CÁC TÔNG PHÁI ĐẠO PHẬT
Đoàn Trung Còn
TAM LUẬN TÔNG
Khai tổ: Bồ Tát Long Thụ vào khoảng thế kỷ 2 – 3 ở Ấn Độ, tiếp theo là Ka-na-đề-bà vào khoảng thế kỷ 3.
Cưu-ma-la-thập truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ 5.
Huệ Quán truyền sang Nhật Bản vào năm 625.
Giáo lý căn bản: Trung luận và Thập nhị môn luận của Bồ Tát Long Thụ.
Bách luận của Ka-na-đề-bà.
Tông chỉ: Phát triển giáo lý trung đạo, xem đó là cứu cánh rốt ráo của thiền định, xóa bỏ mọi ý tưởng về có và không.
LỊCH SỬ
Học phái này lấy ba bộ luận là
Trung luận,
Thập nhị môn luận và
Bách luận làm
tông chỉ,
vì vậy nên gọi là
Tam luận tông. Phần
luận thuyết trong ba bộ luận này khá bao quát, nên tạo ra cho
Tam luận tông một
phạm vi giáo lý rộng hơn so với một số tông khác chỉ gói gọn
tông chỉ trong một
bộ kinh hoặc luận
duy nhất.
Tam luận tông nhấn mạnh giáo lý trung đạo, không nghiêng hẳn về một bên. Một mặt,
giáo lý của tông này khác hẳn với các tông thuộc
Tiểu thừa. Một mặt, tuy không thuộc hẳn về
Đại thừa nhưng
luận thuyết của tông này lại có
tính cách rất gần gũi với các tông thuộc
Đại thừa. Vì thế,
học thuyết Tam luận tông vừa có thể chỉ ra những chỗ
sai lầm hoặc
thiếu sót của
Tiểu thừa, vừa có thể giúp cho người
học đạo dễ dàng hơn trong việc
tiếp thu giáo lý Đại thừa.
Cũng như
Câu-xá tông và
Thành thật tông,
Tam luận tông ngày nay không còn nữa. Nhưng ba bộ luận kể trên vẫn còn
lưu truyền, và
tên tuổi của
Bồ Tát Long Thụ vẫn
mãi mãi được những người học Phật nhớ đến.
Bồ Tát Long Thụ, vị
khai tổ của
Tam luận tông, cũng là vị
Tổ sư thứ mười bốn của
Thiền tông Ấn Độ. Ngài sống
vào khoảng cuối thế kỷ 2, đầu thế kỷ 3, nhưng chưa xác định được niên đại
chính xác. Trong ba bộ của
Tam luận tông, ngài là
tác giả của hai bộ. Các
luận sư đồng thời đều khâm phục tài
biện luận của ngài. Mặc dù
tinh thông cả
Tam tạng kinh điển, nhưng ngài nghiêng về
tạng Luận nhiều hơn. Người đương thời gọi ngài là Phật Thích-ca
tái thế. Tương truyền rằng ngài cũng chính là
tác giả của kinh Na-tiên Tỳ-kheo, một
tác phẩm có nội dung
biện luận với nhiều
ý nghĩa rất
thú vị đối với cả những người mới
học đạo cũng như những bậc
uyên bác về
Phật học.[37]
Trong kinh Lăng-già, quyển 9,[38]
đức Phật có
nói trước về sự ra đời của
Bồ Tát Long Thụ trong một đoạn kệ như sau đây:
Dịch âm:
Như Lai diệt độ hậu,
Vị lai đương hữu nhân.
Đại Huệ, nhữ đế thính!
Hữu nhân trì
ngã pháp,
Ư nam đại quốc trung,
Hữu
đại đức tỳ kheoDanh
Long Thụ Bồ TátNăng phá hữu,
vô kiến.
Vị
nhân thuyết ngã pháp,
Đại thừa Vô thượng pháp.
Dịch nghĩa:
Như Lai nhập Niết-bàn,
Về sau sẽ có người.
Đại Huệ, hãy nghe kỹ!
Có người giữ đạo ta.
Ở miền Nam
Ấn Độ,
Sẽ có đại tỳ-kheo,
Là
Bồ Tát Long Thụ.
Phá chấp hữu, chấp vô,
Vì
chúng sinh thuyết pháp,
Pháp
Đại thừa Vô thượng.
