổi hẹn lúc 11 giờ sáng để từ biệt TT Diệm, nói chuyện tiếp tục, thẳng thắn. Tôi nói chuyện Bộ Ngoại Giao Mỹ gợi ý TT Diệm nên có một kỳ nghỉ ngơi. Diệm nói cả báo chí Mỹ và chính phủ Mỹ đều không hiểu phức tạp của vấn đề Phật Giáo, cũng như không hiểu chế độ nhà Ngô và đóng góp của gia tộc nhà Ngô cho nền độc lập của VN. Diệm lại ca ngợi Nhu. Tôi nói tôi thấy bế tắc vì điều tôi cần bây giờ là hồi phục lòng tin vào thiện ý muốn hòa giải của chính phủ VN. Diệm lại hứa sẽ đọc bản văn hòa giải, có thể là trước khi tôi rời VN sáng mai. Diệm nhờ tôi chuyển lời cảm ơn tới TT Kennedy về tất cả những gì đã làm cho VN.

--- Phần ghi chú điện văn viết, tuyên bố của Diệm mang hình thức câu trả lời một câu hỏi của phóng viên Marguerite Higgins đăng trên báo The Herald Tribune ngày 15/8/1963, Diệm nói, "chính sách hòa giải tuyệt đối thì không thể đảo ngược" và "không cá nhân nào, không chính quyền nào có thể thay đổi nó [chính sách]."  Nói với báo Mỹ, có vẻ như TT Diệm nói với người Mỹ, chứ không phải nói với người Việt.

.

Ngày 15/8/1963. Khoảng 1.000 sinh viên - học sinh biểu tình tại Huế để phản đối cảnh sát và đòi trả lại di thể nhà sư Thanh Tuệ. Ni sư Diệu Quang 27 tuổi tự thiêu tại quận Ninh Hòa, Khánh Hòa. Cảnh sát mang thi hài ni sư Diệu Quang đi. Dân chúng biểu tình tại thị xã Nha Trang để phản đối cảnh sát. Hơn 200 người bị bắt, gần 30 người bị thương. Chùa Hội Quán và Phật học viện Hải Đức bị phong tỏa và cắt điện nước trong ba ngày đêm làm 300 tăng sĩ và Phật tử bị cô lập.

.

Ngày 15/8/1963. Từ 11:00-11:35 a.m. Đại sứ Henry Cabot Lodge gặp Tổng Thống Kennedy tại Bạch Ốc. Ghi chú của Bộ Ngoại Giao Mỹ. Lodge kể lại rằng khi gặp Kennedy, ông nhận thấy Kennedy rất quan ngại về tình hình Việt Nam. Ông nói về tấm hình AP chụp lúc nhà sư Quảng Đức tự thiêu. Tôi nói trong lịch sử gần đây, có lẽ không có hình ảnh nào gây xúc động toàn cầu như thế. TT Kennedy nói về tấm hình tự thiêu, nói về tầm quan trọng của Việt Nam, và về những gì đang xảy ra ở Sài Gòn-- tới sự kiện rằng có vẻ như chính phủ Diệm đang tới giai đoạn kết thúc. Kennedy nói với Lodge, "Tôi nghĩ rằng đó là những dư luận báo chí tệ hại nhất trên thế giới hôm nay, và tôi muốn ông, cá nhân ông, hãy phụ trách về quan hệ với báo chí."

.

Ngày 16/8/1963. Nhà sư Tiêu Diêu tự thiêu tại chùa Từ Đàm, Huế. Khoảng 5000 người đến chùa Từ Đàm để bảo vệ thi hài hòa thượng Tiêu Diêu.

.

Ngày 16/8/1963. Tại Huế, tất cả các chợ, trường học, công ty, xí nghiệp và công sở đều nhất loạt tổng đình công theo lời kêu gọi của giới lãnh đạo Phật giáo. Huế ra lệnh giới nghiêm, thiết quân luật toàn diện. Các chùa lớn bị phong tỏa, nhiều ngàn người bị cô lập trong các chùa Linh Quang, Từ Đàm và Diệu Đế. Viện trưởng Đại học Huế, linh mục Cao Văn Luận, bị cách chức vì ủng hộ phong trào Phật giáo. Các trưởng khoa (Y khoa, Luật khoa, Khoa học, Sư phạm, Văn khoa) và 30 giảng viên Viện Đại học Huế ra thông cáo từ chức. Toàn bộ giảng viên Viện Hán Học Huế cũng ra tuyên cáo phản đối chính quyền và tuyên bố từ chức.

.

Ngày 16/8/1963. Bản ghi nhớ từ CIA (Richard Helms) gửi Thứ Trưởng Ngoại Giao Viễn Đông Sự Vụ (Roger Hilsman).

--- Dự đoán, Ngô Đình Nhu có thể lên thay Ngô Đình Diệm. Ông Nhu có thể lên giữ chức Tổng Thống VNCH nếu ông Diệm ra đi vì lý do nào đó (hoặc từ chức, chết vì lý do tự nhiên hay tai nạn, chết vì bị ám sát, bị đảo chánh nhưng không chết...). Hiện nay Nhu là người quyền lực cao thứ nhì, chỉ sau TT Diệm tại VN. Nói chuyện với một nhà quan sát Hoa Kỳ hôm 25/6/1963, Nhu bày tỏ chống đối Diệm và chính phủ, tới mức có thể ngờ vực rằng Nhu đang tính đảo chánh lật đổ ông Diệm. Đó không phải là lần đầu Nhu tự bày tỏ bạo lực như vậy. Trong một cuộc nói chuyện mới 2 tháng trước, trong đó Đặng Đức Khôi thông ngôn cho Nhu và 2 phóng viên báo Time/Life, Nhu nói rằng chế độ hiện nay (không nhất thiếtcá nhân ông Diệm) cần phải bị phá hủy. Nhu lập lại nhiều lần câu nói tiếng Latin, "Carthago delenda est" (Thành Carthago phải bị phá hủy). Có thể có một khả thể rằng Nhu sẽ lên chức Tổng Thống trong một tình thế bạo lực, có thể là khi xảy ra vụ ám sát ông Diệm mà trường hợp này có thể do Nhu tổ chức.

--- Chúng tôi bi quan về hình ảnh ông Nhu không thể cải thiện, dù nhìn từ người dân trong VN hay dư luận ngoài VN. Bà Nhu cũng là gánh nặng, mang dư luận xấu cho Nhu. Trung thành nhất với Nhu là Tướng Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh Quân đoàn 4. Các tướng lãnh khác không ưa Nhu, cũng như người dân và dư luận quốc tế. Quan hệ giữa Nhu và Ngô Đình Cẩn lại phức tạp. Hai anh em Nhu-Cẩn có quan điểm dị biệt nhau từ lâu, và thiết lập riêng hai lực lượng an ninh riêng của mỗi người, lại cạnh tranh nhau thường xuyên về những vấn đề như bổ nhiệm các chức vụ thấp và trung, và tiếp cận các chi nhánh kinh tế thu vào rất nhiều tiền. Bà Nhu là một yếu tố khác, bà và Cẩn ghét nhau. Thêm nữa, Cẩn thường chê ý kiến của Nhu. Nhưng khi có khủng hoảng, và nếu Diệm ra khỏi chính trường, Nhu có thể dựa vào trợ giúp của Cẩn. Quyền lực Cẩn tại Miền Trung là dựa vào thủ đô Sài Gòn,

--- Nếu Diệm bị lật đổ trong tình thế bạo lực và hỗn loạn, sẽ cực kỳ khó khăn cho chính phủ Mỹ giúp đưa tình hình về ổn định. Lúc đó có lẽ cần một hình thức quân quản, hay là "sự chuyển quyền bất thường" nào khác. Chính phủ Mỹ nên, dựa vào Hiến Pháp VNCH, hỗ trợ Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ lên thay TT Diệm khi xảy ra biến động. Nếu vì lý do nào Diệm ra đi, chính phủ Mỹ nên tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ Nguyễn Ngọc Thơ lên thay, và như thế sẽ chận đường tiến của Nhu.

--- Rất khó tiên đoán về tình hình chuyển quyền bất thường nào có thể xảy ra, cũng như để đoán xem ai liên hệ các âm mưu đảo chánh. Có thể sẽ xảy ra: một cú đảo chánh không-cộng-sản do quân đội VNCH thực hiện, có thể với thành phần dân sự đối lập giúp; có thể đảo chánh kiểu cung đình, có lẽ dàn dựng bởi Bác sĩ Trần Kim Tuyến và các đồng sự, nhắm trực tiếp vào gia đình họ Ngô (và có thể với quân đội hỗ trợ); Cũng có thể đảo chánh kiểu cung đình do Nhu thực hiện, lật đổ Diệm để Nhu lên nắm trọn quyền; Có thể đảo chánh là do Việt Cộng. Bản văn CIA phân tích về các binh chủng Hải Lục Không Quân, 4 quân đoàn...

.

Ngày 18/8/1963. Hơn 30.000 người đến chùa Xá Lợi cầu siêu cho những người tự thiêu. Sau lễ cầu siêu, khoảng 10.000 tiếp tục tham gia tuyệt thực.

.

Ngày 18/8/1963. Mười tướng lãnh quân đội VNCH họp, quyết định rằng họ sẽ xin TT Diệm ban lệnh thiết quân luật để quân đội đưa các nhà sư từ ngoại tỉnh vào Sài Gòn trở về các chùa ở tỉnh nguyên quán, nhằm giảm căng thẳng thủ đô.

.

Ngày 20/8/1963. Một nhóm tướng lãnh gặp ông Nhu trước, rồi gặp TT Diệm sau, đề nghị thiết quân luật. TT Diệm ra lệnh thiết quân luật từ nửa đêm.

.

Ngày 20/8/1963. Rạng sáng 21/8/1963. Ngay khi thiết quân luật hiệu lực, cảnh sát, quân đội và lực lượng đặc biệt tấn công các chùa trung tâm tại Sài Gòn và Huế là các chùa Ấn Quang, Xá Lợi, Từ Đàm, Diệu Đế, Linh Quang cùng các chùa lớn làm căn cứ cho cuộc tranh đấu của Phật giáo trên cả nước, bắn nát mặt tượng Phật, bắt giam 1.400 nhà sư cùng các lãnh đạo Tổng hội Phật giáo Việt Nam và Uỷ ban Liên phái, dùng dây thép gai vây quanh các chùa không cho Phật tử ra vào. Hai vị lãnh đạo Tổng Hội Phật giáo Việt NamHòa thượng Thích Tịnh Khiết và Thượng tọa Thích Tâm Châu bị bắt ở chùa Xá Lợi ngày 21/8/1963. Hòa thượng Tịnh Khiết được thả về chùa Ấn Quang. Tất cả những người phụ tá cho vị sư nầy vẫn bị giam giữ. Tất cả thành viên Ban Chấp hành Đoàn Sinh viên Phật tử Sài Gòn và Huế bị bắt tại nhà riêng. Nhiều trí thức, sinh viên ủng hộ cuộc đấu tranh của Phật giáo cũng bị bắt.

.

Ngày 21/8/1963. Tòa Đại sứ Mỹ ngạc nhiên. Khi có tin tấn công chùa, tân Đại sứ Lodge đang ở Honolulu, nơi đây ông thảo luận với Nolting và Thứ Trưởng Ngoại Giao Hilsman. Lodge được lệnh tức khắc sang VN. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra bản văn lên án vụ tấn công chùa, xem như là trực tiếp vi phạm lời TT Diệm bảo đảm với Hoa Kỳ.

.

Ngày 21/8/1963. TT Diệm họp nội các, thông báo đã thiết quân luật toàn quốc, đã đánh chiếm các chùa và bắt giữ "bọn tăng ni làm loạn". Bộ trưởng Ngoại giao Giáo sư Vũ Văn Mẫu phát biểu phản đối hành động của chính quyền rồi rời cuộc họp. Sau đó ông cạo đầu và từ chức bộ trưởng bộ Ngoại giao. Vũ Văn Mẫu cùng một số giáo sư đại học thành lập Phong trào Trí thức Chống Độc Tài. Để ngăn ngừa đảo chính, TT Diệm chuyển tư lệnh các Vùng Chiến Thuật. Các tướng bị nghi ngờ được đưa về Sài Gòn giữ chức vụ không có quân.

.

Ngày 21/8/1963. 10 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Trueheart. Trận tấn công các chùa là quyết định từ TT Diệm, tham khảo rất ít với các Bộ Trưởng hay cố vấn, chỉ trừ Ngô Đình Nhu. Các viên chức cao cấp như Bộ Trưởng Bộ Tổng Thống Nguyễn Đình Thuần, Bộ Trưởng Nội Vụ Bùi Văn Lương và Tư Lệnh Cảnh Sát/Tình Báo (Police/CIO Chief) đều hoang mang, lo ngại khi thấy họ bị đẩy ra ngoài một chiến dịch quá lớn. Quân đội bây giờ giữ vai trò trọng yếu.

Lương nói rằng các tướng lãnh đã gặp TT Diệm trong buổi họp trọn ngày 20/8/1963 với yêu cầu khân cấp là xin Diệm cho họ quyền lực đối phó tình hình, trong khi có lẽ là cách để tự tách rời [Diệm] ra khỏi việc đàn áp PG, có lẽ giải thích này hợp lý. Dù đúng hay sai, Diệm có vẻ như tin rằng chính phủ VN trước đó đã thực tâm hòa giải với PG, rồi có thể nói rằng chính sách đó đã thất bại vì chỉ làm lan rộng hoạt động của PG. Ngắn gọn, Diệm có lẽ đã kết luận rằng chính sách [hòa giải] là đường một chiều dẫn tới thảm họa cho ông, cho gia đình ông và chính phủ ông. Tấn công các chùa cũng là để tạo thế chuyện đã rồi, trước khi Đại sứ Lodge tới VN. Nhu có thể đã khuyến khích Diệm lợi dụng các tướng để tấn công người Phật Tử.

Lệnh thiết quân luật thực hiện nhanh chóng và hiệu quả, nên người dân có vẻ khó mà phản ứng, ngoại trừ ở Huế. Sẽ rất khó khăn cho những người muốn tổ chức biểu tình. Tuy nhiên, xem tình hình lòng dân mấy tuần gần đây đa số ủng hộ các lãnh đạo Phật Giáo, đặc biệt trong giới sinh viên học sinh, không thể loại trừ khả năng các thành phố lớn sẽ gặp bất ổn. Nghiêm trọng hơn, có lẽ là từ giới quân sự. Tướng Đính, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, cá tính hơi cực đoanxúc động, có thể làm rạn nứt mặt ngoài thống nhất của quân đội trong tình hình này. Cũng bất định là Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, người từ lâu trung thành với nhà Ngô, có khoảng 1,000 lính tinh nhuệ đóng trong và quanh Sài Gòn. Tung có vẻ đi cùng với Tướng Đôn lúc này, nhưng Tung bị ghét và không được tin cậy từ các tướng cấp cao hơn, đặc biệt là với Đính và Khánh. Quân đội có thể rạn nứt và các phe xung đột nhau. Ghi chú: Đại sứ Nolting đã rời Sài Gòn ngày 15/8/1963. Đại sứ Lodge đang ở Tokyo, trên đường bay tới Việt Nam.

