Ánh sáng mới trong một góc tối: Chứng cớ về cuộc đảo chánh lật đổ Ngô Đình Diệm tại Nam Việt Nam, tháng 11/1963 -- Tác giả: John Prados và Luke A.

21/03/20214:49 SA(Xem: 2925)
Ánh sáng mới trong một góc tối: Chứng cớ về cuộc đảo chánh lật đổ Ngô Đình Diệm tại Nam Việt Nam, tháng 11/1963 -- Tác giả: John Prados và Luke A.

HOA K GII MT
H SƠ VIT NAM 1963
DỊCH VÀ GHI NHẬN:

TÂM DIỆU, TRÍ TÁNH & NGUYÊN GIÁC
NHÀ XUẤT BẢN ANANDA VIET FOUNDATION


ÁNH SÁNG MỚI TRONG MỘT GÓC TỐI:
CHỨNG CỚ VỀ CUỘC ĐẢO CHÁNH
LẬT ĐỔ NGÔ ĐÌNH DIỆM
TẠI NAM VIỆT NAM, THÁNG 11/1963
Nguyên tác: John PradosLuke A. Nichter
Bản Việt dịch: Nguyên Giác, Tâm Diệu & Trí Tánh

 

Dịch từ nguyên tác “New Light in a Dark Corner: Evidence on the Diem Coup in South Vietnam, November 1963” trong Văn Khố An Ninh Quốc Gia (National Security Archive, viết tắt là: NSA), Đại Học George Washington University.

https://nsarchive.gwu.edu/briefing-book/vietnam/2020-11-01/new-light-dark-corner-evidence-diem-coup-november-1963 

Bản Anh văn phổ biến ngày 1/11/2020. Sách rút ngắn ký số 730. Biên tập: John Prados và Luke A. Nichter. Cần thêm thông tin, xin liên lạc: John Prados, điện thoại 202-994-7000 hay nsarchiv@gwu.edu.

(GHI NHẬN TỪ NGƯỜI DỊCH:

--- Bản Anh văn này phổ biến ngày 1/11/2020, vừa tròn 57 năm sau cuộc đảo chánh 1/11/1963 lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm với một số tài liệu mới.

---  Lãnh đạo cuộc đảo chánh 1/11/1963 là Tướng Dương Văn Minh.

--- Trước đó, có một số âm mưu đảo chánh khác. Theo bản báo cáo tình báo ngày 9 tháng 7/1963 do John A. McCone (Giám Đốc Tình Báo Trung Ương) trình lên Tổng Thống Kennedy trong vòng 24 giờ sau khi  Tướng Trần Văn Đôn nói với đặc vụ CIA Lucien Conein ngày 6 tháng 7/1963 rằng quân đội muốn lật đổ ông Diệm trong vòng 10 ngày tới. Lúc đó đã có tin có nhiều âm mưu đảo chánh từ nhiều nhóm khác nhau.

--- Trong các băng ghi âm thảo luận ở Bạch Ốc, Tổng Thống Kennedy cho thấy có lập trường ủng hộ cuộc đảo chánh.)

.

[Tài liệu mới giải mật cho thấy thêm]: Tổng Thống John F. Kennedy (JFK) có ý muốn thay đổi chế độ Ngô Đình Diệm nhiều hơn là được suy đoán trước đó; Băng ghi âm mới phổ biến của JFK và các bản ghi chép việc quan sát tình báo của JFK trám vào các khoảng trống hồ sơ trước đây; Lá thư của Ngô Đình Diệm phổ biến lần đầu, viết tay vài giờ trước khi bị ám sát.

(Bắt Đầu Bản Dịch)

 

Washington, DC, ngày 1 tháng 11/2020—Tổng Thống John F. Kennedy có ý định hỗ trợ việc lật đổ Tổng Thống Miền Nam VN Ngô Đình Diệm vào cuối năm 1963 nhiều hơn là được suy đoán trước giờ, theo một băng ghi âm và bản ghi chép Bạch Ốc mới phổ biến gần đây. Đúng ngày hôm nay vào 57 năm về trước, cuộc đảo chánh quân sự để Ngô Đình Diệm đã là tham dự lớn cho chính sách Mỹ và là bước can dự nhiều hơn vào Việt Nam [VN]. Ngay cả bây giờ, các cách nhìn về Kennedy và một số phụ tá cao cấp của JFK về việc cố vấn cho một cuộc đảo chánh một cách cụ thể đã bị che mờ bởi các hồ sơ tài liệu chưa đầy đủ đã dẫn các học giả tới chỗ tập trung nhiều hơn vào thái độ của các cấp thấp hơn. Hôm nay [1/11/2020], Văn Khố An Ninh Quốc Gia lần đầu tiên đăng các tài liệu từ các văn khố Hoa Kỳ và Việt Nam mà các tài liệu này mở cửa sổ rộng hơn một chút [cho thấy] vào các sự kiện chủ yếu.

