Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên CốMật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa

08/12/20163:10 CH(Xem: 10037)
Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố và Mật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa

KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH CỨU CÁNH KIÊN CỐ VÀ 
MẬT NHÂN CỦA NHƯ LAI VỀ CHƯ BỒ-TÁT VẠN HẠNH ĐỂ TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
Dịch từ Phạn văn: Pháp sư Cực Lượng ở Thế Kỷ 7-8
Dịch sang Tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận

 

 

blank


Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên CốMật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa ♦ Quyển 1


TÔI NGHE NHƯ VẦY:

Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 1.250 vị đại Bhikṣu ở tại Tinh xá Kỳ Viên gần thành Phong Đức. Tất cả đệ tử của Phật đều là những bậc đại Ứng Chân vô lậu, khéo trụ Pháp và trì Pháp. Các ngài khéo siêu việt các cõi và có thể thành tựu uy nghimọi nơi đến. Họ theo Phật chuyển Pháp luândiệu kham nhận di giáo của Thế Tôn. Nghiêm trì và thanh tịnh trong giới luật, họ là những bậc đại gương mẫu cho các chúng sanh trong ba cõi. Các ngài ứng hiện vô lượng thân để độ thoát chúng sanh, bạt trừ và cứu độ những chúng sanhvị lai để họ vượt khỏi tất cả trần lụy.

Tên các ngài là: Đại trí Thu Lộ Tử, Tôn giả Đại Thải Thúc Thị, Tôn giả Đại Tất, Tôn giả Mãn Từ Tử, Tôn giả Thiện Hiện, Tôn giả Trần Tánh, và các vị khác như thế làm thượng thủ.

Lại có vô lượng bậc Độc Giác đã đạt đến quả vị Vô Học, cùng với những vị sơ phát khởi Đạo tâm, cũng đồng đến chỗ của Phật và các vị Bhikṣu đang cư trú.

Khi ấy là vào ngày Tự Tứ, ngày cuối cùng của an cư mùa hạ, chư Bồ-tát trong mười phương đều tụ hội và mong muốn được chỉ dẫn để đoạn trừ lòng nghi. Tất cả đều khâm phụng Đức Từ Nghiêm, và chuẩn bị lắng nghe mật nghĩa của Phật.

Lúc bấy giờ Như Lai trải tọa cụ, ngồi tĩnh lặng an nhiên, rồi vì mọi người trong chúng hộituyên thuyết Pháp thâm áo. Tất cả đại chúng trong tiệc Pháp được điều chưa từng có. Thanh âm của Đại Tiên như tiếng của chim diệu thanh và biến khắp tất cả thế giới trong mười phương. Chư Bồ-tát nhiều như cát sông Hằng đều đến hội họp ở Đạo Tràng, với ngài Diệu Cát Tường làm thượng thủ.

Khi ấy vua Thắng Quân nhân ngày giỗ của cha nên đã thiết lễ chay trong vương cung. Nhà vua thỉnh Phật và đích thân nghênh đón Như Lai, rồi dọn rất nhiều cao lương mỹ vị. Ngài cũng lại đích thân mời chư đại Bồ-tát đến dự. Giữa lúc ấy ở trong thành, các trưởng giảcư sĩ cũng chuẩn bị thức ăn cho chư Tăng, và họ đứng đợi Phật đến tiếp thọ cúng dường. Đức Phật bảo ngài Diệu Cát Tường hãy phân phối chư Bồ-tát và những vị Ứng Chân đến tiếp thọ thức ăn chay cúng dường của các trai chủ.

Chỉ có Tôn giả Khánh Hỷ, trước đó nhận lời thỉnh riêng và đang đi xa chưa về, đã không kịp đến giữa lúc chư Tăng phân phối đi khất thực. Ngài một mình trên đường trở về và không có thượng tọa hay thầy giáo thọ đi cùng.

Vào ngày ấy, do chẳng có ai cúng dường nên khi đến giờ, ngài Khánh Hỷ cầm bát, rồi đi vào thành khất thực theo thứ tự. Giữa lúc khất thực từ vị thí chủ đầu tiên cho đến vị cuối cùng, ngài luôn tự nghĩ trong lòng sẽ nhận thức ăn từ mọi người, chẳng kể là từ vua chúa tôn quý thuộc dòng dõi thanh tịnh hay những kẻ làm nghề mổ giết thuộc dòng dõi ô uế. Với tâm thực hành bình đẳngtừ bi, ngài chẳng hề kén chọn sang hèn, mà chỉ phát tâm viên thành để hết thảy chúng sanh được vô lượng công đức. Tôn giả Khánh Hỷ biết Như Lai đã quở trách Tôn giả Thiện HiệnTôn giả Đại Ẩm Quang, là những vị Ứng Chân mà tâm chẳng bình đẳng. Do vậy ngài khâm tuân lời dạy của Như Lai về sự khất thực bình đẳng, và không để có người sẽ khởi lòng nghi hay phỉ báng.

Giữa lúc đi ngang qua cái hào của thành kia, Tôn giả Khánh Hỷ đi chầm chậm ra cổng ngoài. Với uy nghi trang nghiêm tề chỉnh, ngài cung kính tuân theo Pháp khất thực. Do bởi khất thực theo thứ tự, khi ấy ngài Khánh Hỷ đi ngang qua một nhà điếm, và bất chợt bị trúng đại huyễn thuật. Với sức mạnh chú thuật của Phạm chí Hoàng Phát đã cho rằng có được từ một vị trời ở Phạm Thiên, một cô con gái thuộc bộ tộc Mātaṅga đã cám dỗ ngài lên dâm sàng. Rồi cô ta áp sát vuốt ve cho đến khi giới thể của ngài sắp phá hủy.

Biết ngài Khánh Hỷ đang bị dâm thuật khống chế, Như Lai thọ trai xong và lập tức quay về. Vì muốn nghe Pháp yếu, nhà vua cùng các đại thần, trưởng giả, và cư sĩ đều đi theo Phật.

Lúc bấy giờ từ trên đảnh nhục kế, Thế Tôn phóng ra 100 luồng ánh sáng báu vô úy. Trong quang minh xuất hiện một hoa sen báu ngàn cánh. Trên đó có một hóa Phật đang ngồi xếp bằng với tư thế hoa sentuyên thuyết thần chú. Khi ấy Đức Phật sắc lệnh cho ngài Diệu Cát Tường mang thần chú này đến bảo hộ Tôn giả Khánh Hỷ. Khi ác chú tiêu diệt, Diệu Cát Tường Bồ-tát đỡ ngài Khánh Hỷ lên, rồi khuyên ngài và cô gái cùng trở về chỗ của Phật.

Khi thấy Phật, ngài Khánh Hỷ đảnh lễ và than khóc. Ngài hối hận vì từ hồi nào đến giờ chỉ chuyên hướng đa văn mà chưa hết mình tu tập Đạo lực. Tôn Giả ân cần khải thỉnh Đức Phật hãy thuyết giảng cho ngài về những phương tiện tối sơ dẫn đến sự chứng đắc vi diệu của Chỉ Quánthiền định mà chư Như Lai trong mười phương được thành Phật Đạo.

Giữa lúc ấy lại có số lượng Bồ-tát nhiều như cát sông Hằng, cùng với các bậc đại Ứng Chân, Độc Giác, và những vị khác từ các thế giới trong mười phương, tất cả đều vui thích muốn nghe. Họ ngồi xuống và chờ đợi trong yên lặng để tiếp thọ thánh chỉ.

Lúc bấy giờ ở giữa đại chúng, Thế Tôn duỗi cánh tay sắc vàng và xoa trên đỉnh đầu của Tôn giả Khánh Hỷ, rồi bảo ngài Khánh Hỷ cùng các đại chúng rằng:

"Có một chánh định tên là Đại Phật Đảnh - Cứu Cánh Kiên Cố Vương - Cụ Túc Vạn Hạnh. Nó là cánh cửa đặc biệt đến một con đường vi diệu trang nghiêm mà chư Như Lai trong mười phương siêu xuất thế gian. Ông nay hãy lắng nghe."

Ngài Khánh Hỷ đảnh lễ và chờ đợi thánh chỉ từ bi.

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Ông và Ta đồng chung một dòng tộc, và chúng ta chia sẻ tình cảm thiêng liêng giữa thân tộc. Vào lúc đầu tiên khi phát tâm tu Đạo, ông đã thấy tướng hảo thù thắng gì ở trong Pháp Ta mà khiến ông liền dứt bỏ ân ái thâm trọng của thế gian?"

Ngài Khánh Hỷ thưa với Phật rằng:

"Thưa Thế Tôn! Khi thấy 32 tướng hảo thù thắng tuyệt diệu của Như Lai với thân hình ánh triệt tựa như lưu ly, con thường tự suy nghĩ rằng, các tướng hảo này không thể từ ái dục sanh ra.

Vì sao thế? Bởi dục khí thô trược, tinh dịch của giao cấu tanh hôi, và máu mủ tạp loạn thì không thể sanh ra một thân thể thù thắng tịnh diệu với ánh sáng vàng tím kết tụ. Do đó con khát ngưỡng và cạo bỏ râu tóc để theo Phật."

Đức Phật bảo:

"Lành thay, Khánh Hỷ! Các ông phải biết rằng từ vô thỉ đến nay, tất cả chúng sanh thọ sanh tử tương tụcdo bởi đều chẳng biết thường trụ chân tâm và tánh tịnh minh thể. Thay vào đó, họ sử dụng các vọng tưởng. Do tâm tưởng này chẳng thật nên họ phải luân chuyển sanh tử.

Ông nay muốn nghiên cứu về Đạo vô thượng để chân thật nhận ra bổn tánh trong sáng. Ông hãy nên trả lời câu hỏi của Ta với tâm chánh trực, bởi vì chư Như Lai trong mười phương thảy đồng đi qua con đường này để ra khỏi sanh tử. Do đều dùng tâm chánh trực và lời chánh trực như thế, cho nên trong suốt tiến trình tu tập từ quả vị đầu tiên cho đến cuối cùng, họ vĩnh viễn không gặp những khúc mắc.

Này Khánh Hỷ! Ta nay hỏi ông, khi nhờ duyên ở 32 tướng hảo của Như Lai mà ông sơ khởi phát tâm, ông đã thấy gì trong các tướng hảo đó, và ai là người yêu mến chúng?"

Ngài Khánh Hỷ thưa với Phật rằng:

"Thưa Thế Tôn! Con yêu mến chúng với tâm và mắt của mình. Do mắt con thấy các tướng hảo thù thắng của Như Lai nên tâm sanh yêu mến. Cho nên con phát tâm nguyện rời sanh tử."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Đúng như lời ông nói. Tâm và mắt của ông là nguyên nhân cho sự yêu mến đó. Nếu ai chẳng nhận biết tâm và mắt ở đâu thì sẽ không thể nào hàng phục được trần lao. Ví như khi đất nước bị giặc xâm nhiễu và nhà vua khởi binh dẹp trừ, những binh sĩ này trước tiên cần phải biết bọn giặc đang ở chỗ nào. Đây là lỗi của tâm và mắt mà khiến ông lưu chuyển sanh tử. Ta nay hỏi ông, chính xác thì tâm và mắt của ông hiện đang ở đâu?"

Ngài Khánh Hỷ thưa với Phật rằng:

"Thưa Thế Tôn! Mười loại chúng sanh ở tất cả thế giới tin rằng thức tâm của họ cư ngụ trong thân. Như con nhìn xem đôi mắt hoa sen xanh của Như Lai thì biết chúng là một phần trên gương mặt của Phật. Con nay xem xét mắt tai mũi lưỡi tiếp xúc với bốn trần và chúng đều thuộc ở trên gương mặt con. Do đó thức tâm chắc chắn cũng ở trong thân.

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Như hiện tại ông đang ngồi trong giảng đường của Như Lai, ông có thể thấy Rừng cây Chiến Thắng. Vậy nó bây giờ đang ở đâu?"

"Thưa Thế Tôn! Đại giảng đường Trùng Các thanh tịnh này ở tại vườn Cấp Cô Độc, và Rừng cây Chiến Thắng thật sự đang ở bên ngoài của giảng đường."

"Này Khánh Hỷ! Bây giờ đang ở trong giảng đường, ông thấy điều gì trước tiên?"

"Thưa Thế Tôn! Con hiện đang ở trong giảng đường, trước tiên con thấy Như Lai. Tiếp đến con thấy đại chúng, rồi khi nhìn kỹ ra ngoài thì thấy viên lâm."

"Này Khánh Hỷ! Tại sao khi nhìn kỹ ra ngoài, ông có thể thấy viên lâm?"

"Thưa Thế Tôn! Do những cánh cửa và cửa sổ của đại giảng đường này mở toát, nên con có thể ở trong giảng đường mà thấy được rất xa."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Đúng như lời ông nói. Tuy thân ở trong giảng đường nhưng bởi những cánh cửa và cửa sổ mở toát, nên họ có thể ngắm xa đến viên lâm. Giả sử có người đang ở tại giảng đường này không thấy Như Lai, thế thì họ có thể thấy ở bên ngoài của giảng đường chăng?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"Thưa Thế Tôn! Nếu ở tại giảng đường mà không thấy Như Lai thì làm sao có thể thấy khu rừng hay suối nước. Thật không có việc ấy!"

"Này Khánh Hỷ! Ông cũng như thế. Tâm của ông có thể hiểu rõ tất cả. Vậy nếu tâm hiện tiền của ông thông hiểu mọi thứ mà thật sự ở trong thân, thế thì nó phải biết rõ ở trong thân trước nhất. Có chúng sanh nào thấy ở trong thân trước, rồi sau đó mới nhìn thấy cảnh vật ở ngoài chăng? Cho dù nếu họ không thể thấy tim, gan, lá lách, hay dạ dày, thì ít nhất họ vẫn có thể nhận ra khi móng với tóc mọc dài, gân chuyển động, hoặc mạch đập. Sao họ lại chẳng biết? Nếu ở trong mà chẳng biết thì làm sao biết bên ngoài? Cho nên phải biết rằng, điều ông nói là tâm hiểu rõphân biệt ở trong thân, thật không có việc ấy!"

Ngài Khánh Hỷ cúi đầu và thưa với Phật rằng:

"[Thưa Thế Tôn!] Nay con nghe Như Lai tuyên giảng Pháp âm như thế, con tỏ ngộ ra rằng, tâm của con phải ở ngoài thân.

Tại sao con lại nói thế? Ví như có một cây đèn được thắp sáng ở trong phòng thì nó chắc chắn phải chiếu ở trong phòng trước, rồi ánh sáng của nó sẽ chiếu xuyên qua cánh cửa và ra đến sân. Hết thảy chúng sanh không thấy ở trong thân mà chỉ thấy ở ngoài thân, việc đó cũng như ngọn đèn được đặt ở phía ngoài căn phòng, nên nó không thể chiếu vào trong. Nghĩa lý này rất rõ ràng, tuyệt đối không nghi ngờ, và đồng với liễu nghĩa của Phật nên chẳng thể sai, đúng không ạ?"

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Vừa rồi những vị Bhikṣu ở đây đã theo Ta đến thành Phong Đức để khất thực theo thứ tự. Sau đó họ trở về Rừng cây Chiến Thắng, rồi vo tròn thực phẩm thành nắm rồi lấy ăn. Ta đã thọ trai xong, nhưng ông hãy xem các vị Bhikṣu, nếu chỉ một người ăn thì mọi người có no chăng?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"Dạ không, thưa Thế Tôn! Vì sao thế? Tuy các vị Bhikṣu này đều là những bậc Ứng Chân, nhưng thân thể và lối sinh hoạt của mỗi người chẳng giống nhau. Thế thì làm sao chỉ một người ăn mà có thể khiến mọi người đều no chứ?"

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Nếu tâm của ông nhận thức rõ và thấy biết rằng nó thật sự ở ngoài thân, thì tâm và thân của ông sẽ tách rời và chúng không có liên quanvới nhau. Thân sẽ không thể cảm nhận được những gì tâm biết, và tâm cũng sẽ không thể biết được những gì thân cảm nhận. Ta nay đưa ra bàn tay mềm mại như bông gòn cho ông thấy, tâm của ông có khởi phân biệt khi mắt nhìn thấy chăng?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"Dạ có, thưa Thế Tôn!"

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Nếu mắt và tâm cùng nhận biết thì làm sao tâm có thể ở ngoài chứ? Cho nên phải biết rằng, điều ông nói là tâm hiểu rõphân biệt ở ngoài thân, thật không có việc ấy!"
Ngài Khánh Hỷ thưa với Phật rằng:

"Thưa Thế Tôn! Đúng như lời Phật dạy. Do con không thấy trong thân con nên tâm con không có ở đó. Do thân và tâm làm việc chung và chẳng tách rời nhau, nên tâm con cũng không ở ngoài thân. Nay con nghĩ đã biết nó ở đâu."

Đức Phật bảo:

"Thế thì nó ở đâu?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"[Thưa Thế Tôn!] Bởi cái tâm hiểu rõ này không biết gì ở trong nhưng lại có thể thấy bên ngoài, theo sự suy nghĩ của con thì nó ẩn nấp trong con mắt. Ví như có người đặt những cái tách lưu ly ở trước con mắt của họ, tuy có vật ngăn che nhưng thị giác không bị chướng ngại. Căn mắt có thể thấy và phân biệt tùy theo hoàn cảnh. Cũng vậy, tâm hiểu rõphân biệt của con không thấy ở trong là vì nó ở trong căn mắt. Nó có thể nhìn kỹ và phân biệt rõ ràng mà không bị chướng ngại là vì nó ẩn nấp trong con mắt."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Hãy cứ cho là tâm ẩn nấp trong con mắt như lời ông nói qua thí dụ về tách lưu ly. Vậy khi người ấy đặt những cái tách lưu ly ở trước con mắt rồi nhìn sông núi, họ có thấy những cái tách lưu ly chăng?"

"Dạ có, thưa Thế Tôn! Người ấy thật sự có thấy những cái tách lưu ly khi đặt chúng ở trước mắt của họ."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Nếu tâm của ông thật sự tương tự như thí dụ về tách lưu ly và nhìn thấy sông núi, tại sao ông lại không thấy con mắt của mình? Còn nếu ông có thể thấy con mắt của mình, con mắt của ông sẽ đồng như cảnh vật bên ngoài, nên tâm và mắt sẽ không thể làm việc với nhau. Nếu chẳng thể thấy, tại sao lại nói rằng cái tâm hiểu rõ này ẩn nấp trong căn mắt, như qua thí dụ về tách lưu ly? Cho nên phải biết rằng, điều ông nói là tâm hiểu rõphân biệt ẩn nấp trong con mắt cũng tương tự như thí dụ về tách lưu ly, thật không có việc ấy!"
Ngài Khánh Hỷ thưa với Phật rằng:

"Thưa Thế Tôn! Con nay lại suy nghĩ như vầy. Nội tạng của chúng sanh ở bên trong, còn chín lỗ thì ở bên ngoài. Nội tạng che trong tối, còn chín lỗ thì có ánh sáng. Bây giờ ở trước Phật với hai mắt mở, con thấy ánh sáng và gọi đó là thấy ở ngoài. Thấy đen tối khi nhắm mắt lại, con gọi đó là thấy bên trong. Nghĩa lý này có đúng chăng?"

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Lúc ông nhắm mắt lại và thấy đen tối, cảnh tượng đen tối này là ở trước mắt hay là chẳng phải ở trước mắt của ông?

Nếu sự đen tốitrước mắt của ông, sao có thể nói là ở trong? Cứ cho là nó ở trong, thì khi ông ở trong một căn phòng tối tăm chẳng có mặt trời, mặt trăng, hay đèn đuốc, cảnh tối tăm ở trong phòng phải là cảnh tối tăm ở bên trong của ông.

Còn nếu sự đen tối chẳng ở trước mắt ông, sao ông có thể thấy? Cứ cho là ông có thể thấy ở trong bằng một cách khác hơn so với thấy ở ngoài, khi nhắm mắt lại và thấy đen tối thì gọi đó là thấy ở trong thân, rồi khi mở mắt thấy ánh sáng, tại sao ông chẳng thấy gương mặt của mình?

Nếu ông chẳng thấy gương mặt của mình thì không thể thấy bên trong. Nếu ông thấy gương mặt của mình thì cái tâm hiểu rõ này cùng với mắt sẽ ở hư không. Thế thì làm sao chúng thuộc về thân thể của ông chứ?

Nếu tâm và mắt ở hư không, thì chúng không thuộc về thân thể của ông. Còn nếu tâm và mắt thuộc về thân thể của ông nhưng ở hư không, thì bây giờ Như Lai thấy gương mặt của ông, nó đáng lẽ cũng phải thuộc về thân thể của ông. Nếu là thế thì khi mắt của ông nhận biết điều gì, thân của ông sẽ chẳng biết được. Nếu một mực bảo rằng mắt và thân, mỗi thứ có sự nhận biết riêng, thì ông sẽ có hai thứ nhận biết, và một thân thể của ông sẽ trở thành hai vị Phật. Cho nên phải biết rằng, điều ông nói là thấy đen tối thì gọi đó là thấy ở trong thân, thật không có việc ấy!"
Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"[Thưa Thế Tôn!] Con từng nghe Phật khai thị cho bốn chúng đệ tử rằng:

'Do tâm sanh nên muôn pháp sanh, và bởi muôn pháp sanh nên muôn cảnh giới của tâm khởi sanh.'

Bây giờ con nghĩ rằng, thể tánh của suy tư đích thật là tâm tánh của con. Tùy thuộc sự kết hợp mà tâm theo đó khởi sanh. Nó không tồn tại chỉ một trong ba nơi--trong, ngoài, và ở giữa."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Nay ông nói rằng, do pháp sanh nên muôn cảnh giới của tâm khởi sanh, và tùy thuộc sự kết hợp mà tâm theo đó khởi sanh. Nhưng với một cái tâm như thế thì nó không có thể tánh, và không thể kết hợp với bất cứ gì. Nếu một cái tâm khôngthể tánh như thế mà vẫn có thể kết hợp thì tức đã có 19 giới, nhân qua sự kết hợp của trần thứ bảy. Nghĩa lý này không thể được.

Còn nếu một cái tâm có thể tánh như thế, thì nếu ông lấy tay tự nhéo mình, tâm của ông có nhận biết được là từ bên trong ra hay từ bên ngoài vào chăng? Nếu nó từ bên trong ra thì ông cũng sẽ thấy ở trong thân. Còn nếu nó từ bên ngoài vào thì ông sẽ thấy gương mặt của mình trước."

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"[Thưa Thế Tôn!] Cái thấy là do con mắt, và tâm nhận biết chứ chẳng phải con mắt. Nói rằng tâm nhìn thấy thì chẳng hợp nghĩa."

Đức Phật bảo:

"Nếu con mắt có thể thấy, thì khi ông ở trong phòng, lẽ ra cánh cửa nhìn thấy cảnh vật ở ngoài chứ không phải ông. Lại nữa, một khi ai đó đã chết nhưng con mắt vẫn chưa hư hoại thì con mắt của người ấy lẽ ra phải thấy cảnh vật. Làm sao đã chết mà còn nhìn thấy cảnh vật chứ?

Này Khánh Hỷ! Nếu tâm hiểu rõphân biệt của ông thật sự có thể tánh, thì nó là một thể tánh hay nhiều thể tánh? Thể tánh này biến khắp hay chẳng biến khắp thân thể của ông?

Cứ cho nó là một thể tánh đi, vậy khi ông dùng tay nhéo một ngón tay thì bốn ngón khác có cảm giác chăng? Nếu có thì cảm giác bị nhéo đó không thể chỉ dồn ở một nơi. Còn nếu cảm giác bị nhéo đó chỉ dồn ở một nơi thì tâm ông không thể chỉ có một thể tánh.

Nhưng nếu tâm ông có nhiều thể tánh, ông sẽ trở thành nhiều người. Vậy thì thể tánh nào là ông?

Lại nữa, nếu một thể tánh biến khắp thân thể của ông, thì một cái nhéo sẽ cảm giác khắp toàn thân. Nhưng nếu chẳng biến khắp toàn thân, thì khi ông chạm vào đầu và chân cùng một lúc, ông sẽ cảm giác sự xúc chạm ở trên đầu mà không có cảm giác sự xúc chạm ở chân. Nhưng đó không phải là những gì ông cảm nhận.

Cho nên phải biết rằng, điều ông nói là tùy thuộc sự kết hợp mà tâm theo đó khởi sanh, thật không có việc ấy!"

Ngài Khánh Hỷ thưa với Phật rằng:

"Thưa Thế Tôn! Con cũng nghe khi Phật đàm luận thật tướng với ngài Diệu Cát Tường và những vị Pháp Vương Tử khác. Thế Tôn cũng nói rằng tâm không ở trong và cũng không ở ngoài.

Nay con suy nghĩ rằng, nếu tâm ở trong thì nó sẽ chẳng thấy gì, và nếu tâm ở ngoài thì nó và thân chẳng biết nhau. Do tâm chẳng biết ở trong nên nó không thể nào ở trong. Do thân và tâm biết lẫn nhau nên nó không thể nào ở ngoài. Vì vậy, do thân và tâm biết lẫn nhau và tâm không thể thấy ở trong, nên tâm phải ở giữa."

Đức Phật bảo:

"Ông nói rằng tâm ở giữa. Ở giữa thì phải ở một nơi nhất định nào đó. Thế thì cái ở giữa này của ông ở đâu? Có phải nó ở ngoài hay ở trong thân? Nếu nó ở trong thân, nó có thể ở trên bề mặt của thân hoặc nơi nào đó bên trong. Nếu nó ở trên bề mặt thì nó không thể gọi là ở giữa. Còn nếu nó ở bên trong thì nó sẽ đồng như ở trong. Cái ở giữa này có vị trí chăng? Nếu có thì có dấu hiệu gì về vị trí đó chăng? Nếu không có dấu hiệu gì về vị trí đó, thì ở giữa chẳng tồn tại. Và cho dù có dấu hiệu về vị trí của nó, vị trí đó là bất định.

Tại sao thế? Ví như khi có người làm ký hiệu để định dạng vị trí ở giữa. Khi nhìn từ hướng đông thì nó ở hướng tây. Khi nhìn từ hướng nam thì nó ở hướng bắc. Ký hiệu như thế sẽ không thể làm một điểm ở giữa nhất định, và tương tự như thế, nó không rõ ràng cho cái tâm ở giữa nghĩa là sao."

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"Ở giữa mà con nói thì không phải ở những nơi đó. Như Thế Tôn đã dạy, căn mắt và sắc trần làm duyên để sanh ra thức của mắt. Căn mắt hiển lộ hình ảnh, sắc trần thì vô tri, và thức của mắt sanh ra ở giữa chúng. Đó là nơi của tâm."

Đức Phật bảo:

"Nếu tâm của ông ở giữa căn mắt và sắc trần, thể tánh của tâm đồng như thể tánh của căn mắt và sắc trần hay không? Nếu thể tánh của tâm đồng như thể tánh của căn mắt và sắc trần, nó sẽ lẫn lộn của cái gì nhận biết và cái gì chẳng nhận biết. Việc ấy là trái nghịch. Cái ở giữa này ở đâu? Và cho dù thể tánh của tâm chẳng đồng như thể tánh của căn mắt và sắc trần, thì tâm sẽ chẳng phải nhận biết hay chẳng phải không nhận biết. Cái tâm như thế sẽ không có thể tánh. Thế thì sao nó ở giữa chứ?

Cho nên phải biết rằng, điều ông nói là tâm ở giữa, thật không có việc ấy!"

Ngài Khánh Hỷ thưa với Phật rằng:

"Thưa Thế Tôn! Xưa con thấy Đức Phật cùng với bốn vị đại đệ tử--Tôn giả Đại Thải Thúc Thị, Tôn giả Thiện Hiện, Tôn giả Mãn Từ Tử, và Tôn giả Thu Lộ Tử--cùng chuyển Pháp luân và thường nói rằng, cái tâm hiểu rõphân biệt không phải ở trong, cũng không phải ở ngoài hay ở giữa; nó đều không ở những nơi ấy. Nơi không nhất định gọi là tâm. Có thể nào nơi không nhất định gọi là tâm chăng?"

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Ông nói rằng tánh của tâm hiểu rõphân biệt không ở nơi nhất định. Tuy nhiên, mọi cảnh tượng trên thế gian, như là không khí, đất, nước, những loài biết bay hoặc đi đều có nơi nhất định.

Thế thì cái tâm ở nơi không nhất định của ông đang ở nơi nào, hay nó chẳng ở nơi nào? Nếu nó chẳng ở nơi nào, thì cũng như rùa có lông hay thỏ có sừng. Làm sao ông có thể nói về thứ mà chẳng có nơi nhất định? Giả sử có thứ tồn tại mà không có nơi nhất định. Những gì không tồn tại thì không có tướng. Những gì tồn tại thì có tướng. Và bất thứ gì có tướng đều có nơi. Làm sao ông có thể nói rằng tâm không ở nơi nhất định?

Cho nên phải biết rằng, điều ông nói là tâm hiểu rõphân biệt không ở nơi nhất định, thật không có việc ấy!"



Lúc bấy giờ ở giữa đại chúng, ngài Khánh Hỷ liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo lộ vai phải, gối phải quỳ sát đất, chắp tay cung kính và thưa với Phật rằng:

"Con là người em họ út nhất của Như Lai và được Phật rải lòng từ ái. Tuy nay con đã xuất gia nhưng vẫn cậy nương tình thương ấy, cho nên chỉ đa văn mà chưa được vô lậu.

Do không thể chiết phục chú thuật của Phạm chí Hoàng Phát, con bị nó dụ dỗ vào nhà của dâm nữ. Tất cả là vì con không biết làm sao để tìm cảnh giới của chân thật. Kính mong Thế Tôn đại từ thương xót mà khai thị cho chúng con về con đường tu Chỉ, để chỉ dẫn những ai tin không đủ nơi Pháp và đối kháng với những tà kiến mọi rợ."

Khi nói lời ấy xong, ngài Khánh Hỷ đảnh lễ sát đất, rồi cùng với các đại chúng đứng đợi khao khát để cung kính lắng nghe giáo Pháp.

Lúc bấy giờ từ khuôn mặt, Thế Tôn phóng ra muôn loại tia sáng với nhiều màu sắc. Ánh sáng đó chói lòa như trăm ngàn mặt trời. Khi đó, khắp thế giới của chư Phật đều chấn động sáu cách, và có số lượng quốc độ nhiều như vi trần ở khắp mười phương đồng thời hiện ra. Do uy thần của Phật nên khiến các thế giới hợp thành một thế giới. Ở trong thế giới đó, tất cả chư đại Bồ-tát đều ở cõi của nước mình, chắp taycung kính lắng nghe.

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, do muôn thứ điên đảo nên đã tạo những hạt giống nghiệp và tự nhiên sẽ như chùm quả côm lá hẹp. Sở dĩ những người tu hành không thể thành tựu Đạo vô thượng--các vị như là Thanh Văn, Duyên Giác, cùng với hàng ngoại đạo, chư thiên, ma vươngquyến thuộc của ma--là bởi họ chẳng hiểu hai loại căn bổn và nhầm lẫn trong sự tu tập. Họ ví như có kẻ nấu cát mà muốn thành thức ăn ngon vậy. Cho dù trải qua số kiếp nhiều như bụi nhưng kết cuộc là chẳng thể nào đạt được. Những gì là hai, Khánh Hỷ?

 Cái tâm tìm cầu nơi duyên mà nay chính ông và các chúng sanh cho là tự tánh của mình, là căn bổn của sanh tử từ vô thỉ.

 Thể tánh thanh tịnh bổn nguyên của tuệ giác tịch diệt, không có khởi đầu. Nó là sự hiểu biết bổn nguyên, là thật tánh của thức, có thể sanh các duyên, và bị các duyên của chúng sanh làm mất đi. Do các chúng sanh làm mất đi sự hiểu biết bổn nguyên này, mặc dù nó luôn hiện hữu ở mọi lúc, nhưng họ chẳng tự biết và nhầm lẫn mà sa vào các đường.

Này Khánh Hỷ! Do bởi ông nay muốn biết về con đường tu Chỉ để ra khỏi sanh tử, bây giờ Ta sẽ hỏi ông thêm một lần nữa."

Lúc bấy giờ Thế Tôn nhấc cánh tay sắc vàng và cong năm ngón tay của Ngài--mỗi ngón tay đều có hình bánh xe, rồi bảo ngài Khánh Hỷ rằng:

"Giờ ông có thấy gì chăng?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"Dạ thấy!"