.

Ngày 21/8/1963. Ghi chú của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Đây là bản văn tóm lược tin tình báo trình lên Tổng Thống Kennedy ngày 21/8. Tóm tắt các sự kiện tại VN.

"a. Chế độ Diệm như dường quyết tâm dùng bạo lực đàn áp các hoạt động Phật Giáo, bất kể lời khuyên mạnh mẽ từ các đại diện Hoa Kỳ và lời thúc giục khẩn cấp từ Đại sứ của VN tại Hoa Kỳ (cũng là, thân phụ của bà Nhu).

b. Cảnh sát và quân đội tấn công vào các chùa PG tại Sài Gòn và Huế hôm qua với vũ khí, lựu đạn và hơi cay.

c. Có tin nhiều Phật Tử bị giết, bị thương, nhiều người bị bắt. Số phận của các lãnh đạo Phật Giáo chưa rõ.

d. Thiết quân luật tuyên bố toàn quốc, tất cả truyền thông đang trao vào tay quân đội.

e. Các biện pháp gay gắt này chỉ có thể làm mất lòng tin từ người dân Việt Nam và sẽ làm thiệt hại thêm cho hình ảnh của Diệm khắp thế giới.

f. Một số viên chức cao cấp VN có thể đồng ý với hành động này như là cần thiết để ngăn sự lan truyền bất ổn. Tuy nhiên, chúng ta không biết nhiều về thái độ của các sĩ quan cấp thấp hơn và các chiến binh, hầu hết họ là Phật Tử, hay là cách họ sẽ phản ứng nếu nhận lệnh phải đàn áp các hỗn loạn công chúng."

.

Ngày 21/8/1963. Bản ghi nhớ từ Giám đốc Sở Tình báo Quốc phòng (Tướng Joseph F. Carroll) gửi Bộ Trưởng Quốc Phòng (McNamara). Về: Thiết quân luật tại Việt Nam.

Tình hình thiết quân luật và đàn áp các hoạt động PG tại VN nhiều phần sẽ làm lòng dân xa rời chế độ Diệm và sẽ có hậu quả nghiêm trọng khắp VN. Vừa sau khi tuyên bố thiết quân luật lúc nửa đêm đêm qua, quân đội và cảnh sát dã chiến tấn công các chùa tại Sài Gòn và nhiều thành phố khác. Nhiều nhà sư bị giết, bị thương, nhiều người bị bắt giải đi. Mục tiêu có vẻ như để bắt các nhà lãnh đạo PG có khả năng tổ chức các hoạt động biểu tình. Quân đội và cảnh sát đang trấn đóng ở nhiều điểm chính tại Sài Gòn và các lối vào thành phố. Biệt khu Thủ đô Sài Gòn đặt dưới quyền Tư lệnh Quân đoàn 3. Có tin hỗn loạn xảy ra tại Huế, nơi các chùa Phật Giáo bị thiệt hại. Cac chuyến bay thương mại tới Sài Gòn bị hủy hôm nay, trong khi tất cả báo chítruyền thông đều bị kiểm duyệt. Mặc dù thiết quân luật, có thể đang diễn ra các hoạt động đảo chánh hay phản đảo chánh. Quân đội đã bổ nhiệm các tướng lãnh sang các vị trí chỉ huy dân sự, quân sự và kinh tế. Một bất định lớn trong tình hình vẫn sẽ là thái độ của các sĩ quan cấp thấp và chiến binh, hầu hết là Phật Tử.

.

Ngày 21/8/1963. Bản ghi nhớ do CIA thực hiện. Về tin đồn tại Nam VN. Nghe nhiều tin đồn về đảo chánh nhằm lật đổ TT Diệm. Trong khi không có chứng cớ cụ thể, nhưng vấn đề Phật Giáo tiếp tục làm cho tình hình nguy hiểm hơn. Một vài lãnh tụ Phật Giáo có vẻ nghĩ rằng sẽ có đảo chánh lật đổ TT Diệm nếu cứ giữ được áp lực biểu tìnhtự thiêu. Biểu tình chống chính phủ ngày càng lan rộng hơn ở các thành phố lớn. Sinh viên học sinh tham dự biểu tình ngày càng đông, đặc biệt là ở Huế, nơi tuần này vừa sa thải một Viện trưởng đại học, người được biết là có cảm tình với Phật Giáo, đã dẫn tới từ chức tập thể của nhiều giáo sư và giảng viên.

Một nhóm âm mưu đảo chánh lãnh đạo bởi Trần Kim Tuyến (cựu Giám đốc Mật vụ Tổng Thống Phủ) nghe nói đã sẵn sàng hành động. Hai nguồn tin có liên lạc với thành viên trong nhóm của Tuyến nói kế hoạch của họ là chiếm các cơ sở quan trọng tại Sài Gòn trong khi một nhóm nhỏ vũ trang mang súng tự động sẽ nổi loạn trong Dinh Tổng Thống, chống lại gia đình họ Ngô. Nhóm này âm mưu nghiêm túc, nhưng khả năng của họ thì chưa rõ tới đâu.

Gần đây, không có tin các tướng lãnh cao cấp âm mưu đảo chánh. Trái ngược với các lời tuyên bố đã có trước đây, Tướng Khánh (Tư Lệnh Quân Đoàn 2 ở miền trung) nói với một nhà  quan sát Hoa Kỳ hôm 17/8/1963 rằng các tướng lãnh không có ý định đảo chánh. Khánh nói các tướng lãnh chỉ hành động nếu đất nước bên bờ hỗn loạn. Khánh nói các tướng lãnh kiểm soát được cấp dưới xuống tới mức tiểu đoàn và sẽ hành động nhằm ngăn ngừa sự chiếm quyền bởi bất kỳ nhóm dân sự âm mưu nào. Tướng Đính (Tư Lệnh Quân Đoàn 3) nói ông có 6 tiểu đoàn canh gác quanh Sài Gòn để bảo vệ TT Diệm trong trường hợp có biến loạn từ Phật Tử hay từ một cú đảo chánh nào. Tướng Khánh và Tướng Đính có lẽ không được nội bộ các tướng truyền thống tin tưởng hoàn toàn. Tướng Khánh đã tuyên bố rằng các tướng lãnh sẽ không ủng hộ một chính phủ lãnh đạo bởi Phó Tổng Thống Thơ, và như thế trái với quan điểm của một số tướng lãnh quan trọng khác.

Sẽ khó ước tính tình hình xuyên qua lời tuyên bố với báo chỉ của ông Ngô Đình Nhu rằng đảo chánh là tất yếu. Có thể Nhu đang mong đợi một cú đảo chánh và rằng các tuyên bố của Nhu chỉ nhằm đẩy những người âm mưu đảo chánh cho chệch hướng. Trong một bản báo cáo ngày 13/8/1963, một sĩ quan tùy viên Không lực Hoa Kỳ tại Sài Gòn báo cáo rằng bà Nhu đã nói với một phóng viên Úc châu rằng bà ước tính sẽ có một cú đảo chánh quân sự trong vài ngày tới. Cùng lúc, không thể loại trừ trường hợp Nhu sẽ nắm trọn quyền lực Nam VN.

.

Ngày 22/8/1963. Khoa trưởng Y Khoa Sài Gòn bác sĩ Phạm Biểu Tâm từ chức rồi bị bắt. Sinh viên tất cả các đại học bãi khoá. Sau vài tuần lễ, phong trào bãi khóa lan tới tất cả các cấp trung học toàn quốc. Lodge tới Sài Gòn lúc 9:30 giờ đêm.

.

Ngày 23/8/1963. 8 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Lodge. Bây giờ, chúng tôi cảm thấy chắc chắn rằng không có cuộc đảo chánh quân sự nào, và Tổng Thống Phủ đang nắm quyền kiểm soát. Chưa rõ vai trò chính xác của Diệm, Nhu và bà Nhu nhưng có chứng cớ rằng ảnh hưởng của ông bà Nhu không hề suy yếu. Văn phong trên đài phát thanh quân đội nghe như giọng Nhu mạnh mẽ; cũng cần ghi nhận rằng trong 24 giờ đảo chánh vừa qua, đài phát thanh đã loan đi một mệnh lệnh dài của Nhu kêu gọi Thanh Niên Cọng Hòa ủng hộ các hoạt động của chính phủ.

Quân đội, nhìn bề mặt thì đang làm việc với nhau, và chúng tôi không biết có bất đồng nào giữa họ hay không. Tuy nhiên, chúng tôi không tin quân đội VN không phải là một cấu trúc đơn thể lúc này. Đặc biệt, chúng tôi tin có ít nhất 3 nhóm quyền lực trong quân đội, đại diện là Tướng Đôn, Tướng Đính và Đại Tá Tung. Chúng tôilý do tin rằng Đính và Tung không nhận lệnh từ Đôn, và mỗi nhóm trong ba nhóm này nhận lệnh trực tiếp từ Tổng Thống Phủ. Thêm nữa, cả Đính và Tung (hai người này ghét nhau) đều có lực lượng quân sự trú đóng trong Sài Gòn. Nếu quân đội quyết định đảo chánh, thí dụ, lật đổ Diệm, khả năng giao chiến nghiêm trọng tại Sài Gòn có thể là dữ dội, vì Tung có thể được đoán là sẽ bảo vệ Diệm. Tung bị ghét và bị mất tin tưởng trong giới quân đội và luôn luôn bày tỏ trung thành với Tổng Thống Phủ.

Phần ghi chú ghi rằng, vào ngày 21/8, Đại sứ Lodge đang ở Tokyo trên đường tới VN. Lodge dự định sẽ ghé Hồng Kông trước khi tới Sài Gòn. Tới khuya, Lodge nhận cú điện thoại từ Bạch Ốc nói về tình hình thiết quân luật và vụ tấn công các chùa tại VN. Lodge được chỉ thị tới Sài Gòn càng sớm càng tốt, và TT Kennedy yêu cầu đưa Lodge đi bằng một phi cơ quân sự. Sáng ngày 22/8, Lodge cất cánh tới Sài Gòn, chuyến bay dài 11 giờ không ngừng từ Tokyo, xuống phi trường Tân Sơn Nhứt lúc 9:30 p.m., ngày 22/8/1963. Lodge không trình ủy nhiệm thư cho tới ngày 26/8/1963, và về mặt kỹ thuật, Lodge vẫn chưa phải là Đại sứ Mỹ cho tới lúc đó.

.

Ngày 23/8/1963. Bản báo cáo CIA ký số “CIA information Report TDCS DB-3/656,252”. Ghi rằng Tướng Trần Văn Đôn đã liên lạc với một viên chức CAS (tên gọi này là “controlled American source” hiểu là liên hệ tới tình báo Mỹ) và hỏi tại sao Hoa Kỳ loan tin sai lầm rằng quân đội tấn công chùa. Bởi vì chính Lực lượng Đặc biệt của ông Nhu trách nhiệm tấn công chùa. Hoa Kỳ nên làm sáng tỏ lập trường của Mỹ. Một liên lạc khác với một vị tướng khác với một nhà ngoại giao Mỹ cũng nêu vấn đề lập trường của Hoa Kỳ. Câu hỏi rõ ràng. Chính phủ Mỹ sẽ ủng hộ hay không, nếu quân đội VNCH nổi dậy chống ông Nhu và/hay ông Diệm?

.

Ngày 23/8/1963. Bộ Ngoại Giao Mỹ tóm lược tình hình. Căng thẳng tại VN tiếp diễn. Đại sứ Lodge vẫn chưa có thể trình ủy nhiệm thư vì Bộ Trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu từ chức bất ngờ. Theo tin từ CAS, người phụ tá của Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ cũng cho biết rằng Thơ có thể sẽ từ chức "vào thời điểm thích nghi."

Trong khi đó, các xe của USOM rời trụ sở vẫn cứ bị lục soát theo lệnh từ "giới chức cao cấp." Kiểm duyệt báo chí rất là nặng nề. Hai nhà sư trong trụ sở USOM đang được chăm sóc, và có thể sẽ phải ở đó một thời gian, theo Lodge nghĩ như thế. Nếu chính phủ VN không đưa ra lời bảo đảm chính thức là sẽ đối xử với họ thích nghi, Lodge nghĩ rằng chúng ta nên giữ họ lại, ít nhất cho tới khi gỡ lệnh thiết quân luật, bởi vì thiết quân luật có nghĩa là sẽ treo một số quyền căn bản.

.

Ngày 24/8/1963. Biểu tình, bãi khóa, cảnh sát đàn áp, bắt khoảng hơn 2.000 sinh viên học sinh.

.

Ngày 24/8/1963. Điện văn 316 từ Tòa Đại sứ Sài Gòn, Lodge gửi  Hilsman. Lodge quy trách nhiệm Nhu chỉ huy tấn công các chùa. Trong mắt của nhiều quan chức Sài Gòn, nỗ lực đảo chánh không có mấy hy vọng thành công.

.

Ngày 24/8/1963. 11 a.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Lodge. Ghi lại cuộc nói chuyện trong ngày 24/8 giữa Rufus Phillips (Giám đốc USOM Rural Affairs -- công tác nông thôn) và Bộ Trưởng Nguyễn Đình Thuần. Ghi chú của BNG nơi cuối điện văn ghi rằng Thứ Trưởng Ngoại Giao Viễn Đông Sự Vụ Roger Hilsman nhận định (trong sách "To Move a Nation" - trang 485) rằng cuộc nói chuyện trong điện văn này có lẽ là phê phán thuyết phục nhất trong tất cả các bản báo cáo từ Sài Gòn về sự bất mãn của người Việt Nam đối với chiến dịch đàn áp của Nhu đối với Phật Giáo.

--- Bắt đầu: 1. Tôi (Phillips) được Thuần gọi điện thoại vào đêm 23/8. Thuần nói trước đó trong 2 ngày đã tìm liên lạc với tôi, muốn gặp tôi càng sớm càng tốt và muốn tôi tới dự điểm tâm sáng ngày 24/8. Thuần là bạn tôi quen từ năm 1955, từ đó vẫn giữ giao tình. Tôi không hoàn toàn tin vào động cơ cá nhân của Thuần lúc này vì sự lương thiện của Thuần đã bị rạn vỡ (trái ngược với Võ Văn Hải, thư ký của TT Diệm) vì quá khứ kết thânhợp tác với Cố vấn Nhu và với các tay chân của Nhu, đặc biệt là BS Tuyến. (Thuần có lần thú thật với tôi rằng Thuần buộc phải hợp tác "mọi chuyện" với Tuyến để được làm việc ở Phủ Tổng Thống.) Tuy nhiên, phần nhiều những gì Thuần nói sáng nay có phần sự thật trong đó.

