● 25/05/97 - 28/05/97

30/10/201012:00 SA(Xem: 23307)
● 25/05/97 - 28/05/97

DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ
(Từ năm 1992-1999) 
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Nhà xuất bản Tôn Giáo – Hà Nội 2001

21.

Ngày 16/06/06 khai thị Tăng Ni sinh lớp Sơ đẳng và Cao đẳng Trường Cơ bản Phật học Đại Tòng Lâm, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu


Tất cả Tăng Ni sinh lớp cơ bản và cao đẳng học chung là chú trọng cái mà đúng với nghĩa chữ Phật, ấy là giác ngộ, nay đem giáo lý và pháp tu dung hợp lại, gọi là Phật học, Phật pháp.

Thế nào là Phật pháp, thế nào là Phật học? Phương pháp giác ngộ gọi là Phật pháp, học pháp giác ngộ gọi là Phật học. Đối với Pháp giác ngộ, theo Giáo môn là từ giáo lý vào, Thiền tam thừa cũng từ giáo lý vào, chỉ có Thiền Tối thượng thừa gọi là pháp thiền trực tiếp, khỏi qua giáo lý, nhưng cũng chẳng trái ngược với giáo lý.

Tất cả Phật pháp đều hiển bày cái tâm, nay tôi giới thiệu quí vị xem bài Duyên Tâm Quyết của ngài Vĩnh Minh trong cuốn Góp Nhặt Lời Phật TổThánh Hiền, (sách này đã có trong thư viện của trường). Theo quí vị biết, ngài Vĩnh Minh là Tổ sư bên Tịnh Độ, kỳ thật cũng là Tổ thứ hai phái Pháp Nhãn bên Thiền Tông. Cho nên, đối với bài Duyên Tâm Quyết, nếu đọc đi đọc lại nhiều lần có thể đưa đến giải ngộ (nếu theo giáo lý vào), hoặc chứng ngộ (nếu theo pháp thiền). Chữ Quyết thường chỉ về bí quyết, nhưng sinh tử chẳng phải bí mật; nay chưa ngộ được là bí mật, ngộ rồi là hết bí mật.

Quí vị là tăng ni sinh của trường, phải học giáo lý, nếu từ chỗ giáo lý vào, sẽ giải ngộ được căn bản của Phật pháp, chứ không cần học thuộc lòng, Phật pháp cần sự giác ngộ, nếu đã ngộ của căn bản của Phật pháp thì khỏi cần ghi nhớ, người ta hỏi đến đâu tự nhiên trả lời đến đó.

Tôi cũng chỉ là giải ngộ thôi, nhưng ngộ được căn bản, nguồn gốc của Phật pháp, nên tôi muốn chỉ cho quí vị cũng được ngộ. Dù chỉ là giải ngộ, chưa phải chứng ngộ, giải ngộ một cái hơn sự học ba năm. Lại nữa, sự học cực hơn sự ngộ, hễ ngộ được căn bản rồi thì bất cứ kinh điển, giáo lý, giới luật đều thông suốt, vì tất cả đều chẳng ở ngoài tâm.

Hỏi: Trong Giới luật, phần thập cú nghĩa điều thứ tám về lợi ích người thọ giới có nói “Đoạn hiện tại hữu lậu”, và điều thứ chín nói “Đoạn vị lai hữu lậu”. Như vậy, hiện tại đã dứt thì vị lai đâu có nữa? Tại sao phải đưa ra Thập cú nghĩa như thế?

Đáp: Thầy đã hiểu nghĩa chữ “lậu” chưa?

- Dạ, chữ lậu có nghĩa là rỉ, dột.

- Đúng, ví như cái bình bị chảy, cứ rót nước vào mà chẳng thể đầy được. Tập khí con người cũng gọi là lậu, Đức Phật dạy chúng ta phải dứt sạch cái lậu đó, muốn dứt phải có phương pháp, ấy là thiền.