Vì sự ra đời của
Bồ Tát Long Thụ đã được
nói trước trong kinh, nên việc ngài xiển dương
giáo pháp Đại thừa, trước tác
kinh luận cũng là điều
dễ hiểu.
Bồ Tát Long Thụ truyền pháp cho Ka-na-đề-bà, cũng thường được gọi tắt là Đề-bà, làm
tổ sư thứ mười lăm của
Thiền tông Ấn Độ. Vị này
tiếp tục soạn thêm một bộ luận nữa là bộ
Bách luận.
Trước khi soạn bộ
Bách luận, Đề-bà nghĩ rằng: “Muốn cho
chánh pháp được truyền rộng, trước hết phải
thu phục,
giáo hóa nhà vua.” Nghĩ vậy, ông liền
tham gia vào quân đội của nhà vua. Chỉ trong một
thời gian ngắn, bằng
tài năng vượt trội của mình, ông đã
trở thành một vị soái tướng. Ông
chỉnh đốn quân ngũ,
cải tiến quân luật thành
giản tiện và
rõ ràng, khiến cho quân đội trở nên
nghiêm minh và có
tinh thần kỷ luật, luôn phục tùng thượng cấp.
Nhà vua rất
hài lòng, muốn
ban thưởng cho ông, bèn hỏi rằng: “Khanh có muốn
điều chi không?” Ông đáp: “Tâu bệ hạ, kẻ hạ thần có
học đạo lâu năm, sự
hiểu biết tưởng không đến nỗi cạn hẹp. Vậy hạ thần muốn xin bệ hạ cho tổ chức một cuộc
tranh biện giữa hạ thần với các vị
luận sư của những
tông phái khác nhau trong nước. Xin bệ hạ đứng ra
chứng kiến và xác định việc hơn kém.” Nhà vua
vui vẻ chấp thuận đề nghị ấy.
Đề-bà liền cho người lập một diễn trường giữa
đô thị và niêm yết khắp nơi một luận đề như sau:
1. Phật là bậc cao trổi hơn hết trong tất cả các bậc
hiền triết.
2. Pháp Phật là chân chánh nhất trong tất cả các
giáo pháp.
3. Tăng-già là đoàn thể
tu tập vững chắc hơn hết trong tất cả các tổ chức
tu tập.
Ai có thể
biện luận bác bỏ được ba điều trên, Đề-bà xin dâng nạp thủ cấp.
Các
luận sư của những
giáo phái khác đều lấy làm bất bình. Họ tìm đến xin
tranh luận, và cam đoan rằng nếu thua thì họ cũng sẽ chịu mất đầu. Nhưng Đề-bà đáp: “Mục đích của tôi chỉ là
hiển bày chân lý và tỏ
tình hữu ái trong chốn nhân sanh, chứ không muốn hại mạng ai cả. Vì thế, tôi chỉ có một
yêu cầu là người nào thua tôi trong việc
biện luận thì hãy xuống tóc làm
đệ tử của tôi.”
Các
luận sư đều
chấp nhận. Cuộc
tranh biện bắt đầu.
Lần lượt, từng người đều bị Đề-bà khuất phục. Có người đuối lý ngay trong ngày đầu tiên, có người cố
tranh biện được đến ngày thứ hai, thứ ba... nhưng rồi cũng đều
bị khuất phục. Đề-bà
trở thành người chiến thắng
cuối cùng.
Được
chứng kiến tất cả những cuộc
tranh biện đó, nhà vua trở nên rất nhiệt thành
ủng hộ Phật pháp, luôn khuyến khích
mọi người tu học.
Ảnh hưởng cũng lan rộng ra khắp nơi trong nước. Chỉ trong mấy tháng sau đó đã có hơn một triệu người
phát nguyện quy y Tam bảo.
Việc hoằng hóa đã
thành tựu, Đề-bà
từ bỏ tất cả để vào trong rừng sâu
ẩn cư,
tu tập thiền định và ghi chép lại các bài
thuyết pháp mà ông đã dùng để khuất phục
ngoại đạo. Do đó mà hình thành bộ
Bách luận.