2. Thuần nói, Thuần quyết định không từ chức nhưng gắn liền với TT Diệm vì 3 lý do: lòng Thuần muốn trung thành với Diệm, với ông bà Nhu, và vì an toàn cho gia đình (gia đình Thuần ở toàn bộ tại Sài Gòn). Thuần nói TT Diệm đã gửi tới bà Nhu hôm 23/8/1963, do tự ý Diệm (Thuần không lấy công nào ở đây) một lá thư, trong đó Diệm ra lệnh cho bà Nhu không tuyên bố công khai gì nữa, và không họp báo gì nữa. TT Diệm cũng chỉ thị cho Tướng Oai và Tổng Giám Đốc Sở Thông Tin không được in bất kỳ lời tuyên bố nào bà Nhu có thể nói. Theo Thuần, cả Cố vấn Nhu và bà Nhu đều giận dữ.

3. Thuần thú nhận rằng sẽ khó tách rời ông bà Nhu xa khỏi TT Diệm nhưng ông cảm thấy mạnh mẽ rằng Mỹ nên thử làm như thế. Thuần nói Thuần thấy không ai thay được Diệm trong cương vị lãnh đao VN, không ai khác được kính trọng, hay sẽ được chấp thuận rộng rãi tại VN. Thuần cảm thấy người Mỹ phải hướng dẫn lãnh đạo và phải rất cứng rắn, nếu không thì sẽ có hỗn loạn. Thuần nói, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Mỹ không nên để xảy ra những gì ông bà Nhu đã làm. Thế này sẽ là tai họa.

4. Thuần tiếp tục nói rằng Nhu đang ở trong niềm vui chiến thắng một cách nguy hiểm. Nhu tin chính Nhu đã kiểm soát trọn tình hìnhcoi thường người Mỹ. Thuần nói rằng Nhu đã thành công trong việc gài bẫy quân đội (khi trả lời một câu hỏi trực tiếp, Thuần nói các tướng lãnh đã không biết trước trận bố ráp Chùa Xá Lợi, mà Thuần cũng không biết trước), và trong việc chia quân lực làm 3 trung tâm chỉ huy. Tuy nhiên, Thuần cảm thấy Nhu có rất ít sự ủng hộ trong quân đội và rằng quân đội có thể quay lại mạnh mẽ chống Nhu nếu biết rằng người Mỹ sẽ không ủng hộ một chính phủ mà ông bà Nhu nắm quyền.

5. Thuần cũng nói rằng Mỹ không nên lo sợ Cộng sản lợi dụng khi rút sự hỗ trợ chính phủ khi còn ông bà Nhu. Thuần lập lại rằng Mỹ phải cứng rắn. Nếu như thế, quân đội sẽ đáp ứng. Hết bản văn.

.

Ngày 24/8/1963. 6 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Lodge. Ghi lại cuộc nói chuyện trong ngày 24/8 giữa Rufus Phillips (Giám đốc USOM Rural Affairs) và Tướng Lê Văn Kim ngày 23/8/1963.

Bắt đầu bản văn: Sau đây là những gì Tướng Lê Văn Kim (hiện là Phụ Tá Quan Hệ Công Chúng cho Tướng Đôn) nói với tôi (Phillips) hôm 23/8/1963. Tướng Kim là bạn lâu năm, yêu cầu giữ kín cuộc nói chuyện.

Tướng Kim mở đầu cuộc nói chuyện, rằng một cách cay đắng, Quân đội đang trở thành búp bê cho Cố vấn Nhu, người gài bẫy để có thiết quân luật. Quân đội, kể cả Tướng Đính và Đôn, không biết gì về kế hoạch tấn công Chùa Xá Lợi và các chùa khác. Tấn công thực hiện là do Lực Lượng Đặc Biệt của Đại Tá Tung và cảnh sát dã chiến theo lệnh bí mật của Nhu. Nhu đang kiểm soát và Tướng Đôn nhận lệnh trực tiếp từ Nhu.

Theo Kim, 1.426 người (cả tăng nicư sĩ) đã bị bắt. Tất cả vũ khí và chất nổ nói là tìm thấy trong các chùa là do cảnh sát gài vào. Bây giờ dân chúng tin rằng chính quân đội đàn áp Phật Giáo và đang phẫn nộ với quân đội. Nếu không làm sáng tỏ và nếu dân chúng không biết sự thật, Quân đội sẽ bế tắc nghiêm trọng trong cuộc chiến chống Cộng.

Tướng Kim nói, sinh viên từ các Đại học Y và Dược đã biểu tình sáng ngày 23/8. Kim cảm thấy các cuộc biểu tình sẽ lan rộng, rằng sinh viên đang bên bờ bạo động. Lệnh kiểm soát bạo động đã đưa ra cho các lãnh đạo quân đội, và ông hy vọng bạo lực giữa quân đội và sinh viên có thể tránh được. Tuy nhiên, Nhu đã ra lệnh cho Cao Xuân Vỹ (Tổng Giám Đốc Thanh Niên) tổ chức một cuộc biểu tình lớn của Đoàn Thanh Niên Cộng Hòa dự kiến đông tới 500,000 người vào ngày 25/8/1963. Kim tin rằng biểu tình như thế, nếu tổ chức được, có thể dẫn tới bạo động lớn và do vậy, nên tránh. Kim nói Kim nghi ngờ rằng Nhu có thể nghe bất kỳ lời khuyên can nào về biểu tình đó.

Tôi hỏi Kim là quân đội có đoàn kết không. Kim nói rằng Nhu đã sắp xếp chia quyền lực ra giữa Đại Tá Tung, Tướng Đính và Tướng Đôn, và đang nói chuyện riêng rẽ với từng người. Tướng Đôn (Kim là em rể của Đôn) không chỉ huy nhiều quân, nhưng hầu hết các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp khác có thể nghe theo lời Đôn. Câu hỏi chính là, Mỹ có lập trường thế nào. Nếu Mỹ chọn lập trường rõ ràng chống ông bà Nhu và ủng hộ hành động của quân đội truất phế 2 ông bà Nhu ra khỏi chính phủ, thì Quân đội (chỉ trừ Đại tá Tung) sẽ đoàn kết ủng hộ hành động như thế và sẽ có thể thực hiện được. Kim cảm thấy rằng giữ lại Tổng Thống Diệm, mặc dù cá nhân Kim không thích Diệm, sẽ là thích hợp nếu tất cả ảnh hưởng của nhà Ngô có thể xóa bỏ một cách vĩnh viễnhiệu lực. Kim nói, không phải là gỡ bỏ ông bà Nhu, mà cũng gỡ bỏ các tay chân của ông bà Nhu ra khỏi chính trường.

Cuối cùng, Kim nói rằng ông và 7 tướng lãnh khác hôm 22/8/1963 đã ký một lời thề trung thành với TT Diệm trong đó hoàn toàn ủng hộ các hành động do chính quyền đàn áp Phật Giáo. Kim nói rằng Mỹ đừng để bản văn đó đánh lừa, rằng đại đa số quân đội và hầu hết các tướng ký bản văn đó không hề chấp thuận đàn áp Phật Tử, nhưng họ phải ký vào lúc đó vì những ai không ký sẽ bị Cố vấn Nhu xóa sổ. Hết bản văn.

.

Ngày 24/8/1963. 6:45 p.m. Điện văn từ trụ sở CIA Sài Gòn gửi về Trung ương ở Washington. (Một dòng bị xóa, có lẽ là tên nhân viên CIA) đã nói chuyện gần 3 giờ đồng hồ với Tướng Trần Văn Đôn trong đêm 23/8/1963 tại văn phòng Đôn trong Bộ Tổng Tham Mưu. Sau đây là tóm lược.

Đôn được hỏi, ai nắm quyền. Đôn nói TT Diệm nắm quyền qua Cố vấn Nhu. Tất cả các tướng phải qua Nhu trước khi gặp Diệm. Diệm dùng Nhu như "bộ não" và cố vấn, nhưng không phải lúc nào cũng nghe Nhu khuyên. Diệm ghen tỵ với thẩm quyền và sự đa mưu của Nhu. Đôn cho một thí dụ. Vào giữa đêm 22/8. các Tướng Đôn, Tôn Thất Đính và Trần Thiện Khiêm tới gặp Nhu về chuyện sinh viên, khuyên nên đóng cửa các trường tại Sài Gòn bằng thiết quân luật, vì họ có tin rằng vào các ngày 23, 24 và 25/8 sẽ có sinh viên biểu tình lớn ở Sài Gòn. Nhu đồng ý với lời khuyên của các tướng, nói rằng Nhu sẽ trình với Diệm. Nhu và các tướng vào gặp Diệm đề nghị đóng cửa các trường. Diệm nói, "Không. Thanh niên phải có phương tiện tự bày tỏ chính họ." Đôn lặp lại rằng Diệm là người có quyết định cuối cùng.

Mô tả về quan hệ của bà Nhu trong Phủ Tổng Thống, Đôn nói rằng trong tâm của Diệm, bà Nhu có vị trí là "vợ" của Diệm (Don said that in Diem ‘s mind Madame Nhu has status of being Diem ‘s “wife”.). TT Diệm chưa bao giờ kết hôn và không quen có phụ nữ chung quanh. Trong 9 năm qua, Diệm có bà Nhu an ủi Diệm sau những việc trong ngày hoàn tất. Bà có sức lôi cuốn, nói với Diệm, làm Diệm bớt căng thẳng, tranh luận với Diệm, chỉ trích Diệm, và như một bà vợ Việt Nam, bà khống chế chuyện trong nhà. Diệm và bà Nhu sống trong 2 căn tách rời nhau. Không hề có quan hệ tình dục giữa Diệm và bà Nhu. Trong ý nghĩ của Đôn, Diệm chưa bao giờ biết quan hệ tình dục. (For past nine years Diem has Madame Nhu to comfort him after day’s work is done. She is charming, talks to him, relieves his tension, argues with him, needles him and, like a Vietnamese wife, she is dominant in the household. President and Madame Nhu live two apartments apart. There are no sexual relations between Diem and Madame Nhu. In Don’s opinion, President has never had sexual relations.)

Đôn nói tình hình cũng y như Hitler và Eva Braun. Đôn cũng nói, Diệm ưa thích đàn ông đẹp trai. Đôn dẫn ra trường hợp một trung sĩ trẻ trồng một vườn hoa công cộng ở Đà Lạt. TT Diệm hỏi ai trồng và khi biết, Diệm gọi trung sĩ kia tới và tức khắc thăng chức y lên Trung Tá và cho chỉ huy về nông nghiệp quân đội...

Các tướng nói với TT Diệm rằng quân nhân đang xuống tinh thần, và cụ thể họ sợ rằng một đơn vị quân đội đã gần như đào ngũ hết. Các tướng nói vợ của các quân nhân và sĩ quan cấp thấp đang nổi giận. Các tướng lo sợ nếu các lãnh đạo Phật Giáo tổ chức biểu tình đông người, họ có thể tuần hành tới Dinh Gia Long và quân đội không thể ngăn chận được.

Tướng Đôn nói Đôn không hề biết rằng các chùa sẽ bị tấn công bởi cảnh sát và Lực lượng Đặc biệt (LLĐB). Tướng Đính, trong cương vị Tư Lệnh biệt khu Thủ đô, nhận lệnh từ Tổng Thống và được nói là lính của Đại tá Tung sẽ dùng củng cố cho cảnh sát vì LLĐB có phương tiện đặc biệt. Đôn nghĩ lệnh đó là từ Nhu.

Đôn nói rằng Hoa Kỳ đang cho nhà sư Trí Quang tỵ nạn trong trụ sở USOM. Đôn nói chính phủ VN muốn bắt nhà sư Trí Quang vì nghĩ rằng nhà sư này là người lãnh đạo nhiều hoạt động kích động. (Bình luận của viên chức Mỹ tại Sài Gòn: Đôn tin rằng Trí Quang là một trong 2 nhà sư vào tỵ nạn ở USOM. Một viên chức CAS biết mặt Trí Quang đã nhìn thấy 2 nhà sư trong USOM ngày 24/8/1963, và xác định rằng cả 2 không phải là nhà sư Trí Quang.)

Tướng Đôn nghe trực tiếp rằng dân chúng VN đổ lỗi cho quân đội tấn công chùa. Đôn nói chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm vì loan tin sai trên VOA rằng quân đội chỉ huy cuộc tấn công chùa. Đôn nói tại sao đài VOA không nói rằng LLĐB của Đại tá Tung và Cảnh sát tấn công chùa. Đôn tin Mỹ nên nói rõ để quân đội an tâm. Đôn nói bây giờ Mỹ phải nói rõ lập trường của Mỹ. Đôn không muốn có ai thay thế  Diệm, thí dụ, như Hoan (có thể là Nguyễn Tôn Hoàn), người đang có mặt ở Mỹ. Đôn nói trong quân đội không ai có thể thay Diệm.

Đôn ám chỉ rằng Đôn biết về các kế hoạch diễn biến tương lai (có thể là, ám chỉ đảo chánh). Đôn không nói gì về chuyện giữ Diệm trong vị trí quyền lực hay thay bằng ai bên trong Nam VN, ngoại trừ nói là không muốn chính khách lưu vong về thay Diệm, và rằng quân đội không ai có thể thay Diệm. Viên chức CAS thấy ấn tượng này, rằng Đôn và nhóm của Đôn muốn giữ Diệm trong giai đoạn này của kế hoạch. Đôn không nhắc gì tới Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ hay các viên chức nội các khác.

Ngày 24/8/1963. 11 p.m. Từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Lodge. Chúng tôi đã có những cuộc nói chuyện riêng với từng người sau: Võ Văn Hải (Chánh văn phòng của TT Diệm), Tướng Kim, Bộ Trưởng Thuần và Tướng Đôn. Sau đây là đúc kết chung.

Trong kế hoạch tấn công các chùa, nếu Nhu không phải là người hoàn toàn chỉ huy, thì là có sự ủng hộ trọn vẹn của TT Diệm. Nhu đang có thế lực tăng nhiều hơn. Nhu biết cách chia rẽ quyền lực các tướng lãnh và sắp xếp lợi dụng họ, cụ thể như áp dụng thiết quân luật. Chúng tôi không kết luận rằng bất kỳ sĩ quan nào có sức mạnh quân sự thực sự tại Sài Gòn (Đôn, Đính, Tung) ở thời điểm này bất mãn với Diệm hay với Nhu. Chúng tôi phải nghĩ rằng sợi dây quyền lực vẫn còn trong tay họ. Đề nghị đã được đưa ra rằng Mỹ chỉ phải lộ ý cho các tướng lãnh rằng tình thế sẽ hanh phúc nếu thấy Diệm và/hay ông bà Nhu ra đi, và hành động sẽ được thực hiện. Tình thế không đơn giản. Theo tôi, chúng ta chỉ nên tiếp tục theo dõi tình hình.