Nay học giáo lý biết được sự hữu lậu, vậy làm sao cho nó không còn rỉ chảy? Phải ngăn bít lại cái lỗ đó. Bằng cách nào? Việc ấy phải thực hành mới được. Tức là: Học giáo lý chỉ biết được lý luận về hữu lậu, nhưng muốn cho ngừng chảy phải có phương pháp khiến ngăn ngừa, nên Điều thứ tám gọi là “Đoạn dứt hữu lậu”.

Trong Kinh Lăng Nghiêmtam tiệm thứ là ba cách để dứt hữu lậu trước mắt:

Thứ nhất là dứt các trợ nhân, ví dụ hạt lúa, muốn cho nảy mầm sinh trưởng phải có trợ nhân như tưới nước, trừ sâu v.v... nên điều thứ nhất phải ngưng dùng ngũ tân.

Thứ hai là nạo sạch chánh tánh. Chánh tánh là tánh dâm dục, vì tất cả sinh mạng phải nhờ tánh dâm dục mới được sanh khởi, nên đó là chánh tánh tạo ra tất cả sinh mạng. Tại sao phải nạo sạch? Như thùng đựng phẩn quá thúi, mặc dầu đổ sạch, rửa sạch, nhưng đã thấm mùi vào thùng cây, phải nạo mới sạch.

Thứ ba là xoay ngược hiện nghiệp, tức trái ngược lại hiện nghiệp của mình. Theo tập khí chúng ta, hễ thấy đẹp thì ham, thấy xấu thì chê, nay hễ có ham thích thì trở ngược lại không ham thích, hễ nổi ý muốn chê liền trở ngược lại không chê … tập dần dần để đoạn dứt hữu lậu trước mắt, còn hữu lậu vị lai thì chưa sanh khởi.

Nói tóm lại, hữu lậu hiện tạitập khí phiền não của phàm phu, còn hữu lậu vị laitập khí phiền não của xuất thế gian, khi tu đến chứng quả rồi phải dứt tập khí phiền não đó, hiện nay thì chưa, nên gọi “Vị lai hữu lậu”.

Hỏi: Xin Hòa thượng giải thích cho bốn nghĩa: Hữu dư Niết bàn, Vô dư Niết bàn, Vô trụ sứ Niết bànTự tánh thanh tịnh Niết bàn. Theo pháp Thiền và Tịnh Độ, muốn chứng đến bốn Niết bàn trên phải tu như thế nào?

Đáp: Trong Triệu Luận Lược Giải, ngài Hám Sơn giải thích rất kỹ về Niết bàn Vô danh: Hữu dư Niết bàn chưa chứng tới Niết bàn thực tế, Vô dư Niết bàn thì chứng tới Niết bàn thực tế, tức bất sanh bất diệt.

Có hai thứ sinh tử: Phần đoạn sanh tửBiến dịch sinh tử, hết hai thứ sinh tử mới gọi là Niết bàn. Phần đoạn sinh tử là có sắc thân, từ thân này qua thân khác, từ thân người qua thân thú, từng đoạn từng đoạn.

Bậc Thánh do chứng quả nên không còn phần đoạn sinh tử nhưng còn biến dịch sinh tử, như chứng quả A la hán rồi bỏ A la hán tiến lên Bích Chi Phật, Từ Bích Chi Phật tiến lên Sơ địa, từ Sơ địa tiến lên Nhị địa v.v... từng cấp một biến dịch, gọi là Biến dịch sinh tử. Nói sinh tử là để hình dung, chẳng phải có sanh có tử, tức bỏ cấp bậc này tiến đến cấp bậc khác. Đến Diệu giác thì tất cả sinh tử hết, chẳng còn gì cả, luôn cả Niết bàn cũng hết, nên gọi là Vô dư Niết bàn.

Trong Triệu Luận giải thích đến bảy thứ Niết bàn chứ chẳng phải chỉ có bốn, ấy là do bệnh chấp của chúng sinh, không phải Niết bàn cũng cho là Niết bàn.

Hỏi: Kinh Pháp Hoa có câu: “Nếu ai thọ trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa mà sanh một niệm tín giải, sẽ sanh vô lượng vô biên công đức, nhiều hơn công đức của người bố thí, trì giới, nhẫn nhục, trong tám muôn na do tha kiếp”. Vậy một niệm tín giải nghĩa là thế nào?