Quan điểm của Kennedy về lật đổ ông Diệm trở thành lộ rõ hơn trong băng ghi âm về buổi họp của ông với Đại sứ Mỹ vừa được bổ nhiệm Henry Cabot Lodge, Jr. trong giữa tháng 8/1963, vừa trước khi Lodge bay tới Sài Gòn. Các tài liệu khác phổ biến hôm nay (1/11/2020), bao gồm cả các bản ghi chú NSC (Hội Đồng An Ninh Quốc Gia) về  các buổi họp Bạch Ốc và các bản báo cáo CIA từ Nam Việt Nam, cho một cái nhìn rộng hơn vào thời kỳ đảo chánh và các vai trò của các quan chức tại chỗ, như Lucien Conein của CIA và Đại sứ Frederick Nolting. Một vài tài liệu này đầu tiên xuất hiện trong các sách điện tử E-book trước đó của Văn Khố An Ninh Quốc Gia và được đưa thêm vào nơi đây để cung cấp bối cảnh rộng hơn của các sự kiện.

Bài hôm nay cũng đăng một tuyên cáo viết tay đầy kịch tính ký ngày 1/11/1963 từ ông Diệm đòi hỏi quân đội Nam Việt Nam phải theo lệnh của ông. Nhưng chỉ vài giờ sau, ông đã bị lật đổ và 24 giờ sau đó ông bị quân đội xử tử. Tác giả Luke A. Nichter đã tìm thấy tài liệu này trong văn khố tại Việt Nam. Ông cùng John Prados (nhà nghiên cứu National Security Archive) viết bài này hôm nay.

 

* * * * *

 

Cuộc đảo chánh lật ông Diệm đã là một phần gây ra nhiều tranh luận trong lịch sử Cuộc chiến Hoa Kỳ tại Việt Nam. Văn Khố An Ninh Quốc Gia (National Security Archive) đã tham dự các cuộc tranh luận này bằng cách đưa ra các chứng cớ mới và diễn giải mới. Năm 2003, chúng tôi đã đăng một cuốn sách điện tử rút gọn với một trong các băng ghi âm của Kennedy lần đầu phổ biến về một buổi họp cân nhắc Bạch Ốc chủ yếu về việc chung cuộc đã chấp nhận đảo chánh. Bài viết đó bao gồm một tuyển chọn các hồ sơ quan trọng, bao gồm bản báo cáo CIA trong đó Giám đốc CIA John McCone thông báo Tổng Thống về các tiếp cận ban đầu tới các viên chức CIA từ những người Việt âm mưu đảo chánh.

Những người Nam VN này đòi hỏi phải có hỗ trợ từ Mỹ nhiều hơn trong nửa sau tháng 6/1963, và bài viết đó trình bày các bản ghi chép từ Bộ Ngoại Giao và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council, NSC) về một loạt các buổi họp ở Bạch Ốc và các thảo luận khác của Mỹ về một cuộc đảo chánh ở Sài Gòn. Một vấn đề lớn, lúc đó và từ đó, là cái gọi là “Bản điện văn Hilsman” (“Hilsman Telegram”), hay, chính thức hơn, bức Công Điện Bộ Ngoại Giao DepTel 243, trong đó chỉ thị Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn Henry Cabot Lodge, Jr. hãy xúc tiến trong một cách làm rõ cho ông Diệm thấy rằng ông Diệm cần kết thúc gia đình trị và hạn chế hoạt động của người em là Ngô Đình Nhu, và các thành viên gia đình khác, mà nỗ lực của họ gây cản trở cuộc chiến chống nổi dậy đang tiến hành. Cuốn sách E-book đó chứa đựng một tuyển chọn các tài liệu cho thấy về cách Hoa Kỳ đánh giá những người Nam VN có thể là ứng viên thay thế sẽ lên lãnh đạo, và nhảy tới trước đến những ngày cuối cùng trước cuộc đảo chánh.

Năm 2009, Thư viện Kennedy (Kennedy Library) phổ biến các băng ghi âm trong đó có những cuộc nói chuyện ở Bạch Ốc vào cuối tháng 8. Văn Khố NSA cũng thực hiện một sách E-book quanh các băng ghi âm đó, khởi đầu với điện văn DepTel 243 và cho phép người đọc/người nghe được đối chiếu rộng rãi, bằng cách so sánh các băng ghi âm của Bạch Ốc với các bản ghi chép từ NSC và Bộ Ngoại Giao từ cùng các cuộc nói chuyện đó. Trong một trường hợp, chúng tôi cũng đã có một bản ghi chép thực hiện bởi một viên chức Ngũ Giác Đài cao cấp, Thiếu Tướng Victor Krulak. Điều này bổ túc thêm cho cuốn sách rút gọn bằng điện tử trước đó.

 

 

 

 

.

PHOTO:

Bản tuyên cáo viết tay của ông Diệm gửi quân đội trong ngày đảo chánh, 1/11/1963 (Document 26).

 

LND: “PHIẾU NGHIÊN CỨU” làm tại KBC 3401 ngày 20-11-1963 cho biết vào 4 giờ chiều ngày 1-11-1963, TT Ngô Đình Diệm đã có gửi một mệnh lệnh, trong đó, ra lệnh cho Đại tá Bùi Dinh và Thiếu tướng (Huỳnh Văn) Cao đem 4 tiểu đoàn về “giải phóng thủ đô” [nhóm chữ nầy từng được dùng vào năm 1960, khi ông Diệm gọi Đại tá Trần Thiện Khiêm từ Mỹ Tho đem quân của Sư đoàn 7 về cứu nguy gia đình ông Diệm đang bị lực lượng Nhãy Dù tấn công và bao vây Dinh Độc Lập trong cuộc đảo chánh 11-11-1960].