Đức Phật bảo:

"Ông thấy điều gì?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"Dạ, con thấy Như Lai nhấc cánh tay lên rồi cong những ngón tay của Ngài thành nắm tay và từ nơi đó phóng ra ánh sáng chói lòa mắt con."

Đức Phật bảo:

"Ông dùng cái gì để thấy?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"Dạ, con và đại chúng đều thấy với mắt của mình."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Ông nay đáp rằng, Như Lai cong những ngón tay của Ngài thành nắm tay và từ nơi đó phóng ra ánh sáng chói lòa tâm và mắt của ông. Con mắt của ông có thể thấy nắm tay, nhưng điều gì mà ông cho rằng tâm của ông chói lòa bởi nắm tay của Ta?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"[Thưa Thế Tôn!] Bây giờ Như Lai hỏi con về vị trí của tâm. Con dùng tâm để tìm kiếm cùng khắp và khả năng ra sự quyết định đó là tâm của con.

Đức Phật bảo:

"Ôi không, Khánh Hỷ! Đó chẳng phải là tâm của ông!"

Ngài Khánh Hỷ kinh ngạc, rời chỗ ngồi, đứng dậychắp tay bạch Phật rằng:

"[Bạch Thế Tôn!] Nếu đó chẳng phải là tâm của con thì là gì?"

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Đó là tưởng tâm sanh khởi từ tướng hư vọng của trần cảnh hiện tiền. Chúng mê hoặc chân tánh của ông, khiến ông từ vô thỉ đến đời hiện tại đã nhận giặc làm con và đánh mất tâm bổn nguyên thường hằng của ông. Do đó mà ông phải thọ luân chuyển trong sanh tử."

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"Thưa Thế Tôn! Con là người em họ được Phật thương nhất. Do lòng thương mến Phật mà con xuất gia. Tâm của con không chỉ riêng cúng dường Như Lai, mà cho đến phụng sự chư Phật và các vị Thiện Tri Thức biến khắp quốc độ nhiều như cát sông Hằng. Con đều dùng cái tâm phát đại dũng mãnh ấy để làm những việc khó làm ở trong Chánh Pháp.

Giả sử nếu có khi nào con hủy báng Chánh Phápvĩnh viễn từ bỏ căn lành của mình, thì cũng sẽ chính là cái tâm đó.

Nếu sự hoạt động của thấu hiểu này chẳng phải là tâm thì con không có tâm. Con sẽ đồng như nắm đất hay khúc gỗ, bởi rời khỏi sự hiểu biết này thì chẳng có gì tồn tại.

Vì sao Như Lai nói đó không phải là tâm con? Nay con thật sự kinh hoàng, và toàn thể đại chúng nơi đây, không ai là chẳng hoài nghi. Kính mong Như Lai rủ lòng đại bi mà khai thị cho những kẻ chưa khai ngộ."

Lúc bấy giờ Thế Tôn khai thị cho ngài Khánh Hỷ và các đại chúng để dẫn tâm họ vào Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Từ trên tòa sư tử, Đức Phật xoa đỉnh đầu của ngài Khánh Hỷ và bảo rằng:

"Như Lai thường nói rằng, các pháp sanh ra chỉ là sự biến hiện của tâm. Do đó tất cả đều bị chi phối của định luật nhân quả. Từ thế giới cho đến hạt vi trần, nhân bởi tâm mà được hình thành.

Này Khánh Hỷ! Nếu xem xét căn nguyên của hết thảy mọi thứ trên thế giới, cho đến cỏ lá hay chỉ một sợi tơ, chúng ta sẽ thấy chúng đều có thể tánh. Cho dù hư không thì cũng có tên và đặc tánh. Huống nữa là tâm thanh tịnh, trong sáng vi diệu, là tánh của tất cả trạng thái não bộ mà chẳng có tự thể hay sao?

Nếu ông khăng khăng cho rằng, tánh hiểu rõ, phân biệt, và nhận biết là tâm, thì cái tâm đó lẽ ra phải có tự tánh riêng biệt và tách rời tất cả sự hòa hợp với các trần--sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Tuy nhiên, như bây giờ ông đang lắng nghe Pháp của Ta, nhân bởi âm thanh mà ông có thể phân biệt nghĩa lý. Cho dù ông có thể làm im bặt tất cả sự thấy nghe, hiểu biết, và giữ lắng đọng bên trong, thì hình bóng của sự phân biệt về pháp trần vẫn còn.

Ta không phải bảo ông chỉ chấp nhận đó chẳng phải là tâm, mà ông hãy xem xét tỉ mỉ về tâm của ông. Nếu có tánh phân biệt mà lìa khỏi những diễn biến của não bộ, thì đó tức là chân tâm của ông. Trái lại, nếu tánh phân biệt chẳng có tự thể khi lìa khỏi các trần, thì đó tức là diễn biến của não bộ, là hình bóng của sự phân biệt. Trần cảnh thì không thường trụ. Nếu khi cái tâm đó biến đổi hoại diệt, thì nó tức đồng như lông rùa hay sừng thỏ. Như vậy Pháp thân của ông cũng theo nó mà đoạn diệt. Thế thì ai là người tu hành để chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn đây?"

Bấy giờ ngài Khánh Hỷ và các đại chúng đều lặng câm và không nói được gì.

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Sở dĩ vô số người tu hànhthế gian, mặc dù hiện tiền đã trải qua chín loại định theo thứ tự, nhưng vẫn không được lậu tận và thành bậc Ứng Chân, đều là do chấp trước cái vọng tưởng sanh tử này mà nhận lầmchân thật. Cho nên, tuy ông nay đa văn học rộng nhưng vẫn không thành tựu thánh Quả."

Khi nghe xong, ngài Khánh Hỷ lại rơi lệ xót thương.

Tôn Giả đảnh lễ sát đất, hai gối quỳ, chắp tay, và thưa với Phật rằng:

"[Thưa Thế Tôn!] Kể từ khi phát tâm theo Phật xuất gia, con đã cậy nương uy thần của Phật. Con thường tự nghĩ rằng, mình không cần phải khổ nhọc tu hành, bởi Như Lai sẽ ban chánh định cho mình. Con hoàn toàn chẳng biết rằng, thân tâm của mỗi người chẳng thể thay thế cho nhau. Do đó con đã đánh mất bổn tâm của mình, và tuy thân xuất gia nhưng tâm chẳng vào Đạo. Con như kẻ cùng tử đã bỏ cha chạy trốn. Mãi đến hôm nay con mới biết rằng, tuy mình đa văn học rộng nhưng nếu không tu hành, thì mình sẽ chẳng học được gì. Đây ví như có người cứ nói về thức ăn thì sẽ không bao giờ no cả.

Thưa Thế Tôn! Nay chúng con bị siết bởi hai chướng ngại nên do đó chẳng biết tự tánh thường tịch của tâm. Kính mong Như Lai thương xót chúng con, là những kẻ cùng khổ, mà hiển lộ diệu minh chân tâm và mở con mắt Đạo của chúng con."

Lúc bấy giờ từ chữ vạn trên ngực của Như Lai vọt ra quang minh báu. Ánh sáng đó chói lòa với trăm ngàn màu sắc, cũng đồng thời chiếu khắp tất cả thế giới nhiều như vi trần của chư Phật trong mười phương, rồi nó rót vào khắp đỉnh đầu của chư Như Lai ở trong mỗi Phật độ báu. Sau đó ánh sáng trở về, rồi chiếu đến ngài Khánh Hỷ và các đại chúng.

Khi ấy Phật bảo ngài Khánh Hỷ rằng:

"Ta nay sẽ vì ông mà dựng lên Pháp tràng lớn và cũng khiến cho hết thảy chúng sanh trong mười phương được con mắt thanh tịnh để vào vi diệu bí mật của tánh tịnh minh tâm.



Này Khánh Hỷ! Vừa rồi ông đáp rằng, ông thấy nắm tay của Như Lai phóng ra ánh sáng. Nguyên nhân gì khiến nắm tay của Như Lai phóng ra ánh sáng? Ta làm thành nắm tay như thế nào? Và ông đã dùng gì để thấy?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"[Thưa Thế Tôn!] Do toàn thân thể của Phật có màu sắc như vàng ở dưới sông tại châu Thắng Kim và đỏ thắm như hòn núi báu, nên do từ thanh tịnh mà có ánh sáng phóng ra. Con thật sự tận mắt nhìn thấy Như Lai nhấc tay lên cho mọi người thấy, rồi cong năm ngón tay với hình bánh xe của Ngài lại, nên mới có tướng của nắm tay."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Bây giờ Như Lai sẽ nói lời thành thật cho ông rõ. Qua thí dụ đó, những ai có trí tuệ sẽ được khai ngộ.

Này Khánh Hỷ! Hãy dùng nắm tay của Ta làm thí dụ. Nếu chẳng có tay, Ta sẽ không thể làm một nắm tay. Nếu chẳng có mắt, ông sẽ không thể thấy. Qua thí dụ về căn mắt của ông và nắm tay của Ta, sự so sánh ấy có giống nhau chăng?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"Dạ có, thưa Thế Tôn! Nếu chẳng có mắt, con sẽ không thể thấy. Vì vậy qua thí dụ về căn mắt của con và nắm tay của Như Lai, sự so sánh ấy là giống nhau."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Ông nói rằng sự so sánh của chúng giống nhau, tuy nhiên, chúng chẳng tương đồng.

Vì sao thế? Bởi một người không có tay thì sẽ không bao giờ làm được một nắm tay, nhưng người không có mắt thì chẳng phải hoàn toàn không thấy.

Vì sao thế? Bởi nếu ông hỏi những người mù trên đường phố rằng:

'Ông có thấy gì chăng?'

Những người mù kia sẽ không ngần ngạitrả lời ông rằng:

'Bây giờ tôi chỉ thấy tối om ở trước mắt và không có gì khác để nhìn.'

Quán sát về ý nghĩa này, trần cảnh ở trước tự tối, chứ thị giác chẳng hề tổn giảm."

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"[Thưa Thế Tôn!] Những người mù chỉ thấy tối om ở trước mắt thì làm sao có thể gọi là thấy?"

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Nếu bỏ chung những người mù chỉ thấy tối om ở trước mắt với người có mắt ở trong một căn phòng tối om, hai loại đen tối ấy có khác biệt hay chẳng khác biệt?"

"Dạ không, thưa Thế Tôn! So sánh về hai loại đen tối giữa người mắt sáng ở trong căn phòng tối om và người mù kia thì hoàn toàn chẳng khác biệt.

Này Khánh Hỷ! Giả sử người mù chỉ thấy tối đen ở trước mắt, bỗng nhiên được mắt sáng trở lại và giờ thì họ thấy đủ mọi hình sắctrước mắt. Ông có thể gọi đó là mắt thấy. Giả sử người mắt sáng ở trong căn phòng tối om kia chỉ thấy tối đen ở trước mắt, bỗng nhiên ngọn đèn được thắp sáng và giờ thì họ cũng thấy đủ mọi hình sắctrước mắt. Ông có thể gọi đó là đèn thấy.

Bây giờ, nếu đèn có thể thấy thì nó không còn gọi là đèn nữa. Lại nữa, nếu đèn có thể thấy thì có liên quan gì với người mắt sáng đâu.

Cho nên phải biết rằng, cái đèn có thể hiển lộ hình sắc và sự thấy như thế là con mắt chứ chẳng phải cái đèn. Con mắt có thể hiển lộ hình sắctánh thấy như thế là đến từ tâm chứ chẳng phải con mắt."



Mặc dù ngài Khánh Hỷ và các đại chúng đã nghe lời Phật nói, nhưng tâm vẫn chưa khai ngộ nên giữ im lặng. Hy vọng rằng sẽ tiếp tục nghe được âm thanh từ bi tuyên giảng của Phật, họ chắp tay, thanh tịnh tâm ý, và chờ đợi lời dạy bảo từ bi của Phật.

Lúc bấy giờ Thế Tôn duỗi cánh tay ra, rồi mở bàn tay chói sáng, mềm mại như bông gòn, có màng lưới giữa các ngón tay, và hiển lộ hình bánh xe ở trên những ngón tay.

Đức Phật bảo ngài Khánh Hỷ và các đại chúng rằng:

"Sau khi thành Đạo, Ta đi đến vườn Nai và vì nhóm năm người của Bhikṣu Giải Bổn Tế cùng bốn chúng đệ tử các ông mà nói rằng:

'Sở dĩ các chúng sanh không thành tựu Phật Đạo hay trở thành bậc Ứng Chân là họ đều bị mê hoặc bởi phiền não tựa như những du kháchvi trần.'

Đương thời các ông do nhân duyên gì mà khai ngộ và nay được thành tựu thánh Quả?"

Khi ấy ngài Giải Bổn Tế đứng dậy và thưa với Phật rằng:

"Thưa Thế Tôn! Trong tất cả những vị trưởng lão hiện diện ở giữa đại chúng nơi đây, con là người độc nhất được tên gọi là Giải, nhân bởi con giác ngộ hai chữ khách trầnthành tựu thánh Quả.

Thưa Thế Tôn! Ví như có một du khách dừng chân ở quán trọ để ăn uống hoặc ngủ qua đêm. Một khi đã nghỉ ngơi hoặc ăn uống xong, họ liền thu xếp hành trang mà lên đường và không nhàn rỗi nán lại. Nhưng nếu người ấy đích thật là chủ quán thì không thể rời khỏi. Suy ngẫm qua thí dụ này, người không ở lại gọi là khách và người ở lại gọi là chủ. Do chẳng trụ lâu nên nó là tạm thời.

Lại ví như bầu trời khi mưa vừa tạnh ở buổi sáng, một luồng ánh sáng trong thanh từ mặt trời nhô lên chiếu xuyên qua lỗ hổng và hiển lộ những hạt bụi ở không trung. Thể chất của vi trần dao động nhưng hư không thì tịch nhiên. Suy ngẫm qua thí dụ này, lặng yên gọi là hư khôngdao động gọi là vi trần. Do có dao động nên nó là di chuyển."

Đức Phật bảo:

"Như thị!"

Lúc bấy giờ ở giữa đại chúng, Như Lai cong năm ngón tay với hình bánh xe thành nắm tay. Khi đã cong thành nắm tay rồi lại mở ra.

Khi đã mở năm tay ngón tay ra rồi lại cong thành nắm tay và bảo ngài Khánh Hỷ rằng:

"Bây giờ ông thấy gì?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"Dạ, con thấy Như Lai mở và khép lòng bàn tay có hình bánh xe trăm báu ở giữa đại chúng."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Ông thấy bàn tay của Ta mở và khép ở giữa đại chúng. Là tay của Ta có mở và khép, hay là thị giác của ông có mở và khép?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"Dạ, bàn tay báu của Thế Tôn có mở và khép ở giữa đại chúng. Mặc dù con thấy tay của Như Lai tự mở và khép, nhưng thị giác của con không có mở hay khép."

Đức Phật bảo:

"Cái gì động và cái gì tĩnh?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"Dạ, bàn tay của Phật có dao động, nhưng thị giác của con còn vượt ra khỏi sự tịch tĩnh. Huống nữa là có dao động hay sao?"

Đức Phật bảo:

"Như thị!"

Lúc bấy giờ có một luồng ánh sáng báu phóng ra từ lòng bàn tay có hình bánh xe của Như Lai và xẹt ngang qua vai phải của ngài Khánh Hỷ. Ngài Khánh Hỷ lập tức xoay đầu và nhìn sang bên phải. Đức Phật lại phóng một luồng ánh sáng ở bên vai trái của ngài Khánh Hỷ. Ngài Khánh Hỷ cũng xoay đầu và nhìn sang bên trái.

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Vừa rồi tại sao ông xoay đầu?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"Dạ, con thấy Như Lai phóng một luồng ánh sáng báu vi diệu xẹt ngang qua vai phải của con, rồi một luồng ánh sáng khác xẹt ngang qua vai trái của con. Cho nên con xoay đầu của mình qua bên phải và trái để nhìn."

"Này Khánh Hỷ! Khi ông xoay đầu qua bên phải và trái để nhìn Phật quang, là đầu của ông dao động, hay là thị giác của ông dao động?"

"Thưa Thế Tôn! Đầu của con dao động, nhưng thị giác của con còn vượt ra khỏi sự tịch tĩnh. Huống nữa là có dao động hay sao?"

Đức Phật bảo:

"Như thị!"

Khi ấy Như Lai bảo toàn thể đại chúng rằng:

"Tất cả chúng sanh cần phải hiểu rằng, những thứ gì dao độngvi trần và chúng tựa như du khách chẳng ở lại. Như vừa rồi các ông thấy đầu của Khánh Hỷ dao động, nhưng thị giác của ông ta chẳng hề dao động.

Lại nữa, khi Khánh Hỷ thấy bàn tay của Ta khép và mở, nhưng thị giác của ông ta chẳng khép hay mở.

Thế thì tại sao nay các ông vẫn cho những gì dao động là thân của mình và cảnh vật của nó? Vả lại chúng hình thành và hoại diệt trong từng niệm. Các ông đã đánh mất chân tánh của mình và làm những việc điên đảo. Do bởi đánh mất chân tánh của tâm và nhận lấy trần cảnh làm của mình, nên các ông vẫn luôn lưu chuyển trong luân hồi."

Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên CốMật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa ♦ Hết quyển 1



Dịch từ Phạn văn: Pháp sư Cực Lượng ở Thế Kỷ 7-8
Dịch sang Tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận
Dịch nghĩa: 5/8/2016 ◊ Cập nhật: 9/9/2016

☸ Cách Đọc Chữ Phạn
Bhikṣu: bíc su
Mātaṅga: ma tân gà




Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên CốMật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa ♦ Quyển 2

Khi ngài Khánh Hỷ và các đại chúng nghe lời dạy bảo của Phật, thân tâm của họ an nhiên. Họ nhận ra rằng từ vô thỉ đến nay đã đánh mất bổn tâm. Thay vào đó, họ nhận lầm duyên trần và hình bóng của sự phân biệt. Bây giờ họ đều khai ngộ. Họ như những đứa trẻ thất lạc bỗng nhiên gặp lại mẹ hiền. Họ chắp tay đảnh lễ Phật. Họ muốn được nghe Như Lai hiển lộ tánh tương phản của thân và tâm: cái gì là chân và cái gì là vọng, cái gì là thật và cái gì là giả, cái gì hình thành rồi hoại diệt và cái gì bất sanh bất diệt.

Lúc bấy giờ vua Thắng Quân đứng lên và thưa với Phật rằng:

"[Thưa Thế Tôn!] Trước khi được Phật chỉ dạy, thuở xưa con đã gặp ngoại đạo Hắc Lãnh Tiễn Phát và Đẳng Thắng Bất Tác Tử. Cả hai đồng bảo rằng, thân này sau khi chết sẽ hoàn toàn đoạn diệt và đó gọi là tịch diệt. Tuy nay đã gặp Phật nhưng con vẫn hoài nghi. Làm sao con có thể chứng biết cái tâm này chẳng sanh hay diệt? Bây giờ ở giữa đại chúng nơi đây, các vị hữu lậu thảy đều muốn nghe."

Phật bảo đại vương:

"Ta nay lại hỏi về thân thể hiện tại của ông. Thân xác thịt này của ông là đồng với kim cang, thường trụ bất hoại, hay là sẽ biến đổi hư hoại?"

"Thưa Thế Tôn! Hiện tại thân này của con sẽ luôn biến đổi cho tới khi hoại diệt."

Đức Phật bảo:

"Này đại vương! Ông chưa từng trải qua hoại diệt thì làm sao biết mình sẽ hoại diệt?"

"Thưa Thế Tôn! Thân này của con là vô thường và sẽ biến đổi hư hoại, mặc dù nó chưa từng hoại diệt. Nhưng bây giờ con quán sát thì thấy từng niệm của con phai đi, rồi niệm mới tiếp nối và cũng chẳng trụ, như lửa cháy thành tro rồi dần dần tiêu mất và hoại diệt chẳng ngừng. Qua đó con chắc chắn biết rằng, thân này cũng sẽ diệt tận."

Đức Phật bảo:

"Như thị, đại vương! Ông nay đã già yếu. Nhan mạo bây giờ mà so với thời trẻ thơ thì như thế nào?"

"Thưa Thế Tôn! Khi con là một đứa bé ở thuở xưa, làn da trơn mịn và tràn đầy năng lượng khi đến tuổi trưởng thành. Nhưng bây giờ ở lứa tuổi già suy, hình sắc khô héo, tinh thần lờ đờ, tóc bạc trắng, da mặt nhăn nheo, và e rằng không còn nhiều thời gian cho con nữa. Sức khỏe bây giờ thì làm sao mà có thể sánh với thời trai trẻ chứ?"

Đức Phật bảo:

"Này đại vương! Hình mạo của ông không thể hốt nhiên suy yếu như thế."

Nhà vua thưa rằng:

"Thưa Thế Tôn! Sự biến đổi quá vi tế nên con khó nhận biết. Trải qua bao mùa lạnh nóng đổi dời và dần dần thì con trở thành như vậy.

Vì sao thế? Bởi khi con 20 tuổi, tuy gọi là thời niên thiếu, nhưng nhan mạo đã già so với lúc 10 tuổi. Ở tuổi 30 thì suy yếu hơn lúc 20 tuổi. Và bây giờ ở tuổi 62, con nhìn lại lúc 50 tuổi như một thời cường tráng.

Thưa Thế Tôn! Xem xét những biến đổi vi tế này, nay con nhận thấy rằng những sự thay đổi dẫn đến cái chết không phải chỉ từ mười năm đến mười năm, mà chúng phân ra từng giai đoạn nhỏ. Xem xét kỹ hơn, sự biến đổi ấy xảy ra từ năm này sang năm khác. Chính xác hơn, sao chúng chỉ xảy ra từng năm? Những sự biến đổi đó cũng xảy ra mỗi tháng. Làm sao chúng chỉ xảy ra mỗi tháng? Những sự biến đổi đó cũng xảy ra từng ngày. Và nếu ai tư duy kỹ, họ sẽ thấy có sự thay đổi không ngừng trong từng niệm. Cho nên con biết rằng thân con sẽ biến đổi cho đến khi hoại diệt."

Phật bảo đại vương:

"Ông thấy những sự biến hóa đổi dời không ngừng mà ngộ ra rằng ông sẽ hoại diệt. Nhưng có biết rằng khi ông hoại diệt, có thứ trong ông mà sẽ không hoại diệt với ông chăng?"

Vua Thắng Quân chắp taybạch Phật rằng:

"Dạ, con thật không biết."

Đức Phật bảo:

"Ta nay sẽ chỉ cho ông biết thể tánh bất sanh bất diệt.

Này đại vương! Khi ông thấy nước sông Hằng đầu tiên là lúc khoảng mấy tuổi?"

Nhà vua thưa rằng:

"Dạ, lúc lên ba tuổi, mẹ hiền của con đã dẫn con diện kiến Thiên thần Trường Mạng. Khi đi qua một dòng sông, con liền biết đó là nước sông Hằng."

Đức Phật bảo:

"Này đại vương! Như lời ông nói, khi ông 20 tuổi thì đã suy yếu hơn so với lúc 10 tuổi. Ngày tháng năm trôi qua, trong từng niệm luôn có sự đổi dời cho tới khi ông 60 tuổi. Hãy nghĩ xem lúc ông 3 tuổi đã nhìn thấy con sông đó, rồi đến khi 13 tuổi, nước của con sông đó như thế nào?"

Nhà vua thưa rằng:

"Dạ, nó giống như khi con được 3 tuổi. Và cho đến bây giờ, khi con 62 tuổi, nó vẫn giống như vậy."

Đức Phật bảo:

"Nay ông tự thương cảm cho mái tóc bạc và khuôn mặt nhăn nheo của mình. Chắc chắn rằng khuôn mặt hiện giờ của ông đã có nhiều nếp nhăn so với thời trẻ thơ. Nhưng nay khi ông nhìn lại sông Hằng, thị giác của ông bây giờ có khác biệt gì so với thị giác lúc còn thơ ấu chăng?"

Nhà vua thưa rằng:

"Dạ không, thưa Thế Tôn!"

Đức Phật bảo:

"Này đại vương! Tuy mặt của ông bị nhăn, nhưng bổn tánh của thị giác chưa từng bị nhăn. Những gì bị nhăn sẽ biến đổi. Những gì chẳng bị nhăn sẽ không biến đổi. Những gì biến đổi sẽ hoại diệt. Còn những gì không biến đổi thì chưa từng có sanh hay diệt. Thế thì làm sao nó bị ảnh hưởng bởi sự sanh tử của ông chứ? Cho nên ông không cần phải lo lắng đối với lời nói của ngoại đạo Mịch Đạo Ngưu Xá Tử và những kẻ khác, rằng sau khi thân này chết đi thì sẽ hoàn toàn hoại diệt."

Khi nghe lời nói ấy, nhà vua tin nhận và biết rằng sau khi xả thân này sẽ chuyển sanh. Lúc ấy nhà vua cùng với các đại chúng vui mừng hớn hở và được điều chưa từng có.

Bấy giờ ngài Khánh Hỷ liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay đảnh lễ Phật, quỳ hai gối và thưa với Phật rằng:

"Thưa Thế Tôn! Nếu thị giácthính giác đều không sanh diệt, vậy thì tại sao Thế Tôn lại nói rằng chúng con đã đánh mất chân tánh của mình và làm những việc điên đảo? Kính mong Thế Tôn hãy khởi lòng từ bi mà tẩy trừ trần cấu của chúng con."

Lúc bấy giờ Như Lai rũ cánh tay sắc vàng và làm cho những ngón tay có hình bánh xe hướng xuống, rồi bảo ngài Khánh Hỷ rằng:

"Ông vừa mới thấy Ta làm thành thủ ấn. Nó đang đảo ngược hay thẳng đứng?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"[Thưa Thế Tôn!] Chúng sanhthế gian sẽ cho đó là đảo ngược. Riêng con không biết cái gì là đảo ngược và cái gì là thẳng đứng."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Nếu người thế gian cho đó là đảo ngược, thế thì cái gì mà người thế gian sẽ cho là thẳng đứng?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"Dạ, họ sẽ gọi là thẳng đứng nếu Như Lai dựng đứng cánh tay mềm mại như bông gòn và những ngón tay chỉ thẳng lên không trung."

Đức Phật liền dựng đứng cánh tay của Ngài và bảo Tôn giả Khánh Hỷ rằng:

"Một khi những người thế gian nhìn thấy đầu đuôi thay đổi lẫn nhau, họ sẽ mê loạn. Cũng như vậy, phải biết rằng, nếu thân của ông so với Pháp thân thanh tịnh của chư Như Lai, thì như so sánh thân Chánh Biến Tri của Như Lai đối với thân điên đảo của các ông vậy. Ông hãy quán sát tường tận, nếu thân ông so với thân Phật thì gọi là điên đảo, nhưng chính xác thì tánh điên đảo tìm thấy ở chỗ nào?"

Đến đây ngài Khánh Hỷ và các đại chúng đều trơ mắt nhìn Phật và mắt không hề nháy. Họ chẳng biết tánh điên đảo ở chỗ nào trong thân và tâm.

Bấy giờ Đức Phật khởi lòng từ bi mà thương xót ngài Khánh Hỷ cùng các đại chúng.

Với âm thanh như hải triều, Đức Phật bảo khắp chúng hội rằng:

"Các thiện nam tử! Ta thường nói rằng, tất cả sắc pháp, tâm pháp, pháp thuộc của tâm, và những pháp khác đều do các duyên khởi sanh. Hết thảy pháp nương nơi duyên chỉ là sự biến hiện của tâm. Thân ông và tâm ông đều hiện ở trong tâm nhiệm mầu, chân thật vi diệutinh khiết trong sáng. Tại sao các ông lại đánh mất bổn nguyên nhiệm mầu, vi diệu minh tâm, và bảo minh diệu tánh, rồi nhận mê lầm ở trong giác ngộ?

Tinh thần hắc ám tạo thành rỗng không hôn muội. Cái rỗng không hôn muội này ở trong hắc ám kết hợp với tối tăm mà hình thành sắc. Sắc tạp loạn với vọng tưởng mà tạo thành thân. Duyên hội tụ bên trong dao động thân này và hướng sự chú ý ra ngoài. Chúng sanh cho rằng tướng của sự hôn ám nhiễu loạn này là tánh của tâm. Một khi mê lầm cho nó là tâm, chúng sanh chắc chắn bị mê hoặc và cho rằng tâm ở trong sắc thân.

Họ không biết rằng, sắc thân và tất cả mọi vật ở ngoài thân--như là sông, núi, hư không, và đại địa--đều bao hàm ở trong diệu minh chân tâm. Họ chỉ nhận biết một bọt nước mà bỏ quên cả đại dương mênh mông lắng trong. Họ thấy bọt nước kia trôi ở đó và nghĩ rằng nó là toàn bộ nước thủy triều đang đẩy về những nơi tận cùng của biển. Các ông ở trong mê muội lại càng si mê. Đây tựa như sự điên đảo khi Ta rũ tay xuống--không chút sai khác. Bởi vậy Như Lai mới nói rằng các ông thật đáng thương."



Nghe được lời dạy bảo thâm sâutừ bi cứu độ của Phật, ngài Khánh Hỷ rơi lệ, chắp tay và thưa với Phật rằng:

"Khi nghe được âm thanh vi diệu của Phật, con ngộ rằng tâm trong sáng nhiệm mầu của con là bổn nguyên viên mãnthường trụ tâm địa. Nhưng nếu với lòng thành khẩn chiêm ngưỡng mà con giác ngộ qua Pháp âm tuyên thuyết của Phật, thì tức là con đang dùng tâm duyên. Đạt được tâm này, con không dám cảm nhận là bổn nguyên tâm địa. Kính mong Đức Phật thương xót mà tuyên giảng khai thị với âm thanh viên mãn để bạt trừ gốc nghi của con và dẫn về Đạo vô thượng."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Các ông vẫn còn dùng tâm duyên để nghe Pháp. Do bởi Pháp cũng trở thành duyên nên các ông không ngộ Pháp tánh. Đây ví như có người lấy ngón tay chỉ mặt trăng để cho kẻ khác thấy. Kẻ kia do nhờ ngón tay chỉ đến mà thấy được mặt trăng. Nhưng nếu họ lại nhìn ngón tay rồi cho đó là mặt trăng, chẳng những không thấy mặt trăng mà còn nhầm lẫn ngón tay của người kia.

Vì sao thế? Bởi kẻ đó cho ngón tay là mặt trăng trong sáng vậy. Không những họ nhận lầm ngón tay mà lại còn chẳng phân biệt đâu là sáng và đâu là tối.

Vì sao thế? Bởi họ cho ngón tay là tánh trong sáng của mặt trănghoàn toàn chẳng hiểu tánh của sáng hay tánh của tối.

Ông thì cũng như vậy.

Nếu cho rằng sự phân biệt Pháp âm của Ta nói là tâm của ông, thì cái tâm này phải tự có tánh phân biệt riêng và tách khỏi sự phân biệt của âm thanh. Đây ví như có một du khách nghỉ đêm ở quán trọ. Họ tạm dừng nghỉ rồi lên đường và không trú mãi. Trái lại chủ quán thì sẽ không đi đâu hết, bởi là người chủ của quán trọ vậy.

Cũng tương tự như thế, nếu đó là chân tâm của ông thì nó sẽ không đi đâu hết. Vậy sao khi tách khỏi âm thanh thì nó không có tánh phân biệt chứ? Do đó, chẳng những tâm phân biệt âm thanh của Ta, mà nó cũng phân biệt dung mạo của Ta. Nó không có tánh phân biệt nếu lìa khỏi các sắc tướng. Như thế cho dù những sự phân biệt dừng hẳn, một cảnh giới phi sắc phi khôngngoại đạo Mịch Đạo Ngưu Xá Tử và những kẻ khác gọi là minh đế, thì nó cũng không có tánh phân biệt nếu lìa khỏi các cảnh duyên. Nếu mỗi trạng thái não bộ của ông đều có chỗ trả về thì làm sao gọi là chủ được chứ?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"[Thưa Thế Tôn!] Nếu mỗi trạng thái não bộ của con đều có chỗ trả về, thế thì tại sao diệu minh nguyên tâm của Như Lai nói đến không có chỗ trả về? Kính mong Như Lai rủ lòng thương xót mà tuyên nói cho con."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Như ông đang thấy Ta với thị giác trong sáng, tinh khiết, và bổn nguyên, thì nó không phải là diệu minh chân tâm. Tuy nhiên, nó có thể được ví như một mặt trăng thứ hai mà không phải là bóng của mặt trăng. Ông hãy lắng nghe. Ta nay sẽ chỉ cho ông về cái mà không chỗ trả về.