Đáp: Kinh Pháp Hoakinh Đại thừa liễu nghĩa, nếu thực hành đúng theo kinh sẽ đạt đến kiến tánh, giải thoát tất cả khổ, nhưng phải bắt đầu từ chữ Tín.

Tín là tin, giải là hiểu, phải tin rồi mới hiểu. Quí vị vào trường Phật học, do tin rồi mới vào học, học rồi phải hiểu, hiểu rồi mới theo sự hiểu biết thực hành. Bây giờ tôi là muốn dạy cho quí vị thực hành, hành rồi mới chứng, chứng ngộ rồi là đạt đến tự do tự tại. Bây giờ quí vị chưa thích thực hành vì chưa hiểu rõ, khi đã tin và hiểu rồi tự nhiên sẽ thích thực hành.

Lại nữa, người đời do tập khí sâu nặng, muốn thỏa mãn ngũ dục, đuổi theo cảnh trần sắc, thanh, hương, vị, xúc. Nay được cạo tóc xuất gia, lại được học trong trường Phật học, phải khác hơn người đời, sau khi tốt nghiệp ra, làm mô phạm cho người đời. Nếu cứ học theo người đời thì sau này làm sao dạy người? Hay bị người đời dạy lại!

Hỏi: Tu có được yêu không?

Đáp: Tu là không yêu cũng không ghét, vì yêu ghét là tương đối. Sự yêu của người tu là bình đẳng, gọi là “Đại nhân bất nhân”. Nhân là nhân nghĩa, là tình thương, yêu đến tột cùng là phổ biến khắp mọi chúng sinh, đã khắp rồi thì chẳng yêu một chúng sinh nào, mà là toàn vẹn cho tất cả chúng sinh, chứ chẳng phải theo tình cảm riêng tư của mình chỉ yêu một cá nhân nào. Hễ chỉ đuổi theo tình cảm cá nhân là phải bị đọa, tình nhiều chừng nào đọa nhiều chừng nấy, Kinh Lăng Nghiêm nói “Tưởng thì lên, tình thì đọa”, vấn đề này trong Triệu Luận nói rất rõ.

Hỏi: Ngày xưaKiều Đàm Di đã chứng quả A la hán, các vị Tăng mới xuất gia biết bà đã chứng quả, vẫn để cho bà đảnh lễ họ, vậy có sái với luật đạo quả không?

Đáp: Chúng sinh bình đẳng, cho dù chịu sự đảnh lễ của Phật Thích Ca cũng không có tội, chứ đừng nói chi A la hán. Tội với phước do tâm tạo, nếu tâm đã bình đẳng thì Phật Thích Ca đảnh lễ cũng như một chúng sinh thường đảnh lễ thôi, đâu có khác!

Chớ nói là chứng quả A la hán, dù là Bồ tát, như Thường Bất Khinh Bồ tát trong Kinh Pháp Hoa, đã chứng quả Bồ tát mà gặp ai cũng đảnh lễ, ấy là cái hạnh. Được đảnh lễ đâu phải có tội? Cho nên, chớ có chấp thật, Phật pháp là phá ngã chấp mà!

 

25/05/97 – 28/05/97 tại Chùa Pháp Thành, quận.6

Hỏi: Có một bài giảng của một vị pháp sư, đem Chơn như dụ cho tánh ướt của nước, nước dụ cho Như Lai tạng của A lại da thức, dụ cho biển cả, vậy có đúng không?

Đáp: Không đúng. Đã nói tâm như hư không tống rỗng vô sở hữu, chẳng có gì để thí dụ, chỉ có hư không; nhưng hư không tức là tâm của mọi người, hễ có dụ được tức thành hai. Hư không tức là tâm, tâm tức là hư không, nên chẳng có gì để thí dụ được. Lục Tổ nói “Bổn lai vô nhất vật”, nếu có thí dụ là có kiến lập thành hai rồi.

Hỏi: Làm cách nào để lìa tứ cú?