Ka-na-đề-bà
truyền pháp cho ngài La-hầu-la-đa làm
tổ sư đời thứ 16 của
Thiền tông Ấn Độ. Một trong các
đệ tử của ngài La-hầu-la-đa là Tân-già-la (Piṅgalanetra - người Trung Hoa gọi là
Thanh Mục) sau đó
truyền giáo pháp
Tam luận tông cho hai vị vương tử nước Sa-xa[39] là Tu-lợi-da-bạt-đà và Tu-lợi-da-tô-ma. Cả hai vị này đều rời bỏ
hoàng cung,
xuất gia làm tăng sĩ. Về sau, ngài Cưu-ma-la-thập trên đường du học có dừng lại ở nước Sa-xa một năm, nhân đó được hai vị Tu-lợi-da-bạt-đà và Tu-lợi-da-tô-ma truyền dạy
giáo pháp.
Khoảng đầu thế kỷ 5, ngài Cưu-ma-la-thập sang Trung Hoa, chuyển dịch các bộ
Trung luận,
Thập nhị môn luận và
Bách luận cùng với nhiều kinh văn khác sang Hán văn. Từ đó
giáo lý Tam luận tông được truyền ở Trung Hoa, xem ngài Cưu-ma-la-thập là tổ khai sáng. Khi đến
Trường An, ngài đã được 63 tuổi. Ngài lưu lại nơi đây từ năm 401 đến năm 412,
chuyên tâm dịch kinh điển và
giảng thuyết giáo pháp Đại thừa.
Giáo pháp Tam luận tông được truyền về sau đến thời ngài
Cát Tạng thì được
chấn hưng mạnh mẽ.
Cát Tạng vốn là người gốc
An Tức, thuộc
Ấn Độ nhưng
tổ tiên vì tránh
kẻ thù nên di cư sang sống tại vùng Giao Quảng.[40] Sau lại dời đến ở đất Kim Lăng rồi mới sinh ra
Cát Tạng vào năm 549. Từ nhỏ ngài đã có căn lành, được cha đưa đến gặp ngài
Chơn Đế. Ngài
Chơn Đế vừa gặp đã biết là bậc
pháp khí về sau, nên mới đặt tên cho là
Cát Tạng. Cha ngài sau cũng
xuất gia,
pháp danh là Đạo Lượng.
Cát Tạng 7 tuổi đã
xuất gia, theo học với ngài
Pháp Lãng. Năm 14 tuổi đã được
Pháp Lãng dạy cho học bộ
Bách luận. Từ đó về sau học một biết mười,
thông tuệ hơn người. Sau khi
thọ Cụ túc giới càng được rất nhiều người kính phục theo học. Trần Quế Dương Vương lúc bấy giờ
hết sức tôn kính,
đặc biệt đối đãi như bậc
thánh tăng.
Nhà Trần
suy sụp, quân Tùy đánh lấy Kiến Khương,
xã hội cực kỳ
hỗn loạn. Ngài không sợ nguy hiểm, đi khắp các
tự viện thâu góp
kinh luận Phật giáo, vì sợ binh lửa hủy hoại mất đi. Đến khi chiến tranh tạm yên, ngài lại bỏ công đọc lại và chỉnh lý tất cả những
kinh luận đã thâu góp được. Cũng nhờ
vậy mà học lực của ngài trở nên
uyên bác không ai
sánh bằng.
Sau ngài đến ở chùa Gia Tường,
hoằng dương chánh pháp. Người theo học rất đông, lúc nào cũng có đến hơn ngàn người. Người bấy giờ tôn xưng ngài là Gia Tường
Đại sư. Ngài có trước tác bộ
Tam luận huyền nghĩa,[41] giảng rõ yếu lý trong cả ba bộ luận của
Tam luận tông, cùng với nhiều chỗ
kiến giải mới, nên người đời thường gọi là Tân
Tam luận. Ngài
viên tịch vào năm 623.
Trong số
đệ tử của ngài
Cát Tạng, có một vị tăng người Cao Ly[42] tên là
Huệ Quán, theo học với ngài ở chùa Gia Tường, nắm được yếu nghĩa của
Tam luận. Về sau,
Huệ Quán mang
giáo pháp Tam luận tông sang
truyền bá ở
Nhật Bản,
trở thành vị
Sơ tổ của
Tam luận tông tại
Nhật Bản.
Huệ Quán cũng là người cùng với
Khuyến Lặc khai sáng
Thành thật tông ở
Nhật Bản.