Phần ghi chú của điện văn kể chuyện Paul Kattenburg (viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ, nghiên cứu về tình hình VN) thăm Sài Gòn các ngày 22-30/8/1963. Vào ngày 24/8/1963, Kattenburg nói chuyện với Võ Văn Hải (Chánh văn phòng của TT Diệm). Mặc dù là người trung thành với Diệm từ lâu, Hải nói rằng Hải sợ bị ám sát và nghĩ là đang bị mật vụ của Nhu theo dõi. Hải nói với Kattenburg rằng Nhu đã kỹ lưỡng sắp xếp chiến dịch đán áp các chùa, đã dùng bà Nhu cho chiến dịch tuyên truyền chống PG và đã sắp xếp cho các tướng gặp Diệm vài giờ trước khi LLĐB và cảnh sát bố ráp nhà chùa. Hải nói, Nhu quyết định tấn công chùa trước khi Lodge tới như để cho tân Đại sứ nhìn thấy chuyện đã xong rồi. Hải than phiền rằng trong hệ thống của Nhu thì đầy những thiên vịđặc quyền. Hải nói thẳng với Kattenburg rằng các tướng lãnh sẽ hành động chống Nhu (ám chỉ: đảo chánh) chỉ khi nào họ nhận được lời (ám chỉ: phía Mỹ không ngăn cản). Hải nói, "Sẽ không khó khăn gì." (ám chi: đảo chánh không khó).

(Ghi chú từ người dịch: Tiến sĩ Paul Kattenburg làm việc trong Bộ Ngoại Giao trong cương vị nghiên cứu về Đông Dương từ 1952 tới 1956, và nghiên cứu về Việt Nam từ 1963 tới 1964. Trong một buổi họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia ngày 31/8/1963, Paul Kattenburg trở thành viên chức Hoa Kỳ đầu tiên đề nghị rút khỏi Việt Nam. Kattenburg đã tới thăm Nam VN nhiều lần trong cương vị viên chức Bộ Ngoại Giao trong thập niên 1950s và đầu 1960s, và nhận định rằng chế độ Ngô Đình Diệm sẽ không bao giờ sống sót và rằng Việt Cộng sau cùng sẽ chiến thắng. Lời khuyên rút khỏi VN của Kattenburg bị bác bỏ bởi Ngoại Trưởng Dean Rusk và Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Robert McNamara, và Kattenburg tức khắc bị đẩy ra khỏi tiến trình nghiên cứu, cố vấnquyết định về Việt Nam. Sau khi rời công vụ, Kattenburg trở thành Giáo sư về Các Vấn đề Công quyền tại đại học University of South Carolina.)

.

Ngày 24/8/1963. Từ Sài Gòn. Bản ghi nhớ từ Cố vấn Công vụ Tòa Đại sứ tại VN (Mecklin) gửi Đại sứ (Lodge). Chúng ta đang đối diện với khủng hoảng niềm tin. Ngài (Đại sứ Lodge) sẽ nghe những quan điểm dị biệt. Nhưng tôi quan sát thấy rằng không chỉ giới phóng viên, mà nhiều viên chức Mỹ trong các chức vụ tương đối cáo gần như không tin những gì các cơ quan chính thức Hoa Kỳ nói về VN.

Thí dụ, mới một tuần trước, tôi thăm một tiền đồn MAAG (Cố vấn Quân sự, viết tắt của: Military Assistance Advisory Group) tại vùng Delta (Miền Tây VN). Viên chức cao cấp nói với tôi rằng mọi chuyện diễn tiến rất là tốt đẹp. Sau khi ông này bước ra, viên chức phụ tá của vị lãnh đạo đó nói với tôi rằng tình hình thực ra suy sụp nhanh chóng. Đó là điển hình. Ngài đang đối diện với một cộng đồng khoảng 18,000 hay 19,000 người Mỹ đang bị giằng conghi ngờ, bất tín vào lãnh đạo của họ, phẫn nộđối diện với nguy hiểm cá nhân, xem thường chính phủ VN nhưng lại thường xuyêncảm tình thực sự với những viên chức Việt Nam cấp thấp mà họ làm việc chung, cảm xúc khinh bỉ hòa lẫn với quyết tâm chiến thắng, và tinh thần cao tuyệt vời bất kể mọi thứ.

Tôi nói là có 18,000 cho tới 19,000 người Mỹ. Trong đó hơn 16,000 quân nhân tại VN, cộng thêm 2,000 tới 3,000 dân sự. Con số quân nhân theo lịch trình sẽ tới 16,700 mùa thu này. Nhưng chính sách chính thức nói là có "khoảng" 14,000 quân nhân Mỹ ở đây. Đại Tá Baker và tôi đã cố gắng trong hơn 1 tháng thúc giục các giới chức cho phép chúng tôi tiết lộ con số thực với báo chí cùng với lời dặn là đừng có làm ồn gì, nhưng không được. Như thế, chúng ta nói dối với người dân Mỹ về câu hỏi này.

MACV (đơn vị cố vấn quân sự cho quân đội VN) nói cuộc chiến đang thành công tốt đẹp. Phóng viên David Halberstam của báo New York Times mới đây viết ngược lại. Tổng Thống Kennedy điện văn cho MACV đòi giải thích. Thế là, hoặc tin vào Halberstam, hoặc tin vào MACV.

Đề nghị khẩn cấp nhất của tôi với ngài là hãy tiếp cận các phóng viên. Thí dụ, hiện nay ngài đọc các bản phân tích về tình hình chính trị có thể cho ngài một kết luận rằng Hoa Kỳ vẫn phải ủng hộ chế độ Diệm. Nhưng nếu ngài mời các phóng viên tới, để nói chuyện chi tiết, có thể ngài sẽ có kết luận ngược lại.

Đại sứ Nolting bị chỉ trích là quá "mềm yếu" với Diệm. Tôi có mặt ở VN trong cương vị phóng viên năm 1955, khi Đại sứ Collins bị tấn công từ các phóng viên (trong đó có tôi) cũng gay gắt tương đương vì quá "cứng rắn" với Diệm. Trong cả 2 trường hợp, 2 Đại sứ do dự tiếp cận báo chí. Và trong cả 2 trường hợp, chuyện xảy ra là những vấn đề của 2 đại sứ được chia sẻ cho báo chí là qua lộ tin ở thủ đô Washington về bất cứ những gì đại sứ đã làm.

Điều quan trọng, ngài hãy đối xử với phóng viên như đồng minh, không bao giờ xem như đối nghịch. Lúc này đang có khoảng 30 tới 40 phóng viên quốc tế tại Sài Gòn. Nhiều người tới đây lần đầu, nhạy cảm với những phức tạp điên khùng của tình hình, và quyết tâm sẽ tường trình cho độc giả xem [Đại sứ] Lodge tốt hay xấu. Nhiều phóng viên mệt mỏi sau ba tháng đầy những chuyện sóng gió dị thường tại VN. Có 3 phóng viên đang ngủ ở nhà tôi trong ba đêm liền vì lo sợ bị bố ráp nếu ở nhà. Đây là lúc dè dặt, tránh bất kỳ ý kiến hay vấn đề tranh cãi nào, thí dụ như ai sẽ thắng cuộc chiến này, nhưng cũng là lúc mời và chia sẻ niềm tinthiết lập một hiểu biết giữa các phóng viên và cộng đồng viên chức Mỹ đang cần có khẩn cấp.

.

Ngày 24/8/1963. Điện văn 243 từ Bộ Ngoại Giao gửi Lodge. Về sau, nhiều người còn gọi là “điện văn ngày 24/8” – xác nhận rằng Nhu chủ mưu tấn công các chùa, và Mỹ không muốn dung dưỡng Nhu nắm quyền nữa. Nếu TT Diệm không có thể, hay không sẵn lòng gỡ bỏ Nhu, các tướng lãnh nên được biết lập trường Mỹ là sẽ chuẩn bị cắt nguồn viện trợ quân sự và kinh tế. 

.

Ngày 25/8/1963. Điện văn từ trụ sở CIA Sài Gòn gửi về Mỹ. Tướng Nguyễn Khánh yêu cầu gặp viên chức CAS (tình báo Mỹ) lúc 13:30 giờ địa phương hôm 25/8, nói chuyện khoảng nửa giờ, với điều kiện không để lộ ra lập trường của Khánh với Cố vấn Nhu, bất kể phía Mỹ quyết định ra sao.

Một số tướng lãnh (Khánh từ chối nói cụ thể là ai) đã quyết định không nhận lệnh từ các chính khách (được hỏi là ai, Khánh nói là gia đình họ Ngô) ngay khi lập trường chống Cộng của Miền Nam VN lung lay. Các tướng bây giờ lo sợ rằng các chính khách đang suy nghĩ trong chiều hướng sắp xếp với chính phủ Bắc Việt.

Khánh bây giờ muốn biết (và muốn cho biết sớm, trước 15:30 giờ chiều nay, khi Khánh sẽ trở về Pleiku, và được nói rằng câu trả lời vào giờ đó là không thể có) xem Mỹ có sẽ ủng hộ "Quân đội VN" hay không, nếu quân đội nắm quyền tại VN. Khánh lập lại, bất kể Mỹ quyết định thế nào, Quân đội VN sẽ làm đơn độc nếu thấy rõ rằng các chính khách không còn chống cộng nữa.

Được hỏi cụ thể, nhưng Khánh từ chối, chỉ đưa ra "như một thí dụ" về giả thuyết sau: giả sử rằng Mỹ quyết định cắt giảm hay ngừng viện trợ cho VN nhằm buộc nhà Ngô quyết định lựa chọn, và các chính khách quyết định thỏa hiệp với Bắc Việt hay ngay cả với CS Trung Quốc để trung lập hóa Việt Nam. Nếu chuyện đó xảy ra, thì Khánh và các tướng lãnh sẽ chắc chắn là nổi dậy. Còn các cố vấn quân sự đang chiến đấu bên cạnh quân nhân VN thì sao?

Khánh nói, Khánh có 4 sư đoàn dưới quyền và Khánh có thể làm "nhiều chuyện" hoàn tất. Từ chối tiết lộ tên các tướng liên minh với Khánh, Khánh trà lời rằng dù Tướng Trần Văn Đôn là một bạn tốt và đáng kính trọng nhưng Khánh không thể tin Đôn vào lúc này, và rằng Tướng Trần Thiện Khiêm là hoàn toàn về phe với Khánh. Khánh lập lại cuối cuộc nói chuyện, rằng các tướng sẽ chống lại nếu các chính khách đang nắm quyền hiện nay đưa đất nước đi sai đường [từ bỏ lập trường chống Cộng] mà các tướng bây giờ lo sợ như thế.

.

Ngày 25/8/1963. Khoảng 300 sinh viên học sinh biểu tình tại Công trường Diên Hồng trước chợ Bến Thành trong khi còn giới nghiêm. Cảnh sát bắn vào đoàn biểu tình, giết chết nữ sinh Quách Thị Trang. Khoảng 200 người bị bắt giữ. Xác Quách Thị Trang bị cảnh sát mang đi. Chiều hôm đó chính quyền ra thông cáo các lực lượng an ninh được lệnh nổ súng vào bất cứ đám đông nào tụ họp nơi công cộng mà không xin phép trước.

.

Ngày 25/8/1963. Điện văn từ CAS Saigon ký số 0292. Lodge, Harkins, và Richardson đồng ý tiếp cận các tướng lãnh VNCH với các thông tin trong Điện văn 243.

.

Ngày 26/8/1963. Vào sáng sớm Thứ Hai, đài VOA tại Nam Việt Nam loan tin, quy trách nhiệm tấn công các chùa là do ông Nhu, và nói quân đội không có lỗi. Bản tin VOA cũng nêu giả thuyết rằng Hoa Kỳ đang suy tính ngưng viện trợ VN.

Sau đó trong buổi sáng, Lodge trình ủy nhiệm thư lên TT Diệm, sau buổi sáng sớm họp với Harkins và Richardson, trong buổi họp họ đã đồng ý về cách tiếp cận các tướng lãnh.

NSC (Hội Đồng An Ninh Quốc Gia) họp sáng Thứ Hai. Bức điện văn 243 trước đó đã soạn, đồng ý và gửi hồi cuối tuần trong khi McNamara, McCone, Rusk và Tổng Thống Kennedy vắng mặt ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Trong buổi họp NSC sáng Thứ Hai, các cố vấn cao cấp này bày tỏ dè dặt đối với một cuộc đảo chánh trong khi chưa có thông tin căn bản về dàn lãnh đạo và cơ may. Yêu cầu Lodge hỏi thêm chi tiết.

.

Ngày 26/8/1963. Điện văn từ trụ sở CIA Sài Gòn gửi về thủ đô Hoa Kỳ. Trong buổi họp với Tướng Harkins, và các viên chức sứ quán Mỹ, Đại sứ Lodge quyết định chỉ thị Đại tá Conein (CIA) trình bày một số quan điểm Hoa Kỳ với Tướng Trần Thiện Khiêm, trong khi (bôi đen vài chữ) sẽ tức khắc lên Pleiku gặp Tướng Nguyễn Khánh.

Conein và (bôi đen vài chữ) sẽ nói với Tướng Khiêm và Tướng Khánh các điểm sau: những gì cần làm thêm? Đồng ý ông bà Nhu phải bị gỡ bỏ khỏi chính phủ. Vấn đề giữ TT Diệm ở lại hay không sẽ tùy họ. Các nhà sư và những người bị bắt phải được trả tự do tức khắc, và Thông cáo chung 5 nguyện vọng ký ngày 16/6 phải được thực hiện. Trường hợp chính phủ trung ương lúc chuyển tiếp bị rạn vỡ, Mỹ sẽ viện trợ giúp. Mỹ sẽ không giúp bất cứ chuyện gì trong giai đoạn hành động ban đầu đảo chánh. Mọi hành động là hoàn toàn của các tướng, dù thắng hay bại. Đừng mong đợi sẽ được giúp. Nếu ông bà Nhu không đi, và nếu tình hình Phật Giáo được giải quyết như vừa nói, Hoa Kỳ sẽ không có thể tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế. Hy vọng sẽ tránh đổ máu, hay giảm thiểu tới mức tối đa. Hy vọng trong khi chuyển biến và sau đó, các bước phát triển sẽ tăng các quan hệ cần thiết giữa người Việt và người Mỹ để sẽ giúp VN tiến bộ và chiến thắng trong cuộc chiến chống cộng.

.

Ngày 26/8/1963. 10 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Lodge. Tôi (Lodge) gặp riêng TT Diệm. Nói chuyện từ 5:00p.m. tới 7:10 p.m. Diệm cảm ơn về thư do TT Kennedy gửi TT Diệm để giới thiệu tôi.

Tôi cũng kể cho TT Diệm nghe rằng có những người tôi quen cả một đời trong giới chính trị đã nghĩ rằng bà Nhu là Quốc Trưởng Việt Nam và rằng tôi đã gặp nhiều người Massachusetts, những người này từng nhìn thấy hình bà Nhu in nơi trang bìa các tạp chí và đã đọc một số lời tuyên bố của bà về chuyện nướng thịt sư và sự hủy diệt toàn diện Phật Tử, và rằng các tuyên bố này làm kinh ngạc dư luận công chúng. Tôi nói khái niệm rằng chính phủ truy bức Phật Tử đang làm dư luận Mỹ chấn động vì người Mỹ vốn bao dung tôn giáo. Tất cả những tình hình đó đe dọa sự ủng hộ của người Mỹ giành cho VN.