Đáp: Đối với tất cả sự vật đều không lấy ú của mình xen vào, tức là không dùng hai chữ “cho là”, chỉ luôn luôn hỏi và nhìn đi song song để giữ nghi tình, giữ được nghi tình thì không lọt vào tứ cú. Tại sao? Vì không biết đó là có thì chẳng lọt vào cú thứ nhất, không biết đó là không thì chẳng lọt vào cú thứ hai, không biết đó là chẳng có chẳng không hay cũng có cũng không thì không lọt vào cú thứ ba, cú thứ tư.

Hỏi: Con thấy cứ hỏi và nhìn ít phí sức, nghi tình không mạnh bằng vừa hỏi vừa nhìn mà có tính cách thắc mắc, tức tối, muốn biết mà không biết, muốn nhìn cái chỗ chẳng có chỗ nhìn, vậy có được không?

Đáp: Phí sức thì duy trì không lâu, mạnh một thời gian rồi sẽ yếu đi và quên. Ví dư đi bộ hoặc đi xe máy, lúc đầu ra sức chạy nhanh thì chạy lâu không được, hễ ra sức đến khi mệt rồi phải ngưng, nên đi chậm chậm, bước nhẹ nhẹ mới bền sức đi lâu. Do đó đừng phí sức, vì mục đích chỉ cần miên mật đến chỗ thoại đầukiến tánh.

Hỏi: Thế nào gọi là truyền đăng?

Đáp: Truyền đăngTổ sư đời trước truyền xuống đời sau, lịch sử ghi lại sự truyền thừa của chư Tổ gọi là Truyền Đăng Lục.

Hỏi: Sư phụ thường nói tham thoại đầu không cho tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết, vậy tham thế nào mới phát khởi nghi tình? Có phải vừa hỏi vừa nhìn liên tục cho gián đoạn? Vậy có sợ trở thành câu niệm không? Nếu để tâm thắc mắc thì có tác ý, có gián đoạn, phải làm sao phát khởi nghi tình mà không bị gián đoạn?

Đáp: Hỏi câu thoại để kích thích cái không hiểu không biết, rồi khán thoại đầu là nhìn vào chỗ không hiểu không biết, muốn xem chỗ không biết đó là gì. Nhưng không biết thì chẳng có chỗ, chẳng có chỗ thì chẳng mục tiêu để nhìn, chỉ nhìn chỗ không biết gì cả, vẫn còn không biết, Thiền Tông gọi là nghi tình, chứ chẳng phải không có nghi tình. Nói tóm lại, cái không biết đó đã là nghi tình rồi, ngoài cái không biết đó ra, làm sao có nghi tình? Hỏi là để kích thích nghi tình, nhìn là để kéo dài nghi tình, cho nên, hỏi và nhìn đi song song thì giữ được nghi tình, chính cái nghi tình đó sẽ đưa mình đến thoại đầu.

Nếu dùng bộ não đi tìm hiểu tức là biết, suy nghĩ, ghi nhớ cũng vậy, biết thì chẳng phải tham thiền. Biết cũng là nhất niệm vô minh, không biết cũng là nhất niệm vô minh, nhưng cái không biết đó, đến giờ phút cuối cùng, từ đầu sào trăm thước tiến lên một bước, lìa khỏi ý thứckiến tánh. Ngay sát na lìa ý thức đó cái không biết tan rã, lúc ấy biết và không biết của bộ não sạch hết, cái biết của Phật tánh tức Vô duyên tri, cũng gọi Chánh biến tri toàn vẹn hiện lên, khắp không gian thời gian, tức kiến tánh thành Phật.

Hỏi: A đà na thức là gì? Có phải thức thứ chín không?

Đáp: Kỳ thực, A đà na thức tức là thức thứ tám, người ta đặt ra cái thức thứ chín, vì trong thức thứ tám chứa tất cả chủng tử thiện, ác, và vô ký, đến chừng kiến tánh rồi, tất cả tập khí đều sạch, chẳng còn chủng tử thiện, ác hay vô ký, khôi phục lại bản lai diện mục trống rỗng vô sở hữu, gọi là Bạch Tịnh Thức, cũng gọi A đà na thức, nhưng cái thể vẫn là thức thứ tám, chứ chẳng phải có thêm một cái thức.