HỌC THUYẾT
A. Hai sự cực đoan: Ngay từ thời đức Phật, đã có rất nhiều người học Phật rơi vào hai sự cực đoan.
Khi Phật dạy pháp Tứ đế, chỉ ra rằng cuộc đời này đầy dẫy những khổ đau, một số người liền chấp chặt vào thực tại đau khổ đó. Họ cho rằng mục đích của việc tu tập là phải làm sao trừ hết những sự đau khổ, vì chúng là thật có, vì thế giới này là thật có. Những người này đã rơi vào phía cực đoan gọi là “chấp có”. Do không nắm hiểu trọn vẹn giáo pháp mà Phật giảng dạy, họ sinh tâm nhàm chán, sợ sệt những khổ đau trong cuộc sống và xuất gia tu tập để mong tránh né sự đau khổ. Họ không hiểu rằng sự tu tập là để dứt trừ tận gốc rễ của khổ đau chứ không phải là để tránh né chúng. Do sự phát tâm sai lầm như thế, những người này chỉ có thể đạt được những sự thanh thản, an vui giả tạo, nhất thời khi sống theo đời sống xuất gia, nhưng thật sự về lâu dài thì họ vẫn quay vòng mãi trong những khổ đau của cuộc đời, vì sự tu tập sai lầm của họ không thể giúp họ giải thoát trọn vẹn được.
Khi Phật dạy pháp
Thập nhị nhân duyên, chỉ ra rằng tất cả mọi
hiện tượng trong
thế giới này đều chỉ là do các
nhân duyên giả hợp mà thành, một số người khác liền
chấp chặt vào
tính chất không thật có ấy. Họ cho rằng vì tất cả chỉ là sự
giả hợp tạm thời của các
nhân duyên, nên không có gì là thật có.
Thế giới này là không, mọi sự
đau khổ hay
giải thoát cũng đều là không. Những người này đã rơi vào phía
cực đoan thứ hai gọi là “chấp không”. Do không nắm hiểu
trọn vẹn giáo pháp mà Phật giảng dạy, họ sinh tâm
giải đãi, cho rằng tất cả đều chỉ là trống rỗng,
hư vô, nên không có gì
cần thiết phải
nỗ lực tu tập hay
thực hiện các điều lành. Khi nhìn
cuộc đời theo cách này,
nhất thời họ có thể xả bỏ được rất nhiều sự tham đắm,
trói buộc, và
cảm thấy nhẹ nhõm đi rất nhiều vì không còn phải
chạy theo những
thôi thúc của
tham dục hay
sân hận.
Tuy nhiên, đó không phải là chỗ
giải thoát rốt ráo mà pháp Phật nhắm đến, bởi vì
trải qua thời gian thì sự
sai lầm của họ sẽ
bộc lộ ra khi họ
nhận biết rằng mình không có bất cứ
động lực chính đáng nào để
tinh tấn tu tập cả.
Dù là
chấp có hay
chấp không, những cách hiểu
cực đoan này đều không phải là
chân lý, bởi
sự thật là chúng không thể giúp người
tu đạt đến
sự giải thoát. Vì
chúng sinh chìm đắm trong bể khổ mà
hoàn toàn không
nhận biết rằng mình đang khổ, nên
đức Phật mới gióng lên hồi chuông
Tứ đế, trước hết chỉ ra cho họ thấy rằng
cuộc đời này vốn đầy dẫy những khổ đau. Vì
chúng sinh chìm đắm trong sự
tham lam,
sân hận, nên
đức Phật mới gióng lên hồi chuông
Thập nhị nhân duyên, chỉ ra cho họ thấy rằng những thứ mà họ say mê, ôm ấp, giành giật lẫn nhau, thật ra chẳng có gì đáng để như thế cả. Chúng chỉ là những
bóng dáng hư ảo, sự
giả hợp tạm thời của các
nhân duyên, và vì thế không hề thật có.
Giáo pháp Tứ đế hay
Thập nhị nhân duyên đều là
chân thật,
đúng đắn. Chỉ có sự
sai lầm ở phía người
học đạo, không nắm rõ được yếu nghĩa của
giáo pháp nên mới rơi vào sự
cực đoan. Nếu
nhận biết cuộc đời là
đau khổ để
tiếp tục tu tập các
pháp diệt khổ,
thực hành Bát chánh đạo, thì đến một lúc nào đó người tu sẽ tự mình
nhận biết rằng chính những
đau khổ trong
cuộc đời này tự nó cũng là
không thật có. Khi đó, họ sẽ
được giải thoát khỏi
tư tưởng chấp có. Nếu
nhận biết rằng
cuộc đời này chỉ là
nhân duyên giả hợp,
hư ảo, để
tiếp tục tu tập phá trừ
vô minh, chặt đứt chuỗi mắt xích 12
nhân duyên, thì lúc đó người tu sẽ
nhận ra rằng tuy tất cả là
hư ảo,
không thật, nhưng sự
tu tập giải thoát, Niết-bàn
an lạc vẫn là thật có; bên ngoài các pháp
thế gian do
nhân duyên hội tụ, vẫn còn có các pháp
xuất thế gian không phải do
nhân duyên hợp thành, và vì thế mà
thường hằng bất biến.