Diệm nói ông đã làm hết sức để bà Nhu giữ im lặng và ông đã nói với bà nhiều lần. Diệm nói đùa rằng Diệm đã từng đe dọa sẽ đi lấy vợ nhưng rồi bà Nhu nói rằng bà là một đại biểu quốc hội và bà có quyền tuyên bố, đọc diễn văn.

Tôi nói với Diệm rằng một cử chỉ, như trả tự do các tù nhân Phật Tử sẽ có hiệu ứng tốt với dư luận Hoa Kỳ. Diệm nói Diệm đã trả tự do hầu hết rồi.

Hai tiếng đồng hồ kế tiếp là Diệm nói về gia đình ông và rằng Việt Nam là một nước chưa phát triển. Diệm cũng nói về những người "thấp kém" đang giữ các chức vụ trong các đại học đã lạm dụng sự tin tưởng bằng cách chuyển các trường đại học thành các trung tâm biểu tình. Diệm cũng trả lời một câu tôi hỏi về thiết quân luật, Diệm nói sẽ không biết thiết quân luật sẽ kéo dài tới lúc nào.

.

Ngày 26/8/1963. Điện văn từ CIA Sài Gòn gửi về trung ương. Sau đây là báo cáo từ viên chức CAS đang ở Pleiku.

Tướng Khánh chưa sẵn sàng hành động bây giờ. Kế hoạch bây giờ là chờ xem, hễ Nhu tiếp xúc với Bắc Việt là sẽ nổi dậy liền. Điều này cho các tướng vài lý do pháp lý hành động. Khánh trích dẫn  bản tin VOA, nói hy vọng Mỹ sẽ cắt viện trợ và nếu Diệm nhượng bộ bằng cách sa thải Nhu, thì [các tướng] sẽ không cần đảo chánh. Tôi có ấn tượng là Khánh ưa thích chuyện xảy ra như thế. Khánh muốn biết có phải ý trong bản tin VOA là cảnh sát bí mật sẽ bị trừng phạtbao gồm cả Nhu. Tôi nói Nhu phải ra đi. Khánh gật đầu.

Khánh nói rằng đừng nói chuyện với Tướng Đính. Thêm nữa, viên chức CAS cần dè dặt sẽ bị theo dõi.

Khánh muốn được trả lời tức khắc câu hỏi này (câu này không trả lời được vì phải thảo luận với Đại sứ): Hoa Kỳ có bảo đảm nơi tỵ nạn và hỗ trợ gia đình các tướng trong trường hợp các tướng thất bại? Không có tiền bạc giấu giếm gì cả.

.

Ngày 27/8/1963. Điện văn từ CIA Sài Gòn gửi về trung ương. Đại tá Conein gặp Tướng Trần Thiện Khiêm theo lời mời của Khiêm tại Bộ Tổng Tham Mưu. Tướng Khiêm nói kế hoạch đảo chánh đã thảo luận với một ủy ban tướng lãnh trong đó lãnh đạo là Tướng Dương Văn Minh, và tất cả đồng ý là sẽ thực hiện đảo chánh trong vòng một tuần nữa. Ủy ban tướng lãnh, bên cạnh Tướng Dương Văn Minh còn có các tướng: Lê Văn Kim, Nguyễn Khánh, Phạm Xuân Chiểu, Nguyễn Ngọc Lễ, Trần Tử Oai (Oai không là thành viên ủy ban nhưng cho biết sẽ hợp tác). Tướng Trần Văn Đôn là thành viên ủy ban nhưng không thể hành động, vì đang bị bao vây và ngăn cản bởi người của Tổng Thống Phủ.

Các tướng không nằm trong kế hoạch và phải bị vô hiệu hóa là: Tướng Tôn Thất Đính, Tướng Huỳnh Văn Cao.

Đại tá Lê Quang Tung bị xem là một mục tiêu chính phải tấn công và tiêu diệt cùng với toàn bộ nhân sự trung thành của Tung ngay trong các hành động đầu tiên của đảo chánh.

Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ biết về kế hoạch đảo chánh và cho biết ủng hộ. Thơ là lựa chọn của các tướng lãnh để làm lãnh đạo dân sự của chính phủ kế tiếp. Thơ cũng biết nội dung cuộc nói chuyện giữa Conein với Khiêm.

Nội các chính phủ lập sau cuộc đảo chánh sẽ do PTT Thơ lãnh đạo, nhưng sẽ có một vài chức trong nội các do các tướng nắm giữ. Để tránh bất ổn định, chánh phủ kế tiếp sẽ không phải là chính phủ quân sự hay thuần tướng lãnh.

.

Ngày 27/8/1963. Bản ghi nhớ từ Michael V. Forrestal (NSC) trình Tổng Thống Kennedy. Cho biết vào chiều nay lúc 4 p.m. sẽ có môt số viên chức tới trình bày với Tổng Thống về chính sách Mỹ tại Việt Nam. Trong buổi họp sẽ có thêm Murrow (Giám đốc Truyền thông Hoa Kỳ) và Đại sứ Nolting.

Roger Hilsman (Thứ Trưởng Ngoại Giao về Viễn Đông Sự Vụ) và Bill Colby (CIA) sẽ trình bày cho Tổng Thống nghe về diễn tiến mới. Một ủy ban các tướng lãnh VN đã thành lập nhằm đảo chánh trong vòng một tuần nữa. Dự kiến đảo chánh xong, nội các mới sẽ do Phó Tổng Thống Thơ lãnh đạo, và vài tướng lãnh giữ chức Bộ Trưởng. Các tướng yêu cầu Mỹ bày tỏ thiện chí  bằng một thông điệp vô hại trên đài VOA. Có tin về một âm mưu đảo chánh khác do các nhà đối lập dân sự đang hình thành, trong đó sẽ có Trần Quốc Bửu, nhà lãnh đạo lao động, và họ muốn đưa Tướng Dương Văn Minh lên chức Tổng Thống.

Đề  nghị Tổng Thống [Kennedy] có thể kết thúc buổi họp bằng cách lập lại chính sách hiện nay với VN là: Mỹ không thể ủng hộ một chính phủ tại Nam VN do Cố vấn Nhu khống chế; Mỹ muốn giữ lại Tổng Thống Diệm trong chức vụ Tổng Thống, nhưng nghiêm túc lo ngại  về tính khả thi hiệu quả hay không, và do vậy để tùy các tướng VN xem có thể giữ lại Diệm hay không; Mục tiêu căn bản của Mỹ tại VN không đổi: tiếp tục toàn lực hỗ trợ cuộc chiến chống Cộng, và sẽ tiếp tục viện trợ bất kỳ chính phủ nào tại Nam VN có khả năng thực hiện nỗ lực này.

.

Ngày 27/8/1963. Bản ghi nhớ của Phụ tá Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (Lansdale). Theo lời mời của bà Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu), tôi (Lansdale) tới thăm bà tại lãnh sự quán VN ở thủ đô Washington. Một chút sau khi tôi tới, Đại sứ Trần Văn Chương vào, cùng nói chuyện. Các điểm chính như sau.

Hai ông bà: Mỹ phải hành động cứng rắn, nhanh nhóng, để thay thế cả Diệm và Nhu, bằng chính phủ mới. Dân VN đã phẫn nộ, và đã quá trễ để giữ ông Diệm ở lại trên ngôi Tổng Thống. Người dân, nhìn thấy Lực Lượng Đặc Biệt  và Cảnh sát cùng với vũ khí và quân trang Mỹ, biết rằng Diệm có thể chỉ ở trên ngôi vơi hỗ trợ từ Mỹ, họ sẽ chống lại Mỹ trừ phi có thay đổi ở cấp cao chính phủ. Nếu Mỹ hài lòng với việc thay đổi chính sách của Diệm về Phật Giáo và sinh viên, kể cả việc trả tự do cho tù nhân Phật Tử và sinh viên, điều này không đổi được sự căm ghét của người dân VN đối với các hành vi tội phạm đã gây ra.

Đại sứ Chương: Mỹ sẽ bán đứng dân VN cho Cộng sản nếu đúng là Mỹ đang tính đưa Bửu Hội làm Thủ Tướng dưới quyền Tổng Thống Diệm. Bửu Hội, với liên hệ CS, sẽ trở thành một hình thức Việt Nam của Souvanna Phouma và CS sẽ chiến thắng.

Bà Chương (nói riêng): Ông (Lansdale) phải tới Sài Gòn mau, bảo Diệm và 2 ông bà Nhu rời VN bây giờ. Dân chúng căm ghét họ, và họ không nên ở lại vì dân chúng sẽ giết họ. Họ chắc chắn sẽ bị giết nếu ở lại VN. Không ai ở Tổng Thống Phủ nói thực với họ cảm xúc của dân.

Cả hai ông bà Chương: Chúng tôi sẽ ở lại Tòa Đại sứ cho tới khi Ly, tân Đại sứ, tới từ New Delhi, và chúng tôi sẽ ở lại trong khu vực thủ đô Mỹ với tư cách công dân riêng tư.

.

Ngày 27/8/1963. Điện văn từ Tòa đại sứ Mỹ số 364. Lodge đánh giá lạc quan về lực lượng tham dự đảo chánh, bày tỏ tin tưởng các tướng lãnh.

NSC họp buổi thường nhật. Các viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đồng ý xúc tiến đảo chánh, trong khi Bộ Quốc Phòng và cựu Đại sứ Nolting cản lại để thuyết phục TT Diệm thêm.

.

Ngày 28/8/1963. Điện văn từ MACV (Military Assistance Command—Vietnam), ký số 1557. Tướng Harkins (Tư lệnh MACV) bày tỏ nghi ngờ về lực lượng sẽ tham dự đảo chánh và thấy không có lý do nào phải chấp thuận gấp rút.

Điện văn Bộ Ngoại Giao Mỹ ký số 269, Tổng Thống Kennedy gửi Lodge, và điện văn Bộ Quốc Phòng Mỹ ký số 3385, Taylor gửi Harkins. Lo ngại vì các quan điểm dị biệt của Lodge và Harkins, cũng như ý kiến dị biệt ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Tổng Thống hỏi ý Đại sứ và MACV về các lượng định tình hình riêng biệt của họ.

.

Ngày 28/8/1963. Bản tin CIA báo cáo rằng vào ngày 28/8/1963, Ngô Đình Nhu suy diễn rằng bản tin đài VOA hôm 26/8/1963 và các hành động của Mỹ từ khi Đại sứ Lodge tới VN là dấu hiệu rõ ràng cho thấy chính phủ Mỹ muốn gỡ bỏ Nhu ra khỏi bất kỳ chức vụ quyền lực nào trong chính phủ. Nhu không nghĩ rằng chính phủ Mỹ muốn gỡ bỏ ông Diệm ra khỏi quyền lực. Nhu đã ra lệnh bắt một số nhà hoạt động đối lập dân sự.

.

Ngày 28/8/1963. Bản ghi nhớ về buổi họp với TT Kennedy. Có tham dự của nhiều viên chức cao cấp của CIA, Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao.

Tướng Taylor báo cáo rằng quân lực Mỹ trong khu vực đã sẵn sàng, nếu cần phải di tản công dân Mỹ ra khỏi VN. Ông nói khoảng 3000 tới 4000 người Mỹ có thể được di tản bằng phi cơ không vận ra khỏi VN. Đại sứ Lodge lo ngại khả năng không vận chưa chắc thích nghi. Tướng Taylor  nói, không kể quân nhân, tại Sài Gòn có hơn 4000 người Mỹ. Taylor nói quân trung thành với Diệm tại Sài gòn đông gấp đôi quân đảo chánh tại Sài Gòn, nhưng họ sẽ ủng hộ các tướng lãnh khi xảy ra đảo chánh. Bên ngoài Sài Gòn, quân của các tướng đảo chánh đông hơn quân trung thành của TT Diệm, nhưng chỉ cần vài đơn vị quân tinh nhuệ tuy ít nhưng có thể kiểm soát tình hình là đủ đảo chánh thành công.

Đại sứ Nolting nói, ông tin là Diệm và Nhu đã biết các hoạt động của Mỹ với các tướng lãnh.

Bộ Trưởng McNamara nói rằng Mỹ nên quyết định trước tiên rằng có nên ủng hộ các tướng lãnh trong nỗ lực của họ đảo chánh Diệm hay không. Nếu ủng hộ, Mỹ nên bàn kế hoạch làm sao chiêu dụ các tướng lãnh còn nghi ngờ dao động.

Ball nói tình hình sẽ khó khăn, nếu không phải là bế tắc cho Mỹ trong tình thế mà Nhu là thế lực khống chế tại VN. Ball nói ông tin là Mỹ không còn đường nào để chọn, chỉ duy là phải ủng hộ đảo chánh. Mỹ đã quá điểm có thể quay trở lại rồi. Vấn đề bây giờ là làm sao giúp đảo chánh thành công.

McNamara nói, ông tin là Mỹ không nên tiến hành nếu bị thúc đẩy. Nếu Mỹ quyết định ủng hộ đảo chánh, thì nên xúc tiến để thắng. Các điện văn ông đọc từ Sài Gòn nêu ngờ vực về khả năng chưa chắc thắng của các tướng đảo chánh. Ít nhấtban đầu, quân trung thành của Diệm có thể đè bẹp quân đảo chánh.

TT Kennedy nói rằng cả Đại sứ Lodge và Tướng Harkins đã khuyến nghị Mỹ nên ủng hộ đảo chánh. TT Kennedy nói ông không tin là Mỹ nên chọn vị trí mà phải xúc tiến chỉ vì đã đi tới quá xa. Nếu đảo chánh không nằm trong các giải pháp, Mỹ có thể từ chối. Các tướng nói về đảo chánh đã không có vẻ nhiệt tình.

Bundy nói về nên cân nhắc hậu quả từ chối đảo chánh đối với xúc tiến ủng hộ đảo chánh. Ông nói Mỹ phải quyết định ngay hôm nay là có nên từ chối ủng hộ các tướng đảo chánh hay không.

TT Kennedy nói rằng Tổng Thống đã hỏi Tướng Harkins hai lần là có ủng hộ đảo chánh hay không. Cả Đại sứ Lodge và Tướng Harkins đều nói là nên ủng hộ các tướng đảo chánh.

Đại sứ Nolting nói rằng ông không ủng hộ đảo chánh vì lòng tin vào người Mỹ có liên hệ chuyện này. Ủng hộ đảo chánh là tệ hại trên nguyên tắc, và là đưa ra một tiền lệ bất lợi.

Ball nói về ý kiến của Nolting, vấn đề là Diệm đã thất hứa với Mỹ, trong khi Diệm và thủ hạ đang có các hành động chống lại người Mỹ. Tình hình bây giờ là: chúng ta không thể chiến thắng cuộc chiến chống cộng với Diệm ở vị trí kiểm soát, vì thế giới nhìn thấy Mỹ ủng hộ một chế độ không được dân ủng hộ. Do vậy, không thể lùi trong nỗ lực gỡ bỏ cả Diệm và Nhu. Nếu Mỹ để mặc kệ các tướng, và họ đảo chánh thất bại, chúng ta cũng thua, vì kết quả không tốt gì. Chúng ta quyết định tiến hành, không lựa chọn nào khác, và phải quyết địn bây giờ để giúp đảo chánh ông Diệm thành công.