Hỏi: Tập khí thế giantập khí xuất thế gian gồm những gì?

Đáp: Buồn, giận, yêu, ghét v.v... thuộc tập khí thế gian; còn Bồ đề, Niết bàn, thiền định, giải thoáttập khí xuất thế gian, chấp vào sự ngộ, sự chứng của mình cũng là những ngã chấp vi tế.

Hỏi: Tại sao vô minh thật tánh tức Phật tánh?

Đáp: Đã biết vô minh không có tánh, không có vô minh, rồi thì cái không có vô minh tức là Phật tánh vậy, nó trống rỗng vô sở hữu mà!

Hỏi: Xin Sư phụ kể qua vài nét tu hành của Luật sư Hoằng Nhất.

Đáp: Ngài là một vị Luật sư chuyên hoằng giới luật. Ngài là con nhà giàu, viết chữ và hoạt họa rất giỏi, trước khi xuất gia, từng đi du học ở Nhật, cưới một người vợ Nhật rồi trở về Trung Quốc làm Hiệu trưởng của một trường Trung học, sau đó có duyên lành biết được Phật phápxuất gia ở Tô Châu. Ngài gởi thư về báo cho người vợ biết đã xuất gia, không màng tới gia đình nữa, và bảo cô ấy hãy trở về nước Nhật. Người vợ hay tin tìm đến chùa xin gặp mặt lần cuối cùng cũng không được.

Sau khi xuất gia, ngài nghiên cứu chuyên sâu về Giới luật, mới biết giới luật nhà Phật rất tỉ mỉ, khó thực hành, nên ngài nói rằng những gì mà ngài thực hành được chỉ là ngũ giới của cư sĩ thôi. Sách Giới luật thời xưa rất khó hiểu, lúc đó ngài đã thọ giới Tỳ kheonghiên cứu luật Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, viết ra bộ Giới Tướng Biểu Ký, giải thích rất kỹ, mỗi giới đều có khai giá trì phạm, khiến người học giới luật đọc vào rất dễ hiểu.

Luật sư Hoằng Nhất chuyên hoằng Giới luật, vì hoằng dương giới luật rất khó nên ít người theo học. Thời đó ở Trung Quốc, bên Giáo môn mở trường Phật học, cả ngàn người theo học giáo lý, nhưng theo ngài học luật chỉ có mười ba người thôi. Tiểu sử của ngài có thể tìm được ở các nhà sách Hán văn.

Hỏi: Con là một hành giả thường nghe Sư phụ khai thị, không hiểu tại sao làm nào nghe Sư phụ khai thị cũng như mới nghe? Nghe hoài không biết chán?

Đáp: Vì những gì tôi nói đều là cái căn bản, thực tế, chứ chẳng phải nói suông hay mò đoán. Tôi là giảng theo thực tế ứng dụng hằng ngày, như Lục Tổ nói “Phật pháp tại thế gian, chẳng lìa thế gian giác”. Nói đến chỗ này, chế độ giáo dục thời nay về vấn đề thi cử, nhiều học sinh, sinh viên học suốt ngày đêm, học đến đầu óc căng thẳng, chỉ là theo phương pháp ghi nhớ, đến chừng thi xong là quên hết, chẳng thể áp dụng vào thực tế trên xã hội, chi bằng những người học theo cách thực hành ngay từ ban đầu. Phật pháp cũng vậy, do mọi người hiểu theo cách mê tín, vì các chùa dạy theo pháp mê tín, mà chẳng biết giáo lý của nhà Phật chẳng mê tín, lại phá mê tín.

Trong cuốn Góp Nhặt Lời Phật Tổ Và Thánhh Hiền có một bài, tựa là Phật Học Của Tôn Giáo Nhân loại, tác giả là một người linh mục Mỹ ông đó còn biết rõ Phật Giáo hơn những pháp sư giảng kinh thuyết pháp, rằng Phật giáo là một tôn giáo không có mê tín.