Này Khánh Hỷ! Đại giảng đường này mở rộng về hướng đông. Cho nên khi mặt trời mọc, khắp giảng đường đều có ánh sáng rực rỡ. Nhưng nếu ở giữa đêm không một ánh trăng, hoặc bầu trời bị mây hay sương mù che mờ, thì giảng đường sẽ tối tăm. Ai đó có thể thấy xuyên qua các lỗ hổng của cánh cửa hay cửa sổ, nhưng bức tường và mái che thì vẫn bị ngăn khuất. Ở nơi đâu mà cảnh vật có sự phân biệt thì sẽ thấy các duyên. Nhưng nếu hoàn toàn trống rỗng thì chỉ thấy hư không. Ở nơi đâu có bụi bặm, cảnh vật sẽ bị lu mờ. Một khi trời quang đãng thì không khí trong lành và lại thấy mọi thứ rõ ràng.

Này Khánh Hỷ! Ông đều đã nhìn thấy các tướng biến hóa đó. Ta nay sẽ chỉ ông mỗi thứ đều có bổn nhân để trả về. Cái gì là bổn nhân?

Này Khánh Hỷ! Những sự biến hóa này, ánh sáng trả về mặt trời.

Vì sao thế? Bởi sẽ không có ánh sáng nếu khôngmặt trời, và nhân do ánh sáng từ mặt trời nên nó trả về mặt trời. Đen tối trả về đêm không trăng. Các lỗ hổng trả về cánh cửa và cửa sổ. Sự ngăn khuất trả về bức tường và mái che. Các duyên trả về phân biệt. Trống rỗng trả về hư không. Lu mờ trả về bụi bặm. Trong sáng trả về trời quang đãng. Không một thứ gì ở thế gian mà vượt ra khỏi những loại này.

Bây giờ, khi thị giác trong sángtinh khiết của ông đối diện với tám loại trên thì nó sẽ trả về đâu?

Vì sao thế? Bởi nếu trả về ánh sáng thì sẽ chẳng còn thấy đen tối khi không có ánh sáng. Mặc dù ánh sáng, đen tối, và những thứ khác có muôn sự sai khác nhưng thị giác thì vẫn không sai khác. Những thứ gì mà có thể trả về thì hiển nhiên chẳng phải ông. Nhưng cái gì mà không thể trả về nơi đâu, nếu chẳng phải ông thì là ai? Cho nên phải biết rằng, tâm của ông vốn nhiệm mầu, thanh tịnhtrong sáng. Ông chỉ tự mê muội và đánh mất bổn nguyên, nên phải chịu luân hồi và luôn bị chìm nổi ở trong sanh tử. Bởi vậy Như Lai mới nói rằng các ông thật đáng thương."



Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"[Thưa Thế Tôn!] Tuy con nhận biết rằng, tánh của thị giác không có chỗ trả về. Nhưng làm sao con biết được đó là chân tánh của con?"

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Ta nay lại hỏi ông. Tuy hiện tại chưa được thanh tịnh vô lậu, nhưng nương thần lực của Phật, ông có thể thấy đến tận các cõi trời của cảnh thiền thứ nhất mà không bị chướng ngại. Còn Bhikṣu Vô Diệt thấy châu Thắng Kim như nhìn trái xoài trong lòng bàn tay. Chư Bồ-tát có thể thấy trăm ngàn thế giới; không một quốc độ thanh tịnh nào của mười phương Như Lai, nhiều như số tận cùng của những hạt vi trần, mà họ chẳng nhìn thấy. Tuy nhiên, chúng sanh thì không thể nhìn rõ như thế, dù chỉ một phần của một tấc.

Này Khánh Hỷ! Hiện tại ông và Ta có thể thấy các cung điện của Bốn Vị Thiên Vương đang cư trú. Khoảng giữa từ đây đến đó, chúng ta thấy muôn loại hình tượng, hoặc ở trong sáng hay ở trong tối, đang di chuyển trên đất, trong nước, hay giữa không trung; chẳng một thứ gì mà không phải trần cảnh, là kết quả chướng ngại từ sự phân biệt. Ông nên phân biệt những thứ đó, cái nào là ông và cái nào chẳng phải ông. Bây giờ Ta hỏi ông hãy tuyển chọn ở trong thị giác, cái gì là thể của ông và cái gì là cảnh tượng.

Này Khánh Hỷ! Cho dù ông dùng hết thị lực, xa tận đến Cung điện Mặt Trời và Cung điện Mặt Trăng, thì những cảnh vật đó đều không phải ông. Thậm chí ông quan sát kỹ càng xa tận đến bảy vòng núi vàng, mọi thứ ông thấy và cho đến muôn loại ánh sáng, thì cũng chỉ là những cảnh vật và chúng đều không phải ông. Lần lượt ông hãy quan sát mây trôi, chim bay, gió thổi, bụi bốc lên, cây cối, sông núi, hoa cỏ, loài người, và động vật. Tất cả cảnh vật đều chẳng phải ông.

Này Khánh Hỷ! Những cảnh vật này, dù gần hay xa, đều có tánh sai khác đặc thù, nhưng tất cả đồng thấy ở trong thị giác thanh tịnhtinh khiết của ông. Tuy mỗi loại cảnh vật đều có sai khác, nhưng ở trong thị giác thì không có đặc thù. Cái nhiệm mầu, trong sángtinh khiết này thật sự là thị giác của ông.

Nếu thị giác là một vật thì ông cũng có thể thấy thị giác của Ta. Nếu bảo rằng ông thấy thị giác của Ta khi chúng ta đồng nhìn vào một nơi giống nhau. Nhưng khi Ta không còn nhìn vào nơi đó, vậy ông có còn thấy thị giác của Ta chăng? Cho dù ông có thể thấy thị giác của Ta khi chúng ta đồng nhìn vào một nơi giống nhau, nhưng hiển nhiên ông sẽ chẳng thể thấy thị giác của Ta khi Ta nhìn sang nơi khác. Do bởi ông chẳng thể thấy thị giác của Ta khi Ta nhìn sang nơi khác, chắc chắn rằng thị giác của Ta không phải là một vật. Cho nên làm sao có thể nói rằng, thị giác của ông mà chẳng phải là ông?

Nếu không phải là như thế, vậy khi ông thấy cảnh vật, cảnh vật cũng sẽ thấy ông. Nếu thị giác và cảnh vật hỗn tạp như thế, thì Ta và ông cùng mọi thứ khác trên thế gian sẽ chẳng thể phân định rõ ràng.

Này Khánh Hỷ! Khi ông nhận biết điều gì, đó là ông chứ chẳng phải Ta. Thị giác của ông trùm khắp. Nếu nó không phải của ông thì là của ai? Tại sao ông tự nghi ngờ chân tánh của chính mình và chẳng tiếp nhận nó là chân, rồi lại đến hỏi Ta cái gì là thật chứ?"



Ngài Khánh Hỷ thưa với Phật rằng:

"Thưa Thế Tôn! Nếu như thị giác này thật sự là của con mà chẳng phải của ai khác, vậy khi con và Như Lai nhìn các cung điện báu thù thắng của Bốn Vị Thiên Vương, tiếp đến Cung điện Mặt Trời và Cung điện Mặt Trăng, rồi thị giác của con trải rộng và trùm khắp Thế giới Kham Nhẫn. Tuy nhiên, khi nhìn trở lại tinh xá, con chỉ thấy giảng đường thanh tịnhtrung tâm tự viện mà không thể nhìn xuyên qua tường vách và mái che.

Thưa Thế Tôn! Thị giác này của con là như thế. Trước tiêntrùm khắp một thế giới, rồi bây giờ nó chỉ vừa khít ở trong căn phòng này. Có phải thị giác của con từ lớn thu nhỏ lại, hay là nó bị chia cắt bởi tường vách và mái che? Con nay chẳng biết lập luận nào ở trên là đúng. Kính mong Thế Tôn rủ lòng từ bi mà diễn giải cho con."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Hết thảy vạn vật trên thế gian--dù lớn hay bé, ở trong hay ngoài--tất cả đều thuộc về trần cảnh. Ông không nên nói rằng thị giác của mình có mở lớn hay thu nhỏ.

Đây ví như khi ông nhìn khoảng trống ở trong một hộp vuông. Ta nay lại hỏi ông. Khoảng trống mà ông nhìn thấy ở trong hộp vuông này là hình vuông cố định hay chẳng phải là hình vuông cố định? Nếu nó là hình vuông cố định thì khi bỏ vào một hộp tròn, nó sẽ không trở thành hình tròn. Ngược lại, nếu nó là bất định, thì sẽ không thể có một khoảng trống hình vuông ở trong hộp vuông.

Ông nói rằng ông chẳng biết lập luận nào của ông ở trên là đúng. Những gì ông nói về tánh của thị giác thì có thể so sánh với những gì Ta nói về khoảng trống ở trong hộp vuông vậy. Sự thật thì khoảng trống và thị giác đều chẳng có một vị trí.

Này Khánh Hỷ! Nếu lại muốn khoảng trống ở trong hộp chẳng vuông hay tròn, ông chỉ cần loại bỏ cái hộp và sẽ thấy bản thể của hư không chẳng có hình dáng. Ông chớ nên nói rằng, khi cái hộp đã chẳng còn mà ông vẫn có thể trừ bỏ hình dáng của khoảng trống trong hộp.

Nếu như cho rằng thị giác của ông thu nhỏ khi vào trong một căn phòng, thế thì tại sao khi ông ngước lên nhìn mặt trời, thị giác của ông chẳng mở lớn cho đến khi ngang bằng với bề mặt của mặt trời.

Lại nữa, nếu tường vách và mái che có thể chia cắt thị giác của ông, thế thì tại sao khi khoét một lỗ nhỏ ở bức tường mà chẳng thấy bất cứ dấu tích kết nối gì? Do đó, các lập luận của ông đều chẳng đúng.

Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay đã mê lầm chính mình với những gì nhận biết. Họ đánh mất bổn tâm và bị trần cảnh lay chuyển. Cho nên ở trong đó mà họ tính xem thị giác là lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, nếu có thể chuyển trần cảnh thì họ tức đồng Như Lai, thân tâm bất động, viên mãn trong sáng, và trở thành nơi giác ngộ. Bấy giờ, chỉ ở trên một đầu sợi lông mà có thể bao hàm tất cả quốc độ khắp mười phương."



Ngài Khánh Hỷ thưa với Phật rằng:

"Thưa Thế Tôn! Nếu thị giác này thật sự là diệu tánh của con, thì bây giờ diệu tánh này phải hiện ra ở trước con. Hơn nữa, nếu thị giác thật sự là chân tánh của con, vậy thì thân và tâm hiện tại của con lại là vật gì? Nhưng bây giờ thân và tâm của con đều thật sự có phân biệt, còn thị giác của con thì không có sự phân biệt và chẳng nhận biết thân con.

Nếu thị giác thật sự là tâm con và làm cho con bây giờ thấy được, thế thì tánh của thị giác đích thật là con, mà thân thể chẳng phải là con vậy. Làm sao việc này khác với lời phản đối trước đây của Như Lai, rằng cảnh vật lẽ ra cũng có thể thấy con? Kính mong Thế Tôn rủ lòng đại từ mà khai thị cho những kẻ chưa giác ngộ."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Điều ông vừa nói, rằng thị giác ở trước ông, là không đúng. Nếu nó thật sự ở trước mặt, ông chắc chắn sẽ thấy. Ở trong trường hợp đó, thị giác của ông sẽ có một vị trí và dễ dàng chỉ ra.

Như hiện tại ông và Ta đang ngồi ở trong Rừng cây Chiến Thắng, chúng ta có thể thấy Pháp đường, cây cối, kênh rạch, xa xa ở phía trước là sông Hằng, và cho đến mặt trời mặt trăng ở trên cao. Nay ông ở trước tòa sư tử của Ta, có thể đưa tay chỉ ra muôn loại sự vật, như là bóng cây, ánh sáng mặt trời, bức tường ngăn che, hư không thông suốt, cho đến cỏ cây to lớn hoặc nhỏ bé như đường tơ kẽ tóc. Tuy chúng có đặc điểm riêng, nhưng miễn là có thể nhìn thấy thì ông đều có thể chỉ ra hết.

Nếu thị giác của ông thật sự ở trước mặt, vậy khi ông dùng tay chỉ ra các vật thì lẽ ra cũng sẽ thấy được nó chứ.

Này Khánh Hỷ! Nên biết rằng, nếu thị giác của ông đồng như hư không, thì làm sao hư không còn gọi là hư không chứ? Nếu các vật đồng như thị giác của ông, thì làm sao chúng còn gọi là vật chứ? Ông có thể nào phân tích tỉ mỉ và vạch ra bổn nguyên tịnh diệu, trong sángtinh khiết của thị giác chăng? Tương tự như phương thức đã chỉ ra các vật rõ ràng và không nhầm lẫn, ông có thể nào chỉ ra nó cho Ta thấy chăng?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"Thưa Thế Tôn! Hiện tại con đang ở trong Giảng đường Trùng Các này, có thể nhìn xa đến tận sông Hằngmặt trời mặt trăng ở trên cao. Con cũng có thể đưa tay chỉ ra mọi thứ mà mắt con thấy. Tất cả chúng đều là cảnh vật; không một thứ nào là thị giác của con hết.

Thưa Thế Tôn! Đúng như lời Phật dạy. Không chỉ riêng con đang ở bậc hữu lậu, mà những vị Thanh Văn sơ học, và cho đến Bồ-tát, cũng không thể phân tích vạn vật và chỉ ra một thị giác với tự tánh riêng của nó mà lìa khỏi tất cả cảnh vật."

Đức Phật bảo:

"Như thị, như thị!"

Đức Phật lại bảo ngài Khánh Hỷ:

"Đúng như lời ông nói. Nếu lìa khỏi tất cả cảnh vật thì sẽ không có một thị giác với tự tánh riêng biệt. Do đó hết thảy sự vật mà ông có thể chỉ ra đều không phải là thị giác.

Ta nay sẽ giải thích thêm một lần nữa cho ông. Như ông và Như Lai đang ngồi ở trong Rừng cây Chiến Thắng, hãy nhìn thêm một lần nữa nơi cây cối, khu vườn, và cho đến mặt trời mặt trăng. Tuy chúng có muôn loại hình tượng khác nhau, nhưng không một vật nào mà ông chỉ ra là thị giác của ông hết. Ông hãy tiếp tục nghiên cứu, có cái nào ở trong những vật này mà tách rời khỏi thị giác của ông chăng?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"[Thưa Thế Tôn!] Con thật sự đã nhìn khắp Rừng cây Chiến Thắng này và không nghĩ rằng có bất cứ vật nào ở trong đó mà tách rời khỏi thị giác của con.

Vì sao thế? Bởi nếu cây cối tách rời khỏi thị giác của con, thì làm sao gọi là nhìn thấy cây cối? Nhưng nếu cây cối đồng như thị giác của con, thì làm sao chúng còn gọi là cây cối chứ? Cũng tương tự như thế, nếu hư không tách rời khỏi thị giác của con, thì làm sao gọi là nhìn thấy hư không? Nhưng nếu hư không đồng như thị giác của con, thì làm sao nó còn gọi là hư không chứ? Sau khi tư duy thêm một lần nữa ở trong muôn vạn cảnh tượng, con nhận ra rằng, cho dù vật cực nhỏ đi nữa thì cũng không tách rời khỏi thị giác của con."

Đức Phật bảo:

"Như thị, như thị!"

Khi nghe lời này của Phật, những vị chưa đạt đến bậc Vô Học ở trong đại chúng đều mê muội và chẳng biết về ý nghĩa cứu cánh đó. Họ thảy đều hoảng sợ và đánh mất những điều ôm giữ.

Biết được tinh thần lo âu và hoảng hốt của họ, Như Lai khởi lòng thương xótan ủi ngài Khánh Hỷ và các đại chúng rằng:

"Các thiện nam tử! Đây là lời chân thật của vô thượng Pháp Vương. Như Lai chỉ nói lời thật, không điêu ngoa, không dối gạt. Những gì Như Lai tuyên nói cho các ông, khác biệt với luận nghị mơ hồ về bốn loại bất tửngoại đạo Mịch Đạo Ngưu Xá Tử và những kẻ khác đưa ra. Các ông hãy tư duy kỹ và tha thiết quý mến để xứng đáng sự thương xót của Ta."

Lúc bấy giờ Diệu Cát Tường Pháp Vương Tử đang ở giữa đại chúng, vì xót thương bốn chúng đệ tử, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, rồi đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật, chắp tay cung kính và thưa với Phật rằng:

"Thưa Thế Tôn! Nay các đại chúng đều chẳng hiểu về hai điều mà Như Lai hé lộ. Đó là thị giác tinh khiết cùng với những vật có hình sắchư không, là tương đồng và chẳng tương đồng.

Thưa Thế Tôn! Nếu thị giác đồng như các duyên ở trước ta, như là hư không và những vật có hình sắc, thì chúng ta đáng lẽ có thể chỉ ra vị trí của nó. Nhưng nếu thị giác tách rời khỏi cảnh duyên, chúng ta sẽ không thể quan sát sự vật. Hiện tại các đại chúng đều kinh hãi, do chẳng biết ý nghĩa này sẽ về đâu. Đây tuyệt đối không phải là căn lành ở đời trước của họ cạn mỏng. Kính mong Như Lai rủ lòng đại từhiển lộ chân thật giữa các cảnh tượng được thấy với thị giác tinh khiết, và tại sao lại nói rằng thị giác chẳng phải tương đồng hay chẳng phải không tương đồng đối với cảnh vật quan sát."

Phật bảo ngài Diệu Cát Tường và các đại chúng:

"Đối với mười phương Như Lai và chư đại Bồ-tát trụ ở trong chánh định, thì thị giác và các duyên của thấy cùng với những pháp thuộc của tâm, tựa như hoa đốm giữa hư không và bổn nguyên không chỗ có. Thị giác này và các duyên vốn là tuệ giác vi diệu, tánh tịnh minh thể. Thế thì làm sao ở trong giác ngộ mà có phải hay chẳng phải?

Này Diệu Cát Tường! Ta nay hỏi ông. Như ông là Diệu Cát Tường thì có chỗ nào là Diệu Cát Tường hay không phải Diệu Cát Tường chăng?"

"Dạ không, thưa Thế Tôn! Con đơn giản chỉ là Diệu Cát Tường, không một chỗ nào là chẳng phải Diệu Cát Tường.

Vì sao thế? Bởi nếu có chỗ nào thì sẽ có hai Diệu Cát Tường, nhưng bây giờ không phải con chẳng phải là Diệu Cát Tường. Thật sự thì không có tướng của phải hay chẳng phải."

Đức Phật bảo:

"Thị giác vi diệu trong sáng này, cùng với hư khôngtrần cảnh cũng lại như thế. Chúng vốn là từ chân tâm của tuệ giác vi diệu, trong sáng vô thượng, và thanh tịnh viên mãn. Là một sự nhầm lẫn nếu xem những vật có hình sắc, hư không, thính giác, thị giác, hay những giác quan khác là riêng rẽ. Như ở trong thí dụ về một mặt trăng thứ hai, cái nào là mặt trăng và cái nào chẳng phải mặt trăng?

Này Diệu Cát Tường! Thật sự chỉ có một mặt trăng. Chúng ta không thể nói rằng đó là mặt trăng, còn kia chẳng phải mặt trăng. Do bởi ông nay xem xét thị giác với trần cảnh nên muôn thứ khởi lên. Đó gọi là vọng tưởng. Và ông chẳng thể ở trong ấy mà thoát khỏi chấp trước phải hay chẳng phải. Duy chỉ từ trong chân tánh trong sángdiệu giác tinh khiết thì mới có thể khiến ông lìa khỏi chấp trước phải hay chẳng phải."



Ngài Khánh Hỷ thưa với Phật rằng:

"Thưa Thế Tôn! Thật đúng như lời của Pháp Vương về tánh giác ngộ duyên khắp các thế giới trong mười phương, nhưng nó vẫn trạm nhiên thường trụ, thể tánh chẳng sanh hay diệt. Nếu vậy thì lời Phật dạy khác biệt như thế nào đối với luận thuyết minh đế của Phạm chí Hoàng Phát, hoặc phái ngoại đạo bôi tro lên thân hay những phái ngoại đạo khác nói rằng, có chân ngã biến khắp mười phương?

Thế Tôn cũng từng ở trên núi Bảo Danh diễn giải nghĩa này cho Đại Tuệ Bồ-tát và những vị khác rằng:

'Các ngoại đạo luôn nói về tự nhiên. Còn Ta nói về nhân duyên; đây không phải là cảnh giới của họ.'

Nhưng nay theo con thấy thì tánh giác ngộtự nhiên, không sanh không diệt, lìa xa tất cả hư vọng điên đảo, dường như chẳng sanh từ nhân duyên và nó tự nhiên. Con chỉ mong Đức Phật khai thị để không rơi vào tà đạo và được tâm chân thật với diệu giác minh tánh."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Như Ta vừa mới dùng phương tiện mà khai thị điều chân thật cho ông. Tuy nhiên ông vẫn chưa khai ngộ và nhầm lẫn rằng tánh giác ngộtự nhiên.

Này Khánh Hỷ! Nếu tánh giác ngộ đích thật là tự nhiên thì ông lẽ ra phải có thể phân biệt được thể chất của tự nhiên. Giờ ông hãy quán sát ở trong thị giác nhiệm mầu trong sáng này. Nó dùng cái gì để làm tự thể? Thị giác này dùng ánh sáng để làm tự thể, dùng đen tối để làm tự thể, dùng hư không để làm tự thể, hay dùng ngăn che để làm tự thể chăng?

Này Khánh Hỷ! Nếu nó dùng ánh sáng để làm tự thể thì ông sẽ không thể thấy đen tối. Nếu nó dùng hư không để làm tự thể thì ông sẽ không thể thấy ngăn che. Tương tự như thế, nếu nó dùng tướng đen tối để làm tự thể thì tánh của thị giác sẽ đoạn diệt khi ánh sáng rọi đến. Vậy thì làm sao ông có thể thấy ánh sáng chứ?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"[Thưa Thế Tôn!] Nếu là thế, tánh của thị giác này chắc chắn không phải tự nhiên. Con bây giờ khởi nghĩ rằng nó sanh bởi nhân duyên. Tuy nhiên tâm con vẫn chưa hiểu rõ. Kính hỏi Như Lai làm sao nghĩa này khế hợp với lời dạy của Phật về tánh nhân duyên?"

Đức Phật bảo:

"Ông nói rằng nó sanh bởi nhân duyên. Ta lại hỏi ông. Nay ông nhân bởi gì mà nhận biết thị giác hiện tiền? Sự nhận biết này có phải nhân bởi ánh sáng mà thấy chăng? Có phải nhân bởi đen tối mà thấy chăng? Có phải nhân bởi hư không mà thấy chăng? Có phải nhân bởi ngăn che mà thấy chăng?

Này Khánh Hỷ! Nếu sự nhận biết nhân bởi ánh sáng thì lẽ ra ông sẽ không thấy đen tối. Nếu sự nhận biết nhân bởi đen tối thì lẽ ra ông sẽ không thấy ánh sáng. Tương tự như thế, nếu nhân bởi hư không hay ngăn che thì đồng như nhân của ánh sáng và đen tối.

Lại nữa, Khánh Hỷ! Sự nhận biết này có phải duyên bởi ánh sáng mà thấy chăng? Có phải duyên bởi đen tối mà thấy chăng? Có phải duyên bởi hư không mà thấy chăng? Có phải duyên bởi ngăn che mà thấy chăng?

Này Khánh Hỷ! Nếu sự nhận biết duyên bởi hư không thì lẽ ra ông sẽ không thấy ngăn che. Nếu sự nhận biết duyên bởi ngăn che thì lẽ ra ông sẽ không thấy hư không. Tương tự như thế, nếu duyên bởi ánh sáng hay đen tối thì đồng như duyên của hư không và ngăn che.

Cho nên phải biết rằng, sự hiện hữu của thị giác nhiệm mầu với trong sáng tinh khiết, thì không lệ thuộc vào nhân hay duyên, cũng chẳng phải tự nhiên hay chẳng phải không tự nhiên. Sự hiện hữu của nó không thể phủ định, nhưng đồng thời cũng chẳng thể nói rằng nó không thể phủ định. Sự hiện hữu của nó không thể xác định, nhưng đồng thời cũng chẳng thể nói rằng nó không thể xác định. Lìa khỏi tất cả tướng tức là tất cả pháp.

Nay ông làm sao có được sự phân biệt ở trong các pháp khi lại dùng tâm ý dựa trên danh tướng và những hí luận của thế gian? Đó cũng như dùng nắm tay bắt lấy hư không--chỉ tự chuốc nhọc nhằn. Làm sao ông có thể bắt lấy hư không chứ?"



Ngài Khánh Hỷ thưa với Phật rằng:

"Thưa Thế Tôn! Nếu tánh diệu giác chắc chắn không lệ thuộc vào nhân hay duyên, vậy thì tại sao Thế Tôn thường tuyên giảng cho các vị Bhikṣu rằng, thị giác phải cần đủ bốn loại duyên. Đó là hư không, ánh sáng, tâm, và căn mắt. Nghĩa lý này là sao?"

Đức Phật bảo:

"Này Khánh Hỷ! Ta nói về các tướng nhân duyên vận hành trong thế gian, đó không phải là Chân Lý Cứu Cánh.

Này Khánh Hỷ! Ta lại hỏi ông. Khi những người ở thế gian nói rằng tôi có thể thấy. Sao gọi là thấy? Sao gọi là không thấy?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"[Thưa Thế Tôn!] Nhân bởi ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, hay ngọn đèn mà người ở thế gian thấy đủ mọi hình tướng. Đó gọi là thấy. Nếu chẳng có ba loại ánh sáng này thì họ sẽ không thể thấy."

"Này Khánh Hỷ! Nếu gọi là không thấy khi chẳng có ánh sáng, thì lẽ ra họ cũng không thấy đen tối. Nếu thật sự thấy đen tối dù chẳng có ánh sáng, thì làm sao gọi là không thấy?

Này Khánh Hỷ! Nếu khi ở nơi tối, do họ chẳng thấy ánh sáng nên gọi là không thấy. Bây giờ khi ở nơi sáng và họ chẳng thấy tướng của đen tối, thì cũng nên gọi là không thấy. Như vậy cả hai trường hợp đều gọi là không thấy.

Cho dù ánh sáng và đen tối luân phiên hiện hữu, thì thị giác của ông vẫn không tạm dừng nghỉ. Như vậy phải biết rằng, cả hai trường hợp đều gọi là thấy. Thế thì làm sao ông bảo là không thấy chứ?

Cho nên, Khánh Hỷ! Ông nay phải biết rằng, khi ai đó thấy ánh sáng, sự nhận biết của họ hiện hữu không phải vì ánh sáng. Khi ai đó thấy đen tối, sự nhận biết của họ hiện hữu không phải vì đen tối. Khi ai đó thấy hư không, sự nhận biết của họ hiện hữu không phải vì hư không. Khi ai đó thấy ngăn che, sự nhận biết của họ hiện hữu không phải vì ngăn che. Nên biết sự hiện hữu của thị giác đều chẳng phải bốn trường hợp trên.

Ông cũng nên biết rằng, khi dùng chân giác để nhận biết thị giác của ông, chân giác thì chẳng giống thị giác. Cả hai tách rời lẫn nhau. Thị giác thì không bằng chân giác. Làm sao ông lại có thể nói về nhân duyên, tự nhiên, và tướng hòa hợp chứ? Hàng Thanh Văn các ông kém cỏi chẳng biết và chẳng thể thông đạt thật tướng của thanh tịnh. Nay Ta sẽ dạy bảo thêm cho ông. Hãy khéo tư duy và chớ mệt mỏi hay chểnh mảng trên con đường đến tuệ giác vi diệu."



Ngài Khánh Hỷ thưa với Phật rằng:

"Thưa Thế Tôn! Tuy Đức Phật Thế Tôn đã tuyên nói về nhân duyên, tự nhiên, cùng các tướng hòa hợp và chẳng hòa hợp cho chúng con, nhưng tâm con vẫn chưa khai ngộ. Bây giờ khi lại nghe về cái thấy của thị giác chẳng phải là chân giác, thì chúng con càng thêm mê muội. Kính mong Như Lai với lòng đại từ mà ban thí con mắt đại trí tuệ và khai thị cho chúng con để hiểu rõ tâm trong sáng thanh tịnh."

Khi nói lời ấy xong, ngài rơi lệ bi ai, rồi đảnh lễ, và chờ đợi để tiếp thọ thánh chỉ. Lúc bấy giờ Thế Tôn thương xót ngài Khánh Hỷ cùng các đại chúng, và muốn diễn giải con đường vi diệu của tu hành để dẫn họ đến tất cả chánh định của Đại Tổng Trì.

Phật bảo ngài Khánh Hỷ rằng:

"Tuy ông có trí nhớ sắc bén, nhưng việc đó chỉ lợi ích đa văn. Còn đối với quán chiếu vi tế ẩn mật của tu Chỉ, tâm ông vẫn chưa liễu đạt. Ông nay hãy lắng nghe. Ta sẽ phân biệt khai thị và cũng khiến những hành giả hữu lậu ở tương lai đắc Đạo Quả.

Này Khánh Hỷ! Hết thảy chúng sanh luân hồi trong thế gian đều là do phân biệt vọng kiến từ hai loại điên đảo. Khi hai cái thấy sai lệch này khởi sanh, chúng sanh phải luân chuyển theo nghiệp. Hai thứ vọng kiến này là gì?

 chúng sanh biệt nghiệp vọng kiến
 chúng sanh đồng phần vọng kiến

Sao gọi là biệt nghiệp vọng kiến?

Này Khánh Hỷ! Ví như con mắt bị quầng đỏ của người ở thế gian, khi nhìn vào ngọn đèn ở ban đêm, chỉ riêng họ thấy có những vòng tròn với ánh sáng năm màu chất chồng lên nhau. Ý ông nghĩ sao? Những vòng ánh sáng hiện raxung quanh ngọn đèn vào ban đêm, là thuộc về ngọn đèn, hay là thuộc về thị giác của người kia?

Này Khánh Hỷ! Nếu là thuộc về ngọn đèn, thì tại sao người không có mắt bị nhặm lại chẳng thấy, mà các vòng ánh sáng này chỉ riêng người có mắt bị nhặm mới thấy?

Còn nếu là thuộc về thị giác của người kia, thì sự nhận biết của họ cũng đã trở thành màu sắc. Thế thì các vòng ánh sáng thấy được của người có mắt bị nhặm gọi là những gì?

Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu những vòng ánh sáng không thuộc về ngọn đèn, vậy khi người có mắt bị nhặm nhìn các vật xung quanh, như là bình phong, màn che, cái bàn, hay tấm chiếu, thì lẽ ra cũng có những vòng ánh sáng xuất hiện.

Còn nếu những vòng ánh sáng không thuộc về thị giác của người ấy, thì lẽ ra mắt của họ sẽ không nhìn thấy. Thế nhưng tại sao người có mắt bị nhặm lại thấy được những vòng ánh sáng kia chứ?

Cho nên phải biết rằng, tuy màu sắc thật sự ở tại ngọn đèn, nhưng do mắt bị nhặm nên mới có những vòng ánh sáng. Mặc dù những vòng ánh sáng và sự nhận biết của chúng là do mắt bị nhặm mà có, nhưng sự nhận biết của mắt nhặm không phải là bệnh. Nói tóm lại, ông không thể nói rằng, những vòng ánh sáng thuộc về ngọn đèn, hay thuộc về thị giác của người kia. Nhưng đồng thời ông cũng không thể nói rằng, chúng chẳng thuộc về ngọn đèn, hay chẳng thuộc về thị giác của người kia. Tương tự như thí dụ về mặt trăng thứ hai, nó chẳng phải là mặt trăng thật mà cũng chẳng phải là bóng của mặt trăng thật.

Vì sao thế? Bởi khi lấy ngón tay ấn vào con mắt thì người đó sẽ thấy hai mặt trăng. Những ai có trí thì sẽ không bảo rằng, mặt trăng thứ hai do từ kết quả của ấn vào con mắt, là mặt trăng thật hay nó chẳng phải là mặt trăng thật, hoặc là thuộc về thị giác của người kia hay chẳng thuộc về thị giác của người kia.

Việc này cũng lại như thế; do mắt bị nhặm nên mới xuất hiện những vòng ánh sáng. Nay ông có thể nói rằng chúng chỉ thuộc về ngọn đèn, hoặc chỉ thuộc về thị giác của người kia chăng? Chắc chắn là không. Hà huống là có thể phân biệt chúng chẳng thuộc về ngọn đèn hoặc chẳng thuộc về thị giác của người kia.