Từ đó, chúng tôi tiếp tục tìm thêm tài liệu, và việc Luke Nichter phổ biến băng ghi âm giữa Kennedy và Lodge từ giữa tháng 8 [năm 1963] cho một cơ hội tốt để khảo sát lại cuộc đảo chánh. Nơi đây, chúng tôi dò ngược lại để có một cái nhìn rộng hơn, không chỉ tập trung vào các sự kiện của tháng 8 nhưng là trên một toàn cảnh đầy đủ. Trong các tài liệu chúng tôi trình bày nơi đây có băng ghi âm và bản ghi chép chỉ thị của Tổng Thống đối với ông đại sứ [Mỹ tại VN]; các bản ghi chép trong tuần lễ quan trọng ghi lại do  Thomas L. Hughes, Giám đốc Phòng Nghiên Cứu và Tình Báo (Bureau of Intelligence and Research) của Bộ Ngoại Giao; các bản ghi chép bằng tay về các buổi họp Bạch Ốc ghi lại do Bromley K. Smith, nhân viên trong NSC; một số các bản chép tay về các buổi họp ghi lại do Tướng Krulak; bản tóm lược của CIA về các buổi họp giữa các nhân viên CIA và các tướng lãnh VN; một số các bản báo cáo CIA từ thực địa, bao gồm cả bản báo cáo đầu tháng 10 [năm 1963] trong đó có viên chức Việt Nam nói về ám sát [ông Diệm] và phản ứng CIA về chuyện đó; và nhiều tài liệu từ thời điểm xảy ra đảo chánh và vụ ám sát [ông Diệm, Nhu], bao gồm cả một lời tuyệt vọng xin trợ giúp từ Tổng Thống Diệm ngay cả khi cuộc đảo chánh chống lại ông đã tiến hành.

Trong các tài liệu trình bày nơi đây hay từ nhiều sách e-book về ông Diệm, có thể nhận ra các điều sau:

--- Tổng Thống John F. Kennedy có ý sẵn sàng, nhiều hơn là như trước kia được hiểu, để hỗ trợ các hành động có thể thay đổi nhà cầm quyền tại Nam Việt Nam.

--- Kennedy trực tiếp biết về quan điểm ủng hộ ông Diệm của Frederick E. Nolting, người tiền nhiệm của Lodge trong cương vị đại sứ, làm vững một ấn tượng rằng Kennedy có mời Nolting tham dự các buổi họp suy xét tại Bạch Ốc --- và trực tiếp nói chuyện với Nolting về các sự kiện Sài Gòn --- một phần để thiết lập một toàn cảnh mà tất cả mọi phía trong cuộc thảo luận này đều có ý kiến được nghe.

--- Các cuộc nói chuyện ở Bạch Ốc xảy ra mà không có bất kỳ nhân vật chính yếu nào đổi ý của họ về tình hình Sài Gòn.

--- Khi các sĩ quan Nam Việt Nam nối lại các tiếp xúc với các viên chức CIA trong đầu tháng 10/1963, các viên chức VN này tức khắc nêu lên giải pháp ám sát [ông Diệm].

--- Ông Ngô Đình Nhu, em trai của Tổng Thống Diệm, vẫn là mục tiêu chính yếu của các hoạt động từ người Mỹ. Các nỗ lực của Nhu để chống đỡ việc chỉ trích hay tự tìm đồng thuận với Hoa Kỳ đều thất bại..

 

* * *

 

THẢO LUẬN

 

Việt Nam đã làm các lãnh tụ Hoa Kỳ lúng túng, từ Franklin D. Roosevelt trở đi. Vào lúc John F. Kennedy trở thành Tổng Thống, tình hình có vẻ như hy vọng một chút --- đủ dài cho JFK nghĩ về Việt Nam như một kiểu phòng thí nghiệm, nơi ông ta có thể thử các chiến thuật và kỹ thuật của chúng ta. Vào ngã rẽ này, 1963, sự lạc quan đó đã bốc hơi và Kennedy cảm thấy rằng những người cản trở tại Sài Gòn đang thất thế trong cuộc chiến chống loạn quân Cộng sản. Khi, vào tháng 5/1963, chính phủ Ngô Đình Diệm lâm trận chính trị đối với các Phật tử Việt Nam, phía Hoa Kỳ càng thêm nổi giận. Phía Nam Việt Nam cũng tương tự. Trong thời gian mừng Lễ July Fourth, một đặc vụ CIA được các sĩ quan quân đội Nam VN tìm gặp; các sĩ quan này muốn Mỹ hỗ trợ một cuộc đảo chánh để có thể lật đổ ông Diệm (2003 E-book, document 1). 

Cuốn sách E-book này mở ra (Document 1) với bản báo cáo về buổi gặp ngày 17/7/1963 giữa John Richardson (Trưởng Phòng CIA Sài Gòn) và em của ông Diệm là Ngô Đình Nhu, người chỉ huy nhiều đơn vị đặc biệt của Nam Việt Nam và ngày càng được xem như quyền lực phía sau Tổng Thống. Sách này cho thấy rằng Nhu, ngay cả khi “bình tỉnh,” như Richardson quan sát thấy, bị ám ảnh như có chuyện người Phật tử đang tuyên truyền và che giấu cán bộ CS trong các sư ở một vài ngôi chùa quan trọng. Nhu đã khởi đầu các buổi họp hàng tuần với các tướng lãnh quân lực VNCH trong đó chính Nhu đã nêu lên đề tài về một cuộc đảo chánh --- như Nhu nói với CIA, đó là một kỹ thuật “tâm lý” để có thể làm các tướng lãnh phải tiết lộ ý định của họ.