Harriman nói đồng ý với Ball.

TT Kennedy nói bây giờ phải tăng cơ hội thành công cho các tướng lãnh đảo chánh. Chúng ta nên hỏi Đại sứ Lodge và Tướng Harkins làm sao chúng ta có thể xây dựng lực lượng quân sự có thể đảo chánh thành công. Vì hiện giờ, có vẻ quân đảo chánh không có thể thắng quân trung thành của Diệm.

Hilsman nói Đại sứ Lodge xin thẩm quyền đứng chờ: ngưng tất cả viện trợ kinh tế cho chính phủ Diệm, nhưng tiếp tục viện trợ bằng cách trực tiếp trao cho các tướng; ngưng tất cả hoạt động của Mỹ tại VN; Trợ giúp các tướng phe đảo chánh bằng cách trao quân dụng cho họ; Tuyên bố công khai rằng Mỹ ủng hộ quân đội đang tìm cách lật đổ ông Diệm…

Harriman nói Mỹ mất Việt Nam nếu đảo chánh thất bại. Ông nói, Mỹ không thể chiến thắng nếu còn ông bà Nhu. Mỹ đã thua cuộc ở VN và phải rút toàn bộ ra nếu không có đảo chánh. Mỹ đã đưa Diệm lên Tổng Thống và Diệm đã phản bội Hoa Kỳ. Ông nói rằng phải gỡ bỏ Nhu và sai lầm là Mỹ đã không hành động như thế từ lâu. 

Hilsman nói Mỹ không ngăn cản nổi các tướng bây giờ, và họ phải xúc tiến đảo chánh, nếu không, họ sẽ chết. Ông nói, Mỹ không thể thắng trận, nếu không gỡ bỏ Diệm.

Trả lời câu hỏi của TT Kennedy, Harriman nói Mỹ trước đây chiến thắng cùng với Diệm là nhờ các tướng đứng bên Diệm. Bây giờ các tướng nổi loạn vì hành động của Diệm chống lại Phật Giáo. Trong tình hình hiện nay, chống Diệm có thể sẽ được ủng hộ mạnh mẽ.

TT Kennedy nói tạm hoãn thảo luận, sẽ họp lại lần nữa vào 6:00 p.m.

.

Ngày 28/8/1963. 6 p.m. Bản ghi nhớ về buổi họp với TT Kennedy. Có tham dự của nhiều viên chức cao cấp của CIA, Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao.

TT Kennedy đã yêu cầu họp riêng trong một phòng khác với Dean Rusk (Ngoại Trưởng), McNamara (Bộ Trưởng Quốc Phòng), Mac Bundy (Cố vấn An ninh Quốc gia) và Tướng Taylor (Tham Mưu Trưởng Quân Lực Hoa Kỳ).

Sau khi họp riêng trở lại, TT Kennedy loan báo rằng có 3 điện văn sẽ gửi tới Sài Gòn. Một, từ Tướng Taylor gửi Tướng Harkins để hỏi về lượng định cá nhân về tình hình và về kế hoạch của các tướng lãnh. Hai, thông điệp cá nhân từ Kennedy gửi Đại sứ Lodge, muốn được bảo đảm là có phối hợp toàn diện giữa Sài Gòn và Washington, rằng Kennedy muốn lượng định cá nhânthẳng thắn của Lodge, rằng Kennedy muốn tránh bất kỳ tình thế nào mà sứ quán tiến hành một kế hoạch mà trái nghịch với đánh giá tốt hơn của họ bởi vì họ nghĩ rằng đó là lệnh từ Washington và Washington đang đưa ra chỉ thị dựa trên giả thiết sai lầm rằng phía sứ quán đã đồng ý. Ba, điện văn tổng quát soạn bởi McNamara, Harriman, Bundy, Forrestal và Hilsman sau buổi họp sáng nay.

Kennedy kết thúc buổi họp bằng ý kiến: "Cần biết nhận định của Tướng Harkins về những gì chúng ta nên làm, chứ không phải là phản ứng của Tướng Harkins đối với những gì Tướng Harkins nghĩ là đã có quyết định ở đây." TT Kennedy nói rằng ý kiến của Tướng Harkins chưa rõ ràng lúc này.

.

Ngày 29/8/1963. Các viên chức tình báo CAS gặp Tướng Minh. Buổi gặp do Minh thu xếp. Tướng Minh hỏi chứng cớ rõ ràng rằng Mỹ sẽ không bán đứng họ cho Nhu. Tướng Minh không muốn nói chi tiết về kế hoạch đảo chánh. Khi được hỏi là dấu hiệu nào cho thấy Mỹ sẽ hỗ trợ đảo chánh, Tướng Minh trả lời rằng Mỹ nên ngưng viện trợ kinh tế cho VN.

Điện văn từ tòa đại sứ Mỹ gửi, số 375. Lodge trả lời câu hỏi của Tổng Thống Kennedy rằng Hoa Kỳ có nên cam kết chắc chắn với các tướng VNCH hay không. Lodge đề nghị chuyển các lời cam kết qua các viên chức CAS để các tướng lãnh tin cậy và nếu như thế chưa đủ, Lodge đề nghị ngưng viện trợ kinh tế như các tướng muốn thấy có dấu hiệu Mỹ sẽ không trở mặt với các tướng.

Điện văn từ MACV số 1566. Harkins trả lời Taylor, gợi ý rằng một nỗ lực cuối nên làm với ông Diệm là trong hình thức một tối hậu thư yêu cầu gỡ bỏ ông Nhu. Làm như thế, không gây nguy hiểm cho các tướng lãnh.

NCS họp. Một buổi họp khác, kết quả vẫn là ý kiến chia rẽ về chuyện Mỹ có nên ủng hộ cuộc đảo chánh của các tướng lãnh hay không. Kết quả là để Lodge quyết định chính sách.

Điện văn Bộ Ngoại Giao Mỹ số 272. Lodge được cho phép để Harkins chuyển các thông điệp CAS cho các tướng lãnh xem để đổi lại, được biết về kế hoạch chi tiết của các tướng. Lodge cũng được phép ngưng viện trợ Mỹ, nếu cần.

.

Ngày 29/8/1963.  6 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Lodge. Chúng ta đã bước tới chỗ không thể trở ngược lại được: lật đổ chính phủ Diệm. Không trở ngược lại được, bởi vì, theo tôi nhìn, với chính phủ Diệm, chúng ta không thể nào chiến thắng Việt Cộng. Dù là với Diệm hay với bất kỳ ai trong gia đình nhà Ngô nắm quyền, cũng không thể nào chinh phục được lòng dân Viêt Nam, như giới trí thức trong và ngoài chính quyền, giới quân đội và dân sự -- đó là chưa kể tới dân Mỹ. Trong vài tháng vừa qua (và đặc biệt, từng ngày) họ [nhà Ngô] đã mất lòng dân tới mức không thể đo lường nổi. Chúng ta nên toàn lực giúp các tướng đảo chánh. Tôi nhận thấy rằng [giúp đảo chánh] sẽ có rủi ro rất lớn là mất Việt Nam. Nó cũng liên hệ một số rủi ro làm người Mỹ chết. Tôi sẽ không bao giờ đề nghị nếu tôi cảm thấy có một cơ may hợp lý để giữ Việt Nam với Diệm. Tướng Harkins nghĩ rằng tôi nên yêu cầu Diệmt ừ bỏ Nhu trước khi giúp các tướng đảo chánh. Nhưng tôi tin rằng, yêu cầu như thế sẽ khôngc ó kết quả và sẽ có hậu quả nghiêm trọng là sẽ bị các tướng xem là người Mỹ do dự và muốn trì hoãn. Các tướng hiện thời đã không tin chúng ta nhiều. Điểm nữa, Diệm sẽ xin thời gian cho yêu cầu khó làm đó. Điều này trao trái banh về phía Nhu.

.

Ngày 29/8/1963. Giữa trưa. Bản ghi nhớ về cuộc thảo luận với Tổng Thống Kennedy. Có tham dự của Ngoại Trưởng Rusk, Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara, Bộ Trưởng Ngân Khố Dillon, và nhiều viên chức cao cấp Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.

Rusk nói rằng cả Đại sứ Lodge và Tướng Harkins đồng ý rằng cuộc chiến chống Cộng tại VN không thể thắng dưới chế độ Diệm. Tướng Harkins muốn thử cách tách rời ông bà Nhu ra xa ông Diệm, vì tin mục tiêu trở ngại là Nhu hơn là Diệm. Bây giờ phải quyết định có nên chỉ thị Tướng Harkins phải hỗ trợ phương pháp đã đề nghị với các tướng VN do các viên chức VIA đưa ra. Đại sứ Lodge đã nói với một viên chức CIA, Phillips, rằng hãy nói với các tướng VN rằng Đại sứ Loge ủng hộ phương pháp của CIA. Mặc dù cho thấy ủng hộ đảo chánh, chúng ta nên tránh dính vào chi tiết về kế hoạch các tướng dàn dựng đảo chánh.

TT Kennedy hỏi là có ai có ý kiến dè dặt gì về các hành động Mỹ đang xúc tiến không. Nghĩa là, có nên tiếp tục như đang làm, hay là rút lui khỏi các nỗ lực hiện nay (nghĩa là: ủng hộ đảo chánh hay thôi).

McNamara đề nghị Mỹ không nên dính vào các nỗ lực đảo chánh, nhưng ông muốn có nỗ lực của Tướng Harkins là bảo Diệm sa thải Nhu. Gilpatric đồng ý với cách này, nói rằng nên gặp Diệm, đưa ra tối hậu thư nói rằng trong vòng vài giờ Diệm phải quyết định [loại bỏ Nhu hay không], mục đích cũng không để Diệm có thì giờ phản ứng chống các tướng lãnh trong thời khoảng trước khi họ sẵn sàng khai hỏa đảo chánh.

McNamara nói không thấy có ai thay thế Diệm được. PTT Thơ thì không phải loại người thay ông Diệm. Một nhóm tướng lãnh VN đang âm mưu đảo chánh thì không có khả năng điều hành chính phủ lâu dài. Do vậy, nỗ lực cuối nên là thúc giục Diệm sa thải Nhu.

Trả lời câu hỏi của TT Kennedy về ai đang điều hành chính phủ VN, Đại sứ Nolting nói Diệm kiểm soát và thường làm việc 18 giờ/ngày. Diệm dựa vào Nhu là ý kiến. Người giúp điểu hành cho Diệm là Thuần (Bộ Trưởng Bộ Tổng Thống), chống Nhu và trung thành với Diệm. Nếu Nhu ra đi, Thuần sẽ ở lại với Diệm.

Rusk nói rằng Mỹ đang đối phó với Nhu. Nếu đảo chánh thành công, Nhu sẽ mất quyền và có thể mất mạng. Do vậy, Nhu không có gì để mất. Nhu có thể kêu gọi Bắc Việt giúp Nhu trục xuất người Mỹ ra khỏi VN. Mỹ không nên tới gặp Diệm và bảo là phải sa thải Nhu, nhưng chính các tướng lãnh, như khúc dạo đầu của đảo chánh, sẽ đòi Diệm sa thải Nhu.

Rusk nói, giai đoạn đầu là tước bỏ quyền lực ông bà Nhu.

Đại sứ Lodge có vẻ như tin rằng không có hy vọng nào tách rời Diệm và Nhu được.

TT Kennedy nêu ra vấn đề di tản công dân Mỹ [nếu đảo chánh thất bại] và hỏi khả năng di tản có đủ không. McNamara tóm tắt về kế hoạch di tản, đưa chiến binh Mỹ vào Sài Gòn trong vòng 10 giờ đồng hồ để đưa dân Mỹ đi. Tướng Taylor nói đang đưa thêm môt số đơn vị tới gần VN để khi cần thì nhảy vào VN đưa công dân Mỹ di tản.

TT Kennedy chỉ thị: Tướng Harkins nhận lệnh hỗ trợ phương pháp CIA với các tướng VN; Đại sứ Lodge được phép loan báo ngưng viện trợ Mỹ; Không nói gì về tình hình đưa quân Mỹ vào khu vực gần VN [để di tản dân Mỹ, nếu cần], tin này đương nhiên cũng sẽ bị lộ ra. Nhưng Mỹ không muốn người VN suy đoán là quân đội Mỹ sửa soạn can thiệp vào VN; Trao Đại sứ Lodge thẩm quyền toàn bộ chiến dịch này.

Ngày 30/8/1963. Điện văn từ văn phòng CIA Sài Gòn gửi về trung ương. Vào đêm 29/8/1963, văn phòng tình báo CAS được (xóa tên) báo tin rằng người này có tin từ một nguồn trung gian khả tín, nói rằng trong vòng 24 giờ, chính phủ Diệm sẽ bắt đầu bắt giam các tướng bị xem là không đủ trung thành. Tin này là cùng môt nguồn tin đã báo trước vào ngày 20/8/1963 cho biết cảnh sát sẽ bố ráp các chùa. Phòng CAS quyết định báo động cho các tướng trong khi dè dặt nói rằng tin này chưa xác minh và có thể chỉ là suy đoán. Một lối báo động là qua Thiếu Tá Nhiễu, hàng xóm của Đại Tá Ralph E. Newman (Không lực Mỹ, MAAG). Thiếu Tá Nhiễu là Phó Chánh Văn Phòng của Tướng Dương Văn Minh. Ba người -- Newman, Nhiễu và Tướng Minh --- có tình thân vì Đại Tá Newman từng là cố vấn cho Tướng Minh trong 7 tháng.

Một viên chức CAS đã liên lạc với Đại Tá Newman, và Newman tìm liên lạc ngay với Thiếu Tá Nhiễu nhưng không điện thoại được và cũng không gặp ai trong nhà Thiếu Tá Nhiễu. Newman nói ông có tình thân với Tướng Lê Văn Kim và có thể chuyển lời báo động sang Tướng Kim. Newman được yêu cầu gọi Tướng Kim và lấy cớ nói là trước đó có một bạn người Việt lo ngại về con trai bị bắt hôm Chủ Nhật trong trận bố ráp sinh viên và Newman rất muốn nói với Tướng Kim về chuyện giúp thả cậu sinh viên kia. Đại Tá Newman điện thoại tới nhà Tướng Kim, và thấy ngay rằng dây điện thoại đang bị theo dõi. Môt người giả giọng Tướng Kim nói qua điện thoại là muốn biết địa điểm Đại Tá Newman. Newman xin nói với bà Kim. Một phụ nữ tới nói, và Newman nhận ra giọng bà Kim. Newman chuyển thông điệp về vụ lấy cớ giả là anh sinh viên bị bắt để xin tới tận nhà gặp Tướng Kim. Dây điện thoại đột nhiên đứt. Rất sớm sau đó, người phụ tá của Tướng Kim tới nhà Đại Tá Newman, đưa Newman và viên chức CAS tới nhà Tướng Kim. Thông điệp chuyển tới  Tướng Kim, và Tướng Kim nói là sẽ báo động tới Tướng Minh tức khắc. Tướng Kim nói, rất nguy hiểm vì Đại Tá Newman tới nhà tướng này, và lúc này tất cả các liên lạc nên ngưng lại. Newman ghi nhận có khoảng một trung đội chiến binh đang ở kế bên nhà Tướng Kim. Khi rời nhà Tướng Kim, Newman và viên chức CAS được dẫn ra qua một ngõ sau, xuyên qua cổng nhìn có vẻ rất hiếm khi sử dụng.