Sao gọi là đồng phần vọng kiến?

Này Khánh Hỷ! Ở châu Thắng Kim, ngoại trừ nước của biển lớn, trong ấy có 3.000 châu lục với một châu lục lớn nằm ở trung tâm. Từ đông sang tây của đại châu lục này trải rộng và có 2.300 nước lớn. Còn các tiểu châu lục nằm ở trong các biển, trong ấy hoặc có 200 hay 300 quốc gia, hoặc 1 hoặc 2, cho đến 30, 40, hay 50 quốc gia.

Này Khánh Hỷ! Nếu lại ở trong ấy có một tiểu châu lục với hai quốc gia, và duy chỉ nhân dân của một trong hai nước đồng cảm ứng duyên ác, thì chúng sanh của quốc gia đó sẽ thấy những việc bất tường. Hoặc họ thấy hai mặt trời, hoặc thấy hai mặt trăng. Hoặc nơi mặt trờimặt trăng xuất hiện những vòng tròn hay nửa vòng tròn với màu trắng hay màu khác. Hoặc họ thấy thiên thạch hay sao chổi bay xẹt bầu trời. Hoặc bên cạnh hay ở trên mặt trời xuất hiện vầng năng lượng hình cung hay hình lỗ tai, hoặc những đường ánh sáng giữa bầu trời. Có muôn loại hiện tượng xấu như thế. Chỉ có chúng sanh ở trong nước đó thấy những hiện tượng này. Còn chúng sanh ở nước khác thì hoàn toàn không thấy và cũng chẳng hề nghe đến.

Này Khánh Hỷ! Ta nay sẽ so sánh hai sự việc này để làm sáng rõ cho ông.

Này Khánh Hỷ! Hãy xem xét về biệt nghiệp vọng kiến của những chúng sanh kia. Khi có ai với mắt bị nhặm thì nhìn thấy những vòng ánh sáng ở xung quanh ngọn đèn. Tuy có cảnh tượng như thế xuất hiện, nhưng thật sự những gì họ thấy là do bởi mắt bị nhặm. Bởi con mắt bị nhặm nên làm lao nhọc thị giác, chứ chẳng phải do những vòng ánh sáng tạo ra. Tuy nhiên, sự nhận biết của mắt bị nhặm thì vĩnh viễn không sai lầm. Tương tự như thế, tất cả những gì mắt của ông thấy bây giờ, như là núi sông, quốc thổ, và các chúng sanh, đều là căn bệnh đã tồn tại trong thị giác của ông từ vô thỉ. Thị giác và các duyên của thấy dường như hiện ra cảnh tượng ở trước. Tuy bổn nguyên chân giác của ta trong sáng, nhưng thị giác và các duyên của thấy thì có sai lầm. Mặc dù sự nhận biết của thị giácsai lầm, nhưng giác duyên của bổn giác minh tâm thì không sai lầm. Đó là chân giác, sự nhận biết của cái nhận biết sai lầm, thì không sai lầm. Nó thật sự là chân giác của nhận biết, và không nên nhầm lẫn với thị giác bình thường, thính giác, hay bất cứ loại giác quan nào khác.

Đúc kết lại, thị giác của ông bây giờ cảm nhận Ta, chính bản thân mình và mười loại chúng sanh trong thế gian, đều là sự nhận biết sai lầm, không phải là sự nhận biết của cái nhận biết sai lầm. Tánh của thị giác tinh nguyên chân thật thì không sai lầm. Do đó nó chẳng phải là thị giác mà ta thường hay gọi.

Này Khánh Hỷ! Hãy xem xét về đồng phần vọng kiến của những chúng sanh kia, rồi so sánh nó với biệt nghiệp vọng kiến của một người có mắt bị bệnh. Tình cảnh giữa người có mắt bị bệnh đồng với chúng sanh ở trong nước kia. Người ấy thấy những vòng ánh sáng là do mắt nhặm hư vọng sanh ra. Còn những việc bất tường thấy bởi chúng sanh ở trong nước kia là do ác khí khởi sanh từ nghiệp chung của họ. Sự hình thành của biệt nghiệp và cộng nghiệp là do vọng kiến đã tồn tại từ vô thỉ.

Mặc dù vậy, hết thảy chúng sanh hữu lậu cùng tất cả quốc độ trong mười phương, bao gồm Thế giới Kham Nhẫn với bốn biển lớn và 3.000 châu lục ở châu Thắng Kim, thảy đồng với tâm nhiệm mầu vô lậu, trong sánggiác liễu. Các duyên cần thiết để tất cả chúng khởi sanh đều là hư vọng, có bệnh trong thị giác, thính giác, và những giác quan khác. Khi các duyên hòa hợp này hiện hữu, chúng sanhquốc độ hư vọng hình thành. Khi các duyên hòa hợp này không còn, chúng sanhquốc độ hư vọng diệt mất.

Nếu ai có thể xa rời các duyên hòa hợp và không hòa hợp, họ tức sẽ diệt trừ tất cả nhân của sanh tử. Bấy giờ, họ sẽ viên mãn tuệ giác, chính là tánh không sanh không diệt, thanh tịnh bổn tâm và bổn giác thường trụ.



Này Khánh Hỷ! Tuy ông đã hiểu rằng tánh của thị giác nhiệm mầu trong sáng và bổn nguyên giác liễu, chẳng khởi sanh từ nhân hay duyên và tánh của nó cũng chẳng phải tự nhiên. Nhưng ông còn chưa tỏ ngộ, rằng thị giác bổn nguyên giác liễu của ông cũng chẳng phải do hòa hợp hay không hòa hợp mà sanh.

Này Khánh Hỷ! Ta nay lại hỏi ông về những trần cảnh mà ông nhận biếttrước mặt. Do ông bây giờ ôm giữ vọng tưởng hòa hợp với các tánh nhân duyên của mọi thứ trong thế gian, nên tự mình hoài nghi, rằng có phải tâm giác ngộ chứng đắc là do hòa chung khởi sanh chăng.

Cứ cho điều ông đang suy nghĩ là đúng. Vậy thị giác nhiệm mầu thanh tịnhtinh khiết của ông, là hòa chung với ánh sáng, là hòa chung với đen tối, là hòa chung với hư không, hay là hòa chung với ngăn che?

Nếu là hòa chung với ánh sáng, vậy khi ông nhìn vào ánh sáng hiện tiền đó thì nó hòa chung ở chỗ nào?

Nếu ông có thể phân biệt tướng của thị giác, thì nó có hình dáng ra sao ở trong sự hòa chung với ánh sáng?

Nếu không phải là thị giác thì làm sao ông thấy ánh sáng?

Nếu là thị giác thì làm sao thị giác thấy chính nó?

Nếu tánh của thị giác đã viên mãn thì làm sao có nơi để hòa chung với ánh sáng?

Nếu ánh sáng đã viên mãn thì nó không thể hòa chung với thị giác của ông.

Do bởi thị giác khác biệt với ánh sáng, nó sẽ diệt mất chính nó nếu hòa chung ở trong ánh sáng. Cũng vậy, ánh sáng sẽ mất tên gọi của nó nếu hòa chung ở trong thị giác. Tóm lại, nói rằng thị giác hòa chung với ánh sáng là chẳng đúng. Tương tự, thị giác đối với đen tối, hư không, và ngăn che thì cũng lại như thế.

Lại nữa, Khánh Hỷ! Ta nay lại hỏi ông. Thị giác nhiệm mầu thanh tịnhtinh khiết của ông, là hợp nhất với ánh sáng, là hợp nhất với đen tối, là hợp nhất với hư không, hay là hợp nhất với ngăn che?

Nếu là hợp nhất với ánh sáng, tướng của ánh sáng sẽ diệt mất khi đen tối đến, thế thì làm sao ông có thể thấy đen tối khi mà thị giác chẳng hợp nhất với đen tối?

Giả sử thị giác chẳng hợp nhất với đen tối mà hợp nhất với ánh sáng, vậy khi thấy đen tối, ông lẽ ra sẽ không thấy ánh sáng. Nếu ông chẳng thấy ánh sáng thì làm sao gọi là hợp nhất với ánh sáng? Nhưng thực tế thì ông có thể thấy ánh sáng và biết rõ đó không phải là đen tối. Tương tự, thị giác đối với đen tối, hư không, và ngăn che thì cũng lại như thế."

Ngài Khánh Hỷ thưa với Phật rằng:

"Thưa thế Tôn! Nay con suy nghĩ rằng, thị giác nhiệm mầu và giác liễu bổn nguyên này, không hòa chung hay hợp nhất với các duyên trần hoặc với tâm niệm suy tư."

Đức Phật bảo:

"Nay ông lại nói rằng, giác tánh của ông chẳng hòa chung hay hợp nhất. Ta lại hỏi ông. Nếu thị giác nhiệm mầu tinh khiết này của ông chẳng hòa chung, là chẳng hòa chung với ánh sáng, là chẳng hòa chung với đen tối, là chẳng hòa chung với hư không, hay là chẳng hòa chung với ngăn che?

Nếu chẳng hòa chung với ánh sáng, thì tất sẽ có một ranh giới giữa thị giác của ông và ánh sáng. Ông bây giờ hãy quán sát tường tận, ánh sáng ở chỗ nào? Thị giác của ông ở chỗ nào? Ranh giới giữa thị giác của ông và ánh sáng ở chỗ nào?

Này Khánh Hỷ! Nếu thị giác của ông hoàn toàn không ở trong phạm vi của ánh sáng, thì tức là cả hai chẳng tiếp xúc. Do đó ông cũng không biết ánh sáng ở chỗ nào. Thế thì ranh giới giữa chúng làm sao tồn tại? Tương tự, thị giác đối với đen tối, hư không, và ngăn che thì cũng lại như thế.

Lại nữa, nếu thị giác nhiệm mầu tinh khiết này của ông chẳng hợp nhất, là chẳng hợp nhất với ánh sáng, là chẳng hợp nhất với đen tối, là chẳng hợp nhất với hư không, hay là chẳng hợp nhất với ngăn che?

Nếu chẳng hợp nhất với ánh sáng, thì tánh của thị giác và ánh sáng sẽ hoàn toàn không tương quan. Đây giống như thính giác và ánh sáng chẳng tương quan; chúng sẽ không bao giờ tiếp xúc với nhau. Như ông chẳng biết ánh sáng ở chỗ nào, thì làm sao có thể biết được ánh sáng có hợp nhất hay chẳng hợp nhất với thị giác của ông? Tương tự, thị giác đối với đen tối, hư không, và ngăn che thì cũng lại như thế.



Này Khánh Hỷ! Ông vẫn còn chưa hiểu, rằng tướng của hết thảy trần cảnh đều là huyễn hóa. Chúng tùy theo chỗ mà sanh ra và tùy theo chỗ mà diệt mất. Tướng của chúng gọi là huyễn hóa hư vọng, nhưng tánh của chúng thật sự ở trong diệu giác minh thể. Cho đến 5 uẩn, 6 nhập, 12 xứ, và 18 giới thì cũng lại như thế. Chúng do nhân duyên hòa hợphư vọng sanh ra, và cũng do nhân duyên biệt lyhư vọng diệt mất. Ông hoàn toàn chẳng biết rằng, mọi thứ sanh diệt và đến đi vốn là từ trong tánh Chân Như nhiệm mầu, thường trụ diệu minh, và bất động chu viên của Như Lai tạng. Cho dù ông tìm cầu sự đến đi, mê ngộ, hay sanh diệt ở trong tánh chân thường của Như Lai Tạng, thì vĩnh viễn chẳng thể được.



Này Khánh Hỷ! Làm sao năm uẩn vốn là từ tánh Chân Như nhiệm màu của Như Lai tạng?

Này Khánh Hỷ! Ví như có người với đôi mắt trong sáng nhìn lên bầu trời quang đãng, họ chỉ thấy hư khônghoàn toàn chẳng có gì khác. Giả sử, chẳng biết vì nguyên nhân gì, mắt của người ấy chẳng hề nháy và trừng mắt nhìn cho đến khi riêng chỉ một mình họ thấy những hoa đốm giữa hư không, cùng với đủ mọi hình ảnh hỗn loạn và không có tướng chân thật. Ông nên biết rằng sắc uẩn thì cũng lại như vậy.

Này Khánh Hỷ! Những hoa đốm này chẳng phải từ hư không đến và cũng chẳng phải từ mắt sanh ra.

Như thế, Khánh Hỷ! Giả sử những hoa đốm này từ hư không đến. Nhưng nếu chúng từ hư không đến thì sẽ vào lại hư không. Nếu có sự sanh ra và vào lại hư không thì đó chẳng phải là hư không. Nếu hư không mà chẳng phải rỗng không thì sẽ không thể dung chứa hiện tượng sanh khởi và diệt mất của những hoa đốm này. Đây ví như thân thể của Khánh Hỷ thì chẳng thể dung chứa một Khánh Hỷ khác vậy.

Ngược lại, giả sử những hoa đốm này từ mắt sanh ra. Nhưng nếu chúng từ mắt sanh ra thì sẽ vào lại trong mắt. Nếu tánh của những hoa đốm từ mắt sanh ra, chúng sẽ hợp chung ở trong thị giác của con mắt. Nếu chúng có thị giác, thì khi từ con mắt ra khỏi, chúng có thể vào lại và nhìn thấy con mắt. Còn nếu chúng chẳng có thị giác, thì khi từ con mắt ra khỏi, chúng sẽ che khuất một phần của hư không, rồi khi chúng vào lại, chúng sẽ che khuất nhãn lực. Hơn nữa, nhãn lực của người ấy không thể bị che khuất, do bởi họ có thể thấy những hoa đốm; và chẳng phải trước đó chúng ta nói rằng người ấy với đôi mắt trong sáng nhìn lên bầu trời quang đãng hay sao?

Cho nên phải biết rằng, sắc uẩnhư vọng. Nó vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh nó cũng chẳng phải tự nhiên.



Này Khánh Hỷ! Ví như có người với chân tay thả lỏng để nghỉ ngơi và toàn khắp thân thể được an hòa. Ngay lúc này, người ấy bỗng quên đi thân thể của mình, và chẳng cảm thấy vừa ý hay chẳng phải không vừa ý. Giả sử, chẳng biết vì nguyên nhân gì, người ấy chà xát hai lòng bàn tay với nhau ở trong hư không. Ở giữa hai lòng bàn tay, người ấy vọng sanh ra những cảm giác thô sáp, trơn mịn, ấm áp hay lạnh giá. Ông nên biết rằng thọ uẩn thì cũng lại như vậy.

Này Khánh Hỷ! Những cảm giác xúc chạm huyễn hóa này chẳng do từ hư không đến và cũng chẳng do từ lòng bàn tay sanh ra.

Như thế, Khánh Hỷ! Giả sử hư không có thể tạo ra những cảm giác xúc chạm ở lòng bàn tay, tại sao nó lại chẳng xúc chạm đến thân? Hư không lẽ ra không nên có sự tuyển lựa nơi xúc chạm.

Ngược lại, giả sử những cảm giác xúc chạm này từ lòng bàn tay sanh ra, thì đáng lẽ không cần phải cọ xát hai lòng bàn tay.

Lại nữa, nếu những cảm giác xúc chạm này từ hai lòng bàn tay sanh ra, thì chúng đáng lẽ sẽ nhận biết được những cảm giác xúc chạm đó. Và khi người ấy tách rời hai lòng bàn tay, cảm giác xúc chạm lẽ ra phải vào lại cổ tay, cánh tay, rồi xương tủy, và lẽ ra những nơi ấy cũng nhận biết được tung tích khi nó vào lại. Trong trường hợp đó thì tâm chắc chắn cũng nhận biết được nó khi ra khi vào, tựa như có một vật đến đi ở trong thân vậy. Thế thì cần gì phải đợi có hai lòng bàn tay cọ xát để tạo ra những cảm giác xúc chạm đó?

Cho nên phải biết rằng, thọ uẩnhư vọng. Nó vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh nó cũng chẳng phải tự nhiên.



Này Khánh Hỷ! Ví như có người chảy nước miếng khi nhắc đến trái mận chua, hoặc lòng bàn chân bỗng dưng đau nhức khi nghĩ đến đang bước trên bờ vực thẳm. Ông nên biết rằng tưởng uẩn thì cũng lại như vậy.

Này Khánh Hỷ! Như trường hợp chảy nước miếng khi nhắc đến trái mận chua, thì chẳng do từ trái mận thật và cũng chẳng do từ miệng của người ấy.

Như thế, Khánh Hỷ! Nếu chảy nước miếng là do từ trái mận thật, vậy có nghĩa là trái mận chịu trách nhiệm nhắc đến chính nó. Thế thì đâu cần phải đợi người khác nhắc đến chúng làm gì? Trái lại, nếu chảy nước miếng là do từ miệng, vậy có nghĩa là cái miệng có thể nghe được. Thế thì đâu cần lỗ tai làm gì? Còn nếu chỉ riêng tai nghe được, vậy có phải lỗ tai cũng có thể tiết ra nước miếng chăng?

Về việc lòng bàn chân bỗng dưng đau nhức khi nghĩ đến đang bước trên bờ vực thẳmtrường hợp chảy nước miếng khi nhắc đến trái mận chua thì cả hai giống nhau.

Cho nên phải biết rằng, tưởng uẩnhư vọng. Nó vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh nó cũng chẳng phải tự nhiên.



Này Khánh Hỷ! Ví như các dòng chảy xiết, những làn sóng nối tiếp liên tục, và những làn sóng ở sau thì không bao giờ bắt kịp những làn sóng ở trước. Ông nên biết rằng hành uẩn thì cũng lại như vậy.

Này Khánh Hỷ! Các dòng chảy xiết như thế chẳng do từ hư không tạo ra, và cũng chẳng do từ nước mà có. Chúng chẳng giống như nước, nhưng đồng thời chúng cũng không tách rời khỏi nước hay hư không.

Như thế, Khánh Hỷ! Nếu các dòng chảy xiết nhân bởi hư không mà sanh ra, thế thì vô tận hư không khắp mười phương sẽ trở thành những dòng chảy vô tận, và tất cả thế giới đều sẽ bị nhấn chìm. Còn nếu các dòng chảy xiết nhân bởi nước mà có, thế thì tánh của các dòng chảy xiết này sẽ chẳng giống như tánh của nước. Các dòng chảy xiết và nước sẽ tách rời và riêng biệt; nhưng rõ ràng thì chúng không phải. Ngược lại, nếu các dòng chảy xiết và nước giống nhau, thì khi nước lắng trong, nó sẽ chẳng còn là nước nữa. Tuy nhiên, các dòng chảy xiết và nước không thể tách rời nhau, do bởi sẽ không có các dòng chảy xiết nếu chẳng có nước. Các dòng chảy xiết cũng không thể tách rời hư không, do bởi chẳng gì tồn tại ở ngoài hư không.

Cho nên phải biết rằng, hành uẩnhư vọng. Nó vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh nó cũng chẳng phải tự nhiên.



Này Khánh Hỷ! Ví như có người lấy một cái bình trống rồi bịt nắp lại. Người ấy nghĩ rằng đã chứa đầy hư không ở trong bình, rồi đi xa 1.000 dặm để đến nước khác. Ông nên biết rằng thức uẩn thì cũng lại như vậy.

Này Khánh Hỷ! Hư không ở trong bình thật sự chẳng đến từ nơi khởi hành và cũng chẳng đến từ nơi đích.

Như thế, Khánh Hỷ! Nếu hư không ở trong bình đến từ nơi đích, thì hư không chứa ở nơi khởi hành đã bị thất thoát. Còn nếu hư không đến từ nơi khởi hành, thì khi mở nắp và lật ngược bình xuống, lẽ ra phải thấy hư không ở trong tuôn ra.

Cho nên phải biết rằng, thức uẩnhư vọng. Nó vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh nó cũng chẳng phải tự nhiên."

Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên CốMật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa ♦ Hết quyển 2



Dịch từ Phạn văn: Pháp sư Cực Lượng ở Thế Kỷ 7-8
Dịch sang Tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận
Dịch nghĩa: 5/8/2016 ◊ Cập nhật: 29/8/2016

☸ Cách Đọc Chữ Phạn
Bhikṣu: bíc su




Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên CốMật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa ♦ Quyển 3

"Lại nữa, Khánh Hỷ! Làm sao sáu nhập vốn là tánh Chân Như nhiệm mầu của Như Lai Tạng?

Này Khánh Hỷ! Như thí dụ ở trên về người trừng mắt nhìn hư không cho đến khi mắt mệt mỏi. Những gì mắt nhìn thấy khi bị căng thẳng và cũng như căn mắt, đều hình thành từ sự căng thẳng đè lên tuệ giác. Sự căng thẳng làm cho biến dạng trong nhận thức.

Nhân do hai loại trần cảnh hư vọng của ánh sáng và đen tối hút vào trong căn mắt, rồi có sự hấp thu của trần cảnh đó mà gọi là thấy. Nếu lìa khỏi hai trần cảnh của ánh sáng và đen tối thì thị giác cứu cánh chẳng có tự thể.

Cũng vậy, Khánh Hỷ! Phải biết rằng thị giác này chẳng phải đến từ ánh sáng hay đen tối, chẳng phải ra từ căn mắt, và cũng chẳng phải sanh từ hư không.

Vì sao thế? Bởi nếu thị giác đến từ ánh sáng thì đen tối liền theo đó mà diệt mất và sẽ chẳng thấy đen tối. Nếu đến từ đen tối thì ánh sáng liền theo đó mà diệt mất và sẽ chẳng thấy ánh sáng. Nếu từ căn mắt sanh ra thì tất sẽ chẳng có ánh sáng hay đen tối. Thị giác như vậy vốn chẳng có tự tánh. Nếu từ hư không sanh ra thì sẽ nhìn thấy trần cảnh trước mắt và khi quay trở lại cũng sẽ nhìn thấy căn mắt. Nếu hư không có thể tự thấy thì có liên quan gì với căn mắt của ông.

Cho nên phải biết rằng, căn mắt là hư vọng. Nó vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh nó cũng chẳng phải tự nhiên.



Này Khánh Hỷ! Ví như có người lấy những ngón tay bịt mạnh hai tai của mình. Sự ấn vào lỗ tai sẽ làm cho có tiếng lùng bùng ở trong đầu. Những gì tai nghe được khi bị căng thẳng và cũng như căn tai, đều hình thành từ sự căng thẳng đè lên tuệ giác. Sự căng thẳng làm cho biến dạng trong nhận thức.

Nhân do hai loại trần cảnh hư vọng của dao động và yên tĩnh hút vào trong căn tai, rồi có sự hấp thu của trần cảnh đó mà gọi là nghe. Nếu lìa khỏi hai trần cảnh của dao động và yên tĩnh thì thính giác cứu cánh chẳng có tự thể.

Cũng vậy, Khánh Hỷ! Phải biết rằng thính giác này chẳng phải đến từ dao động hay yên tĩnh, chẳng phải ra từ căn tai, và cũng chẳng phải sanh từ hư không.

Vì sao thế? Bởi nếu thính giác đến từ yên tĩnh thì dao động liền theo đó mà diệt mất và sẽ chẳng nghe dao động. Nếu đến từ dao động thì yên tĩnh liền theo đó mà diệt mất và sẽ chẳng nhận biết yên tĩnh. Nếu từ căn tai sanh ra thì tất sẽ chẳng có yên tĩnh hay dao động. Thính giác như vậy vốn chẳng có tự tánh. Nếu từ hư không sanh ra thì tức là nó có thể nghe và như thế nó không còn gọi là hư không nữa. Nếu hư không có thể tự nghe thì có liên quan gì với căn tai của ông.

Cho nên phải biết rằng, căn tai là hư vọng. Nó vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh nó cũng chẳng phải tự nhiên.



Này Khánh Hỷ! Ví như có người hít mạnh vào qua hai lỗ mũi của mình. Khi hít vào lâu như thế sẽ có cảm giác lạnh ở trong lỗ mũi. Nhân do sự tiếp xúc đó mà người ấy có thể phân biệt là lỗ mũi đang khai thông hay bế tắc, trống rỗng hay có gì, và cho đến các mùi thơm hay mùi hôi cũng như thế. Những gì mũi ngửi được khi bị căng thẳng và cũng như căn mũi, đều hình thành từ sự căng thẳng đè lên tuệ giác. Sự căng thẳng làm cho biến dạng trong nhận thức.

Nhân do hai loại trần cảnh hư vọng của khai thông và bế tắc phải ở trong căn mũi, rồi có sự hấp thu của trần cảnh đó mà gọi là ngửi. Nếu lìa khỏi hai trần cảnh của khai thông và bế tắc thì khứu giác cứu cánh chẳng có tự thể.

[Cũng vậy, Khánh Hỷ!] Phải biết rằng khứu giác này chẳng phải đến từ khai thông hay bế tắc, chẳng phải ra từ căn mũi, và cũng chẳng phải sanh từ hư không.

Vì sao thế? Bởi nếu khứu giác đến từ khai thông thì bế tắc liền theo đó mà diệt mất và làm sao có thể nhận biết bế tắc. Nếu đến từ bế tắc thì khai thông liền theo đó mà diệt mất và làm sao có thể nhận biết mùi thơm, mùi hôi, hay những tiếp xúc khác. Nếu từ căn mũi sanh ra thì tất sẽ chẳng có khai thông hay bế tắc. Khứu giác như vậy vốn chẳng có tự tánh. Nếu từ hư không sanh ra thì tức là nó có thể trở lại ngửi cái mũi của ông. Nếu hư không có thể tự ngửi thì có liên quan gì với căn mũi của ông.

Cho nên phải biết rằng, căn mũi là hư vọng. Nó vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh nó cũng chẳng phải tự nhiên.



Này Khánh Hỷ! Ví như có người liếm môi của mình cho đến khi cái lưỡi mệt nhọc. Giả như người ấy đang bệnh thì sẽ có vị đắng, còn người chẳng bệnh thì sẽ có một chút ngọt. Cảm thọ đắng hay ngọt của người ấy chứng tỏ rằng, căn lưỡi luôn có tánh lạt tồn tại cho dù lúc chẳng hoạt động. Những gì lưỡi nếm được khi bị căng thẳng và cũng như căn lưỡi, đều hình thành từ sự căng thẳng đè lên tuệ giác. Sự căng thẳng làm cho biến dạng trong nhận thức.

Nhân do hai loại trần cảnh hư vọng của vị đắng và ngọt, hoặc lạt, phải tiếp xúc với căn lưỡi, rồi có sự hấp thu của trần cảnh đó mà gọi là nếm. Nếu lìa khỏi hai trần cảnh của vị đắng và ngọt, hoặc lạt, thì vị giác cứu cánh chẳng có tự thể.

Cũng vậy, Khánh Hỷ! Phải biết rằng vị giác này chẳng phải đến từ vị đắng, ngọt hay lạt, chẳng phải ra từ căn lưỡi, và cũng chẳng phải sanh từ hư không.

Vì sao thế? Bởi nếu vị giác đến từ vị ngọt hay đắng thì làm sao nhận biết vị lạt. Nếu sanh ra từ vị lạt thì vị đắng và ngọt liền diệt mất. Thế thì làm sao có thể nhận biết vị ngọt hay đắng? Nếu từ căn lưỡi sanh ra thì tất sẽ chẳng có vị ngọt, đắng hay lạt. Vị giác như vậy vốn chẳng có tự tánh. Nếu từ hư không sanh ra thì tức là hư không có thể tự nếm vị chứ chẳng phải cái lưỡi của ông nhận biết. Nếu hư không có thể tự nếm thì có liên quan gì với căn lưỡi của ông.

Cho nên phải biết rằng, căn lưỡi là hư vọng. Nó vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh nó cũng chẳng phải tự nhiên.



Này Khánh Hỷ! Ví như có người lấy một bàn tay đang lạnh chạm vào với một bàn tay đang ấm. Nếu bàn tay lạnh chiếm ưu thế thì bàn tay ấm sẽ trở nên lạnh. Nếu bàn tay ấm chiếm ưu thế thì bàn tay lạnh sẽ trở nên ấm. Với sự trao đổi của ấm và lạnh từ giữa hai bàn tay mà người ấy nhận biết sự giao tiếp và tách rời. Những gì thân xúc chạm khi bị căng thẳng và cũng như căn thân, đều hình thành từ sự căng thẳng đè lên tuệ giác. Sự căng thẳng làm cho biến dạng trong nhận thức.

Nhân do hai loại trần cảnh hư vọng của giao tiếp và tách rời đã cảm giác qua căn thân, rồi có sự hấp thu của trần cảnh đó mà gọi là chạm. Nếu lìa khỏi hai trần cảnh của giao tiếp và tách rời, hoặc chúng vừa ý hay chẳng vừa ý, thì xúc giác cứu cánh chẳng có tự thể.

Cũng vậy, Khánh Hỷ! Phải biết rằng xúc giác này chẳng phải đến từ giao tiếp hay tách rời, chẳng phải ra từ căn thân, và cũng chẳng phải sanh từ hư không.

Vì sao thế? Bởi nếu xúc giác đến từ giao tiếp thì làm sao nhận biết tách rời khi giao tiếp chẳng còn? Cảm thọ vừa ý và chẳng vừa ý thì cũng lại như vậy. Nếu từ căn thân sanh ra thì tất sẽ chẳng có giao tiếp hay tách rời, và chẳng có cảm thọ vừa ý hay chẳng vừa ý. Xúc giác như vậy vốn chẳng có tự tánh. Nếu từ hư không sanh ra thì tức là hư không có thể nhận biết xúc chạm, vậy thìliên quan gì với căn thân của ông.

Cho nên phải biết rằng, căn thân là hư vọng. Nó vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh nó cũng chẳng phải tự nhiên.



Này Khánh Hỷ! Ví như có người mỏi mệt và buồn ngủ. Khi đã ngủ đủ, người ấy thức dậycố gắng nhớ lại giấc mơ của mình. Họ nhớ lại vài thứ nhưng quên những thứ khác. Sự nối tiếp của ngủ thức nhớ quên này là một thí dụ điên đảo của sanh trụ dị diệt ở trong căn ý. Nó tham dự vào một diễn biến thói quen để mang lại sự nhận biết nối tiếp của pháp trần. Những gì ý nghĩ tưởng khi bị căng thẳng và cũng như căn ý, đều hình thành từ sự căng thẳng đè lên tuệ giác. Sự căng thẳng làm cho biến dạng trong nhận thức.

Nhân do hai loại trần cảnh hư vọng của sanh và diệt tích tập ở trong căn ý, rồi nó bị thu hút bởi những nội trần này nên tạo ra dòng chảy bên trong của vật thấy hoặc tiếng nghe trước khi chúng vào tâm địa, mà gọi là biết. Nếu lìa khỏi hai trần cảnh của sanh diệt giữa ngủ và thức, thì tri giác cứu cánh chẳng có tự thể.

Cũng vậy, Khánh Hỷ! Phải biết rằng tri giác này chẳng phải đến từ ngủ hay thức, chẳng phải có từ sanh hay diệt, chẳng phải ra từ căn ý, và cũng chẳng phải sanh từ hư không.

Vì sao thế? Bởi nếu tri giác đến từ thức dậy thì sẽ chẳng có tri giác khi đang ngủ, vậy làm sao trải nghiệm giấc ngủ đây? Nếu nó đến từ sanh thì sẽ chẳng còn khi diệt, vậy ai sẽ trải nghiệm diệt mất chứ? Nếu nó đến từ diệt thì sẽ chẳng còn khi sanh, vậy ai sẽ trải nghiệm sanh khởi đây? Nếu từ căn ý sanh ra thì ngủ và thức sẽ tùy theo thân thể mà có mở và khép. Nếu lìa khỏi mở và khép, tri giác sẽ đồng như hoa đốmcứu cánh chẳng có tự thể. Nếu từ hư không sanh ra thì tức là hư không có thể tự biết, vậy thìliên quan gì với căn ý của ông.

Cho nên phải biết rằng, căn ý là hư vọng. Nó vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh nó cũng chẳng phải tự nhiên.



Lại nữa, Khánh Hỷ! Làm sao 12 xứ vốn là tánh Chân Như nhiệm mầu của Như Lai Tạng?

Này Khánh Hỷ! Ông hãy nhìn các ao suối và cây cối ở trong Rừng cây Chiến Thắng thêm một lần nữa. Ý ông nghĩ sao? Có phải những hình sắc ấy làm cho căn mắt của ông thấy, hay là căn mắt sanh ra các sắc tướng đó?

Này Khánh Hỷ! Nếu là căn mắt sanh ra các sắc tướng đó, vậy khi ông nhìn bầu trời trống rỗng, chẳng một vật thể, thì tất cả những vật thể mà ông không nhìn đến, sẽ phải biến mất. Nếu mọi sắc tướng đều chẳng còn thì làm sao ta biết thể chất của hư không? Hư không thì cũng vậy.