Nhu tiếp tục đưa ra âm mưu của Nhu, điều này dẫn tới một kế hoạch dùng quân đội chính phủ bố ráp các ngôi chùa quan trọng tại Sài Gòn và Huế (Document 5).

Tổng Thống Kennedy đã quyết định thay thế đại sứ Mỹ tại Sài Gòn,  Frederick E. Nolting, và bổ nhiệm Henry Cabot Lodge vào chức vụ này. Lodge và Kennedy đã họp tại Bạch Ốc vào ngày 15/8/1963 (Item 2, Document 3). Chúng tôi trình bày cả bản ghi âm của buổi họp đó và một bản ghi chép buổi này do Luke Nichter ghi lại. Các tài liệu này cho thấy rằng Lodge đã có sẵn một vài cái nhìn nào đó về tình hình tại Nam VN và đã họp với những người đại diện Nam VN tại Hoa Kỳ, những người này lại là ba mẹ của vợ ông Ngô Đình Nhu. [Trong buổi họp trên] Kennedy có nhiều vẻ đồng ý, để cho Lodge nói, nhưng cả hai đồng ý rằng báo chí tại Sài Gòn là một vấn đề, JFK bày tỏ cảm nghĩ rằng sẽ có gì cần phải làm đối với ông Diệm, nhưng ông không muốn bị thúc đẩyáp lực báo chí, và ông chưa chắc chắn là ai, khác hơn ông Diệm, Hoa Kỳ có thể ủng hộ tại Sài Gòn. Kennedy muốn Lodge sẽ đưa ra một lượng định cá nhân.

Lodge lên đường tới Sài Gòn, dự định trên đường sẽ ghé Hawaii và Nhật Bản để nhận nhiều bản báo cáo khác nhau và gặp các viên chức Hoa Kỳ cao cấp. Trong khi Lodge trên chuyến đi, tình hình Sài Gòn căng thẳng khi Nhu bố ráp các chùa mà Nhu trước đó đã lên kế hoạch. Tại Bộ Ngoại Giao Mỹ, W. Averell Harriman và George Ball đồng ý rằng Lodge nên hoãn tới Sài Gòn cho tới khi tình hình êm lại một chút (Document 4). Lodge tới Sài Gòn hai ngày sau cuộc nói chuyện của họ (ngày 23/8/1963, tính theo ngày giờ Hoa Thịnh Đốn). Lodge không có thời giờ để thích nghi với khí hậu. Sổ biên niên của CIA về các gặp gỡ giữa các viên chức CIA với các sĩ quan quân đội VNCH phía âm mưu đảo chánh (Document 13) cho thấy các gặp gỡ ban đầu làm phía Mỹ quay cuồng với các thảo luận về chuyện xem có nên hỗ trợ cuộc đảo chánh ở Sài gòn đã xảy ra ngày hôm đó. Một ngày sau, Đại sứ Lodge nhập được Điện văn DepTel 243, còn gọi là bức “công điện Hilsman” (2003 E-book, Document 2; E-book 302, Document 1). Chúng tôi không đăng lại điện văn đó nơi đây bởi vì chúng tôi đã đăng nó trong cả hai bản báo cáo điện tử về đề tài này. Bản tin về yêu cầu của quân đội VNCH xin hỗ trợ đảo chánh đã trình lên Kennedy trong bản báo cáo hàng ngày cho Tổng Thống (lúc đó, bản tin thường nhât này gọi là President’s Intelligence Checklist, hay PICL) tường trình rằng Ngô Đình Nhu đứng phía sau các trận Bố Ráp Chùa, và rằng Nhu và Diệm đưa ra các lệnh trực tiếp cho các sĩ quan thi hành, không theo hệ thống quân giai của quân đội VNCH (Document 7).

Trong các bài đăng năm 2003 và 2009 của chúng tôi, và trong bài cập nhật năm 2013, câu chuyện về những gì Kennedy và các viên chức của ôngt hực sự quyết định gì về cuộc đảo chánh Sài Gòn vào tháng 8/1963 là nơi trung tâm khảo sát của chúng tôi. Thay vì trở lại toàn bộ cuộc tranh luận này, nơi đây chúng tôi muốn chạm vào vài điểm, đưa ra các sắc thái trong hình thức của các bản ghi chú của Thomas Hughes (Document 6) và các buổi họp với Diệm và Nhu xảy ra trong thời khoảng đó (Documents 8, 14, 15), làm rõ thêm các chứng cớ.

Các băng ghi âm về các buổi họp ở Bạch Ốc trong các ngày 26, 27, 28 tháng 8/1963, cùng với các bản chép tay về các buổi họp đó thực hiện bởi người ghi chép Bromley K. Smith (viên chức NSC) và Roger A. Hilsman (viên chức Bộ Ngoai Giao)  đã đăng trên các bài trước đây, cùng với một tài liệu ghi lại bởi Tướng Victor H. Krulak. Nơi đây, chúng tôi thêm bản ghi chép của Krulak về các buổi họp khác (Documents 9, 11) và các bản chép tay của Bromley Smith, từ đó ông này đưa ra các tài liệuchúng tôi trước đó đã đăng (Documents 10, 12). Cùng nhau, các tài liệu này đưa ra các tài liệu đầy đủ về cuộc nói chuyện về đảo chánh tháng 8/1963 của chính phủ Kennedy.