Hỏi: Thế nào là hào ly hữu sai, thiên địa huyền cách?

Đáp: Hào ly là đơn vị rất nhỏ, nay chúng ta tu pháp môn nào phải thực hiện đúng theo tông chỉ của pháp môn đó, nếu sai hào ly thì cách xa như trời với đất. Ví như Đài phát thanh phát ra làn sóng, dù máy thu thanh nhỏ cách nào, phải vặn đúng tầng số mới thu được, hễ xê xích hào ly, dù chỉ bằng một sợi tóc cũng không được.

Hỏi: Ngài Lai Quả nói “Khi sống trong Thiền đường phải lập hạnh”, vậy lập hạnh như thế nào?

Đáp: Hạnh là hạnh kiểm, phẩm hạnh. Hạnh của hành giả tham thiền là hỏi và nhìn đi song song, hễ gặp duyên thì giúp đỡ người khác, giúp đỡ chúng sinh, không giết hại chúng sinh, không ăn thịt, không đánh đập chửi mắng chúng sinh, ấy là tùy duyên mà làm. Phát nguyện kiến lập hạnh này, gọi là lập hạnh.

Hỏi: Thế nào là “vạn pháp tề quán, quy phục tự nhiên” trong Tín Tâm Minh?

Đáp: Tất cả đều quán một lượt. Kỳ thật, tâm như tánh thấy của mọi người, đều thấy một lượt, như một trăm người ở đây, tánh thấy của mình thấy một lượt, gọi là vạn pháp tề quán, vì tánh vốn như vậy, luôn luôn khắp không gian thời gian.

Do con người không có tu hoặc tu chưa đến mức, nên chỉ quán thấy trước mắt, tu đến bậc A la hán có thể quán thấy một tam thiên đại thiên thế giới, còn sức dụng của tâm thì không có gì ngăn cản, khắp không gian thời gian, tức chẳng kiến lập sở hữu, ấy là quả Phật vậy.

Nay con người kiến lập đủ thứ sở hữu nên chẳng thể thấy xa, sở hữu bớt chừng nào thì thấy xa chừng nấy, bớt đến hoàn toàn không sở hữu thì sự thấy như Phật. Ngài Long Thọ nói: “Hư không vô sở hữudung nạp tất cả vật”. Nếu đạt đến hoàn toàn vô sở hữu thì dung nạpứng dụng, tất cả đều ở trong tâm mình, luôn cả hằng sa chư Phật cũng ở trong đó, chẳng phải ở ngoài tâm.

Hỏi: Từ khi Sư phụ học pháp Tổ Sư Thiền, rồi được truyền thừa và hoằng dương pháp môn này, chắc cũng trải qua nhiều khó khăn, gặp không ít chướng ngại trên dường tu. Đệ tử chúng con là những hành giả sơ tham, mong Sư phụ kể qua lịch sử cuộc đờiSư phụ trải qua để truyền lại kinh nghiệm tu, giúp chúng con vượt qua trở ngại và những nhân duyên chướng đạo?

Đáp: Tất cả lịch sử của chư Tổ được ghi trong Truyền Đăng Lục, cuốn đầu tiên là Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ra đời, khiến hành giả tham thiền biết được cơ xảo, phương tiện của chư Tổ, chẳng thể tự phát lên nghi tình, chướng ngại sự kiến tánh, cho nên, hễ biết là chướng ngại.

Hỏi: Sư phụ đã chọn được người để truyền thừa pháp môn Tổ Sư Thiền chưa? Sau này Sư phụ tịch diệt ai sẽ kế thừa, để chỉ dạy và hướng dẫn cho chúng con đi đúng theo chánh pháp?

Đáp: Bây giờ thì chưa biết người nào kế thừa được. Hồi xưa, ở dưới Lục Tổ có năm phái đều là kiến tánh, truyền đến bây giờ chỉ còn lại phái Lâm TếTào Động, còn ba phái kia đã tuyệt truyền. Người ta kiến tánh cũng còn tuyệt truyền, huống là tôi chưa kiến tánh!