Còn nếu là những hình sắc ấy làm cho căn mắt của ông thấy, vậy khi ông nhìn hư không, chẳng một vật thể, thì căn mắt của ông sẽ chẳng tồn tại. Nếu căn mắt chẳng tồn tại và không còn thấy gì, thì làm sao ta biết hình sắchư không là gì?

Cho nên phải biết rằng, căn mắt, hình sắc, và hư không đều chẳng có xứ sở. Do đó hai xứ--căn mắt và hình sắc--hư vọng. Chúng vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh chúng cũng chẳng phải tự nhiên.



Này Khánh Hỷ! Ông đã nghe tiếng trống đánh ở trong Rừng cây Chiến Thắng khi bữa ăn sẵn sàng. Khi ấy đại chúng tụ tập, rồi có tiếng chuông ngân vang. Âm thanh của trống và chuông nối liền trước sau. Ý ông nghĩ sao? Có phải những âm thanh ấy đến bên cạnh căn tai, hay là căn tai đến chỗ của âm thanh?

Này Khánh Hỷ! Nếu là những âm thanh ấy đến bên cạnh căn tai, thì trường hợp đó có thể so sánh như khi Ta đang đi khất thực ở thành Phong Đức và không còn ở tại Rừng cây Chiến Thắng. Nếu âm thanh đến chỗ tai của Khánh Hỷ để ông có thể nghe được, thì Đại Thải Thúc Thị và Đại Ẩm Quang đáng lẽ đều chẳng nghe được. Hà huống là 1.250 vị Bhikṣu ở nơi đây. Một khi nghe tiếng chuông, họ đồng thời đến nhà ăn.

Còn nếu là căn tai của ông đến chỗ của âm thanh, thì trường hợp đó có thể so sánh như khi Ta trở về Rừng cây Chiến Thắng và không còn ở tại thành Phong Đức. Vậy thì khi ông nghe tiếng trống, căn tai của ông đã đến chỗ của tiếng trống đánh. Do đó, khi tiếng chuông ngân vang, ông đáng lẽ chẳng nghe được. Hà huống là tiếng voi ngựa bò dê và đủ mọi âm hưởngxung quanh. Nếu chẳng có sự đến đi thì cũng chẳng nghe.

Cho nên phải biết rằng, căn tai và âm thanh đều chẳng có xứ sở. Do đó hai xứ--căn tai và âm thanh--hư vọng. Chúng vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh chúng cũng chẳng phải tự nhiên.



Lại nữa, Khánh Hỷ! Như ông có thể ngửi mùi hương chiên đàn ở trong lò. Một miếng nhỏ của loại hương này mà đốt lên thì sẽ lan tỏa trong phạm vi 40 dặm của thành Phong Đức. Ý ông nghĩ sao? Có phải mùi hương sanh ra từ gỗ chiên đàn, sanh ra từ căn mũi của ông, hay sanh ra từ hư không?

Này Khánh Hỷ! Giả sử mùi hương đó sanh ra từ căn mũi của ông. Do sanh ra từ lỗ mũi nên mùi hương từ lỗ mũi tỏa ra. Nhưng lỗ mũi chẳng phải làm bằng gỗ chiên đàn, thế thì trong lỗ mũi làm sao có hương thơm chiên đàn? Chắc chắn rằng hương thơm phải vào lỗ mũi thì ông mới có thể ngửi được. Nói rằng mùi hương từ lỗ mũi tỏa ra thì thật phi lý.

Giả sử mùi hương đó sanh ra từ hư không. Do tánh của hư khôngthường hằng nên mùi hương lẽ ra phải luôn tồn tại. Vậy thì cần gì phải đốt gỗ chiên đàn ở trong lò để làm chi?

Giả sử mùi hương đó sanh ra từ gỗ chiên đàn. Thể chất của loại hương này sẽ có khói khi đốt. Để lỗ mũi ngửi được khói, thì khói phải vào căn mũi. Tuy nhiên hương thơm đã lan tỏa trong phạm vi 40 dặm trước khi khói của nó bốc lên xa vút trong không khí.

Cho nên phải biết rằng, căn mũi và mùi hương đều chẳng có xứ sở. Do đó hai xứ--căn mũi và mùi hương--hư vọng. Chúng vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh chúng cũng chẳng phải tự nhiên.



Này Khánh Hỷ! Ông và đại chúng thường cầm bát để ăn vào buổi sáng và giữa trưa. Ở những lúc đó, có người thì được các thượng vị như là sữa đặc, bơ, hay bơ tinh chế. Ý ông nghĩ sao? Những vị nếm này sanh ra từ hư không, sanh ra từ trong lưỡi, hay sanh ra từ thực phẩm?

Này Khánh Hỷ! Giả sử những vị nếm này sanh ra từ lưỡi ở trong miệng của ông. Tuy nhiên ông chỉ có một cái lưỡi. Giả sử khi vị nếm của sữa đặc đến từ lưỡi, rồi nếu bỏ một cục đường ở trên lưỡi, cái lưỡi lẽ ra sẽ không thể nếm được vị ngọt. Nếu cái lưỡi không thể thay đổi để nếm nhiều vị khác, nó chẳng gọi là biết nếm vị. Còn nếu cái lưỡi có thể thay đổi, thì nghĩa là ông có nhiều cái lưỡi. Thế thì làm sao một cái lưỡi mà nhận biết nhiều vị khác nhau?

Giả sử những vị nếm này sanh ra từ thực phẩm. Nhưng thực phẩm chẳng có thức thì làm sao tự biết? Cứ cho là thực phẩm tự biết, tức nghĩa là đồng như người khác ăn. Vậy thì ông làm sao biết được vị nếm đó?

Giả sử những vị nếm này sanh ra từ hư không. Vậy thì khi ông ăn hư không sẽ nếm được vị gì? Cứ cho là hư không có vị mặn. Nếu có vị mặn ở trên lưỡi thì cũng sẽ có vị mặn ở gương mặt của ông. Thế thì mọi người trên thế giới sẽ như cá trong biển. Do luôn nếm vị mặn, ông sẽ không bao giờ biết vị lạt là gì. Nếu chẳng biết vị lạt và cũng chẳng nhận biết vị mặn, tất cả đều chẳng biết, vậy thì làm sao gọi là nếm vị?

Cho nên phải biết rằng, căn lưỡi và vị nếm đều chẳng có xứ sở. Do đó hai xứ--căn lưỡi và vị nếm--hư vọng. Chúng vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh chúng cũng chẳng phải tự nhiên.



Này Khánh Hỷ! Vào buổi sáng sớm, ông thường lấy tay sờ đầu của mình. Ý ông nghĩ sao? Sự cảm nhận của xúc chạm này là ở nơi bàn tay hay ở nơi đầu của ông? Nếu chỉ ở nơi tay của ông thì đầu sẽ chẳng cảm nhận, vậy thì sao gọi là xúc chạm. Còn nếu chỉ ở nơi đầu của ông thì tay sẽ chẳng cảm nhận, vậy thì sao gọi là xúc chạm?

Nếu đầu và tay của Khánh Hỷ có sự cảm nhận riêng biệt thì ông lẽ ra phải có hai thân thể. Còn nếu đầu và tay cùng tạo ra một xúc chạm thì đầu và tay của ông phải là một thể. Nếu là một thể thì không thể có xúc chạm. Nếu là hai thể thì cái nào cảm nhận xúc chạm? Cái cảm nhận thì không thể là vật xúc chạm, vật xúc chạm thì không thể là cái cảm nhận, và cũng chớ bảo rằng có sự xúc chạm giữa ông và hư không.

Cho nên phải biết rằng, căn thân và xúc chạm đều chẳng có xứ sở. Do đó hai xứ--căn thân và xúc chạm--hư vọng. Chúng vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh chúng cũng chẳng phải tự nhiên.



Này Khánh Hỷ! Pháp trần luôn duyên ở trong tâm ông với ba thể loại: thích, ghét, chẳng thích hay ghét. Có phải những pháp trần này khởi sanh từ căn ý của ông, hay chúng khởi sanh từ nguồn nào khác mà chẳng phải từ căn ý của ông?

Này Khánh Hỷ! Nếu những pháp trần này khởi sanh từ căn ý của ông thì chúng không thể là pháp trần, và chúng không thể làm chỗ duyên của tâm. Làm thế nào mà chúng có thể là một nơi cho sự khởi sanh của ý thức chứ?

Giả sử chúng khởi sanh từ nguồn nào khác mà chẳng phải từ căn ý của ông. Thế thì chúng có tự biết chúng là pháp trần hay không? Nếu chúng có tri giác thì chúng là một phần của căn ý. Nếu chúng có tri giác nhưng khởi sanh từ nguồn nào khác mà chẳng phải từ căn ý của ông và lại chẳng phải pháp trần, thì chúng chỉ có thể ở nơi căn ý của người khác. Do ông có thể nhận biết những pháp trần này nên chúng phải ở nơi căn ý của ông mà chẳng phải ở nơi căn ý của người khác.

Giả sử những pháp trần này chẳng có tri giác và chúng khởi sanh từ nguồn nào khác mà chẳng phải từ căn ý của ông. Tuy nhiên những pháp trần này không phải là sắc, thanh, hương, vị, ly, hợp, nóng, lạnh, hay hư không. Thế thì chúng ở đâu? Chúng đều không phải sắc hay hư không, hoặc tồn tại nơi nào đó ở ngoài hư không của cõi người. Do bởi căn ý chẳng phải là chỗ duyên của pháp trần, vậy thì chúng tạo lập từ đâu?

Cho nên phải biết rằng, căn ý và pháp trần đều chẳng có xứ sở. Do đó hai xứ--căn ý và pháp trần--hư vọng. Chúng vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh chúng cũng chẳng phải tự nhiên.



Lại nữa, Khánh Hỷ! Làm sao 18 giới vốn là tánh Chân Như nhiệm mầu của Như Lai Tạng?

Này Khánh Hỷ! Theo sự hiểu biết của ông thì căn mắt và sắc trần làm duyên để sanh ra thức của mắt. Nhưng có phải thức này sanh ra bởi từ con mắt và dùng căn mắt làm cõi giới chăng? Hay nó sanh ra bởi từ hình sắc và dùng sắc trần làm cõi giới chăng?

Này Khánh Hỷ! Giả sử thức của mắt sanh ra từ căn mắt. Bây giờ nếu chẳng có hình sắc hay hư không thì thức của mắt sẽ không thể phân biệt. Giả như ông có một loại thức như thế thì có hữu dụng gì? Thức của mắt không phải là màu xanh, vàng, đỏ, hay trắng. Không một thứ gì để biểu thị cho nó, vậy thì thức của mắt thành lập từ cõi giới nào?

Giả sử thức của mắt sanh ra từ hình sắc. Vậy khi hư không trống rỗng và chẳng có hình sắc thì thức của mắt lẽ ra phải diệt mất. Thế thì thức của mắt làm sao nhận biết tánh của hư không chứ?

Giả sử thức của mắt sanh ra từ hình sắc. Nhưng nếu khi hình sắc biến đổi, thì thức của mắt lẽ ra cũng thay đổi với chúng. Nếu thức của mắt chẳng thay đổi với chúng, vậy thì cõi giới thành lập từ đâu? Nhưng nếu thức của mắt thay đổi với chúng thì sẽ không có tướng của cõi giới. Nếu thức của mắt chẳng thay đổi thì nó sẽ thường hằng, và do từ sắc sanh ra nên nó sẽ chẳng nhận biết hư không ở đâu.

Giả sử thức của mắt cùng sanh ra từ căn mắt và hình sắc. Nhưng nó không thể khởi sanh từ một sự kết hợp của hai, bởi vì như thế nó sẽ phân ly ở bên trong. Nó cũng không thể khởi sanh từ hai cái riêng rẽ, bởi vì như thế nó sẽ tạp loạn; thế thì cõi giới làm sao thành lập?

Cho nên phải biết rằng, căn mắt và sắc trần không thể làm duyên để sanh ra thức của mắt, bởi vì ba nơi--căn mắt, sắc trần, và thức của mắt--đều tồn tại riêng biệt. Nó vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh nó cũng chẳng phải tự nhiên.



Này Khánh Hỷ! Theo sự hiểu biết của ông thì căn tai và thanh trần làm duyên để sanh ra thức của tai. Nhưng có phải thức này sanh ra bởi từ lỗ tai và dùng căn tai làm cõi giới chăng? Hay nó sanh ra bởi từ âm thanh và dùng thanh trần làm cõi giới chăng?

Này Khánh Hỷ! Giả sử thức của tai sanh ra từ căn tai. Bây giờ nếu tiếng động lẫn yên tĩnh đều chẳng có thì căn tai sẽ hoàn toàn chẳng nhận biết được gì. Sự nhận biết còn không thành, huống nữa là hình mạo của thức. Nếu cứ khăng khăng cho rằng là tai nghe. Nhưng khi chẳng có tiếng động hay yên tĩnh thì sự nghe không thể thành lập. Lại nữa, lỗ tai bao bọc bằng da, và căn thân liên hệ với xúc trần. Có thể nào thức của tai sanh ra từ đó chăng? Do không thể, vậy thì thức của tai thành lập từ cõi giới nào?

Giả sử thức của tai sanh ra từ âm thanh. Nếu nhân bởi âm thanh mà có thức thì sẽ chẳng liên quan gì đến sự nghe. Nhưng nếu sự nghe không thành lập thì làm sao biết âm thanh ở đâu? Giả sử thức của tai từ âm thanh sanh ra. Do âm thanh phải được nghe rồi mới có tướng của âm thanh, thế thì thức của tai lẽ ra cũng nghe âm thanh. Và khi thức của tai chẳng nghe thì nó không tồn tại. Hơn nữa, nếu thức của tai mà có thể nghe được thì nó sẽ đồng như âm thanh. Thức mà bị nghe thì ai nghe và biết nó chứ? Nếu chẳng có người nhận biết thì cuối cùng ông sẽ như cỏ cây.

Đừng nên bảo rằng âm thanh và sự nghe có thể pha trộn để tạo thành thức của tai. Chẳng có nơi nào như thế mà hai thứ đó có thể trộn lẫn nhau, bởi vì một thứ là bên trong và thứ kia là bên ngoài. Vậy thì thức của tai làm sao thành lập?

Cho nên phải biết rằng, căn tai và thanh trần không thể làm duyên để sanh ra thức của tai, bởi vì ba nơi--căn tai, thanh trần, và thức của tai--đều tồn tại riêng biệt. Nó vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh nó cũng chẳng phải tự nhiên.



Này Khánh Hỷ! Theo sự hiểu biết của ông thì căn mũi và hương trần làm duyên để sanh ra thức của mũi. Nhưng có phải thức này sanh ra bởi từ lỗ mũi và dùng căn mũi làm cõi giới chăng? Hay nó sanh ra bởi từ mùi hương và dùng hương trần làm cõi giới chăng?

Này Khánh Hỷ! Giả sử thức của mũi sanh ra từ căn mũi. Thế thì trong tâm của ông cho gì là lỗ mũi? Là hai sống mũi với thịt bao phủ chăng? Là khứu giác nhận biết tánh của mùi hương chăng?

Giả sử cho rằng lỗ mũi là hai sống mũi với thịt bao phủ. Nhưng lỗ mũi thuộc về thân thể và căn thân nhận biết xúc chạm. Những gì thuộc về căn thân thì không phải căn mũi, và căn thân cảm nhận xúc trần. Do đó, chẳng còn phần nào gọi là căn mũi cả. Vậy thì thức của mũi làm sao thành lập?

Giả sử cho rằng lỗ mũi là khứu giác nhận biết tánh của mùi hương. Thế thì trong tâm của ông cho gì là nhận biết? Là hai sống mũi với thịt bao phủ chăng? Nếu vậy thì nó sẽ nhận biết xúc chạm và do đó không phải là căn mũi nhận biết hương trần.

Giả sử nó là hư không nhận biết hương trần. Nếu hư không tự nhận biết thì lẽ ra hai sống mũi với thịt bao phủ sẽ chẳng nhận biết. Như vậy thì hư không là ông rồi, và do thân của ông chẳng nhận biết nên lẽ ra bây giờ Khánh Hỷ sẽ không tồn tại ở đây.

Giả sử nó là mùi hương nhận biết. Nếu sự nhận biết là một chức năng của mùi hương thì có can dự gì đến ông? Nếu lỗ mũi của ông tỏa ra mùi hương, hương thơm hoặc mùi hôi, thì mùi hương như thế sẽ chẳng đến từ hương thơm chiên đàn hay từ mùi hôi của cây cực xú.

Nếu những mùi hương đó chẳng đến từ hai vật kia thì tức là mũi của ông phải tự có mùi hương. Vậy thì nó là hương thơm hay mùi hôi? Nếu nó là hương thơm thì chẳng phải là mùi hôi. Nếu là mùi hôi thì chẳng phải là hương thơm. Nếu hương thơm lẫn mùi hôi đều có thể ngửi được thì một mình ông lẽ ra sẽ có hai cái mũi, hoặc ở trước Ta hỏi về Đạo có hai Khánh Hỷ. Thế thì ai là bản thể của ông? Giả sử chỉ có một cái mũi thì hương thơm và mùi hôi sẽ không phải là hai. Mùi hôi sẽ thành hương thơm và hương thơm sẽ thành mùi hôi. Do cả hai đều chẳng có tự tánh, vậy thì thức của mũi thành lập từ cõi giới nào?

Giả sử thức của mũi sanh ra từ mùi hương và nhân bởi mùi hương mà có thức. Vậy thì sẽ như căn mắt có thể thấy mọi thứ nhưng chẳng thể thấy chính nó. Cũng vậy, nếu nhân bởi mùi hương mà có thức thì nó lẽ ra không nhận biết mùi hương chính nó. Nếu nhận biết mùi hương thì nó không thể sanh từ chúng. Còn nếu chẳng nhận biết mùi hương thì nó không thể là thức của mũi. Do thức chẳng nhận biết mùi hương nên cõi giới chẳng thể kiến lập từ mùi hương.

Sau cùng, do chẳng có nơi trung gian ở giữa căn mũi bên trong và hương trần bên ngoài nên thức của mũi cứu cánhhư vọng.

Cho nên phải biết rằng, căn mũi và hương trần không thể làm duyên để sanh ra thức của mũi, bởi vì ba nơi--căn mũi, hương trần, và thức của mũi--đều tồn tại riêng biệt. Nó vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh nó cũng chẳng phải tự nhiên.



Này Khánh Hỷ! Theo sự hiểu biết của ông thì căn lưỡi và vị trần làm duyên để sanh ra thức của lưỡi. Nhưng có phải thức này sanh ra bởi từ lưỡi và dùng căn lưỡi làm cõi giới chăng? Hay nó sanh ra bởi từ vị nếm và dùng vị trần làm cõi giới chăng?

Này Khánh Hỷ! Giả sử thức của lưỡi sanh ra từ căn lưỡi. Thế thì ông đều chẳng thể nếm các vị khác nhau ở thế gian, như là mía ngọt, mận chua, hoàng liên đắng, vị mặn, cay, gừng, và quế. Ông sẽ chỉ có thể tự nếm lưỡi của mình. Vậy là ngọt hay đắng? Giả sử tánh của lưỡi là đắng, vậy cái gì nếm nó? Do căn lưỡi chẳng thể tự nếm, thế thì ai sẽ nhận biết vị nếm? Giả sử tánh của lưỡi không đắng thì vị đắng sẽ không sanh ra từ nó. Thế thì thức của lưỡi làm sao thành lập?

Giả sử thức của lưỡi sanh ra từ vị nếm. Như thế thức của lưỡi sẽ tự có vị nếm, tức đồng như căn lưỡi và lẽ ra không thể tự nếm. Thế thì làm sao thức của lưỡi nhận biết là vị nếm hay chẳng phải vị nếm? Lại nữa, tất cả vị nếm không phải sanh ra từ một thứ. Do vị nếm sanh ra từ nhiều thứ nên thức của lưỡi lẽ ra phải có nhiều thể. Giả sử thức của lưỡi chỉ một thể và sanh ra từ vị nếm, thì khi vị mặn, lạt, ngọt, và cay hòa hợp, những đặc điểm khác nhau của chúng sẽ chuyển thành một vị và không thể phân biệt. Bởi chẳng có sự phân biệt nên không thể gọi là thức. Thế thì làm sao còn gọi là cõi giới của lưỡi, vị, và thức?

Đừng nên cho rằng hư không sanh ra tâm thức của ông. Khi căn lưỡi và vị nếm tiếp xúc, thì ở trong ấy, chúng sẽ không còn tự tánh riêng biệt. Thế thì làm sao cõi giới thành lập?

Cho nên phải biết rằng, căn lưỡi và vị trần không thể làm duyên để sanh ra thức của lưỡi, bởi vì ba nơi--căn lưỡi, vị trần, và thức của lưỡi--đều tồn tại riêng biệt. Nó vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh nó cũng chẳng phải tự nhiên.



Này Khánh Hỷ! Theo sự hiểu biết của ông thì căn thân và xúc trần làm duyên để sanh ra thức của thân. Nhưng có phải thức này sanh ra bởi từ thân và dùng căn thân làm cõi giới chăng? Hay nó sanh ra bởi từ xúc chạm và dùng xúc trần làm cõi giới chăng?

Này Khánh Hỷ! Giả sử thức của thân sanh ra từ căn thân. Nhưng khi chẳng có sự cảm nhận của hai duyên: giao tiếp và tách rời từ xúc trần, thì thân sẽ nhận biết gì?

Giả sử nó sanh từ xúc trần thì chẳng liên quan gì đến thân của ông. Vậy ai không có thân mà vẫn có thể biết sự giao tiếp và tách rời từ xúc trần đây?

Này Khánh Hỷ! Vật vô tình không thể có xúc giác. Cảm nhận xúc trần là do thức của thân. Có căn thân thì mới có sự nhận biết của xúc trần. Sự nhận biết của xúc trần cần thông qua căn thân. Do đó xúc trần chẳng phải căn thân và căn thân chẳng phải xúc trần. Cả hai căn thân và xúc trần vốn chẳng đủ làm chỗ tựa cho thức của thân. Nếu thức của thân kết hợp với căn thân, tức nó sẽ tự có thể tánh của căn thân. Nhưng nếu thức của thân lìa khỏi căn thân, tức nó đồng như tánh hư không.

Do bởi thức của thân không thể sanh ra từ căn thân bên trong hay xúc trần bên ngoài, vậy thì làm sao nó tồn tại ở giữa chúng? Nếu nó chẳng tồn tại ở giữa chúng, còn căn thân bên trong cùng xúc trần bên ngoài đều tự tánh rỗng không, thế thì thức của thân thành lập từ cõi giới nào?

Cho nên phải biết rằng, căn thân và xúc trần không thể làm duyên để sanh ra thức của thân, bởi vì ba nơi--căn thân, xúc trần, và thức của thân--đều tồn tại riêng biệt. Nó vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh nó cũng chẳng phải tự nhiên.



Này Khánh Hỷ! Theo sự hiểu biết của ông thì căn ý và pháp trần làm duyên để sanh ra thức của ý. Nhưng có phải thức này sanh ra bởi từ ý và dùng căn ý làm cõi giới chăng? Hay nó sanh ra bởi từ pháp trần và dùng pháp trần làm cõi giới chăng?

Này Khánh Hỷ! Giả sử thức của ý sanh ra từ căn ý. Vậy trong căn ý của ông phải có điều gì suy tư để phát khởi ý của ông. Nếu pháp trần chẳng hiện tiền thì căn ý sẽ không chỗ sanh. Khi lìa khỏi duyên, nó sẽ vô hình sắc, vậy thức của ý như thế sẽ hữu dụng gì?

Lại nữa, thức của ý và căn ý của ông với khả năng suy tư và phân biệt là giống nhau hay sai khác? Nếu thức của ý đồng như căn ý thì nó trở thành căn ý; vậy thức của ý làm sao sanh ra từ căn ý? Nếu thức của ý khác với căn ý thì nó sẽ chẳng nhận biết gì. Nếu nó chẳng nhận biết gì, thế thì làm sao nó sanh từ căn ý. Còn nếu nó có nhận biết, làm sao ông có thể phân biệt nó từ căn ý? Do sự giống nhau lẫn sai khác đều chẳng thể phân biệt, thế thì thức của ý thành lập từ cõi giới nào?

Giả sử thức của ý sanh ra từ pháp trần. Các pháp của thế gian đều chẳng rời khỏi năm trần. Bây giờ ông hãy quán sát sắc, thanh, hương, vị, và xúc. Mỗi thứ đều có tướng trạng rõ ràng và khế hợp đối với năm căn, nhưng không một thứ nào khế hợp với căn ý. Nếu ông vẫn cứ nhất quyết cho rằng thức của ý sanh ra từ pháp trần, thì bây giờ ông hãy quán sát tường tận tướng trạng của pháp trần và những trần khác. Nếu lìa khỏi các tướng, như là hình sắc và rỗng không, tiếng động và yên tĩnh, khai thông và bế tắc, tụ hợp và ly tán, sanh và diệt, thì sẽ chẳng còn gì cho pháp trần. Khi sanh thì hình sắc, rỗng không, và các pháp sanh. Khi diệt thì hình sắc, rỗng không, và các pháp diệt. Trong khi đó pháp trần không thể độc lập sanh ra mà chẳng cần nương các trần kia. Nếu pháp trần là nhân để thức của ý sanh ra, vậy nó có hình tướng gì? Do pháp trần chẳng có tướng trạng, thế thì làm sao thức của ý sanh ra từ chúng?

Cho nên phải biết rằng, căn ý và pháp trần không thể làm duyên để sanh ra thức của ý, bởi vì ba nơi--căn ý, pháp trần, và thức của ý--đều tồn tại riêng biệt. Nó vốn chẳng sanh ra từ nhân hay duyên, và tánh nó cũng chẳng phải tự nhiên."



Ngài Khánh Hỷ bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Như Lai thường nói về nhân duyên hòa hợp. Tất cả muôn loại biến hóathế gian đều nhân bởi bốn đại hòa hợp mà phát sanh. Vậy thì tại sao Như Lai gạt bỏ cả nhân duyên lẫn tự nhiên? Con bây giờ chẳng biết ý nghĩa này sẽ về đâu. Kính mong Như Lai rủ lòng thương xót mà khai thị liễu nghĩa của Trung Đạo cho chúng sanh, là Pháp không hí luận."

Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo ngài Khánh Hỷ:

"Do ông đã nhàm bỏ Pháp Tiểu Thừa của hàng Thanh Văn và bậc Duyên Giác, và do ông đã phát tâm chí cầu Đạo vô thượng, nên bây giờ Ta sẽ khai thị Đệ Nhất Nghĩa Đế cho ông. Tại sao ông vẫn còn tự mình siết trói bởi hí luận của thế gianvọng tưởng về nhân duyên? Tuy ông đa văn nhưng đó chỉ như người có thể bàn luận về phương thuốc mà chẳng thể phân biệt khi nó thật sự hiện tiền. Bởi vậy Như Lai mới nói rằng ông thật đáng thương.

Ông nay hãy lắng nghe. Ta sẽ phân biệt cùng khai thị cho ông, và cũng làm cho những hành giả tu Pháp Đại Thừavị lai thông đạt thật tướng."

Ngài Khánh Hỷ lặng yên và chờ đợi thánh chỉ của Phật.

"Này Khánh Hỷ! Theo như lời ông nói, muôn loại biến hóathế gian đều nhân bởi bốn đại hòa hợp mà phát sanh.

Này Khánh Hỷ! Nếu thể tánh của bốn đại kia chẳng hòa hợp thì sẽ không thể cùng với các đại hòa hợp. Đây ví như hư không chẳng hòa hợp với các sắc pháp. Còn nếu thể tánh của bốn đại kia hòa hợp thì sẽ đồng như sự biến hóa không cùng tận của sanh diệt tương tục. Sanh tử tử sanh, sanh sanh tử tử như vòng lửa xoay mà chưa từng dừng nghỉ.

Này Khánh Hỷ! Việc đó cũng như nước thành băng, rồi băng trở lại thành nước.



Ông hãy quán sát tánh của đất. Phần thô kệchđại địa, phần tinh tếvi trần, và cho đến lân hư trần. Nếu ai cắt lân hư trần siêu nhỏ kia thành bảy phần thì sắc tướng biên tế của nó rất khó phân biệt. Nếu lại cắt nữa thì chính là tánh của hư không.

Này Khánh Hỷ! Nếu những lân hư trần này bị chia cắt cho đến khi chúng trở thành hư không, thì tức là hư không có khả năng sanh ra sắc tướng. Ông nay hỏi rằng, có phải các tướng biến hóa sanh ra ở thế gian là do hòa hợp của bốn đại chăng? Ông hãy quán sát điều này. Cho dù có hòa hợp bao nhiêu hư không đi chăng nữa thì cũng sẽ không trở thành một lân hư trần, và cũng chớ bảo rằng những lân hư trần này hợp thành bởi những lân hư trần của chính nó.

Lại nữa, giả sử những lân hư trần này bị chia cắt để trở thành hư không, vậy thì phải dùng bao nhiêu sắc tướng để hợp thành hư không? Thật ra, khi sắc tướng hòa hợp, chúng không trở thành hư không. Khi hư không tích tụ, nó không trở thành sắc tướng. Hơn nữa, sắc tướng thì có thể chia cắt, nhưng hư không làm sao mà tích tụ đây?

Ông vốn không biết rằng ở trong Như Lai tạng, tánh của sắc chẳng khác chân không. Tánh của không tức là chân sắc và nó trùm khắp Pháp Giới. Sự thật thì tánh của đất tùy theo tâm của chúng sanh mà ứng với khả năng hiểu biết của họ và tùy theo nghiệp của họ mà hiện ra. Thế gian vô trimê lầm mà cho rằng yếu tố của đất đến từ nhân duyên hoặc từ tánh tự nhiên. Những sự phân biệt và tính toán đó đều tạo bởi thức tâm. Chúng chỉ có lời nóihoàn toàn chẳng có nghĩa lý chân thật.



Này Khánh Hỷ! Tánh của lửa không tồn tại độc lập mà phải nương các duyên. Ông hãy quán sát một gia đình chưa dùng bữa ở trong thành. Khi muốn đun bếp, tay họ cầm vật phản chiếu giơ lên ở trước mặt trời để lấy lửa.

Này Khánh Hỷ! Một thí dụ của hòa hợpTăng đoàn ở nơi đây, gồm có ông với Ta và 1.250 vị Bhikṣu. Mặc dù là một đoàn thể nhưng suy xét cho tận cùng, mỗi vị đều sanh ra ở một gia tộc với tên gọi riêng. Như là Bhikṣu Thu Lộ Tử thuộc dòng dõi Phạm ChíBhikṣu Mộc Qua Lâm Ẩm Quang thuộc dòng tộc Ẩm Quang, và cho đến ông, Khánh Hỷ, thuộc chủng tánh Cam Giá.

Này Khánh Hỷ! Nếu tánh của lửa nhân bởi hòa hợp mà có, vậy khi tay họ cầm tấm gương giơ lên ở trước mặt trời để lấy lửa, thì lửa đó là từ trong gương mà ra? Là từ vật bắt lửa mà ra? Hay từ mặt trời mà đến?

Này Khánh Hỷ! Giả sử lửa kia đến từ mặt trời, tức là nó tự có khả năng đốt vật bắt lửa ở trong tay ông. Vậy nó lẽ ra cũng có thể đốt rừng cây khi rọi vào chúng.

Giả sử lửa kia từ trong gương mà ra, tức là ở trong gương tự có khả năng phát ra lửa để đốt vật bắt lửa. Vậy thì tại sao tấm gương lại không bị nấu chảy khi tay ông giơ nó lên? Thế nhưng tướng nhiệt còn chẳng có, huống nữa là bị nấu chảy.

Giả sử lửa kia từ vật bắt lửa mà ra, vậy thì cần gì phải nhờ đến ánh sáng của mặt trời chiếu vào tấm gương, rồi sau đó mới bốc lửa.

Ông hãy quán sát kỹ lưỡng thêm một lần nữa. Cần có người cầm tấm gương để lấy ánh sáng đến từ mặt trời, rồi chiếu vào vật bắt lửa sanh ra từ đất, nhưng lửa từ nơi nào mà đến đây? Mặt trời và tấm gương không thể hòa hợp vì bởi cách xa nhau. Lửa cũng không thể từ tự nhiên mà có.