Chu kỳ các buổi họp mở đầu vào ngày Thứ Hai 26/8/1963, sau khi bức điện văn Hilsman trước đó đã gửi và khi đề tài là có nên xác định hay không về chỉ thị ghi trong điện văn. Lịch sử nhận được về điều này là, rằng Hilsman, Harriman và nhân viên NSC là Michael Forrestal đã bênh vực cho việc tiến hành đảo chánh, trong khi phía khác thì nêu ý chống lại. Một phần tử chống [đảo chánh] là cựu Đại sứ Nolting. Phía quân sự chống [đảo chánh] tập trung quanh Tướng Maxwell D. Taylor, Tham Mưu Trưởng Liên Quân, và bao gồm cả Tướng Krulak; trong khi phía khác chống [đảo chánh] có cả Giám đốc CIA John McCone, và William E. Colby (Giám đốc Phân Bộ Viễn Đông của CIA). TT Kennedy hành động hầu hết như người điều hợp. Ông xem Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara, và em trai ông, Bộ Trưởng Tư Pháp Robert F. Kennedy, như các phần tử chống [đảo chánh] khác.

Như chúng tôi đã mô tả trong cuốn sách E-book năm 2009, hiện thực thì phức tạp hơn. Bobby Kennedy không nói nhiều trong các buổi họp tháng 8/1963 và vắng mặt không dự buổi ngày 26/8/1963, khi sự giận dữ về bức điện văn Hilsman được tập trung vào nhiều nhất. Thay vào đó, JFK nói nhưng không có ý chống lại âm mưu đảo chánh, nhưng cũng không nói về làm [đảo chánh] chỉ vì báo New York Times thúc đẩy --- gần như lập lại những gì trước đó ông đã nói với Lodge trong buổi họp 10 ngày trước đó (Document 3). Hilsman nói nhiều, với Taylor ngờ vực rằng không rõ Sài Gòn có thể hợp tác mà không cần có ông Diệm hay không, và McNamara muốn có bảo đảm về 4 điểm. Ông cũng muốn thấy có gì từ việc Lodge nói chuyện với ông Diệm. Buổi gặp [Lodge-Diệm] xảy ra vào thời điểm đó (Document 8). Ngoại Trưởng Dean Rusk bình luận rằng “chúng ta đang trên đường tới thảm họa,” đưa ra các giải pháp khác như là có thể đưa quân Mỹ  vào VN hay là đưa nhân sự Mỹ rời khỏi VN. Điều này dẫn tới một yêu cầu thêm thông tin về các tình thế Sài Gòn hơn là một trận tấn công chống lại một thành phần ủng hộ đảo chánh.

Vào ngày 27/8/1963, Đại sứ Nolting trở thành trung tâm thảo luận. Các tài liệu có thêm của chúng tôi không đổi cái ấn tượng chúng tôi bày tỏ hồi năm 2009 rằng Nolting đã chủ yếu trở nên như người bản xứ VN (Documents 9, 10). Ông trình bày các Trận Bố Ráp Chùa như một kiểu chiến thắng cho ông Diệm, đưa Nhu vào trách nhiệm các trận bố ráp, mô tả Diệm như một người có phẩm cách trước đó đã tìm cách thực hiện tất cả các lời hứa ông đã đưa ra với Hoa Kỳ, và mô tả những người Phật Giáo Việt Nam như đã bị Cam Bốt giựt dây. Nolting thú nhận rằng Nhu --- cũng là một “người có phẩm cách” --- đã trở thành gánh nặng, nhưng ông bác bỏ đề nghị rằng các tướng lãnh VN nên đảo chánh. John F. Kennedy nói rằng không lý gì phải đảo chánh nếu chuyện này không thành công.

Ngày hôm sau, Nolting thêm rằng khái niệm về một cuộc đảo chánh là dựa trên một nguyên tắc xấu và sẽ đưa ra một tiền lệ xấu, một nhận định gây ấn tượng đối với Cố Vấn An Ninh Quốc Gia McGeorge Bundy (Documents 11, 12). Cựu đại sứ Nolting nói rằng không ai khác hơn ông Diệm có thể giữ nguyên vẹn Nam Việt Nam.  Giám Đốc CIA Colby mô tả một tình thế Sài Gòn, trong đó cho thấy lực lượng ủng hộ ông Diệm mạnh hơn lực lượng muốn đảo chánh. Ông cũng nói về một cuộc đảo chánh trước đó (năm 1960), thời gian đứng về phía Diệm, không trở ngại cho Diệm. George Ball lý luận rằng Nhu trong thế đang lên là một điều không thể bình yên, làm cho cuộc đảo chánh là tất yếu, không tránh nổi, nhưng các câu hỏi được đưa ra hôm đó là khi các tướng VN hoãn kế hoạch đảo chánh của họ.