Có và không chỉ là những khái niệm
tương đối do chính
con người dựng lên để
mô tả thế giới này. Khi nhìn nhận được
bản chất thực sự của
đời sống, của
thực tại, thì cho dù
chúng ta có gọi đó là có hay là không cũng vẫn không làm thay đổi
bản chất thực sự của nó. Chính
vì vậy,
chân lý rốt ráo của người
học đạo phải là sự vượt thoát ra khỏi cả hai khái niệm có và không. Bởi vì cả hai sự
chấp chặt đó đều là
cực đoan và
sai lầm.
B.
Giáo lý Tam luận: Trước hết là bộ
Trung luận, nói đủ là
Trung quán luận. Trung tức là khoảng giữa, trung bình, không nghiêng về hai bên; quán là quán xét, thường là bằng
phương pháp tham thiền. Như vậy,
trung quán có nghĩa là quán xét về cái mức độ trung bình, cái khoảng giữa trong sự
tu tập, để không
thiên lệch về bất cứ bên nào.
Vì được viết theo thể luận, nên
trọng tâm của
tác phẩm này là nêu lên những lý lẽ của những người
chấp có và
chấp không để chỉ rõ những chỗ
sai lầm, rồi từ đó dẫn dắt người đọc
đạt đến chỗ khoảng giữa, tức là một cách nhìn nhận đúng mức, hợp
chân lý.
Toàn bộ Trung luận có hai mươi bảy phẩm. Hai mươi lăm phẩm đầu
biện bác những
ý tưởng sai lầm nghiêng về
chấp không của một số người học theo
Trung thừa, và hai phẩm sau
biện bác những
ý tưởng sai lầm nghiêng về
chấp có của một số người học theo
Tiểu thừa.
Bộ
Thập nhị môn luận có mười hai chương, gọi là mười hai môn, nên có tên là “Thập nhị môn”. Về nội dung, bộ luận này
hiển bày nghĩa “không” của
Đại thừa, có thể chia làm ba phẩm. Phẩm thứ nhất nói về
tánh không, phẩm thứ hai nói về lý
vô tướng, phẩm thứ ba nói về lý
vô tác. Tựu trung cả bộ luận đều nhằm nói lên lý “vô sinh” của tất cả các pháp, và do đó
tất cánh đều là không. Về cấu trúc,
toàn bộ luận được
biên soạn dựa trên 26
bài kệ chính cùng với phần
giải thích các
bài kệ đó. Người
đời sau phân tích các
bài kệ này, thấy có 17 bài trích
từ bộ Trung luận, 2 bài trích
từ bộ Thất thập không tánh luận, có
ý kiến cho rằng đây là
tác phẩm của ngài Tân-già-la (Piṅgalanetra -
Thanh Mục) chứ không phải của
Bồ Tát Long Thụ. Dù sao, đây cũng chỉ là
giả thuyết mà thôi, vẫn chưa xác định
chắc chắn được.
Bộ
Bách luận của Đề-bà được soạn sau khi
biện bác tất cả những
lập luận của các phái
ngoại đạo, nên nội dung chính là ghi lại những lý lẽ đã dùng để chỉ ra sự
sai lầm của bọn họ. Bộ luận này nguyên khi mới soạn ra có 20 phẩm, mỗi phẩm
gồm có 5
bài kệ và phần luận thích, tổng cộng 100
bài kệ nên gọi là
Bách luận.
Tuy nhiên, hiện nay bản Phạn văn đã mất, bản dịch Hán văn của ngài Cưu-ma-la-thập gồm lại thành mười phẩm, chia ra 2 quyển. Ngoài việc
biện bác các
quan điểm của
ngoại đạo, còn có những phần chỉ ra các
ý tưởng sai lầm của chính những người học Phật.
C.
Học thuyết:
Học thuyết của
Tam luận tông nhấn mạnh vào
ý nghĩa trung đạo, phá trừ hết những
ý kiến chấp có và
chấp không.