Ông vẫn không biết rằng ở trong Như Lai tạng, tánh của lửa chẳng khác chân không. Tánh của không tức là chân hỏa. Nó vốn thanh tịnhtrùm khắp Pháp Giới. Hỏa đại tùy theo tâm của chúng sanh mà ứng với khả năng hiểu biết của họ.

Này Khánh Hỷ! Phải biết rằng khắp Pháp Giới, ở bất kỳ nơi đâu trên thế gian cũng có thể lấy lửa bằng cách cầm gương giơ lên mặt trời. Do có thể phát lửa ở bất cứ nơi đâu trên thế gian, thế thì làm sao nó chỉ giới hạn ở một nơi chứ? Sự thật thì tánh của lửa tùy theo nghiệp của chúng sanhhiện ra. Thế gian vô trimê lầm mà cho rằng yếu tố của lửa đến từ nhân duyên hoặc từ tánh tự nhiên. Những sự phân biệt và tính toán đó đều tạo bởi thức tâm. Chúng chỉ có lời nóihoàn toàn chẳng có nghĩa lý chân thật.



Này Khánh Hỷ! Tánh của nước bất định, không phải luôn chảy hay luôn dừng. Ví như các tiên nhân, như là Hoàng Phát, Luân Tiên, Hồng Liên, và Hải Thủy cùng với các đại huyễn sư ở thành Phong Đức. Vào đêm trăng sáng, các huyễn sư này cầm một cái bát giơ lên mặt trăng để hứng lấy nước có tinh khí của nó, rồi hòa chung với thuốc ảo giác của họ. Có phải nước đó là từ trong bát mà ra? Là đã có sẵn ở trong hư không? Hay đến từ mặt trăng?

Này Khánh Hỷ! Giả sử nước đó đến từ mặt trăng. Nếu ánh trăng đến từ nơi xa mà có thể làm cho bát hiện ra nước, thì giữa lúc chiếu xuyên qua rừng cây, lẽ ra nó cũng làm cho cây cối vọt ra nước. Vậy thì đâu cần đến bát để làm gì? Do bởi nước không chảy ra từ cây nên nó chẳng đến từ mặt trăng.

Giả sử nước đó từ trong bát mà ra. Vậy nghĩa là ở trong bát này sẽ luôn chảy ra nước. Thế thì đâu cần phải đợi đến trăng sáng ở giữa đêm để làm chi?

Giả sử nước đó sanh ra từ hư không. Do hư khôngvô biên nên nước đáng lẽ cũng mênh mông. Như vậy từ nhân gian cho đến cõi trời đều bị nhấn chìm. Thế thì làm sao còn có chúng sanh di chuyển trên đất, trong nước, hay giữa không trung?

Ông hãy quán sát tường tận thêm một lần nữa. Mặt trăng di chuyển trên không. Các huyễn sư cầm bát giơ lên để hứng lấy nước. Thật sự nước đến từ đâu mà chảy vào bát? Mặt trăng và cái bát không thể hòa hợp bởi vì cách xa nhau. Nước cũng không thể từ tự nhiên mà có.

Ông vẫn không biết rằng ở trong Như Lai tạng, tánh của nước chẳng khác chân không. Tánh của không tức là chân thủy. Nó vốn thanh tịnhtrùm khắp Pháp Giới. Thủy đại tùy theo tâm của chúng sanh mà ứng với khả năng hiểu biết của họ.

Phải biết rằng khắp Pháp Giới, hễ nơi nào mà có ai cầm lên một cái bát thì nước sẽ vọt ra ở chỗ đó. Do nước có thể tìm thấy ở khắp thế gian, thế thì làm sao nó chỉ giới hạn ở một nơi chứ? Sự thật thì tánh của nước tùy theo nghiệp của chúng sanhhiện ra. Thế gian vô trimê lầm mà cho rằng yếu tố của nước đến từ nhân duyên hoặc từ tánh tự nhiên. Những sự phân biệt và tính toán đó đều tạo bởi thức tâm. Chúng chỉ có lời nóihoàn toàn chẳng có nghĩa lý chân thật.



Này Khánh Hỷ! Gió chẳng có thể tánh nhất định, không phải luôn chuyển động hay luôn tĩnh lặng. Ông thường chỉnh y phục khi ngồi vào đại chúng. Lúc đó, góc cạnh của đại y dao động đến người xung quanh. Kết quả có một làn gió nhẹ phẩy qua mặt của người kia. Có phải làn gió này vọt ra từ góc cạnh của Pháp y? Là khởi ra từ hư không? Hay sanh ra từ khuôn mặt của người bên cạnh?

Này Khánh Hỷ! Giả sử làn gió này vọt ra từ góc cạnh của Pháp y. Vậy nghĩa là ông đang quấn gió vào mình. Khi ấy y phục của ông sẽ bay lên xuống và đáng lẽ nó phải lìa khỏi thân thể của ông. Tuy nhiên, bây giờ Ta đang thuyết Pháp ở giữa chúng hộiđại y của Ta rũ xuống. Ông hãy nhìn Pháp y của Ta và chỉ ra gió ở chỗ nào? Sự thật thì yếu tố của gió chẳng ẩn tàng ở trong y phục.

Giả sử làn gió này sanh khởi từ hư không. Vậy thì y phục của ông cần gì phải dao động mới khiến người khác cảm giác làn gió chứ? Lại nữa, tánh của hư không thường trụ. Nếu gió khởi sanh từ đó thì nó sẽ luôn thổi. Nếu khi gió ngưng thổi thì nghĩa là hư không sẽ diệt mất. Chúng ta có thể thấy biết khi gió biến mất, nhưng hư không diệt mất thì có tướng trạng gì? Hễ có sanh diệt thì không thể gọi là hư không. Cho nên gió không thể đến từ hư không.

Giả sử làn gió này sanh ra từ khuôn mặt của người bên cạnh. Thế thì đáng lẽ chính ông là người cảm giác làn gió phẩy qua chứ không phải người bên cạnh. Tại sao lại là người bên cạnh cảm giác làn gió phẩy qua khi ông chỉnh y phục?

Ông hãy quán sát kỹ càng. Việc chỉnh y phục là ông. Cảm giác làn gió phẩy qua khuôn mặt là người bên cạnh. Hư không lặng yên và chẳng hề dao động. Vậy gió từ đâu đến mà thổi vào khuôn mặt của người bên cạnh? Gió và hư không có tánh riêng biệt và không thể hòa hợp. Gió cũng không thể từ tự nhiên mà có.

Ông vẫn không biết rằng ở trong Như Lai tạng, tánh của gió chẳng khác chân không. Tánh của không tức là chân phong. Nó vốn thanh tịnhtrùm khắp Pháp Giới. Phong đại tùy theo tâm của chúng sanh mà ứng với khả năng hiểu biết của họ.

Này Khánh Hỷ! Như riêng ông đã tạo ra một làn gió nhẹ khi chỉnh y phục, thì điều này cũng sẽ xảy ra ở bất cứ quốc độ nào biến khắp Pháp Giới. Do vì gió có thể khởi lên bất kỳ nơi đâu trên thế gian, thế thì làm sao nó chỉ giới hạn ở một nơi chứ? Sự thật thì tánh của gió tùy theo nghiệp của chúng sanhhiện ra. Thế gian vô trimê lầm mà cho rằng yếu tố của gió đến từ nhân duyên hoặc từ tánh tự nhiên. Những sự phân biệt và tính toán đó đều tạo bởi thức tâm. Chúng chỉ có lời nóihoàn toàn chẳng có nghĩa lý chân thật.



Này Khánh Hỷ! Hư không chẳng có hình tướng. Nhân bởi vật có hình sắc mà nó hiển lộ. Ví như thành Phong Đức này cách xa bờ sông. Những người thuộc dòng tộc Lợi Căn, chủng tánh vua chúa, Phạm Chí, thương gia, nông dân, và cho đến tầng lớp hạ tiện, họ đều phải đào giếng tìm nước khi tạo lập chỗ ở mới. Khi họ đào một thước đất thì ở trong đó sẽ có một thước hư không hiện ra. Và như thế cho đến đào một trượng đất thì ở trong đó cũng sẽ có một trượng hư không hiện ra. Độ sâu cạn của hư không ở trong giếng là tùy vào việc đào đất nhiều hay ít. Có phải hư không ở trong giếng là nhân bởi đất mà xuất hiện? Là nhân bởi sự đào bới mà có? Hay là nó tự sanh mà chẳng cần nhân?

Này Khánh Hỷ! Giả sử hư không ở trong giếng là tự sanh mà chẳng cần nhân. Thế thì trước khi đào đất, tại sao nó không ngăn ngại? Tại sao chỉ thấy khối đất mà chẳng thể xuyên qua?

Giả sử hư không ở trong giếng là nhân bởi đất mà xuất hiện. Vậy khi đất được đào lên, lẽ ra phải thấy hư không vào trong giếng. Nếu khi đất vừa đào lên mà chẳng có hư không tràn vào, thế thì làm sao gọi hư không ở trong giếng là nhân bởi đất mà xuất hiện chứ? Nhưng nếu hư không chẳng ra khỏi từ đất để vào trong giếng, tức là đất và hư không vốn chẳng sai khác. Chẳng sai khác nghĩa là giống nhau. Vậy khi đất được đào lên, tại sao hư không chẳng theo cùng với nó chứ?

Giả sử hư không ở trong giếng là nhân bởi sự đào bới mà có. Vậy nghĩa là sự đào bới làm cho hư không hiện rađáng lẽ chẳng nên có đất được đào lên. Nhưng nếu hư không chẳng nhân bởi sự đào bới mà có, mà chỉ có đất được đào lên, thế thì tại sao lại thấy có hư không?

Ông hãy quán sát kỹ lưỡng và tư duy sâu xa. Người đào giếng chọn một nơi thích hợp để thi hành. Đất được đào lên trong quá trình ấy. Nhưng còn về hư không thì sao? Làm sao nó sanh ra? Đất được đào lên có hình thể rõ ràng, nhưng hư không thì chẳng có. Do đó chúng chẳng thể hỗ tương tác dụng và không thể hòa hợp. Hư không cũng chẳng thể từ tự nhiên mà có.

Tánh của hư không bao trùm khắp và bổn thể chẳng dao động. Ông nên biết rằng, hiện tại đất nước gió lửa cùng với hư không gọi là năm yếu tố chính. Thể tánh chân thật của chúng hoàn toàn dung hòa với nhau. Chúng đều từ Như Lai tạng và vốn chẳng sanh hay diệt.

Này Khánh Hỷ! Khi giảng về bốn đại ở trước, tâm của ông mê muội và chẳng hiểu rằng chúng vốn từ Như Lai tạng. Cho nên ông vẫn còn xem xét rằng, hư không là có ra khỏi, là có vào, hay chẳng ra khỏi hay vào khi đào giếng.

Ông hoàn toàn chẳng biết rằng ở trong Như Lai tạng, tánh của giác chẳng khác chân không. Tánh của không tức là chân giác. Nó vốn thanh tịnhtrùm khắp Pháp Giới. Hư không tùy theo tâm của chúng sanh mà ứng với khả năng hiểu biết của họ.

Này Khánh Hỷ! Ví như khi đào một cái giếng thì hư không liền hiện ra ở trong đó. Hư không hiện ramười phương thì cũng lại như vậy. Do hư không trùm khắp mười phương, thế thì làm sao nó chỉ giới hạn ở một nơi chứ? Sự thật thì tánh của hư không tùy theo nghiệp của chúng sanhhiện ra. Thế gian vô trimê lầm mà cho rằng yếu tố của hư không đến từ nhân duyên hoặc từ tánh tự nhiên. Những sự phân biệt và tính toán đó đều tạo bởi thức tâm. Chúng chỉ có lời nóihoàn toàn chẳng có nghĩa lý chân thật.



Này Khánh Hỷ! Thị giác của ông chẳng thể nhận biết nếu hư khôngsắc tướng chẳng hiện hữu. Ví dụ như ông bây giờ ở trong Rừng cây Chiến Thắng, nơi đây có ánh sáng ở ban ngày và bóng tối ở ban đêm. Ở giữa đêm khi trăng tròn thì có ánh sáng nhưng lại tối đen vào đêm không trăng. Ông có thể phân biệt sáng tối ở những lúc đó là do bởi thị giác của ông. Như thế, có phải thị giác của ông là cùng một thể hay chẳng phải một thể với tướng của sáng tối và hư không? Hoặc tuy đồng nhưng có khác? Hoặc tuy khác nhưng chẳng sai khác?

Này Khánh Hỷ! Giả sử thị giác của ông vốn là một thể với sáng, tối, và hư không. Nhưng thể tướng của sáng và tối trái nghịch, cái này phải diệt mất thì cái khác mới hiện ra. Khi tối thì không sáng. Khi sáng thì không tối. Do đó, nếu thị giác của ông đồng với tối thì nó sẽ diệt mất khi sáng. Còn nếu thị giác của ông đồng với sáng thì nó sẽ diệt mất khi tối. Một khi thị giác của ông đã diệt mất thì làm sao nó còn thấy sáng hay tối được nữa? Làm sao thị giác chẳng sanh diệt của ông lại có thể đồng với sáng và tối khi mà chúng đã diệt mất?

Giả sử thị giác của ông không cùng một thể với sáng hoặc tối. Vậy khi lìa khỏi sáng, tối, và hư không, ông có thể nào phân tích thị giác của ông có hình tướng ra sao chăng? Lìa khỏi sáng, tối, và hư không thì một thị giác như thế cũng như rùa có lông hay thỏ có sừng. Như ba việc đều chẳng có--sáng, tối, và hư không--vậy thị giác thành lập từ đâu? Do sáng và tối trái nghịch nhau, thế thì làm sao thị giác của ông có thể đồng với chúng chứ? Mặt khác, nó chẳng thể hiện hữu mà lìa khỏi ba việc trên, vậy thì làm sao thị giác của ông có thể khác với chúng chứ?

Lại nữa, hư khôngthị giác của ông vốn là vô biên và chẳng có ranh giới. Thế thì làm sao chúng không giống nhau? Nhưng khi ông thấy sáng và tối, tánh của thị giác chẳng biến đổi. Thế thì làm sao chúng không khác nhau?

Ông hãy nghiên cứuthẩm tường tỉ mỉ thêm một lần nữa. Hãy tư duyquán sát tường tận. Ánh sáng đến từ mặt trời, và đen tối xuất hiện vào đêm không trăng. Không ngăn ngại thuộc về hư khôngchướng ngại thuộc về đại địa. Vậy nhân bởi gì mà thị giác như thế sanh ra? Thị giác có sự nhận biết nhưng hư không hoàn toàn vô tri. Do đó chúng không thể hòa hợp. Thị giác cũng chẳng thể từ tự nhiên mà có.

Tánh của thị giác, thính giác, và cho đến tri giác là bao trùm khắp và bổn thể chẳng dao động. Ông nên biết rằng, thị giáchư không vô biên bất động, cùng với bốn đại dao động--đất nước gió lửa, gọi là sáu yếu tố chính. Thể tánh chân thật của chúng hoàn toàn dung hòa với nhau. Chúng đều từ Như Lai tạng và vốn chẳng sanh hay diệt.

Này Khánh Hỷ! Do tánh của ông trầm luân nên chẳng hiểu rằng, thị giác, thính giác, và cho đến tri giác của ông đều vốn từ Như Lai tạng. Ông hãy quán sát thị giác, thính giác, và cho đến tri giác của ông. Là sanh hay diệt? Là giống nhau hay sai khác? Là chẳng sanh hay diệt? Là chẳng giống nhau hay sai khác?

Ông vẫn không biết rằng ở trong Như Lai tạng, tánh của thị giác chẳng khác giác ngộ minh liễu. Tánh của giác ngộ tức là thị giác trong sáng. Nó vốn thanh tịnhtrùm khắp Pháp Giới. Thị giác tùy theo tâm của chúng sanh mà ứng với khả năng hiểu biết của họ. Tương tự như thị giác của căn mắt biến khắp Pháp Giới, thì diệu đức oánh nhiên của thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, và tri giác cũng biến khắp Pháp Giới. Do chúng trùm khắp mười phương, thế thì làm sao chúng chỉ giới hạn ở một nơi chứ? Sự thật thì tánh của giác tùy theo nghiệp của chúng sanhhiện ra. Thế gian vô trimê lầm mà cho rằng yếu tố của giác đến từ nhân duyên hoặc từ tánh tự nhiên. Những sự phân biệt và tính toán đó đều tạo bởi thức tâm. Chúng chỉ có lời nóihoàn toàn chẳng có nghĩa lý chân thật.



Này Khánh Hỷ! Tánh của sáu thức chẳng có nguồn cội. Nhân bởi sáu căn và sáu trần hư vọngchúng sanh ra. Ông bây giờ hãy nhìn khắp thánh chúngPháp hội này. Khi mắt của ông tuần tự nhìn lướt qua thì thấy họ như đang ở trong gương và chẳng có phân biệt. Nhưng trong thức của ông sẽ nhận dạng theo thứ tự. Đây là Diệu Cát Tường Bồ-tát, Tôn giả Mãn Từ Tử, Tôn giả Đại Thải Thúc Thị, Tôn giả Vô Diệt, và Tôn giả Thu Lộ Tử. Có phải thức phân biệt này là sanh từ căn mắt? Là sanh từ sắc tướng? Là sanh từ hư không? Hay là nó đột nhiên sanh ra mà chẳng cần nhân?

Này Khánh Hỷ! Giả sử thức tánh của ông sanh từ căn mắt. Vậy nếu bốn loại này đều chẳng có--sáng, tối, hình sắc, và hư không--thì căn mắt của ông sẽ không hoạt động. Căn mắt còn không hoạt động thì thức của ông sẽ phát khởi từ đâu?

Giả sử thức tánh của ông sanh từ sắc tướng mà chẳng phải từ căn mắt. Vậy thì ông sẽ không thấy ánh sáng và cũng không thấy đen tối. Như đã không nhận biết sáng hay tối, ông cũng sẽ không nhận biết hình sắc hay hư không. Những tướng này còn chẳng thấy thì làm sao thức của ông phát khởi từ chúng đây?

Giả sử thức tánh của ông sanh từ hư không mà chẳng phải từ căn mắt hay sắc tướng. Nhưng nếu không có căn mắt thì sẽ chẳng thấy gì. Do đó ông sẽ không thể tự biết sáng, tối, hình sắc, hay hư không. Nếu các trần chẳng hiện hữu ở nơi các căn để làm duyên thì thị giác, thính giác, và cho đến tri giác sẽ không chỗ an lập.

Giả sử thức tánh của ông sanh từ hư không mà chẳng phải từ căn mắt hay sắc tướng. Tuy nhiên, hư không đồng với chẳng có gì. Và cho dù hư không có gì thì nó chẳng giống như vật có thật. Giả như hư không phát khởi thức của ông, thế thì ông làm sao phân biệt?

Giả sử thức tánh của ông đột nhiên sanh ra mà chẳng cần nhân. Thế thì tại sao mặt trăng lại không hốt nhiên chiếu sáng ở giữa ban ngày?

Ông hãy nghiên cứuthẩm tường tỉ mỉ thêm một lần nữa. Cái thấy là một chức năng của căn mắt. Trần cảnh hiện ra ở trước thì có hình tướng, nhưng hư không thì chẳng có. Như vậy thức nhân ở đâu mà sanh ra? Bởi thức khởi phân biệt nên tánh của nó là dao động, còn căn mắt là tĩnh lặng do bởi chỉ ghi nhận sắc trần. Do đó chúng không thể hòa hợp với nhau. Các căn và thức của tai, mũi, lưỡi, thân, ý thì cũng lại như vậy. Sáu thức chẳng thể từ tự nhiên mà có.

Nếu yếu tố của thức chẳng phải do những điều trên mà sanh ra, thì ông phải biết rằng thức phân biệt của mắt, thức của tai, và cho đến thức của ý là viên mãn trạm nhiên và tánh của nó chẳng đến từ nơi nào hết. Thức, giác, hư không, đất, nước, gió, và lửa gọi là bảy yếu tố chính. Thể tánh chân thật của chúng hoàn toàn dung hòa với nhau. Chúng đều từ Như Lai tạng và vốn chẳng sanh hay diệt.

Này Khánh Hỷ! Do tâm của ông thô kệch và cạn hẹp nên chẳng hiểu rằng, thức của mắt, thức của tai, và cho đến thức hiểu rõ của ý đều vốn từ Như Lai tạng. Ông hãy quán sát tất cả sáu thức này của ông. Là giống nhau hay sai khác? Là hiện hữu hay rỗng không? Là chẳng giống nhau hay sai khác? Là chẳng hiện hữu hay rỗng không?

Ông vẫn không biết rằng ở trong Như Lai tạng, tánh của thức chẳng khác giác ngộ minh liễu. Tánh của giác ngộ tức là chân thức. Nó là diệu giác trạm nhiêntrùm khắp Pháp Giới. Nó bao hàm tất cả hư không trong mười phương. Thế thì làm sao nó chỉ giới hạn ở một nơi chứ? Sự thật thì tánh của thức tùy theo nghiệp của chúng sanhhiện ra. Thế gian vô trimê lầm mà cho rằng yếu tố của thức đến từ nhân duyên hoặc từ tánh tự nhiên. Những sự phân biệt và tính toán đó đều tạo bởi thức tâm. Chúng chỉ có lời nóihoàn toàn chẳng có nghĩa lý chân thật."



Lúc bấy giờ ngài Khánh Hỷ và toàn thể đại chúng, khi nghe lời khai thị vi diệu của Đức Phật Như Lai, thân tâm của họ an nhiên và chẳng bị ngăn ngại. Mỗi vị trong đại chúng nơi đây đều tự biết tâm của mình bao trùm mười phương và thấy tận cùng của hư không khắp mười phương như nhìn lá cây trong lòng bàn tay. Tất cả vạn vật trên thế gian đều là từ diệu minh nguyên tâm. Nó giác liễu thanh tịnh, trùm khắp viên dung, và bao hàm mười phương. Họ lại quán sát thân thể của chính mình khi sanh ra từ cha mẹ. Họ thấy chúng như vi trần phiêu lãng trong hư không và có lúc chúng tồn tại hay diệt mất. Chúng như những bọt nước nổi trôi giữa biển cả mênh môngsanh diệt không dấu vết. Họ liễu đạt và tự biết rằng, diệu tâm bổn nguyên là thường trụ bất diệt.

Khi thông đạt điều chưa từng có, ngài Khánh Hỷ chắp tay đảnh lễ Phật và ở trước Như Lai mà nói kệ tán thán Đức Phật rằng:

"Diệu trạm tổng trì bất động Tôn
Cứu Cánh Kiên Cố hiếm trên đời
Tiêu trừ ức kiếp điên đảo tưởng
Chẳng qua muôn kiếp chứng Pháp thân

Nay nguyện giác ngộ thành Pháp Vương
Trở lại hóa độ Hằng sa chúng
Hoằng thệ rải khắp vi trần sát
Như thế tức là báo Phật ân

Thỉnh cầu Thế Tôn chứng giám cho
Đời ác năm trược nguyện vào trước
Nếu một chúng sanh chưa thành Phật
Vĩnh viễn sẽ không vào tịch diệt

Đại hùng đại lực đại từ bi
Giúp con diệt trừ niệm hoài nghi
Để mau chứng đắc vô thượng giác
Và ngồi Đạo Tràng khắp mười phương

Cho dù hư không có tiêu vong
Tâm như kim cang vô động chuyển"

Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên CốMật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa ♦ Hết quyển 3



Dịch từ Phạn văn: Pháp sư Cực Lượng ở Thế Kỷ 7-8
Dịch sang Tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận
Dịch nghĩa: 5/8/2016 ◊ Cập nhật: 29/8/2016

☸ Cách Đọc Chữ Phạn
Bhikṣu: bíc su




Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên CốMật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa ♦ Quyển 4

Lúc bấy giờ Tôn giả Mãn Từ Tử đang ở giữa đại chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo lộ vai phải, gối phải quỳ sát đất, chắp tay cung kínhbạch Phật rằng:

"Thế Tôn là bậc đại uy đức và khéo diễn giải Đệ Nhất Nghĩa Đế của Như Lai cho chúng sanh. Trong số người thuyết Pháp, Thế Tôn thường ngợi khen con là đệ nhất. Nhưng nay khi nghe Pháp âm vi diệu của Như Lai, con giống như kẻ mù muốn nghe tiếng con muỗi ở khoảng cách hơn một trăm bước. Kẻ đó vốn còn chẳng thấy con muỗi, huống nữa là nghe được tiếng của nó.

Tuy Phật đã giải thích rõ ràng để diệt trừ hoài nghi của con, nhưng hiện tại con vẫn chưa hiểu rõ tường tận nghĩa này để dứt sạch mọi hoài nghi.

Bạch Thế Tôn! Mặc dù Bhikṣu Khánh Hỷ và những vị khác đã khai ngộ nhưng tập lậu chưa trừ. Riêng con và những vị vô lậu khác ở trong chúng hội đã tận trừ các lậu. Tuy nhiên khi nghe lời Pháp âm của Như Lai hôm nay, con vẫn còn sự khúc mắc và hoài nghi.

Bạch Thế Tôn! Nếu thật sự tất cả căn và trần trong thế gian, cùng với uẩn xứ giới đều từ Như Lai tạng và bổn nguyên thanh tịnh, thế thì tại sao hốt nhiên sanh ra sơn hà đại địa và tất cả tướng hữu vi? Chúng tuần tự biến đổi, khi vừa kết thúc rồi lại bắt đầu.

Như Lai cũng nói rằng bổn tánh của đất nước gió lửa hoàn toàn dung hòa lẫn nhau. Chúng trùm khắp Pháp giớitrạm nhiên thường trụ.

Bạch Thế Tôn! Nếu yếu tố của đất biến khắp, vậy thì làm sao nó cùng chung với nước? Và nếu yếu tố của nước biến khắp thì yếu tố của lửa sẽ không sanh. Làm sao biết rõ yếu tố của nước với lửa đều cùng khắp hư không và chẳng hủy diệt lẫn nhau?

Bạch Thế Tôn! Tánh của đất có sự ngăn ngại nhưng yếu tố của hư không thì thông suốt. Thế thì làm sao cả hai cùng trùm khắp Pháp Giới? Con chẳng biết nghĩa này sẽ về đâu. Kính mong Như Lai với lòng đại từ mà tuyên giảng để tách rời đám mây u mê của con và các đại chúng."

Khi nói lời ấy xong, ngài cúi đầu đảnh lễ sát đất, khâm kính và khát ngưỡng lời giáo huấn từ bi vô thượng của Như Lai.

Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo ngài Mãn Từ Tử cùng những vị Ứng Chân ở trong chúng hội với các lậu tận trừ và đã đạt đến quả vị Vô Học rằng:

"Hôm nay Như Lai sẽ rộng vì mọi người trong chúng hội nơi đây mà tuyên nói về nghĩa lý tối thắng ở trong những thắng nghĩa chân thật, hầu khiến cho những vị Thanh Văn định tánh các ông ở trong Pháp hội này, cùng tất cả các vị Ứng Chân và những vị khác mà chưa chứng đắc hai loại không, sẽ hướng về thượng thừa và đều sẽ vào Đạo Tràng tịch diệt của Nhất Thừa, là nơi tu hành tĩnh mịch chân chánh. Ông nay hãy lắng nghe! Ta sẽ thuyết giảng cho ông."

Ngài Mãn Từ Tử cùng những vị khác đều khâm kính Pháp âm của Phật và lặng yên để nghe lời dạy của Như Lai.

Đức Phật bảo:

"Này Mãn Từ Tử! Theo như lời ông nói, nếu tất cả vốn thanh tịnh thì tại sao hốt nhiên sanh ra sông núi đất đai? Chẳng phải ông thường nghe Như Lai tuyên nói về tánh giác diệu minhbổn giác minh diệu hay sao?"

Ngài Mãn Từ Tử thưa rằng:

"Dạ vâng, thưa Thế Tôn! Con thường nghe Phật tuyên giảng về nghĩa lý này."

Đức Phật bảo:

"Vậy có phải ông cho rằng bổn giác minh liễuthể tánh trong sáng? Hay là bổn giác minh liễu vẫn thiếu sự hiểu biết cho đến khi đạt đến giác ngộ?"

Ngài Mãn Từ Tử thưa rằng:

"Bổn giác minh liễu được biểu thị bởi hiểu biết và sự hiểu biết đó thêm vào nó."

Đức Phật bảo:

"Giả sử bổn giác minh liễu được biểu thị bởi hiểu biết và sự hiểu biết đó thêm vào nó khi đạt đến giác ngộ. Nhưng sự giác ngộ mà có điều hiểu biết thêm vào thì không thể là giác ngộ chân thật. Sự giác ngộ như thế sẽ thiếu hiểu biết nếu nó không được thêm vào. Nhưng sự giác ngộ mà thiếu hiểu biết thì không thể gọi là bổn giác minh liễu trạm nhiên. Cho nên, nếu ông cho rằng sự hiểu biết phải thêm vào bổn giác minh liễu thì ông đã hiểu sai lệch.

Đó là vì sự giác ngộ chân thật thì không cần thêm vào điều gì. Nhân có sự hiểu biết thêm vào nên có chỗ thành lập. Khi chỗ hư vọng đã thành lập thì sẽ sanh vọng tâm của ông. Ban đầu ở trong đó chẳng có sự giống nhau hay sai khác, nhưng rồi do dấy khởi bốc cháy mà hình thành sai khác. Sai khác từ sự sai khác kia, rồi nhân bởi sai khác mà thành lập giống nhau. Nhân bởi sai khác và giống nhau sanh khởi nên sự chẳng giống nhau hay sai khác lại thành lập.

Sự nhiễu loạn như thế hỗ tương sanh khởi một tinh thần căng thẳng. Khi tinh thần căng thẳng kéo dài sẽ chấp trước pháp trần. Tinh thần căng thẳngchấp trước pháp trần cùng tạo ra tâm vẩn đục, rồi từ đó mà dẫn đến khởi sanh trần lao phiền não. Sự khuấy động trở thành thế giới của trần cảnh, và tĩnh lặng trở thành hư không. Hư không thì giống nhau, nhưng thế giới có sai khác. Nó đích thật là pháp hữu vi và chẳng phải tương đồng hay dị biệt.

Một khi ánh sáng của hiểu biết được thêm vào bổn giác thì u ám của hư không hiện ra. Chúng giao tiếp lẫn nhau và tạo thành sự dao động ở trong tâm. Cho nên mới có phong luân và nó trì giữ thế giới. Nhân bởi hư không sanh khởi dao động, kiên cố của minh giác tạo lập chướng ngạitrở thành kim bảo. Do minh giác tạo lập kiên cố, cho nên mới có kim luân và nó bảo trì quốc độ.

Kiên cố của minh giác tạo thành kim luân. Dao động của minh giác lưu xuất phong luân. Gió và kim ma xát với nhau nên mới có ánh sáng của lửa và tánh của nó là biến hóa. Do ánh sáng của kim sanh ra ẩm ướt và ánh sáng của lửa bốc lên nên mới có thủy luân trùm khắp cõi giới mười phương.

Khi lửa bừng lên và nước đổ xuống, sự giao tiếp của chúng thành lập cứng chắc. Ẩm ướt là biển cả. Khô ráo là châu lục. Do bởi lẽ này nên ánh lửa thỉnh thoảng lóe khởi ở trong biển lớn kia và sông ngòi luôn chảy mãi ở trên châu lục.

Nếu nước chiếm ưu thế và lửa suy kém thì sẽ kết thành núi cao. Cho nên cục đá khi bị đập sẽ xẹt lửa và khi bị nung sẽ thành nước.

Nếu đất chiếm ưu thế và nước suy kém thì sẽ mọc ra cỏ cây. Cho nên rừng cây khi bị đốt sẽ thành đất tro và khi bị ép sẽ thành chất lỏng.

Những sự giao tiếp hư vọng cùng nhau lần lượt phát sanh làm chủng tử. Bởi nhân duyên ấy mà thế giới tương tục chẳng ngừng.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Những hiểu biết hư vọng của chúng sanh là do sự hiểu biết được thêm vào bổn giác. Một khi hư vọng đã thành lập thì sự nhận biết không thể vượt khỏi nó. Bởi nhân duyên ấy mà căn tai chỉ cảm nhận âm thanh và căn mắt không thể siêu du sắc trần. Do sáu trần--sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp--được nhận biết qua hư vọng nên bị phân khai thành những giác quan: thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm, và biết.