Các cuộc thảo luận trong tháng 8/1963 có ảnh hưởng là cho các viên chức cao cấp nhất Hoa Kỳ nghiền ngẫm tất cả các lý luận ủng hộ hay không ủng hộ một cuộc đảo chánh, nhưng chúng đã để lại cho Hoa Thịnh Đốn vấn đề chính sách của nó --- cá tính cứng rắn của các lãnh tụ Sài Gòn đã khép lại khả thể tiến bộ cho Việt Nam. Kinh nghiệm của người Mỹ tại Nam VN đã cho thấy như thế. Khi trình ủy nhiệm thư lên ông Diệm vào ngày 26/8/1963 (Document 8), Đại sứ Lodge có 10 phút để giải thích về vai trò của dư luận công chúng trong việc hình thành chính sách Hoa Kỳ, khuyên rằng vị lãnh đạo Sài Gòn [ông Diệm] hãy trả tự do các tù nhân Phật tử, sau đó ông Diệm đã làm nhẹ đi tầm quan trọng của các Phật tử, rồi thuyết giảng cho Lodge nghe suốt 2 giờ đồng hồ về gia đình ông [họ Ngô] và Nam VN như một quốc gia chưa phát triển.

Ngay khi Kennedy kết thúc vòng thảo luận tháng 8/1963 về nên đảo chánh hay không, viên chức Bộ Ngoại Giao Paul Kattenburg, người trước đó đã quen biết ông Diệm trong một thập niên, có kinh nghiệm riêng của anh (Document 14). Kattenburg có ấn tượng rằng ông Diệm có bệnh tâm thần nhẹ. “Nhiều hơn trong những lần trước đó,” Kattenburg ghi lại, Diệm “nói phần lớn là tự nói với Diệm.” Lãnh tụ Sài Gòn này bênh vực lập trường của ông về khủng hoảng Phật giáo, và bênh vực [2 người em và anh của Diệm là] ông Nhu và ông Thục, Tổng giám mục Huế, mà những hành vi khờ dại của ông này đã dấy khởi lên cuộc khủng hoảng. Diệm đưa ra những lý luận mâu thuẫn rằng người Phật tử đang bị kích động bởi các bộ Cộng sản và rằng cuộc khủng hoảng đã giải quyết hoàn toàn xong. Riêng phần Nhu, Nhu cũng hiển lộ ra thêm nhiều tệ hại (Document 15). CIA biết về một cuộc nói chuyện Nhu nói với các tướng lãnh quân lực VNCH tại khu vực Sài Gòn, trong đó Nhu khẳng định rằng ngoại viện có bị cắt đứt sẽ không là vấn đề bởi vì Nam VN có đủ ngoại tệ dự trữ để tiếp tục trong 20 năm. Nhu đã ra lệnh rằng quân nhân VNCH phải nhận lệnh nổ súng vào bất kỳ người ngoại quốc nào liên hệ trong các “hành vi khiêu khích.”

Các viên chức Hoa Kỳ bất đồng với nhau về ai có thể theo sau Diệm và Nhu trong việc lãnh đạo Sài Gòn. Không như Nolting (người thấy rằng không có ứng viên nào có thể), Phòng Nghiên Cứu và Tình Báo (INR) của Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa ra một danh sách dài (Document 16). Họ nhấn mạnh, “chúng tôi tin rằng Việt Nam không gặp thiếu vắng nghiêm trọng nào về các nhà lãnh đạo không-Cộng-sản hiệu quả.”  Thomas L. Hughes, Giám đốc INR, bây giờ vẫn tự hào về danh sách các chuyên gia mà anh ghi lại được hồi năm 1963. [1] Ngày kế tiếp, INR xúc tiến soạn thảo bài viết về “Vấn đề ông Nhu” (Document 17), trong đó các phân tích gia trích dẫn các ý kiến từ người Nam VN rằng Nhu đã trở thành một thế lực khống chế tại Sài Gòn, đưa ra “một ảnh hưởng khống chế, áp đặt trên ông Diệm.”

Các phụ tá của Kennedy kết luận sớm sủa rằng Ngô Đình Nhu phải ra đi. Nếu Tổng Thống Diệm từ chối loại bỏ Nhu, thì Diệm cũng sẽ phải ra đi. Đó là ý nghĩa của bức điện văn Hilsman, và của chỉ thị gửi theo sau vòng nói chuyện tháng 8/1963 về chuyện nên giúp đảo chánh hay không. Xuyên qua tháng 9 và tháng 10/1963, ngay cả khi Hoa Thịnh Đốn tìm cách nêu ra quan điểm bằng cách cứu xét di tản các công dân Mỹ, rút quân Mỹ về, và ngừng viện trợ của CIA đối với Lực Lượng Đặc Biệt Nam VN, Tổng Thống Kennedy đã tìm cách hiểu rõ tình hình nhiều hơn. JFK gửi một loạt các nhóm nghiên cứu tới Sài Gòn --- Huntington Sheldon của CIA, Robert McNamara cùng với Maxwell Taylor, Tướng Krulak cùng với Joseph Mendenhall—tất cả đều báo cáo trực tiếp tới Kennedy. Các chuyến viếng thăm đó đều xác nhận điều mà INR đã nói trong bản ghi nhớ “Vấn đề ông Nhu” (Document 17).