Trong các nguy hiểm trong tình hình này, có ít nhất 2 nguy hiểm thấy rõ. Thứ nhất, nếu 4 hay 5 tướng lãnh liên hệ bị bắt, chiến dịch này có thể ngưng một thời gian. Có thể ông Nhu chưa ra lệnh bắt vì còn sợ quân đội nổi loạn, cũng có thể là đang lập hồ sơ về âm mưu đảo chánh để khi bắt các tướng liên hệ sẽ có dư luận hợp lý. Thứ nhì, nguy hiểm là nếu một hay vài tướng liên hệ phản bội các tướng âm mưu đảo chánh. Chưa thể kết luận được tình hình.

.

Ngày 30/8/1963. 6 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ Mỹ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Lodge. Đồng ý rằng gỡ bỏ ông bà Nhu là mục tiêu chính yếu và vì họ là "phần lớn nan đề tại VN, cả về mặt nội địa, quốc tế và dư luận công chúng Mỹ." Không thể thực hiện điều đó xuyên qua TT Diệm. Thực tế, Diệm chống lại điều đó. Diệm muốn có thêm các ông bà Nhu, chứ không phải là ít đi. Cơ hội tốt nhất là qua các tướng chiếm được chính quyền. Sau đó, có thể quyết định hoặc là giữ Diệm trên ngôi Tổng Thống, hoặc là cho xuống. Tôi nghĩ là nên giữ Diệm ở chức Tổng Thống, nhưng tôi không muốn áp lực các tướng nếu họ không muốn giữ Diệm trên ghế lãnh đạo nữa. Nếu tôi điện thoại cho Diệm, yêu cầu gỡ bỏ ông bà Nhu, ông ta chắc chắn sẽ không đồng ý. Nhưng trước khi từ chối tôi, Diệm sẽ giả vờ nói để suy nghĩ và kéo dài thời gian. Như thế sẽ làm các tướng nghi ngờ chúng ta và rồi sẽ thêm trì trệ. Nếu tôi điện thoại như thế cho Diệm, sẽ làm ông bà Nhu xem như tối hậu thư và họ sẽ có phản ứng, ngăn chận bất kỳ chiến dịch nào nhắm vào họ.

Tôi đồng ý với Bộ rằng nếu Mỹ trừng phạt chính phủ VN, thì sẽ có một phản ứng căng thẳng hơn. Thực sự, tôi không thích ý tưởng cắt đứt viện trợ kinh tế liên hệ với chiến dịch của các tướng, và trong khi chính phủ Mỹ cho tôi thẩm quyền loan báo [cắt viện trợ kinh tế VN hay không], tôi hy vọng tôi sẽ không bao giờ dùng thẩm quyền này. Nếu chúng ta nói với các tướng là cần biết khi nào đảo chánh để rồi Mỹ sẽ nói với TT Diệm là Mỹ  muốn gỡ bỏ ông bà Nhu trước khi các tướng đảo chánh, thì các tướng có thể hủy bỏ đảo chánh, và rồi ông bà Nhu vẫn sẽ nắm quyền. Nếu các tướng tiến hành đảo chánh, tôi không muốn ngăn cản cho tới khi họ kiểm soát toàn bộ. Lúc đó họ có thể loại bỏ ông bà Nhu và quyết định là họ có muốn giữ ông Diệm ở chức Tổng Thống hay không. Điều đó tốt cho họ và cho cả chúng ta, khi loại bỏ ông bà Nhu. Tôi bảo đảm rằng cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là đây phải là một vận động thực sự là của người Việt, ngay cả nếu nó đưa tôi vào một vị trí rối bời. Tôi đang suy nghĩ, sẽ không nói gì thêm với TT Diệm lúc này.

.

Ngày 30/8/1963. Điện văn từ CIA Sài Gòn gửi về trung ương. Một viên chức CAS đang nói chuyện mấy ngày qua với Đại Tá Phạm Ngọc Thảo, cựu Tỉnh Trưởng Kiến Hòa và bây giờ là Giám Đốc Phòng Thanh Tra  Ấp Chiến Lược trụ sở trong Tổng Thống Phủ. (LND: trong bản văn CAS, đoạn đầu nói Thảo là Trung Tá, Lt. Colonel, sau đó nói Thảo là Đại Tá, Colonel. Chức vụ đúng của Thảo là: Đại Tá.) Thảo liên hệ trong âm mưu đảo chánh đã nói trước đây, trong nhóm có Trần Kim Tuyến và Huỳnh Văn Lang. Hôm 30/8/1963, Thảo nói với viên chức CAS rằng Thảo đêm trước đó có ăn tối với các tướng Khiêm, Khánh và Dương Văn Minh.

Họ nói rằng nếu có nhóm nào đảo chánh trước, thì họ sẽ ủng hộ. Tướng Khiêm nói, các tướng sẽ mất rất nhiều nếu khởi động đảo chánh. Thảo giải thích cho CAS rằng ý Khiêm là, các tướng không có đường lùi, sẽ mất hết, nếu đảo chánh thất bại. Các tướng nói, họ sẽ ủng hộ việc đưa PTT Thơ vào chính phủ lâm thời, như thế cho đủ tính hợp hiến và hợp pháp. Hai Tướng Khiêm và Khánh đồng ý rằng họ sẽ ủng hộ Tướng Minh nếu cả hai ông Diệm và Nhu bị giết trong cuộc đảo chánh. Đây là lần đầu tiên các tướng công khai nói họ chống Nhu. Trong khi mới môt tuần trước, họ có lẽ chỉ nói riêng là họ chống Nhu, và bây giờ họ nói như thế trong vị trí tập thể một nhóm. Các tướng nói rằng, nếu bước đầu của một cuộc đảo chánh thành công, tức là, giết được Tổng Thống Diệm, họ lúc đó sẽ công khai ủng hộ cuộc đảo chánh đó. Hai tướng Khánh và Khiêm hứa rằng họ sẽ làm trong nỗ lực tốt nhất để gửi các đơn vị đi lạc hướng nếu họ bị chỉ thị phải đàn áp một cuộc đảo chánh.

Thảo nói với các tướng rằng sẽ có thể cần di chuyển các đơn vị quân sự trong Sài Gòn. Tức là, vài đơn vị có khuynh hướng thân chính phủ sẽ được đưa ra xa Phủ Tổng Thống, và các đơn vị có thể ủng hộ đảo chánh sẽ đưa tới gần nơi họ sẽ giúp đảo chánh. Các tướng đồng ý sẽ làm như thế trong khả năng của họ. Họ cũng nói họ sẽ cố gắng gợi ý với Đại Tá Lê Quang Tung đưa một số đơn vị của Tung ra xa. Thảo nói vài đơn vị đã di chuyển và chuyện này đang diễn tiến tốt. Thảo nói nhóm đảo chánh của Thảo bây giờ sẽ dựa vào ba tiểu đoàn. Họ hy vọng tổng cộng là 5 tiểu đoàn. Thảo nói dự định dùng 3 tiểu đoán tấn công Phủ Tổng Thống, giữ 2 tiểu đoàn làm dự bị. Như thế họ sẽ kiểm soát tình hình được trong khoảng 3 hay 4 giờ đồng hồ. Như thế sẽ cho các tướng thời gian để tuyên bố ủng hộ và đưa quân tới tiếp trợ cho quân đảo chánh. Thảo nói, hy vọng nhóm của Thảo sẽ thực hiện đảo chánh trong vòng một tháng nữa, và hy vọng sớm hơn. Thảo nói sẽ có nhiều nguy hiểm, nếu tiến hành sớm quá hay chậm quá. Do vậy, đang chọn thời điểm tốt nhất để đảo chánh. Thảo nói, chính phủ mới sẽ hoan hỷ đón các cá nhân sau tham gia: Vũ Văn Mẫu, Trần Văn Chương, Trần Lê Quang, Vũ Văn Thái, Huỳnh Văn Lang, Nguyễn Hữu Châu. Thảo cũng nói, các chính khách đối lập, như lãnh đạo của Đảng Đại Việt, sẽ được xem xét nếu họ đồng ý với nguyên tắc của nhóm. Thảo nói, nhóm bây giờ chưa liên lạc với Đại Việt. Thảo nói, Thảo muốn tương lai giữ chức chỉ huy trưởng về an ninh quân đội trong chính phủ mới.

--- Nhận định của CAS: Chúng tôi tin Thảo đang cố gắng lên kế hoạch tổ chức đảo chánh vào một thời điểm chưa định rõ được. Thảo có vẻ không biết rằng các tướng đã nói về chuyện không thể di chuyển các đơn vị quân nhân mà không có chấp thuận của Diệm, tức là, vào lúc này và khi chưa có cuộc tiến hành đảo chánh của chính các tướng.

.

Ngày 30/8/1963. 2:30 p.m. Bản ghi nhớ về cuộc thảo luận. Đề tài: Việt Nam. Tham dự gồm: Bộ Ngoại Giao: Ngoại Trưởng Rusk (chủ tọa buổi thảo luận), Hilsman (Phụ Tá Ngoại Trưởng về Viễn Đông Sự Vụ), Đại sứ Nolting; Bạch Ốc: McGeorge Bundy (Cố vấn An ninh Quốc gia), Michael Forrestal (Phụ tá Cố Vấn An Ninh Quốc Gia); CIA: Tướng Carter, Richard Helms (Phụ tá Giám Đốc tình báo Trung ương về kế hoạch), Colby (Trưởng phòng CIA về Viễn Đông); Bộ Quốc Phòng: McNamara (Bộ Trưởng), Gilpatric (Thứ Trưởng Quốc Phòng), Tướng Maxwell Taylor, Tướng Krulak; Bộ Trưởng Ngân Khố Dillon; Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson; Phòng Thông Tin USIA: Edward Murrow.

Bắt đầu thảo luận là nói về tình hình có vẻ như các tướng đang bất động. Bộ Trưởng Quốc Phòng nêu chú ý về việc gặp Đại Tá Thảo, có vẻ như kế hoạch của Thảo không nghiêm túc. Hilsman nói các tướng trước đó đã hỏi ý kiến phía Mỹ và Thảo, cho biết các tướng không tin Thảo và rằng chúng ta (Mỹ) trước đó đã khuyên các tướng đừng có tin Thảo. Do vậy, buổi gặp giữa các tướng và Thảo có thể chỉ là các tướng muốn lắng nghe Thảo, hay là một nỗ lực của Thảo thay mặt Diệm-Nhu để tung hỏa mù về đối lập.

Helms nói, điều có vẻ như kế hoạch của Nhu là tổ chức những cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ, lập các tổ chức Phật Giáo ủng hộ chính phủ, và ở một gai đoạn nào, sẽ bắn hạ các lãnh tụ đối lập; một cách tổng quát là làm giảm căng thẳng và nhanh chóng làm tăng vị trí của chính phủ.

Ngoại Trưởng hỏi, nếu các tướng khôngý định đảo chánh nữa, và nếu Diệm-Nhu trở lại thái độ của ngày 20/8 (LND: ban ngày thân thiện, tới đêm 20/8 thì tấn công các chùa) thì phía Mỹ có thể để như thế được không. Helms nói, không biết. Còn tùy xem Nhu có đổi lập trường hay không. Helms nói Colby có lẽ hiểu Nhu nhiều hơn bất kỳ ai, và quay sang hỏi ý Colby.

Colby nói Nhu sẽ không "đảo ngược" gì hết; rằng Nhu có thể giảm căng thẳng và rạo ra mặt ngoài của ngày 20/8, nhưng chắc chắn là Nhu sẽ tiến hành "cuộc cách mạng nhân vị" và cái "xã hội ấp chiến lược."

Đại sứ Nolting nói Nhu hiển nhiên là người tráo trở, nhưng Nolting bảo đảm là Nhu sẽ không thương thuyết với Hồ Chí Minh, và sẽ không tiến hành thống nhất với Bắc Việt; rằng Nhu kiên quyết chống Cộng. Nolting nói bản chất Nhu là người ưa trở mặt nên sẽ khó khăn cho Hoa Kỳ, trong khi với tình hình của Lào quốc và Cam Bốt và những kẻ ưa trở mặt này sẽ có thể làm cho Mỹ khó khăn khi trực diện kình chống Bắc Việt và Cộng Sản Trung Quốc.

Colby nói có thể Nhu đang qua trung gian người Pháp để nói chuyện với Bắc Việt. Tướng Carter nói, Ngoai Trưởng đã hỏi là có trực giác nào về tình hình không, mặc dù chúng tôi (CIA) thiếu thông tin vì Harkins chưa liên lạc được với các tướng, trực giác của tôi (Tướng Carter) là: Nhu đã biết được các vận hành đảo chánh trong 2 hay 3 ngày qua; rằng các tướng đang lùi lại; rằng Nhu cũng đang lùi lại trong môt ý nghĩa rằng Nhu đang cố gắng làm những điều Mỹ muốn và để đưa chính phủ VN vào tư thế được ưa chuộng hơn [qua hòa giải với PG].

Trực giác Tướng Carter nghĩ là các tướng đã gác lại âm mưu đảo chánh; rằng trong vòng 1 tuần nữa, chính phủ VN sẽ trông y hệt như ngày 20/8 (LND: như khi chưa tấn công chùa), tức là Nhu sẽ không đàn áp Phật Giáo nữa để có một khuôn mặt hòa giải với Mỹ. Tướng Carter nói có nhiều dấu hiệu cho thấy như thế: bổ nhiệm một tân Đại sứ (Đỗ Vạn Lý), bà Nhu im lặng, các cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ, xuất hiện các Phật Tử ủng hộ chính phủ, việc lập ra một ủy ban Liên phái mới của PG (LND: để chống với Ủy ban Liên phái chính thống của PG), cho Vũ Văn Mẫu tạm nghỉ, trả tự do các sinh viên, mở cửa trường học lại, nới lỏng giới nghiêm, trao Đài Radio Saigon về cho dân sự kiểm soát. Bộ Trưởng Quốc Phòng nói, theo ông, các tướng không có một kế hoạch và không bao giờ có trước đó, trái nghịch với sự bảo đảm của các tướng.

Cuộc thảo luận dẫn tới kết luận rằng, các tướng không nói họ đã có kế hoạch, nhưng ban đầu nói rằng họ sẽ lập kế hoạch nếu được Hoa Kỳ bảo đảm. Tất cả đồng ý rằng phải chờ sau khi họ gặp Tướng Harkins. Ngoại Trưởng nói rằng tình hình hôm Thứ Bảy 24/8/1963 thì có vẻ như quân đội VN lúc đó muốn đảo chánh; rằng họ muốn Mỹ bảo đảm hỗ trợ cho dù đây sẽ là chuyện riêng của người Việt; rằng đáp ứng của Mỹ là Mỹ sẽ hỗ trợ trong nỗ lực rằng đó là việc của người Việt Nam; rằng mục tiêu chính yếu là Nhu; và rằng các tướng có thể giữ Diệm [trong chính phủ mới] nếu họ muốn. Nhưng tới Thứ Bảy 31/101963 lại không có vẻ gì như thế.