Có những chúng sanh sanh ra là bởi nghiệp siết trói tương đồng. Có những chúng sanh sanh ra là bởi hợp tụ hoặc ly tán. Khi chúng sanh ở thân trung uẩn thấy một điểm sáng lóe lên, rồi lại nhìn kỹ vào chỗ lóe sáng nên có tưởng hình thành. Dị kiến trở thành ghét và đồng tưởng trở thành ái. Dòng chảy của ái làm chủng tử và thu hút tưởng vào thai. Do vậy khi cha mẹ giao cấu sẽ phát sanh lực thu hút với một chúng sanh mà họ có nghiệp tương đồng. Bởi có những nhân duyên ấy nên thác vào thai, rồi phát triển ở tuần thứ nhất, thứ nhì, và những giai đoạn kế tiếp.

Sanh từ bào thai, sanh từ trứng, sanh từ ẩm ướt, và sanh từ biến hóa đều ứng theo nghiệp của chúng. Sanh từ trứng là do nghĩ tưởng. Sanh từ bào thai là do tình cảm. Sanh từ ẩm ướt là do hợp tụ. Sanh từ biến hóa là do ly tán. Do tình cảm, nghĩ tưởng, hợp tụ, và ly tán mà chúng sanh có thể chuyển từ một loại sanh này đến loại sanh khác. Tùy theo nghiệp thọ báo mà họ thăng hay đọa. Bởi nhân duyên ấy mà chúng sanh tương tục chẳng ngừng.

Này Mãn Từ Tử! Chúng sanh siết chặt lẫn nhau với niệm yêu thương. Do họ chẳng thể rời yêu thương nên cha mẹ con cháu hỗ tương sanh ra chẳng đoạn tuyệtthế gian. Căn gốc của những việc này chính là ái dục.

Do bởi yêu thươngtham muốn càng thêm lớn nên sự khao khát chẳng thể đình chỉ. Cho nên tất cả chúng sanhthế gian, hoặc sanh từ trứng, sanh từ biến hóa, sanh từ ẩm ướt, hay sanh từ bào thai, tùy vào sức mạnh yếu mà lần lượt ăn nuốt lẫn nhau. Căn gốc của những việc này chính là giết hại.

Giả sử có người giết dê để ăn thịt. Sau khi chết, con dê sẽ sanh làm người. Còn kẻ sát sanh kia sẽ sanh làm dê. Như vậy cho đến mười loại chúng sanh, họ ăn nuốt lẫn nhau ở trong vòng sanh tửnghiệp ác cùng khởi sanh cho đến hết biên tế của vị lai. Căn gốc của những việc này chính là trộm cắp.

Giả sử anh nợ tôi một mạng. Tôi tất sẽ muốn đòi mạng của anh. Bởi nhân duyên ấy nên chúng sanh phải trải qua trăm ngàn kiếp sanh tử.

Giả sử bạn thương yêu tâm tánh của tôi, hoặc tôi nhung nhớ sắc đẹp của bạn. Bởi nhân duyên ấy nên chúng sanh luôn bị siết trói đến suốt trăm ngàn kiếp.

Căn gốc của tất cả những việc này chính là giết hại, trộm cắp, và ái dục. Bởi nhân duyên ấy nên nghiệp quả tương tục mãi chẳng ngừng.

Này Mãn Từ Tử! Ba loại điên đảo tương tục này đều là do bởi thêm sự hiểu biết vào bổn giác minh liễu. Nhân bởi thêm vào sự hiểu biết nên cái thấy sai lầm khởi sanh. Kể từ đó, sơn hà đại địa và tất cả tướng hữu vi đều lần lượt đổi dời. Nhân bởi sự hư vọng đó nên khi vừa kết thúc rồi lại bắt đầu nối tiếp.



Ngài Mãn Từ Tử bạch rằng:

"[Bạch Thế Tôn!] Nếu diệu giác này vốn là tuệ giác vi diệu trong sáng và tâm của Như Lai không tăng không giảm, thế thì tại sao vô cớ hốt nhiên sanh ra sơn hà đại địa và tất cả tướng hữu vi? Như bây giờ Như Lai đã chứng đắc diệu không minh giác, vậy sơn hà đại địa và tập lậu hữu vi sẽ còn khởi sanh chăng?"

Phật bảo ngài Mãn Từ Tử:

"Ví như có người bị lạc trong một làng nọ và chẳng biết đâu là hướng nam hay hướng bắc. Người ấy lạc mất phương hướng là do si mê hay là do giác ngộ?"

Ngài Mãn Từ Tử thưa rằng:

"Người lạc đường ấy chẳng phải do si mê và cũng chẳng phải do giác ngộ.

Vì sao thế? Bởi si mê vốn chẳng có căn gốc. Thế thì làm sao nó là nguyên nhân của lạc đường? Giác ngộ tất không sanh si mê. Thế thì làm sao nó là nguyên nhân của lạc đường?"

Đức Phật bảo:

"Giả sử đương lúc bị lạc, kẻ lạc đường kia bỗng nhiên gặp một người biết đường và được người ấy chỉ cho biết phương hướng.

Này Mãn Từ Tử! Ý ông nghĩ sao? Lúc trước người ấy đã lạc ở trong làng này, vậy bây giờ người ấy có còn bị lạc nữa chăng?"

"Dạ không, thưa Thế Tôn!"

"Này Mãn Từ Tử! Chư Như Lai khắp mười phương thì cũng lại như vậy. Si mê vốn chẳng có căn gốc. Tánh của nó cứu cánh rỗng không. Xưa nay vốn chẳng mê. Nó chỉ tựa như có mê và giác. Một khi giác ngộ từ si mê thì nó liền diệt mất và từ giác ngộ sẽ không còn khởi sanh si mê nữa.

Lại cũng như người bị nhặm nên thấy hoa đốm giữa hư không. Nếu mắt hết nhặm thì hoa đốm liền diệt mất. Giả sử kẻ kia ngu si đến nỗi cứ nhìn ở chỗ hoa đốm biến mất và mong thấy chúng xuất hiện. Ông sẽ cho kẻ đó là ngu si hay trí tuệ?"

Ngài Mãn Từ Tử thưa rằng:

"Vốn chẳng có hoa ở trong hư không. Do cái thấy hư vọng sanh diệt nên thấy có hoa xuất hiện hay diệt mất ở trong hư không. Vốn đã là điên đảo mà còn muốn chúng xuất hiện nữa, đây quả thật ngu si điên cuồng? Làm sao có thể gọi kẻ điên cuồng như thế chỉ là ngu si, huống nữa là có trí tuệ ư?"

Đức Phật bảo:

"Như ông đã hiểu điều đó, vậy tại sao còn hỏi rằng, khi chư Phật Như Lai đã chứng diệu giác minh không thì sơn hà đại địa sẽ còn khởi sanh nữa chăng?

Lại như quặng mỏ vàng. Quặng mỏ có vàng lẫn lộn với tạp chất. Một khi được nung lọc để thành vàng ròng thì nó sẽ không trở thành như xưa nữa.

Lại như khúc gỗ một khi đã bị đốt thành tro thì nó sẽ không còn trở thành khúc gỗ được nữa.

Đạo tịch diệt của chư Phật Như Lai thì cũng lại như vậy.

Này Mãn Từ Tử! Ông đã hỏi rằng, nếu bổn tánh của đất nước gió lửa hoàn toàn dung hòa lẫn nhau và trùm khắp Pháp giới, thế thì tại sao yếu tố của nước và lửa lại không hủy diệt lẫn nhau? Ông cũng hỏi rằng, tại sao yếu tố của hư không và đất trùm khắp Pháp giới nhưng lại chẳng dung hợp với nhau?

Này Mãn Từ Tử! Ví như thể của hư không chẳng có hình tướng nhưng nó không cản ngăn mọi tướng khác phát huy ở trong nó.

Vì sao thế, Mãn Từ Tử? Bầu trời bao la kia sẽ sáng khi mặt trời chiếu soi. Nó sẽ tối khi mây bao phủ. Ở trong nó sẽ có dao động khi gió thổi. Nó sẽ trong thanh khi mưa tạnh. Nó sẽ ô trược khi không khí ngưng đọng. Nó sẽ mù mịt khi gió thổi cuốn bụi. Nó sẽ phản chiếu khi nước lắng trong. Ý ông nghĩ sao? Các tướng hữu vi đặc thù như thế là nhân bởi kia sanh hay là có từ hư không?

Này Mãn Từ Tử! Giả sử những hiện tượng kia sanh ra từ hoàn cảnh. Vậy khi mặt trời chiếu soi, có phải ánh sáng ở trong không sanh ra là do bởi mặt trời chiếu sáng chăng? Nếu là thế thì mặt trời sẽ ở khắp các thế giới trong mười phương. Tại sao chúng ta chỉ thấy một mặt trời hình tròn ở giữa không trung? Ngược lại, nếu ánh sáng của bầu trời đến từ hư không thì lẽ ra tất cả hư không sẽ tự chiếu. Tại sao nó không tỏa sáng rực rỡ ở giữa đêm, hoặc khi có mây hay sương mù? Cho nên phải biết rằng, ánh sáng này chẳng do mặt trời hay hư không, nhưng nó cũng không thể có nếu chẳng có mặt trờihư không.

Chân diệu giác minh thì cũng lại như vậy. Nếu ai phát khởi rằng có hư không ở trong tâm thì hư không sẽ hiện ở trong diệu giác. Đất nước gió lửa, mỗi thứ đều hiện ở trong diệu giác nếu ai phát khởi chúng. Giả như phát khởi tất cả thì chúng cũng đều hiện ra. Làm sao mà chúng đều có thể hiện ra?

Này Mãn Từ Tử! Việc đó ví như ánh phản chiếu của mặt trời ở trong một vùng nước. Khi hai người cùng nhìn xem ánh phản chiếu đều rời khỏi, người đi về hướng đông và kẻ đi về hướng tây, mỗi người sẽ thấy ánh phản chiếu của mặt trời di chuyển theo họ. Do ánh phản chiếu di chuyển về hướng đông và cũng di chuyển về hướng tây nên nó vốn chẳng có vị trí cố định. Chớ nên một mực hỏi rằng, làm sao chỉ một ánh phản chiếu của mặt trời mà có thể đi mỗi ngã? Hoặc làm sao hai ánh phản chiếuhiện ra chỉ một? Đó là bởi chúng là hư vọng quanh co và chẳng thể có căn cứ.

Ông hãy quán sát các tướng trạng này vốn là hư vọng. Bởi vậy nên không thể nào chỉ ra chúng. Nếu cứ khăng khăng đi tìm thì sẽ như cầu mong hoa đốm giữa hư không sẽ kết trái. Thế thì làm sao ông có thể hỏi về việc các yếu tố có hủy diệt lẫn nhau hay không chứ? Ông hãy quán sát rằng, tánh bổn nguyên chân thật của chúng chính là diệu giác minh tâm, là tuệ giác trong sáng nhiệm mầu. Nước, lửa và những yếu tố khác vốn không hề có. Vậy sao ông còn hỏi về việc chúng làm sao có thể tồn tại lẫn nhau?

Này Mãn Từ Tử! Ông cho rằng hình sắchư không xâm đoạt lẫn nhau ở trong Như Lai tạng. Nhưng ở trong Như Lai tạng, hình sắchư không trùm khắp Pháp Giới. Cho nên sự chuyển động của gió, sự tĩnh lặng của hư không, mặt trời chiếu sáng hay mây u ám, đều hiện ở trong Như Lai tạng. Tuy nhiên, do chúng sanh mê muội nên quay lưng với giác ngộ mà hợp chung với trần lao. Do đó phát khởi các pháp hữu vi của thế gian.

Với diệu minh không sanh không diệt, Ta đồng với Như Lai tạng. Như Lai tạngdiệu giác minh liễu và chiếu khắp Pháp Giới. Cho nên ở trong đó, một là vô lượng, vô lượng là một, và lớn hiện ra ở trong nhỏ, như nhỏ hiện ra ở trong lớn. Ta ngồi bất độngĐạo TràngPháp thân của Như Lai bao trùm vô tận hư không khắp mười phương. Chỉ ở trên một đầu sợi lông cũng có thể hiện ra Phật độ trang nghiêm. Rồi ngồi ở trong mỗi vi trần, Như Lai chuyển đại Pháp luân. Do Ta đã diệt trừ trần lao và hợp nhất với giác ngộ nên mới chứng diệu giác minh tánh của Chân Như.

Vì vậy Như Lai tạng, là tâm nhiệm mầu viên mãn bổn nguyên: chẳng phải tâm phân biệt, chẳng phải hư không, chẳng phải đất, chẳng phải nước, chẳng phải gió, chẳng phải lửa, chẳng phải mắt tai mũi lưỡi thân ý, chẳng phải sắc thanh hương vị xúc pháp, chẳng phải thức của mắt và cho đến thức của ý. Nó chẳng phải sự hiểu biết, chẳng phải vô minh, và cũng chẳng phải hết vô minh. Cho đến nó chẳng phải già, chẳng phải chết, và cũng chẳng phải hết già chết. Nó chẳng phải khổ, chẳng phải tập, chẳng phải diệt, chẳng phải Đạo, chẳng phải trí, chẳng phải chứng đắc, chẳng phải bố thí, chẳng phải trì giới, chẳng phải nhẫn nhục, chẳng phải tinh tấn, chẳng phải thiền định, chẳng phải trí tuệ, và các Pháp Đến Bờ Kia. Như vậy cho đến chẳng phải Như Lai, chẳng phải Ứng Cúng, chẳng phải Chánh Đẳng Chánh Giác, chẳng phải đại tịch diệt, chẳng phải thường, chẳng phải lạc, chẳng phải ngã, và chẳng phải tịnh. Nó đều chẳng phải những thứ ấy, dù là Pháp xuất thế hay pháp thế gian. Tất cả những thứ ấy đều không phải là Như Lai tạng, là tâm nhiệm mầu minh liễu bổn nguyên.

Tuy nhiên Như Lai tạng cũng chính là tâm phân biệt, là hư không, là đất, là nước, là gió, là lửa, là mắt tai mũi lưỡi thân ý, là sắc thanh hương vị xúc pháp, là thức của mắt và cho đến thức của ý. Nó là sự hiểu biết, là vô minh, và cũng là hết vô minh. Cho đến nó là già, là chết, và cũng là hết già chết. Nó là khổ, là tập, là diệt, là Đạo, là trí, là chứng đắc, là bố thí, là trì giới, là nhẫn nhục, là tinh tấn, là thiền định, là trí tuệ, và các Pháp Đến Bờ Kia. Như vậy cho đếnNhư Lai, là Ứng Cúng, là Chánh Đẳng Chánh Giác, là đại tịch diệt, là thường, là lạc, là ngã, và là tịnh. Nó đều là những thứ ấy, dù là Pháp xuất thế hay pháp thế gian. Tất cả những thứ ấy đều chính là Như Lai tạng, là tâm nhiệm mầu minh liễu bổn nguyên.

Như Lai tạng lìa khỏi phải hay chẳng phải, nhưng nó cũng là phải và chẳng phải.

Làm sao chúng sanh ở trong ba cõi với tâm phân biệt của họ, cho đến hàng Thanh Văn và bậc Duyên Giác đã vượt khỏi thế gian, mà có thể suy lường Đạo vô thượng của Như Lai? Làm sao mà có thể dùng ngôn ngữ của thế gian để vào tri kiến của Phật chứ?

Ví như đàn cầm, đàn hạc, và đàn tỳ bà. Tuy chúng có âm thanh tuyệt vời, nhưng nếu chẳng có những ngón tay khéo léo thì chúng sẽ không bao giờ có thể phát ra tiếng đó. Ông và chúng sanh thì cũng lại như vậy; trong mỗi người đều viên mãn bảo giác chân tâm. Như khi Ta đưa các ngón tay lên để bắt ấn, thì ánh sáng của Hải Ấn Chánh Định phóng ra. Một khi ông vừa khởi tâm thì trần lao đã khởi sanh trước. Đó là do ông chẳng tinh cần tìm con đường đến tuệ giác vô thượng mà chỉ yêu nhớ Tiểu Thừa và khi được một chút mà cho là đủ."

Ngài Mãn Từ Tử thưa rằng:

"Con cùng Như Lai đều giống nhau và đầy đủ bảo giác viên minh với chân tâm thanh tịnh nhiệm mầu. Tuy nhiên, con từ vô thỉ xa xưa đã vướng mắc vọng tưởng nên khiến con phải ở rất lâu trong luân hồi. Mặc dù con nay đã trở thành bậc thánh, nhưng sự giác ngộ của con vẫn chưa viên mãn. Còn riêng Thế Tôn thì đã diệt trừ mọi vọng niệm và chỉ còn diệu giác chân thật thường hằng. Con tha thiết xin dám hỏi Như Lai, do bởi nhân gì mà tất cả chúng sanh lại có hư vọng? Nó che lấp diệu minh của họ và khiến họ trầm luân trong sanh tử."

Phật bảo ngài Mãn Từ Tử:

"Tuy ông đã diệt trừ hoài nghilậu hoặc thô kệch, nhưng hoài nghilậu hoặc vi tế thì vẫn chưa đoạn hết. Ta nay sẽ dùng các việc hiện tại của thế gian để hỏi ông. Ông há chẳng nghe về câu chuyện của một người tên là Từ Thọ ở trong thành Phong Đức hay sao? Vào một buổi sáng sớm nọ, anh ta lấy gương soi mặt và say đắm khuôn mặt của mình khi nhìn thấy con mắt và lông mi ở trong gương. Rồi anh ta nổi sân và quở trách cái đầu của mình đã không thấy chúng. Anh ta cho rằng mình đã trở thành yêu tinh, rồi điên cuồng một cách vô cớ và bỏ chạy ra ngoài. Ý ông nghĩ sao? Do nhân gì mà kẻ này điên cuồng một cách vô cớ và bỏ chạy ra ngoài?"

Ngài Mãn Từ Tử thưa rằng:

"Tâm của kẻ này cuồng loạn chứ không phải nguyên nhân nào khác."

Đức Phật bảo:

"Tuệ giác vi diệu trong sángviên mãn. Nó vốn nhiệm mầu minh liễu viên dung. Làm sao có nhân gì để gọi nó là vọng tưởng? Và dù có nhân gì đi nữa thì làm sao gọi nó là vọng tưởng?

Những vọng tưởng của ông tự triển chuyển làm nhân lẫn nhau. Từ si mê chồng chất thêm si mêtrải qua số kiếp nhiều như vi trần. Mặc dù Phật đã khai thị và chỉ rõ, nhưng cũng không thể đảo ngược lại cho ông.

Từ nhân của si mê như thế nên nhân của si mê vẫn tự có. Ông phải thấu hiểu rằng, si mê chẳng có nhân và vọng tưởng không có chỗ nương. Chúng còn không có chỗ sanh ra, vậy thì ông còn muốn diệt trừ để làm gì? Những ai đắc Đạo thì ví như người đã tỉnh giấc và kể lại những chuyện trong mộng. Cho dù bây giờ tâm của người ấy rất sáng suốt, nhưng làm sao người ấy có thể lấy những đồ vật trong mộng chứ. Huống nữa nhân của si mê vốn không chỗ có.

Ví như gã Từ Thọ ở trong thành kia. Sao lại có nhân duyên gì để khiến anh ta hoảng sợ mà bỏ chạy chứ? Giả sử sự điên cuồng của y bỗng nhiên dừng nghỉ thì đầu của anh ta cũng không thể có được từ bên ngoài. Cho dù sự điên cuồng của anh ta vẫn chưa dừng nghỉ thì đầu của y sao lại có thể biến mất chứ?

Này Mãn Từ Tử! Tánh của hư vọng cũng lại như thế. Nhân của nó ở đâu? Ông chỉ cần không chạy theo sự phân biệt của ba loại tương tục, gồm có: thế gian, nghiệp quả, và chúng sanh. Một khi đã đoạn trừ ba nghiệp duyên thì ba nghiệp nhân này sẽ không sanh. Do đó tánh điên cuồng ở trong tâm của ông, tựa như sự cuồng loạn của gã Từ Thọ, sẽ tự nhiên dừng nghỉ. Sự dừng nghỉ đó chính là tuệ giác, là tâm trong sáng, thù thắng thanh tịnh, và vốn luôn trùm khắp Pháp Giới. Nó không phải từ người khác mà có được. Thế thì ông hà tất phải lao nhọc đến tận gân cốt để tu chứng làm chi?

Đây ví như có người không hề hay biết ở trong áo của mình có buộc một hạt châu như ý. Do đó kẻ ấy phải chịu bần cùng rách rưới và bôn ba đi xin ăn khắp nơi. Mặc dù kẻ đó thật sự bần cùng nhưng hạt châu vẫn chưa từng bị mất. Nếu hốt nhiên gặp được bậc trí và chỉ ra chỗ hạt châu thì mọi sở nguyện của người ấy sẽ được như ý và trở nên giàu sang vô cùng. Khi đó người ấy mới ngộ ra rằng, hạt châu thần diệu không thể từ bên ngoài mà được."

Lúc bấy giờ ngài Khánh Hỷ đứng dậy từ giữa đại chúng, rồi đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Như Lai mới vừa nói rằng, một khi đoạn trừ ba nghiệp duyên của sát sanh, trộm cắp, và tà dâm, thì ba nghiệp nhân của chúng sẽ không sanh. Do đó tánh điên cuồng ở trong tâm của chúng ta, tựa như sự cuồng loạn của gã Từ Thọ, sẽ tự nhiên dừng nghỉ. Sự dừng nghỉ đó chính là tuệ giác và nó không phải từ người khác mà có được. Rõ ràng những việc này không phải là thí dụ của nhân duyên hay sao? Vậy thì tại sao Như Lai gạt bỏ thuyết nhân duyên? Con cũng từ nhân duyên mà tâm được khai ngộ.

Bạch Thế Tôn! Nghĩa lý này chẳng phải riêng những vị Hữu Học thuộc hàng Thanh Văn trẻ tuổi như chúng con, mà hiện tại ở trong Pháp hội này, như là Tôn giả Đại Thải Thúc Thị, Tôn giả Thu Lộ Tử, Tôn giả Vô Diệt cùng những vị khác, lúc xưa họ đã từng theo học các vị Phạm Chí lớn tuổi. Họ do nhờ nghe giáo lý nhân duyên của Phật mà tâm khai ngộtrở thành bậc vô lậu. Giờ đây Thế Tôn nói rằng sự khai ngộ không từ nhân duyên. Như vậy thì luận thuyết về sự giác ngộtự nhiên của ngoại đạo Mịch Đạo Ngưu Xá Tử và những người khác ở thành Vương Xá, chính là Đệ Nhất Nghĩa Đế rồi. Kính mong Như Lai rủ lòng đại bi mà khai thị để trừ bỏ sự mê muội của chúng con."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Hãy so sánh những gì ông nói với trường hợp của gã Từ Thọ ở trong thành Phong Đức. Nếu sự điên cuồng của anh ta là do nhân duyên mà được diệt trừ, tức là tánh cuồng loạn của y sẽ tự nhiên xuất hiện nữa. Ông bàn luận về lý thuyết nhân duyêntự nhiên, xét cho cùng là vậy.

Này Khánh Hỷ! Đầu của gã Từ Thọ vốn tự nhiên có. Nó luôn là một phần của anh ta. Bằng không thì hắn sẽ không còn là chính mình nữa. Thế thì nhân duyên làm sao liên quan đến việc hoảng sợ mất đầu nên đã điên cuồng chạy loạn của anh ta đây?

Nếu đầu của gã Từ Thọ vốn tự nhiên có nhưng do bởi nhân duyên nên cuồng loạn, thế thì tại sao không tự nhiên do bởi nhân duyên mà biến mất? Đầu của y vốn chẳng mất. Sự điên cuồngsợ hãi của anh ta sanh ra từ hư vọng. Sự thật thì chưa từng có biến đổi nào. Thế thì làm sao sự điên cuồng của anh ta là khởi sanh từ nhân duyên chứ? Và nếu sự điên cuồng của y vốn tự nhiên có, tức là vốn có sự điên cuồngsợ hãi, vậy thì trước khi anh ta trở nên cuồng loạn thì sự điên cuồng ấy đã cất giấu ở đâu? Ngược lại, nếu sự điên cuồng của kẻ đó vốn chẳng tự nhiên có và anh ta vốn không vọng tưởng về đầu của mình, thế thì tại sao y lại điên cuồng chạy loạn chứ?

Nếu gã Từ Thọ giác ngộ rằng, đầu của anh ta luôn là một phần của mình và nhận biết sự điên cuồng chạy loạn, thì lý thuyết nhân duyêntự nhiên đều là hí luận. Đó là tại sao Ta nói rằng, một khi ba nghiệp duyên đoạn trừ thì tức là tâm giác ngộ.

Nếu ông bảo rằng tâm giác ngộ sanh ra khi sanh diệt của tâm chấm dứt, thì ông sẽ lại bảo rằng tâm giác ngộ cũng là sanh diệt. Sự thật thì con đường đến giác ngộ mà chẳng tốn công phí sức chính là chấm dứt cả sanh lẫn diệt.

Giả sử tâm giác ngộ là tự nhiên sanh ra. Như thế rất rõ là tâm tự nhiên sanh ra khi sanh diệt của tâm chấm dứt. Nhưng đó cũng là sanh diệt. Đừng nghĩ rằng những gì không sanh diệt thì sẽ tự nhiên sanh ra.

Ví như những tạp chất ở thế gian hòa chung với nhau để thành một thể chất thì gọi là tánh hòa hợp. Những gì chẳng thể hòa hợp thì gọi là tánh bổn nhiên. Sự thật thì bổn nhiên chẳng phải bổn nhiên và hòa hợp chẳng phải hòa hợp. Bổn nhiên và hòa hợp đều chẳng tồn tại. Sự tồn tại của hòa hợp và bổn nhiên đều chẳng còn, khi đó cú nghĩa này mới gọi là Pháp không hí luận.

Đối với ông, Đạo tịch diệt vẫn còn xa xăm. Ông sẽ phải trải qua nhiều kiếp với khổ nhọc tinh cần mới tu chứng. Tuy ông có khả năng nhớ trọn 12 Bộ Kinh với nghĩa lý thanh tịnh vi diệu như cát sông Hằng của chư Như Lai trong mười phương, nhưng đó chỉ giúp ích cho việc hí luận. Tuy ông có thể đàm luận cùng giảng nói về nhân duyên và những việc tự nhiên sanh ra, với sự thấu rõ chắc chắn như thế nên được người thế gian tôn ông là bậc đa văn đệ nhất, nhưng cho dù ông huân tập đa văn trong nhiều kiếp thì cũng không thể thoát miễn ách nạn của cô gái thuộc bộ tộc Mātaṅga. Tại sao ông phải cần Ta niệm Phật đảnh thần chú cho ông? Lửa dâm trong lòng của cô gái thuộc bộ tộc Mātaṅga đã diệt hẳn và liền đắc Quả Bất Hoàn. Bây giờ ở trong Pháp của Ta, cô ấy trở thành một trong muôn người ở trong rừng tinh tấn. Do sông ái của cô ta đã khô cạn nên khiến ông được giải thoát.

Cho nên, Khánh Hỷ! Dù ông trải qua nhiều kiếp thọ trì Pháp bí mật trang nghiêm vi diệu của Như Lai thì chẳng bằng như một ngày tu hành nghiệp vô lậu và lìa xa hai thứ khổ, thương với ghét của thế gian. Như lúc xưa cô gái thuộc bộ tộc Mātaṅga là một dâm nữ, nhưng do uy lực của thần chú nên đã tiêu trừ ái dục của cô ta. Bây giờ cô ấy đã trở thành Bhikṣuṇī ở trong Pháp của Ta, tên là Tánh. Bhikṣuṇī Tánh và Bhikṣuṇī Trì Xưng, tức là mẹ của Bhikṣu Phú Chướng, thảy đồng giác ngộ những việc đời trước của mình. Họ biết rằng nguyên nhân trải qua nhiều đời sanh tử khổ đau chính là tham ái. Do nhờ một niệm huân tu của Pháp thiện vô lậu mà họ được thoát khỏi siết buộc hoặc được Phật thọ ký. Tại sao ông vẫn còn dối gạt chính mình mà chỉ đứng yên, nghe ngóng, và quan sát?"

Khi ngài Khánh Hỷ và các đại chúng nghe lời dạy bảo của Phật, thì hoài nghilậu hoặc của họ được diệt trừtâm giác ngộ thật tướng. Thân tâm của họ khinh an và được điều chưa từng có.



Một lần nữa, ngài Khánh Hỷ rơi lệ xót thương, rồi đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật, quỳ hai gối, chắp tay, và thưa với Phật rằng:

"Bậc Vô Thượng Đại Bi, Thanh Tịnh Bảo Vương đã khéo khai mở tâm con. Ngài có thể dùng muôn loại nhân duyên như thế để phương tiện dìu dắt và khích lệ, hầu chỉ dẫn các chúng sanh chìm đắm ra khỏi biển khổ u minh.

Thưa Thế Tôn! Con nay do nhờ nghe Pháp âm như thế nên mới biết Như Lai tạng, là tâm nhiệm mầu giác ngộ minh liễutrùm khắp cõi giới trong mười phương. Nó bao hàm và dưỡng dục khắp các quốc độ của Như Lai trong mười phương, là những cõi nước thanh tịnh trang nghiêm báu của Diệu Giác Vương. Như Lai cũng quở trách con chỉ nghe Pháp mà không áp dụng vào việc tu tập. Vì vậy con nay như kẻ lữ khách phiêu bạc và hốt nhiên gặp được vua trời ban cho ngôi nhà mỹ lệ. Tuy có được ngôi nhà nguy nga nhưng người ấy vẫn cần tìm cánh cửa để vào. Con chỉ mong Như Lai chớ rời bỏ đại bi đối với chúng con ở Pháp hội nơi đây, là những kẻ bị si ám che phủ, hầu khiến chúng con lìa bỏ Nhị Thừa. Kính mong Như Lai chỉ dẫn con đường từ sơ phát tâm cho đến chứng đắc Vô Dư Tịch Diệt của Như Lai, hầu khiến hàng Hữu Học nhiếp phục các duyên tìm cầu tích tập, đắc tổng trì và vào tri kiến của Phật."

Khi đã thỉnh cầu, ngài Khánh Hỷ cúi đầu đảnh lễ sát đất; tất cả đại chúng trong Pháp hội cũng nhất tâm chờ đợi thánh chỉ từ bi của Phật.

Lúc bấy giờ Thế Tôn thương xót cho hàng Thanh VănDuyên Giác ở trong chúng hội, là những vị chưa được tự tại đối với Đạo tâm. Ngài cũng vì thương xót các chúng sanh vị lai sẽ sanh ra sau khi Phật diệt độ ở vào thời Mạt Pháp, nên hiển lộ con đường tu hành vi diệu của Vô Thượng Thừa để khiến tất cả đều phát tâm Bồ-tát.

Đức Phật khai thị cho Tôn giả Khánh Hỷ cùng toàn thể đại chúng rằng:

"Các ông đã đều phát khởi Đạo tâm vững chắc và chẳng sanh chán nản hay mệt mỏi đối với chánh định vi diệu của chư Phật Như Lai. Vì vậy trước tiên các ông phải nên thông hiểu hai ý nghĩa quyết định về sơ phát khởi Đạo tâm. Hai ý nghĩa quyết định về sơ phát khởi Đạo tâm là những gì?

Này Khánh Hỷ! Ý nghĩa thứ nhất là: nếu các ông muốn lìa bỏ Thanh Văn Thừa và tu Bồ-tát Thừa để vào tri kiến của Phật, thì phải nên quán sát tường tận lúc phát tâmNhân Địa cùng với Quả Địa khi giác ngộ, là giống nhau hay sai khác?

Này Khánh Hỷ! Nếu ở Nhân Địa mà dùng tâm sanh diệt để làm căn bổn tu nhân, ông sẽ không thể nào cầu được Phật Thừa không sanh không diệt. Do bởi lẽ này, ông hãy chiếu soi sự hiểu biết của mình vào các pháp hữu vi của thế gian và chúng đều trải qua biến đổi cùng hoại diệt.

Này Khánh Hỷ! Ông hãy quán sát những pháp tạo tác của thế gian. Có cái nào là bất hoại chăng? Tuy nhiên, ông sẽ không bao giờ nghe rằng hư không có hư hoại.

Vì sao thế? Bởi hư không chẳng phải là thứ có thể làm ra. Do vậy nó thỉ chung không bao giờ hoại diệt.

Ở trong thân thể của ông, những gì cứng chắc thuộc về yếu tố đất, những gì ẩm ướt thuộc về yếu tố nước, những gì ấm áp thuộc về yếu tố lửa, và những gì dao động thuộc về yếu tố gió. Do bốn đại này quấn siết với nhau nên đã phân chia tâm nhiệm mầu, giác ngộ minh liễu, và trạm nhiên viên mãn của ông thành những chức năng, như là thị giác, thính giác, xúc giác, hoặc tri giác. Do vậy năm lớp ô trược hình thành kể từ đó. Sao gọi là ô trược?