Sự im lặng của các tướng VN đã làm các viên chức Hoa Thịnh Đốn dè dặt, tránh đi trước quá xa với tình hình chính trị Sài Gòn. Đó là một lý do để các phái đoàn tới nghiên cứu. Rufus Phillips mô tả về một buổi họp Bạch Ốc thời gian này đã kết thúc trong một cảm giác bất ổn hoàn toàn. [2] Trong một bức điện văn ghi chữ EYES ONLY (CHỈ ĐỂ ĐỌC) vào ngày 15/9/1963, Ngoại Trưởng Rusk cảnh giác Đại sứ Lodge rằng cuộc đảo chánh được hình dung trong bức điện văn Hilsman đã “chắc chắn là ngưng rồi” và đừng có làm gì để khích lệ bất kỳ âm mưu đảo chánh nào. Các quyết định vẫn chưa được đưa ra ở Hoa Thịnh Đốn. [3] Cùng lúc đó, Lodge có một gây gỗ nhỏ với CIA về chuyện thay đổi viên chức Trưởng phòng CIA tại Sài Gòn. Trong bầu không khí đó, Tướng Trần Thiện Khiêm yêu cầu họp với CIA. Người liên lạc, và buổi họp diễn ra sau đó, cho người Mỹ biết về động thái của Nhu tạo ra các kênh liên lạc với Hà Nội, nhắc họ rằng kế hoạch đảo chánh đã có, và thông báo CIA rằng các tướng lãnh đang chờ trả lời của ông Diệm về yêu cầu của họ cho các vị trí trong nội các trong chính phủ Nam VN (Document 13).[4]

Vào lúc đó, Bộ Trưởng McNamara và Tướng Taylor đang có mặt ở Sài Gòn trong chuyến đi tìm hiểu sự kiện. Họ nói chuyện với các chuyên gia trí thức về VN, với Trưởng phòng CIA, và với Tổng Thống Diệm. Taylor viết một bản tường trình dài sau đó, trong đó lý luận rằng các tướng lãnh VN không thiết tha muốn đảo chánh và đã bị làm trung hòa. [5] Nhưng gần như tức thời tại Sài Gòn, CIA làm Hoa Thịnh Đốn chấn động khi viên chức tình báo Lucien Conein bỗng gặp Tướng Trần Văn Đôn ở phi trường và hai người đã tổ chức họp đêm hôm đó, nơi một sĩ quan VNCH xác nhận rằng các tướng lãnh bây giờ đã có một kế hoạch cụ thể, và Conein đồng ý với Đôn là sẽ gặp người chỉ huy đảo chánh nhiều ngày sau đó. [6] Document 18 là bản báo cáo về buổi Conein gặp Tướng Dương Văn Minh vào ngày 5/10/1963. Tướng Minh lập lại lời kêu gọi hồi tháng 8/1963 về ý muốn có Mỹ hỗ trợ cuộc đảo chánh. Minh cho biết những người chính yếu sẽ thực hiện đảo chánh, bảo đảm với Conein rằng một cuộc đảo chánh sẽ xảy ra trong tương lai gần, và nói sơ lược về nhiều kịch bản đảo chánh có thể có. Một trong các kịch bản đó --- cái “dễ nhất,” theo Tướng Minh nói --- là sẽ ám sát 2 trong các người anh em của Diệm trong khi giữ Diệm như vị nguyên thủ.

Việc nói tới ám sát xảy ra vào một thời điểm quan trọng đối với người Mỹ tại Sài Gòn. Đại sứ Lodge đang đưa về Mỹ người Trưởng Phòng CIA của ông. Người Phó Trưởng Phòng, nhận định về các giải pháp của Tướng Minh, khuyên Hoa Thịnh Đốn là chớ nên bác bỏ việc ám sát quá nhanh chóng, vì các giải pháp khác một cách căn bản sẽ là nội chiến. [7] Lời khuyên này làm nổi giận Giám Đốc CIA McCone và Giám Đốc Viễn Đông Sự Vụ Colby. McCone trả lời rằng ý kiến hay nhất là không có ý kiến. Nhiều năm sau, khi ủy ban Church Committee (Lời Người Dịch: ủy ban này do Thượng Viện Mỹ lập ra để điều tra các hoạt động tình báo Mỹ, trong đó có các vụ âm mưu ám sát các lãnh tụ quốc tế, trong đó có Patrice Lumumba của Zaire, Rafael Trujillo của Dominican Republic, Ngô Đình Diệm của Nam VN, Tướng René Schneider của Chile và Fidel Castro của Cuba.) điều tra CIA năm 1975, McCone nhắc lời chính ông đã nói với John F. Kennedy, chính xác các chữ mà ông nhớ rõ ràng, “Kính thưa Tổng Thống, nếu tôi quản trị một đội banh dã cầu, [và] tôi có một tuyển thủ pitcher (người ném banh), tôi sẽ giữ cầu thủ này đúng chỗ trong trạ6n đấu, dù là anh này ném banh giỏi hay dở. Như thế tôi đang nói rằng, nếu Diệm bị gỡ bỏ, chúng ta sẽ không có một cuộc đảo chánh… mà là một chuỗi cuộc đảo chánh” (Document 20). [8] McCone ra lệnh cho trạm Sài Gòn không được khuyến cáo gì hết, và ngày hôm sau Colby củng cố lệnh đó bằng một lệnh khác nữa (Document 19).