Ngoại Trưởng nói nếu các tướng không thực sự tính chuyện đảo chánh, thì có lẽ việc nên làm bây giờ là bảo các tướng trở lại với cuộc chiến chống Cộng.

Nolting hỏi về điện văn sẽ gửi cho Lodge, trong đó cụ thể là cho Tướng Harkins quyền nói chuyện với các tướng. Hilsman nói rằng Harkins được phép bảo đảm với các tướng và duyệt xét kế hoạch của họ, nhưng Mỹ sẽ không tham dự việc lập kế hoạch với các tướng. Ngoại Trưởng đọc sơ thảo chỉ thị cho Harkins và tất cả đồng ýthích nghi.

.

Ngày 30/8/1963. 7 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Lodge. (LND: Cảnh giác độc giả, vì ngôn ngữ của Đại sứ Pháp, một con chiên Công giáo cuồng tín, kể lại trong điện văn này sặc mùi thực dân, miệt thị các chiến sĩ liều thân chống Pháp như quân triều đình, Cần Vương, Văn Thân...)

Tôi (Lodge) ghé thăm Lalouette, Đại sứ Pháp. Ông này ở đây đã 5 năm; thông minh, được tiếng là ủng hộ chương trình người Mỹ ở đây. Đột nhiên, Lalouette nói: Diệm là người trung thành, quyết tâm, đáng quý, hiếm gặp ở Châu Á. Trong nhiều cách, Diệm là nguyên thủ tốt nhất tại Đông Nam Á. Yếu đuối của Diệm là không phải chính trị gia, không giỏi đọc diễn văn, không thuyết phục giới báo chí, vv…. Diệm tốt hơn, cũng nhờ có Nhu. Nhu hiệu quả, thông minh. Có thể chiến thắng VC với chính phủ Diệm. Tình hình hiện nay phần lớn do báo chí tạo ra, lại thêm vụng về của phía VN. Trong thời người Pháp cai trị VN, Phật Tử tự sát là rất bình thường và không có ảnh hưởng gì với dân chúng nói chung. Họ tạo ra nhiều quan tâm ở ngoài nước hơn là trong Việt Nam.

Lalouette tiếp: Mọi chuyện đang êm lặng; Phật Tử được thả ra khỏi nhà tù. Đạo dụ số 10 sẽ bị gỡ bỏ. Các chùa sẽ được sửa chữa lại bằng tiền chính phủ; sẽ có một buổi lễ dự kiến tổ chức ở Chùa Xá Lợi. Bà Nhu sẽ xuất ngoại trong nhiều tháng, dự kiến tới Ấn Độ và Hoa Kỳ.

Các quan chức VN đang chờ một cuộc đối thoại, dự kiến sẽ bắt đầu với tôi, nhưng điều này chưa xảy ra. Do vậy, người ta đang đồn thổi, điều này không tốt. Bình luận của tôi (Lodge): Điều này không thực sự đúng. Trong các cuộc nói chuyện của tôi với cả Diệm và Nhu, tôi đã khuyên nhiều việc nên làm.

Vẫn còn có một vài nguy hiểm về một cuộc nổi dậy bạo động, nhưng nó đang giảm đi.

Lalouette hỏi: Cái gì có thể làm để hài lòng Hoa Kỳ?

Tôi đáp: Gỡ bỏ ông bà Nhu.

Ông ta nói: Không thể được, nhưng có thể đưa ai đó vào chính phủ với chức Thủ Tướnggiảm bớt vai trò của Nhu.

Khi tôi ra về, ông ta nói: Hãy để tôi nói 2 điểm. Thứ nhất, cố gắng xoa dịu dư luận dân Mỹ. Thứ nhì, đừng có đảo chánh gì hết.

Ngày 30/8/1963. Bản ghi nhớ từ Giám Đốc Văn Phòng, thuộc Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân (Riley) trình Tổng Thống Kennedy. Ký tên Phó Đô Đốc Herbert D. Riley. Nội dung: Các đơn vị sẵn sàng vào Sài Gòn [LND: để di tản công dân Mỹ, nếu cần].

Có 3 tiểu đoàn đổ bộ của Thủy Quân Lục Chiến, tổng cộng 4,500 quân lính, đã sẵn sàng làm cầu không vận và hải vận có thể trong 24 giờ tới sát Sài Gòn.

Trong đó, một tiểu đoàn có thể trong 8 giờ là tới sát Sài Gòn, với các đội tiền quân trong 2 giờ là tới; tiểu đoàn này đang ở 50 dặm phía đông mũi Cap St Jacques (tên gọi bây giờ là Vũng Tàu, 70 dặm cách Sài Gòn). Nếu tình hình căng thẳng, đơn vị này có thể áp sát bờ biển và như thế thời gian vào Sài Gòn sẽ rút ngắn.

Hai tiểu đoàn còn lại dùng để không vận đang ở Okinawa, chỉ cách Sài Gòn 6:40 giờ bay.

Thêm một tiểu đoàn đổ bộ của TQLC đang trên mặt biển đã được lệnh hướng về Việt Nam và sẽ sẵn sàng trong khoảng 6 ngày tới.

Các đơn vị dự bị sẽ có 2 tiểu đoàn đang ở Okinawa: trong đó một là tiểu đoàn đổ bộ của TQLC, và một là của Lữ Đoàn Nhảy Dù 173. Tổng cộng dự bị cho chiến dịch sẽ là 2,700 quân nhân.

.

Ngày 31/8/1963. Điện văn MACV số 1583; Điện văn Tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn số 391; Điện văn CAS số 0499.

Harkins gặp Tướng Khiêm, được kể rằng Tướng Minh đã ra lệnh hủy bỏ kế hoạch đảo chánh. Lý do hủy bỏ: lực lượng chưa đủ mạnh trong khu vực Sài Gòn, và có nghi ngờ về chuyện có thể Mỹ đã làm lộ kế hoạch đảo chánh của họ cho ông Nhu. Có thể tương lai sẽ tính chuyện đảo chánh. Tướng Khiêm kể với Harkins sáng 31/8/1963 rằng Tướng Dương Văn Minh ra lệnh hủy bỏ kế hoạch đảo chánh lúc này, và đang suy tính tìm các phương pháp khác, nhưng không nói rõ khác là gì. Harkins xin gặp Tướng Minh, nhưng Khiêm nói Minh đã dặn là người Mỹ không nên gặp trực tiếp Tướng Minh. Harkins hỏi Đại Tá Phạm Ngọc Thảo có liên hệ gì không, Khiêm nói Thảo cũng đang làm một âm mưu đảo chánh khác, nhưng chỉ vài tướng tin cậyquá khứ Thảo là Việt Cộng, và có thể Thảo vẫn còn đang hoạt động cho VC. Khiêm nói quân đảo chánh phía các tướng còn yếu so với quân trung thành của TT Diệm. Khiêm cũng nói, Tướng Minh không tin Tướng Đôn. Khiêm nói, không rõ Nhu còn ý định thanh trừng các tướng hay không. Khiêm nói, các tướng không tin Nhu, và vì Nhu là bạn của Richardson (phòng tình báo CAS của Mỹ), nên các tướng thắc mắc không rõ có phải ông bà Nhu đang lãnh lương của CIA. Harkins báo cáo với Tướng Taylor: "Có thể, khi tôi gặp Tướng Minh, nếu gặp được, mọi chuyện sẽ sáng tỏ."

NSC họp. Tướng Victor C. Krulak, Bản ghi nhớ, Họp về Việt Nam ở Bộ Ngoại Giao Mỹ. Trong tình hình các tướng VNCH hủy bỏ kế hoạch đảo chánh, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia NSC (không có mặt Tổng Thống) họp để tìm chính sách mới về VN. Cuộc thảo luận cho thấy dị biệt ý kiến, trong khi phía quân sự Hoa Kỳ là muốn tiếp tục cuộc chiến chống Cộng và hàn gắn quan hệ với TT Diệm, còn phía các nhà ngoại giao Hoa Kỳ là thấy rằng nếu cứ tiếp tục ủng hộ Diệm thì cuộc chiến chống Cộng sẽ thảm bại và sẽ có thêm nhiều người dân Miền Nam VN bất mãn. Buổi họp không đưa ra quyết định nào.

.

Ngày 31/8/1963. 6 p.m. Từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Lodge. Tôi (Lodge) tin chính phủ VN nghi ngờ chúng ta đang xui giục một cú đảo chánh. Họ cũng tin rằng tôi có thể nói gì đó có thể làm đẹp thể diện của họ với dư luận Hoa Kỳ nếu họ làm gì phù hợp. Có lẽ sắp xếp này có thể thực hiện: bà Nhu rời VN, quyền lực ông Nhu hạn chế vào chương trình Ấp Chiến Lược, lập ra chức Thủ Tướng và Thuần sẽ trở thành Thủ Tướng; Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục rời VN. Các điều cần làm nữa: trả tự do cho sinh viên và các Phật Tử, xóa bỏ Đạo Dụ số 10, sửa chữa các chùa và phải có cử chỉ hòa giải. Tất cả những điều này, nếu được đồng ý, sẽ được loan báo bởi Tổng Thống [Kennedy] tại Washington. Tôi nghĩ sẽ có một người tin cậy đứng trung gian. Tôi sẽ không nói các điểm này với Nhu hay Diệm nếu chưa được cấp trên cho phép.

Tôi nghĩ chính phủ Mỹ đã đúng đắn khi chỉ thị cho tôi như Chủ Nhật vừa qua, không chỉ vì tình hình dư luận tại Mỹ và tại thế giới tự do, nhưng bởi vì chính phủ VN vừa là những kẻ nói dối, vừa là những tên hình sự. Nỗ lục thay đổi chính phủ VN có thể thành công bây giờ là qua áp lực Mỹ.

Có một chuyện khác, nhưng cũng liên hệ. Tôi có nguồn tin khả tín cho biết Đại sứ Pháp Lalouette đã họp với Nhu trong 4 giờ đồng hồ hôm 20/8/1963, khi trận tấn công các chùa xảy ra. Tôi cũng được nguồn tin chính xác cho biết, Pháp muốn chính phủ Mỹ ra khỏi VN để người Pháp vào làm trung gian giữa Nam Việt và Bắc Việt. Hôm Thứ Sáu 30/8/1963 (ngày tôi nói chuyện với Lalouette), Lalouette đã tổ chức bữa ăn trưa với có mặt của Khâm Sứ Tòa Thánh Vatican, các đại sứ Italy và Úc châu. Sau khi Đại sứ Úc rời, Lalouette nói: "Chúng ta phải cứu gia đình này" như dường gia đình [nhà Ngô] là quan tâm đầu tiên của ông ta.

Tôi có lý do để tin là Vatican muốn can thiệp với Tướng De Gaulle. Tôi hiểu rằng  Khâm Sứ Tòa Thánh đã nói với Diệm rằng Diệm đã phản bội giáo hội [Thiên Chúa] và đất nước của Diệm. Tôi được báo cáo rằng tâm trí Nhu dao động mạnh và có lộ ý của Nhu là tiếp cận với Bắc Việt. Như một yếu tố trong việc tôi điều đình với chính phủ VN, có thể sẽ là Hạ Viện Hoa Kỳ hay Ủy Ban Hạ Viện ra lệnh cắt phần chúng ta viện trợ cho Việt Nam? Hãy cho tôi một cơ hội buộc chính phủ VN đồng ý với các điểm chúng ta đưa ra như điều kiện hồi phục viện trợ.

.

Ngày 31/8/1963. 10:48 p.m. Từ BNG Mỹ gửi Tòa Đại sứ tại VN. Ký tên: Ngoại Trưởng Rusk. Mỹ không thể rời bỏ VN. Mục tiêu chính của chúng ta là thắng cuộc chiến chống Cộng, và đồng ý với ý kiện của ông là nói chuyện trở lại với Diệm. Nên duy trì áp lực công khai và trong nói chuyện riêng với chính phủ VN rằng Mỹ không hài lòng với việc chính phủ VN đàn áp Phật Giáo vì đã làm suy yếu cuộc chiến chống cộng, cũng như làm mất ủng hộ từ Quốc Hội, công chúng Mỹ và thế giới. Bởi vì ấn tượng nên là, cả công khai và riêng tư, rằng Mỹ đối thoại thẳng thắn để cải thiện chính phủ VN, chứ không lật đổ họ. Thay đổi chính phủ hay không là chuyện của người VN.

Trong khi nói chuyện với Diệm, ông nên nhấn mạnh là cần chiến thắng Việt Cộng. Rồi thẳng thắn nêu nghịch lý hàng ngày là trong khi người Mỹ viện trợ ào ạt và vẫn có người Mỹ chết mỗi ngày thì chính phủ VN lại đàn áp Phật Giáo, như thế gây khó khăn cho Hành PhápLập Pháp Hoa Kỳ trong việc tiếp tục ủng hộ. Thời gian không còn nhiều nữa. Trong buổi họp báo sắp tới, Tổng Thống Kennedy có thể bị buộc phải bày tỏ lập trường của Mỹ phản đối các biện pháp đàn áp Phật Tử ở VN. Nếu chính phủ VN không thỏa hiệp để gỡ bỏ thiệt hại từ các hành động đàn áp, viện trợ có thể sẽ phải ngưng.

Ông nên cảnh cáo Diệm thẳng, nếu cần, rằng không được bắt giam các tướng vì chiến trường đang cần họ. Đồng thời mạnh mẽ đòi bà Nhu phải rời VN, vai trò tương lai của bà Nhu sẽ thảo luận sau.

Điều tối quan trọng là quan hệ với các Phật Tử. Cảm giác chúng tôi là ông nên thẳng thắn nói, thương thuyết với các nhà sư "búp bê" sẽ không đạt mục đích. Các điểm nên là:

--- Gỡ bỏ Đạo dụ số 10 tức khắc bằng sắc lệnh hành chánh, hay bằng khóa họp đặc biệt của Quốc Hội.

--- Sửa chữa các chùa đã bị đập phá.

---  Trả tự do cho các sinh viên, mở cửa lại các đại học đã đóng cửa.

--- Gỡ bỏ kiểm duyệt báo chí.

Bây giờ là câu hỏi cho ông: sẽ có lợi không, nếu chúng ta xin Vatican triệu hồi Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục sang Rome lâu dài? Nếu nói chuyện thuận lợi, ông có thể đề nghị tái cấu trúc chính phủ VN, đưa một số tướng và có lẽ các lãnh tụ dân sự khác giữ các chức Bộ Trưởng. Cũng có thể ông nên đề nghị chính phủ VN cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, và đặc biệt tránh can thiệp vào chuỵện Cam Bốt du hành trên sông Mekong.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 10333)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.