Đạt được nhận thức đúng như vậy gọi là
thấu triệt được
tánh không của
vạn pháp.
Đúng như tên gọi,
Tam luận tông là một
học phái đặc biệt chú trọng đến sự
biện luận,
bác bỏ những
kiến giải sai lầm. Người
học đạo nếu trừ bỏ hết những
kiến giải sai lầm, không rơi vào
tà kiến, thì
trí tuệ tự nhiên hiển lộ, nhận rõ được
chân lý. Chính
Bồ Tát Long Thụ khi khai sáng tông này cũng chủ yếu là dùng tài
biện bác để phá trừ mọi
luận thuyết sai lầm. Chính nhờ ngài phá trừ hết các
ý tưởng sai lầm mà các
đệ tử của ngài
tự nhiên nhìn rõ ra được
ý nghĩa trung đạo, thấu hiểu được lý
chân không, tức là
tánh không chân thật.
Học thuyết của
Tam luận tông tuy nói là
dựa vào ba bộ luận của các vị
Tổ sư, nhưng kỳ thật các bộ luận này cũng là
y cứ nơi các
kinh Đại thừa mà lập thuyết.
Giáo pháp uyên thâm rộng lớn, khó có thể nói khái quát được hết, nhưng tựu trung có hai phần
giáo lý có thể xem là đặc thù nhất so với các tông khác:
1.
Vô sở đắc:
Tam luận tông chủ trương
chân lý rốt ráo không có
tu chứng, không phải do
dụng công mà
đạt được. Về
bản chất, hết thảy
chúng sinh vốn đều sẵn có tánh Phật, không có mê, không có ngộ,
thật tánh các pháp đều
trạm nhiên tịch diệt,
thật không hề có cái gọi là “Phật” để
tu chứng mà thành. Tất cả chỉ là những khái niệm
hư dối do
con người đặt ra để gọi tên các pháp, từ đó phân ra thế này là mê, thế này là ngộ, thế này là thành, thế này là chẳng thành... Tánh Phật tuy sẵn có, nhưng hết thảy
chúng sinh căn trí bất đồng, có kẻ
lợi căn sáng trí, có người
độn căn thấp trí. Do đó mà chỗ
giác ngộ có mau có chậm, thành ra khác biệt nhau. Tất cả đều là do
phiền não khách trần che lấp, khiến cho phải trôi lăn trong
sinh tử. Chỉ cần trừ sạch những bụi bặm
che lấp ấy, tâm ý
tự nhiên trở về trạm nhiên tịch tĩnh, tánh giác
ban sơ tự nhiên hiển lộ. Đó gọi là
thành Phật, gọi là
giác ngộ, nhưng kỳ
thật không có gì là thành, không có gì là được cả. Cho nên nói là
vô sở đắc.
2.
Bát bất trung đạo:
Tam luận tông chủ trương phá tà để
hiển chánh, nên đưa ra thuyết “bát bất trung đạo” để chỉ rõ những sự
mê lầm của người đời. Thuyết này phủ nhận tám điều là không có (
bát bất) để
hiển lộ ra
con đường trung đạo ở khoảng giữa. Tám điều ấy chia làm bốn cặp
đối đãi nhau,
gồm có: sinh – diệt, thường – đoạn, nhất – dị, lai – xuất. Những cặp
đối đãi này xét cho cùng đều
dựa vào nhau mà có. Không có sinh ra thì không thể có diệt mất; không có thường tồn thì không thể có ngắn ngủi, không có đồng nhất thì không thể có khác biệt; không có tìm đến thì không thể có rời đi.
Nhận biết được
tánh không của các pháp thì có thể thấy rõ được tất cả những khái niệm ấy chỉ là danh từ
giả lập,
không thật có. Vì thế,
Tam luận tông dạy người
tu tập quán xét tám điều này là
bất sinh,
bất diệt, bất thường,
bất đoạn, bất nhất, bất dị,
bất lai, bất xuất. Trong đó, quán xét các lẽ
không sinh, không diệt, không thường, không đoạn là để phá bỏ
kiến chấp sai lầm về
thời gian. Còn quán xét các lẽ không đồng nhất, không khác biệt, không tìm đến, không rời đi là để phá bỏ
kiến chấp sai lầm về
không gian. Người
tu quán xét tám điều này đến chỗ
rốt ráo thì có thể
nhận biết được lý
trung đạo, hay là
tánh không chân thật của các pháp.