Từ đó trở đi, Tòa đại sứ Mỹ và trạm tình báo Sài Gòn [của CIA] tích cực hơn trong việc quan sát chuyện sửa soạn đảo chánh của các tướng Nam VN. Có thêm nhiều gặp gỡ với các tướng VN. Có một lúc, đích thân Đại sứ Lodge bảo đảm với Tướng Trần Văn Đôn rằng Conein (viên chức CIA) đang nói tiếng nói thẩm quyền thay cho tòa đại sứ Mỹ. [9]

Lodge có một vai trò tích cực trong việc gỡ bỏ một trong những trở ngại quan trọng nhất đối với cuộc đảo chánh khi phía quân đội Nam VN chuyển động vào vị trí. Vào ngày 23/10/1963, Đôn lại gặp với Conein của CIA (Document 21) nơi buổi họp, Đôn yêu cầu bảo đảm về lập trường Hoa Kỳ và viên chức tình báo này đã có thể trả lời trong một cách phù hợp với hướng dẫn cùa Hoa Thịnh Đốn. Cuộc đảo chánh dự trù xảy ra trong khoảng cuối tháng 10 và đầu tháng 11/1963. Đôn nổi giận rằng một sĩ quan VNCH khác, ở cấp thấp hơn, nói về một cú đảo chánh khác, trước đó đã bị khuyến cáo bác bỏ bởi viên Tướng Tư Lệnh Hoa Kỳ Paul D. Harkins, trong khi chuyện này trước đó đã tới tai Tổng Thống Diệm. Bù lại, Conein yêu cầu Đôn đưa ra chứng cớ rằng nhóm đảo chánh là có thực. Trở lại tại tòa đại sứ, Lodge chất vấn Harkins về chuyện can thiệp với viên sĩ quan Nam VN kia (Document 22). Lodge nói thẳng với Harkins rằng Hoa Kỳ, cho dù không đầu tiên gợi lên bất kỳ cuộc đảo chánh nào, vẫn tránh né bất kỳ hành vi nào ngăn cản hay chống lại một cuộc đảo chánh. Vào ngày 24/10/1963 (Document 23) Conein gặp lại Đôn, được Đôn xác nhận rằng Harkins trước đó đã thú nhận lỗi lầm khi có vẻ có ý chống lại một cuộc đảo chánh. Đôn khẳng định rằng tất cả kế hoạch đã hoàn tất và đã được kiểm soát và tái kiểm soát.

Cơ hội cuối cùng của Hoa Thịnh Đốn để lui ra khỏi cuộc đảo chánh Sài Gòn là ngày 29/10/1963, khi Tổng Thống Kennedy họp các cố vấn để xem xét lại một lần nữa. Văn Khố An Ninh Quốc Gia NSA có ghi lại sự kiện này với một số chi tiết trong cuốn sách điện tử năm 2003 của chúng tôi, trong sách chúng tôi ghi lại nghị trình buổi họp, một băn ghi âm cuộc nói chuyện, bản ghi lại buổi họp do NSC thực hiện, và 2 sơ thảo điện văn dự trù gửi tới Sài Gòn mà những người trong buổi họp xem xét (2003 E-book, Documents 18, 19, 20, and 21 và băng ghi âm). Nơi đây chúng tôi đưa ra bản chép tay của Roger Hilsman về buổi họp đó từ các hồ sơ Bộ Ngoại Giao (Document 24). Trong thời điểm trễ như thế, Bobby Kennedy vẫn còn chống lại đảo chánh và Maxwell Taylor cũng chống như thế, trong khi các viên chức khác nhìn về phía trước tới chuyện hình thành một chính phủ Sài Gòn tương lai, hay là tập trung vào các chiến thuật hay là sự quân bình lực lượng giữa quân đảo chánh và quân phòng thủ [Dinh Tổng Thống].

Trái ngược với sự sợ hãi nêu lên trong buổi họp ở Bạch Ốc ngày 29/10/1963, khi cuộc đảo chánh khởi sự vào ngày 1/11/1963, quân đảo chánh đã tương đối nhanh chóng bao vây Tổng Thống Diệm và quân phòng thủ trong Dinh Gia Long. Một lần nữa, cuốn sách E-book năm 2003 ghi lại nhiều tài liệu về các sự kiện này (Documents 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28), trải rộng từ các buổi họp của Kennedy ở Bạch Ốc để theo dõi tình hình, cho tới các bản báo cáo CIA về diễn biến đảo chánh hàng ngày, tới một bức điện văn liên hệ nhiều phiên bản về chuyện Diệm và Nhu chết thế nào, cho tới một bản phân tích của CIA hồi tưởng lại về các bản tin báo chí nói về các cái chết này. Nơi đây chúng tôi bổ sung cuốn sách 2003 đó với một vài chứng cớ mới. Vào ngày 1/11/1963, chúng tôi có bản văn tình báo cho Tổng Thống PICL (President's Intelligence Checklist) cho thấy cuộc đảo chánh đang diễn tiến (Document 25). Tuyệt vọng để tự cứu, giữa lúc giao chiến của cuộc đảo chánh, Tổng Thống Diệm soạn ra bản tuyên cáo ra lệnh quân đội chỉ riêng nghe lệnh của ông và phải bác bỏ tất cả các lệnh khác, và kêu gọi các lực lượng trung thành ngoài Sài Gòn về cứu (Document 26). Nhưng quá trễ. Bản văn PICL ngày 2/11/1963 (Document 27) ghi rằng Diệm và Nhu đã bị giết.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11117)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.