Kế thừa hay không kế thừa chẳng quan trọng, ấy là tùy duyên. Như tôi thường nói, Ngài Lai Quả kiến tánh, thầy của Ngài chưa kiến tánh; ngài Hư Vân cũng vậy. Thầy chưa kiến tánh nhưng đệ tử cũng kiến tánh được, sau đó thầy trở lại làm đệ tử, đâu có gì lạ! Cho nên, khỏi cần hỏi vấn đề này.

Hỏi: Thế nào là vô vi?

Đáp: Vô vibản tâm của mình tự động như thế, chẳng làm mà tự làm, tức làm mà không động niệm, gọi là vô vi. Tôi có dùng sự cảm giác của lớp da để thí dụ, nay khoa học gọi là xúc giác, nó khắp không gian thời gian của cơ thể. Lại nữa, như ánh sáng mặt trời chiếu soi chẳng bao giờ ngưng, sở dĩ không chiếu tới chỉ vì bị che khuất thôi.

Bản tâm của mình như thế, từ hồi nào đến giờ vẫn vậy, cho đến vị lai, gọi là bất sanh bất diệt, vô thỉ vô chung. Do chúng ta chấp thật cái thân này nên có sinh tử, vinh hoa phú quí, buồn vui, yêu ghét v.v... đủ thứ đều do tự mình kiến lập, chướng ngại bản tâm của mình. Nay tu hànhquét sạch chướng ngại thì bàn tâm tự hiện, y như bản lai diện mục của nó.

Hỏi: Thế nào là vô vivô sở bất vi?

Đáp: Tức không làm mà chẳng gì không làm. Bây giờ tất cả đều đang động, chẳng cái nào là ngưng, như nay mình thấy tịnh, nhưng thực tế mọi thứ đều chẳng có tịnh.

Hỏi: Nếu đã không có căn, trần, thức thì không có đạo, nếu có đạo thì đó chỉ là giả lập thôi, phải không?

Đáp: Không phải. Căn, trần, thức là sự vật trong chiêm bao, nên Bát Nhã Tâm Kinh dùng chữ Vô để quét sạch, nói vô lục căn, vô lục trần, vô lục thức.

Hỏi: Nếu không chấp thật và không trụ, có thể nói là vô niệm không?

Đáp: Không. Vì đã có kiến lập rồi, phải tự nó như thế mới được.

Hỏi: Con thưa hỏi Sư phụ bằng nhất niệm, và Sư phụ trả lời bằng vô niệm, phải không?

Đáp: Không được. Dùng nhất niệm hỏi thì tôi phải dùng nhất niệm để đáp, nếu dùng vô niệm để trả lời thì người hỏi làm sao biết được!

Hỏi: Lời của Thiền sư nói chỉ là giả lậpphá chấp thật, nói xong liền bỏ hay phủ định luôn?

Đáp: Chẳng phải có cái cố định. Cách đáp của Phật có bốn cách: Cách thứ nhất là quyết định đáp, cách thứ nhì là đáp hai mặt, tức tục đếchơn đế, cách thứ ba là dùng cách hỏi trở lại để đáp, cách thứ tư là dùng im lặng mà đáp.

Hỏi: Xin cho một thí dụ về quyết định đáp?

Đáp: Như nói bản thể của tâm trống rỗng vô sở hữu, khắp không gian thời gian, không có sự bắt đầu và cuối cùng, chẳng sanh diệt khứ lai, ấy là quyết định đáp. Còn về cách đáp hai mặt, như tôi thường nói; cái biết của của ý thứchai mặt, dùng cái biết để tu Như Lai Thiền, và dùng cái không biết để tu Tổ Sư Thiền.

Hỏi: Biểu đồ của Đại Thừa Tuyệt Đối Luận có ý nghĩa ra sao?

Đáp: Đại Thừa Tuyệt Đối Luận có biểu đồ diễn tả về tâm: Tiểu thừaduy vật luận, Trung thừaduy tâm luận, Đại thừa là tâm vật hợp một, Tối thượng thừa thì phi tâm phi vật, vì trống rỗng không có gì.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.