Này Khánh Hỷ! Ví như nước vốn thanh khiết, nhưng đất cát tro bụi vốn là chất ngăn ngại. Do thể của chúng là vậy nên tánh của chúng không tương thích với nhau. Giả sử có người ở thế gian lấy một chút đất bụi bỏ vào nước trong. Đất sẽ mất thể ngăn ngại và nước sẽ mất thể thanh khiết. Do chúng cùng nhau hiện ra vẩn đục nên gọi là ô trược. Năm lớp ô trược của ông thì cũng lại như vậy.

Này Khánh Hỷ! Như khi ông nhìn vào hư không biến khắp mười phương, chẳng có sự phân chia nào giữa hư khôngthị giác của ông. Nếu chỉ hư không tồn tại thì sẽ chẳng có gì để nhận biết nó cả. Nếu chỉ thị giác tồn tại thì sẽ chẳng có thứ gì để cho nó nhận biết. Do hư khôngthị giác vướng mắc với nhau nên hình thành hư vọng. Đây là lớp ô trược thứ nhất, gọi là ô trược của thời gian.

Thân thể của ông được kết hợp bởi bốn đại. Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, và tri giác của ông vun đắp nên khiến cho ngăn ngại. Đất nước gió lửa xoay chuyển nên khiến có sự nhận biết. Do sự nhận biếtbốn đại vướng mắc với nhau nên hình thành hư vọng. Đây là lớp ô trược thứ nhì, gọi là ô trược của cái thấy.

Lại ở trong tâm của ông có sự huân tập của nhớ biết và tánh phát khởi thấy biết. Do đó sáu thức sanh khởi và dung thọ sáu trần. Nếu lìa khỏi các trần thì các thức sẽ chẳng có tướng. Nếu lìa khỏi sự nhận biết thì các trần sẽ chẳng có tánh. Do các trần và các thức vướng mắc với nhau nên hình thành hư vọng. Đây là lớp ô trược thứ ba, gọi là ô trược của phiền não.

Lại nữa, chúng sanh sớm tối sanh ra và diệt mất mà chẳng tạm đình. Tri kiến của họ luôn mong sống mãi ở thế gian. Nghiệp lực luôn đưa đẩy họ từ cõi này đến cõi khác. Do ý tưởng và nghiệp của họ vướng mắc với nhau nên hình thành hư vọng. Đây là lớp ô trược thứ tư, gọi là ô trược của chúng sanh.

Tánh thấy nghe của các ông vốn chẳng sai khác với nhau. Do các trần chia cách nên tuy chúng giống nhau mà chức năng có sai khác. Do các thức và các trần mất đi chuẩn mực và vướng mắc với nhau nên hình thành hư vọng. Đây là lớp ô trược thứ năm, gọi là ô trược của thọ mạng.

Này Khánh Hỷ! Ông nay muốn chuyển thị giác, thính giác, và cho đến tri giác để khế hợp từ xa với thường lạc ngã tịnh của Như Lai. Ông trước tiên phải nhổ trừ căn gốc của sanh tử và nương vào tánh viên thành trạm nhiên không sanh không diệt. Hãy dùng tánh trạm nhiên để xoay chuyển cảnh sanh diệt hư vọnghồi phục bổn giác. Khi đã được minh giác bổn nguyên, là tánh không sanh diệt để làm Nhân Địa, rồi sau đó ông sẽ tu chứng thành tựu viên mãn Quả Địa.

Việc này có thể sánh với phương pháp làm lắng đọng nước đục. Nếu ông có thể giữ nó yên tĩnh bất động ở trong thùng chứa thì cát với đất sẽ tự nhiên chìm xuống và nước sẽ trở nên thanh khiết. Đây có thể so sánh với giai đoạn đầu của hàng phục phiền não từ khách trần. Khi đã loại trừ bùn dơ và chỉ còn nước trong thì gọi là vĩnh viễn đoạn trừ căn gốc của vô minh. Khi minh tướng tinh thuần, tất cả đều biến hiện và không bị phiền não. Tất cả đều khế hợp với diệu đức thanh tịnh của tịch diệt.



Ý nghĩa thứ nhì là: nếu các ông muốn hết lòng phát khởi Đạo tâm thì phải sanh tâm đại dũng mãnh ở trong Bồ-tát Thừa. Các ông phải nhất quyết xả bỏ các tướng hữu vi, và phải thẩm tường căn bổn của phiền não. Nó từ vô thỉ đến nay đã phát khởi và sanh trưởng nghiệp. Ai làm ra nó và ai thọ nhận?

Này Khánh Hỷ! Trong tiến trình tu Đạo, nếu ông chẳng quán sát căn gốc của phiền não một cách tường tận, thì sẽ không thể biết điên đảo hư vọng của các căn và các trần ở đâu. Nơi xứ mà còn chẳng biết thì làm sao hàng phục chúng và đạt đến quả vị của Như Lai?

Này Khánh Hỷ! Ông hãy quan sát người tháo gút ở thế gian. Nếu người ấy không thấy chỗ thắt buộc thì làm sao biết mà gỡ ra? Tuy nhiên, ông chưa bao giờ nghe hư không bị hủy nát ra từng mảnh.

Vì sao thế? Bởi hư không chẳng có hình tướng nên không thể kết hợp hay chia cắt.

Nhưng hiện tại sáu căn của ông, gồm có mắt tai mũi lưỡi thân ý, đang làm nội gián cho bọn giặc để vào nhà cướp của. Cũng như vậy, do chúng sanhthế giới từ vô thỉ đã trói buộc lẫn nhau bởi sự hư vọng này nên chúng sanh không thể vượt khỏi y báo thế gian.

Này Khánh Hỷ! Sao gọi là chúng sanhthế giới của không gian và thời gian? Thế tức là đổi dời; giới tức là phương hướngvị trí. Ông nay nên biết rằng: không gian chia làm đông, tây, nam, bắc, đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc, phương trên và phương dưới; thời gian chia làm quá khứ, hiện tại, và vị lai. Vị trí có mười và thời gian có ba. Do các chúng sanh mắc kẹt nơi hư vọng nên họ qua lại ở trong không gianthời gian liên kết với nhau.

Mặc dù không gian trải rộng đến mười phương và có thể biết rõ ràng, nhưng mắt phàm của thế gian chỉ xem đông tây nam bắc là bốn hướng chính. Họ không xem phương trên và phương dưới có vị trí rõ rệt. Họ xem bốn hướng phụ chẳng phải là những phương hướng cố định. Bốn hướng chính được hiểu là cố định. Do đó có thể nói rằng không gian là 4, thời gian là 3. Nếu lấy 4 nhân cho 3 sẽ bằng 12, rồi nhân cho 10, rồi lại nhân cho 10 nữa thì sẽ là 1.200. Tổng quát thỉ chung ở trong sáu căn, mỗi căn sẽ có 1.200 công đức.

Này Khánh Hỷ! Ông cũng có thể xác định mức độ thắng liệt ở trong mỗi căn. Ví như căn mắt nhìn thấy ở trước chứ không thấy ở sau. Ở phía trước toàn là ánh sáng và ở phía sau toàn là đen tối. Nếu thêm vào một nửa nhãn lực bên trái và một nửa nhãn lực bên phải, tổng nhãn lực là 2/3. Thế nên tổng số công đức của căn mắt chẳng vẹn toàn và chỉ hoạt động ở ba trong bốn hướng chính. Do đó phải biết rằng, căn mắt bị giới hạn và chỉ còn 800 công đức.

Ví như căn tai có thể nghe khắp mười phương mà chẳng thiếu sót. Tiếng động có thể nghe gần hoặc xa. Khi tĩnh lặng, thính giácvô biên tế. Do đó phải biết rằng, căn tai đầy đủ 1.200 công đức.

Ví như căn mũi có thể ngửi mùi. Hơi thở ra vào ở lỗ mũi. Đương lúc hít vàothở ra, hơi thởgián đoạn. Thông qua sự chứng nghiệm này, căn mũi bị thiếu một trong ba phần. Do đó phải biết rằng, căn mũi bị giới hạn và chỉ còn 800 công đức.

Ví như căn lưỡi có thể tuyên dương hết thảy mọi trí tuệ của thế gianxuất thế gian. Tuy ngôn ngữ ở mỗi nơi có khác nhưng nghĩa lý vô cùng tận. Do đó phải biết rằng, căn lưỡi đầy đủ 1.200 công đức.

Ví như căn thân có thể cảm giác xúc chạm và biết là thoải mái hay khó chịu. Nó có thể cảm giác khi xúc chạm nhưng lại chẳng biết khi tách rời. Tách rời là một phẩm chất và xúc chạm có hai phẩm chất. Thông qua sự chứng nghiệm này, căn thân bị thiếu một trong ba phần. Do đó phải biết rằng, căn thân bị giới hạn và chỉ còn 800 công đức.

Ví như căn ý có thể tĩnh lặng dung thọ tất cả pháp thế gianxuất thế gian trong ba đời mười phương. Dù là ý niệm của thánh nhân hay phàm phu, không gì chẳng bao dung, và nó biết đến tận ranh giới. Do đó phải biết rằng, căn ý đầy đủ 1.200 công đức.

Này Khánh Hỷ! Ông nay muốn đi ngược dòng ái dục đã dẫn đến sanh tử. Ông muốn đi ngược dòng chảy qua các căn để đến nơi tận cùng không sanh không diệt. Thế thì ông phải suy nghiệm sáu căn hoạt động như thế nào. Những căn nào hoạt động khi tiếp xúc với trần cảnh của chúng và những căn nào hoạt động khi tách rời trần cảnh của chúng. Những căn nào dễ tu tập và những căn nào khó tu tập. Những căn nào có thể đạt đến viên thông và những căn nào chẳng viên mãn.

Nếu ông tỏ ngộ những căn nào có thể đạt đến viên thông, thì ông sẽ có thể đi ngược dòng nghiệp hư vọng đã siết buộc từ vô thỉ. Một ngày tu hành nương theo căn viên thông, tức sẽ bằng một kiếp tu hành nương theo căn chẳng viên thông. Ta nay đã giải thích rõ ràng về công đức vốn có của sáu căn viên minh trạm nhiên, và số lượng của chúng như thế. Bây giờ chỉ tùy ông tuyển lựa kỹ càng là căn nào để có thể vào. Ta sẽ làm rõ việc này để giúp ông tiến bước dũng mãnh.

Chư Như Lai trong mười phương đều chọn 1 trong 18 giới để tu hành và thảy đắc Đạo vô thượng viên mãn. Đối với các Ngài, không một cái nào ở trong 18 giới là ưu việt hay hạ liệt. Nhưng do ông đang ở bậc thấp kém và vẫn chưa có thể viên mãn tự tại ở trong đó, nên Ta mới tuyên nói để giúp ông chọn một căn duy nhất và xem nó như một cánh cửa để vào sâu tu hành. Nếu ông vào sâu tu hành và chẳng còn hư vọng ở trong một căn, thì các căn còn lại sẽ đồng thời thanh tịnh."

Ngài Khánh Hỷ bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Làm sao con có thể vào sâu tu hành ở trong một căn để ngược dòng sanh tử và khiến sáu căn đồng thời thanh tịnh?"

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Nay ông đắc Quả Nhập Lưu và đã đoạn diệt cái thấy si hoặc của chúng sanh thế gian ở trong ba cõi. Nhưng ông vẫn còn chưa biết tập khí hư vọng từ vô thỉ đã sanh ra và tích chứa ở trong căn. Ông sẽ tu hành không chỉ trừ các tập khí này, mà cũng phải đoạn vô số tập khí vi tế của chúng khi trải qua sanh trụ dị diệt.

Bây giờ ông hãy quán sát sáu căn hiện tiền là một hay sáu.

Này Khánh Hỷ! Nếu bảo là một thì tại sao tai không thể thấy và mắt chẳng thể nghe? Tại sao đầu chẳng thể đi và chân không thể nói? Nếu sáu căn này nhất định là sáu, thì như bây giờ Ta đang tuyên dương Pháp môn vi diệu ở giữa chúng hội, căn nào ở trong sáu căn của ông đến lãnh thọ?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"Dạ thưa, con dùng tai để nghe."

Đức Phật bảo:

"Nếu tai của ông tự có thể nghe thì nó liên quan gì đến thân và miệng của ông chứ? Thế nhưng, ông dùng miệng để hỏi nghĩa lý và ông dùng thân để bày tỏ khâm tuân phụng thừa. Cho nên phải biết rằng, nếu chúng không phải là một thì là sáu. Và nếu chúng không phải là sáu thì phải là một. Nhưng cũng không thể nói rằng chúng vốn là một mà cũng là sáu.

Này Khánh Hỷ! Phải biết rằng, các căn này chẳng phải một hay sáu. Do ông điên đảo luân phiên từ vô thỉ cho đến nay, nên mới sanh ra ý tưởng một và sáu ở trong viên minh trạm nhiên. Tuy ông đã tiêu trừ được sáu ở Quả Nhập Lưu, nhưng vẫn còn chưa tan mất được một.

Ví như có người muốn chứa một ít hư không ở trong những thùng đựng. Do những thùng đựng có hình dáng khác nhau nên hư không ở trong đó cũng có hình dáng sai khác. Nếu bỏ đi thùng đựng rồi nhìn hư không ở trong nó, ông sẽ bảo rằng hư không là một. Thế nhưng làm sao hư không bao la kia trở nên hợp nhất hoặc phân ly là do bởi ông chứ? Hà huống còn gọi hư không là một hay chẳng phải một. Cho nên ông phải hiểu rõ rằng, sáu căn thọ dụng thì cũng lại như vậy.

Do bởi hai loại--sáng với tối--cùng hiện ra ở trong diệu giác viên minh trạm nhiên và chúng vướng vào đó nên phát khởi tánh thấy tinh nguyên. Tiếp đến tánh thấy tinh nguyên hiển lộ hình sắc, rồi kết giao với hình sắc mà thành căn mắt. Căn mắt tinh nguyên được làm từ bốn đại thanh tịnh. Do vậy mà nó gọi là thể của mắt. Con mắt có hình dáng như trái nho và được làm từ bốn đại thô nhiễm. Căn mắt chạy loạn ra ngoài để tìm hình sắc.

Do bởi hai loại--động với tĩnh--cùng xung đột lẫn nhau ở trong diệu giác viên minh trạm nhiên và chúng vướng vào đó nên phát khởi tánh nghe tinh nguyên. Tiếp đến tánh nghe tinh nguyên hiển lộ âm thanh, rồi cuốn hút với âm thanh mà thành căn tai. Căn tai tinh nguyên được làm từ bốn đại thanh tịnh. Do vậy mà nó gọi là thể của tai. Lỗ tai có hình dáng như chiếc lá tươi cuộn lại và được làm từ bốn đại thô nhiễm. Căn tai chạy loạn ra ngoài để tìm âm thanh.

Do bởi hai loại--khai thông với bế tắc--cùng phát khởi ở trong diệu giác viên minh trạm nhiên và chúng vướng vào đó nên phát khởi tánh ngửi tinh nguyên. Tiếp đến tánh ngửi tinh nguyên hiển lộ mùi hương, rồi thu nạp mùi hương mà thành căn mũi. Căn mũi tinh nguyên được làm từ bốn đại thanh tịnh. Do vậy mà nó gọi là thể của mũi. Lỗ mũi có hình dáng như đôi móng rũ xuống và được làm từ bốn đại thô nhiễm. Căn mũi chạy loạn ra ngoài để tìm mùi hương.

Do bởi hai loại--có vị với vô vị--cùng tham dự ở trong diệu giác viên minh trạm nhiên và chúng vướng vào đó nên phát khởi tánh nếm tinh nguyên. Tiếp đến tánh nếm tinh nguyên hiển lộ vị nếm, rồi siết quấn vị nếm mà thành căn lưỡi. Căn lưỡi tinh nguyên được làm từ bốn đại thanh tịnh. Do vậy mà nó gọi là thể của lưỡi. Cái lưỡi có hình dáng như trăng lưỡi liềm và được làm từ bốn đại thô nhiễm. Căn lưỡi chạy loạn ra ngoài để tìm vị nếm.

Do bởi hai loại--kết hợp với phân ly--cùng ma xát ở trong diệu giác viên minh trạm nhiên và chúng vướng vào đó nên phát khởi tánh xúc tinh nguyên. Tiếp đến tánh xúc tinh nguyên hiển lộ xúc chạm, rồi bắt lấy xúc chạm mà thành căn thân. Căn thân tinh nguyên được làm từ bốn đại thanh tịnh. Do vậy mà nó gọi là thể của thân. Thân thểhình dáng như cái trống thắt hẹp ở giữa và được làm từ bốn đại thô nhiễm. Căn thân chạy loạn ra ngoài để tìm xúc chạm.

Do bởi hai loại--sanh với diệt--cùng tương tục ở trong diệu giác viên minh trạm nhiên và chúng vướng vào đó nên phát khởi tánh tri tinh nguyên. Tiếp đến tánh tri tinh nguyên hiển lộ pháp trần, rồi nhìn ngắm pháp trần mà thành căn ý. Căn ý tinh nguyên được làm từ bốn đại thanh tịnh. Do vậy mà nó gọi là ý tư. Căn ý được ví như sự nhìn thấy bốn đại thô nhiễm ở trong căn phòng tối. Căn ý chạy loạn ra ngoài để tìm pháp trần.

Này Khánh Hỷ! Khi sự hiểu biết được thêm vào bổn giác minh liễu, sáu căn như thế sanh ra từ đó. Kết quả là minh liễu tinh nguyên bị đánh mất và các căn vướng mắc hư vọng mà phát triển những chức năng. Cho nên nếu ông bây giờ lìa khỏi sáng và tối thì sẽ không có thể chất của thấy. Lìa khỏi động và tĩnh thì vốn chẳng có thể chất của nghe. Không có khai thông và bế tắc thì tánh ngửi chẳng sanh. Không có vị và vô vị thì cảm giác nếm vị sẽ chẳng có chỗ để sanh ra. Chẳng có kết hợp và phân ly thì cảm giác xúc chạm vốn không. Chẳng có sanh và diệt thì tri giác sẽ an nghỉ.

Ông chỉ cần không hướng theo 12 tướng hữu vi, gồm có sáng với tối, động với tĩnh, khai thông với bế tắc, có vị với vô vị, kết hợp với phân ly, và sanh với diệt. Kế đến tập trung vào một căn và kéo nó ra khỏi trần cảnh, rồi chuyển dẫn căn đó hướng vào trong. Như vậy nó sẽ có thể quay về chân nguyên và phát huy ánh sáng rực rỡ của bổn giác. Ánh sáng rực rỡ này sẽ chiếu soi năm căn còn lại cho đến khi chúng hoàn toàn giải thoát. Một khi sáu căn thoát khỏi trần cảnh mà chúng hấp thu, sự hiểu biết sẽ không theo các căn. Do đó sự hiểu biết sẽ phát huy ở tất cả sáu căn và chúng sẽ hỗ tương hoạt động.

Này Khánh Hỷ! Ông há chẳng biết nay ở trong chúng hộiBhikṣu Vô Diệt tuy bị mù nhưng vẫn có thể thấy. Hiền Hỷ Long Vương tuy bị điếc nhưng vẫn có thể nghe. Thần nữ của sông Hằng chẳng có mũi nhưng vẫn có thể ngửi mùi. Lưỡi của Bhikṣu Ngưu Tướng bị dị tật nhưng vẫn có thể biết vị. Thần hư không tuy chẳng có thân nhưng vẫn cảm giác xúc chạm và tạm hiện ra ở trong ánh hào quang của Như Lai. Tuy nhiên, thể của ông ta vốn rỗng không và vô hình như gió. Các vị Thanh Văn chứng đắc diệt tận định, như là Bhikṣu Đại Ẩm Quang ở trong Pháp hội này, từ lâu đã diệt căn ý nhưng vẫn viên minh liễu tri mà chẳng nhờ tâm niệm.

Này Khánh Hỷ! Giả sử bây giờ tất cả căn của ông đã nhổ ra khỏi trần cảnh, một ánh sáng trong suốt sẽ chiếu soi từ bên trong. Tiếp đến những trần cảnh thô nhiễm và tướng của pháp thế gian sẽ biến hóa, ví như băng tan trong nước nóng. Ứng theo tâm niệm của ông, chúng sẽ hóa thành tri giác vô thượng.

Này Khánh Hỷ! Ví như có người ở thế gian chỉ nhìn thấy với con mắt của họ, nếu người ấy mau chóng nhắm mắt lại thì cảnh tượng đen tối sẽ hiện ra ngay. Sáu căn của người ấy sẽ bao trùm trong tối tăm. Mắt của người ấy sẽ không thể phân biệt nào là đầu hoặc chân ở trên thân người khác. Tuy nhiên vẫn có thể nếu người ấy dùng tay mò mẫm hình dáng ở ngoài. Mặc dù người ấy chẳng thấy, nhưng tri giác nhận biết về đầu hoặc chân thì giống nhau.

Nếu thị giác của người ấy nương nhờ ánh sáng, tức sẽ không thấy khi chìm vào đen tối. Mặc dù chẳng có ánh sáng nhưng người ấy vẫn có thể cảm nhận. Vì vậy mọi tướng đen tối đều vĩnh viễn không thể cản ngăn. Cũng vậy, một khi các căn và các trần đã tiêu trừ, làm sao giác minh của ông mà không trở thành viên mãn vi diệu cho được?"



Ngài Khánh Hỷ bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Như Phật đã dạy rằng, khi phát khởi Đạo tâm muốn cầu thường trụNhân Địa thì tất phải tương ứng với Quả Địa.

Bạch Thế Tôn! Ở trong Quả Địa có những tên gọi khác nhau, như là Giác Đạo, Tịch Diệt, Chân Như, Phật Tánh, Vô Cấu Thức, Không của Như Lai Tạng, và Đại Viên Kính Trí. Danh xưng của bảy loại tên này tuy có khác nhưng đồng một nghĩa là thanh tịnh viên mãn, thể tánh kiên cố như kim cang vươngthường trụ bất hoại.

Nếu một khi thấy, nghe, và những giác quan khác tách rời sáng với tối, động với tĩnh, khai thông với bế tắc, có vị với vô vị, kết hợp với phân ly, và sanh với diệt, thì chúng cứu cánh chẳng có tự thể. Đây ví như ý niệm mà lìa khỏi pháp trần thì nó vốn không chỗ có. Làm sao có thể mang các thức sẽ đoạn diệt này làm nhân để tu hành và muốn đạt đến quả vị thường trụ của Như Lai với bảy tên gọi chứ?

Bạch Thế Tôn! Nếu tách rời sáng và tối thì cứu cánh sẽ không thấy gì. Cũng vậy, nếu như chẳng có pháp trần thì tự tánh của ý niệm sẽ diệt mất. Con đã tìm đi tìm lại rất tỉ mỉ, nhưng vốn chẳng có cái gì gọi là tâm và vật của nó. Thế thì con phải lập nhân gì để cầu vô thượng giác?

Những gì Như Lai vừa nói trái nghịch với lời dạy ở trước về thường trụ trạm nhiên viên mãncuối cùngtrở thành hí luận. Làm sao những lời nói đó bởi Như Lai có thể là chân thật chứ? Kính mong Thế Tôn rủ lòng đại từ mà khai thị cho sự u mêchấp trước của con."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Tuy ông đa văn học rộng nhưng các lậu vẫn chưa trừ sạch. Mặc dù trong tâm ông biết nguyên nhân của điên đảo, nhưng đến khi điên đảo thật sự hiện tiền thì ông đích thật chẳng thể nhận ra. Cho dù ông rất thành tâm nhưng ông vẫn chưa tín thọ giáo Pháp. Ta nay sẽ đưa ra những việc của trần thế để dứt trừ hoài nghi của ông."

Bấy giờ Như Lai bảo Bhikṣu Phú Chướng hãy gõ một tiếng chuông, rồi hỏi ngài Khánh Hỷ rằng:

"Ông bây giờ có nghe chăng?"

Ngài Khánh Hỷ và đại chúng đều thưa rằng:

"Dạ nghe."

Khi tiếng chuông không còn vang nữa, Đức Phật lại hỏi rằng:

"Ông bây giờ có nghe chăng?"

Ngài Khánh Hỷ và đại chúng đều thưa rằng:

"Dạ không."

Lúc ấy Tôn giả Phú Chướng lại gõ một tiếng chuông, và Đức Phật lại hỏi rằng:

"Ông bây giờ có nghe chăng?"

Ngài Khánh Hỷ và đại chúng lại thưa rằng:

"Dạ nghe."

Đức Phật hỏi ngài Khánh Hỷ:

"Làm sao ông có thể nghe rồi lại chẳng nghe?"

Ngài Khánh Hỷ và đại chúng đều thưa với Phật rằng:

"Chúng con nghe tiếng chuông khi nó mới được gõ vào, nhưng một hồi lâu sau khi chuông vang tan mất thì chúng con không còn nghe nữa."

Như Lai lại bảo Bhikṣu Phú Chướng hãy gõ một tiếng chuông, rồi hỏi ngài Khánh Hỷ rằng:

"Bây giờ có âm thanh chăng?"

Ngài Khánh Hỷ và đại chúng đều thưa rằng:

"Dạ có âm thanh."

Một lát sau khi âm thanh phai mất, Đức Phật lại hỏi rằng:

"Và bây giờ có âm thanh chăng?"

Ngài Khánh Hỷ và đại chúng đáp rằng:

"Dạ không có âm thanh."

Một lát sau Tôn giả Phú Chướng lại gõ một tiếng chuông, và Đức Phật lại hỏi rằng:

"Và bây giờ có âm thanh chăng?"

Ngài Khánh Hỷ và đại chúng đều thưa rằng:

"Dạ có âm thanh."

Đức Phật hỏi ngài Khánh Hỷ:

"Làm sao có âm thanh rồi lại chẳng có âm thanh?"

Ngài Khánh Hỷ và đại chúng đều thưa với Phật rằng:

"Khi chuông mới được gõ vào thì có âm thanh, nhưng một hồi lâu sau khi chuông vang tan mất thì không còn âm thanh nữa."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ và các đại chúng rằng:

"Sao ông nay lại trả lời mơ hồ như vậy?"

Ngài Khánh Hỷ và đại chúng đồng thời hỏi Phật rằng:

"Dạ thưa con trả lời mơ hồ nghĩa là sao?"

Đức Phật bảo:

"Khi Ta hỏi rằng ông có nghe chăng thì ông nói là có. Ta lại hỏi có âm thanh chăng thì ông nói là có. Câu trả lời bất định của ông giữa nghe và âm thanh, thế thì làm sao chẳng gọi là mơ hồ cho được?

Này Khánh Hỷ! Khi chuông vang phai mất thì ông nói là không còn nghe nữa. Nếu ông thật sự chẳng còn nghe nữa, tức là tánh nghe của ông đã diệt mất hoàn toàn. Vậy nghĩa là nó sẽ giống như cây khô và ông sẽ không bao giờ còn nhận biết tiếng chuông nào nữa. Tuy nhiên ông tự biết khi nào thì có và khi nào thì không, hoặc khi nào thì không và khi nào thì có về loại thanh trần này. Thế nhưng tánh nghe của ông làm sao đã có rồi lại không? Giả sử tánh nghe chẳng còn nữa thì ai sẽ biết âm thanh đã phai mất.

Cho nên, Khánh Hỷ! Mặc dù thanh trần ở trong tánh nghe tự có sanh diệt, nhưng tánh nghe của ông chẳng phải do thanh trần có sanh hay diệt mà khiến nó phải sanh hay diệt.

Ông vẫn còn điên đảo và nhầm lẫn âm thanh là tánh nghe. Sao lại hôn mê mà cho rằng cái thường hằngđoạn diệt chứ? Ông vĩnh viễn chớ nên bảo rằng, tánh nghe lệ thuộc vào tiếng động và yên tĩnh, hoặc lệ thuộc vào lỗ tai khai thông hay bế tắc.

Ví như có người ngủ say ở trên giường. Giữa lúc kẻ kia đang say ngủ thì có người trong gia đình giặt giũ hay giã gạo. Anh ta ở trong mơ nghe tiếng giã gạo hoặc tiếng giặt giũ mà nhầm cho là tiếng trống đánh hoặc là tiếng chuông gõ. Liền ở trong mơ, anh ta lấy làm lạ là tại sao tiếng chuông lại như âm thanh phát ra từ gỗ hay đá. Khi hốt nhiên tỉnh giấc, anh ta lập tức nhận biết âm thanh của tiếng đập giã.

Anh ta nói với người nhà rằng:

'Giữa lúc đang mơ, tôi nhầm lẫn tiếng đập giã là tiếng trống.'

Này Khánh Hỷ! Làm sao người ấy ở trong mơ mà có thể ghi nhớ tiếng động hay yên tĩnh? Làm sao tai của người ấy không bị ngăn ngại và vẫn hoạt động? Mặc dù thân thể của người ấy đã ngủ say nhưng tánh nghe chẳng hôn mê. Cho dù thân thể của ông tan rã và mạng sống tiêu tan, nhưng tánh nghe này của ông làm sao lại có thể bị chúng diệt mất chứ?

Tuy nhiên từ vô thỉ cho đến nay, do các chúng sanh chạy theo hình sắcâm thanh nên niệm niệm lưu chuyển và chưa từng khai ngộ tánh thanh tịnh vi diệu thường hằng. Họ chẳng theo chân thường mà lại chạy theo những sự sanh diệt. Do đó từ đời này sang đời khác, họ bị nhiễm ô và phải lưu chuyển. Nhưng nếu họ từ bỏ sanh diệt và giữ lấy chân thường thì ánh sáng thường hằng sẽ hiện tiền. Căn, trần, và thức tâm sẽ ứng thời tiêu tan.

Tưởng tướng là trần và thức tình là cấu nhiễm. Nếu lìa xa cả hai, Pháp nhãn của ông sẽ ứng thời trong sáng. Như thế làm sao mà không thành tựu vô thượng tri giác cho được?"

Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên CốMật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa ♦ Hết quyển 4



Dịch từ Phạn văn: Pháp sư Cực Lượng ở Thế Kỷ 7-8
Dịch sang Tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận
Dịch nghĩa: 5/8/2016 ◊ Cập nhật: 31/8/2016

☸ Cách Đọc Chữ Phạn
Bhikṣu: bíc su
Mātaṅga: ma tân gà
Bhikṣuṇī: bíc su ni




Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên CốMật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa ♦ Quyển 5

Ngài Khánh Hỷ bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Tuy Như Lai đã thuyết giảng đệ nhị nghĩa môn, nhưng nay hãy quán sát về người cởi tróithế gian. Nếu họ chẳng biết nguyên gốc của chỗ bị buộc, thì con tin rằng người ấy sẽ không bao giờ có thể gỡ ra.

Bạch Thế Tôn! Con và những vị Hữu Học thuộc hàng Thanh Văn thì cũng lại như vậy. Từ vô thỉ, chúng con sanh ra trong vô minh và diệt mất trong vô minh. Mặc dù chúng con đa văn, có thiện căn, và còn được xuất gia, nhưng chúng con như những kẻ cách vài ngày lại bị sốt. Kính mong Như Lai đại từthương xót cho những kẻ chìm đắm trong luân hồi. Làm sao thân và tâm của chúng con hôm nay bị siết buộc và chúng con phải gỡ trói từ đâu? Xin Thế Tôn hãy chỉ dạy và hầu cũng khiến cho những chúng sanh khổ nạnvị lai được thoát miễn luân hồi và không còn rơi vào ba cõi."

Khi tác bạch xong, ngài Khánh Hỷ cùng toàn thể đại chúng cúi đầu đảnh lễ sát đất. Rồi Tôn Giả rơi lệ như mưa và thành tâm chờ đợi lời khai thị vô thượng của Đức Phật Như Lai.

Lúc bấy giờ Thế Tôn thương xót ngài Khánh Hỷ cùng những vị Hữu Học ở trong Pháp hội, và cũng vì hết thảy chúng sanhvị lai mà làm nhân xuất thế và làm con mắt cho tương lai. Đức Phật dùng bàn tay xoa lên đỉnh đầu của ngài Khánh Hỷ, và từ nơi đó phóng ra ánh sáng vàng tím như vàng ở dưới sông tại châu Thắng Kim. Lập tức khắp thế giới của chư Phật đều chấn động sáu cách. Số lượng Như Lai đang trụ thế nhiều như vi trần, mỗi vị phóng ra ánh sáng báu từ đỉnh đầu. Những ánh sáng đó đồng thời ở các thế giới kia chiếu đến Rừng cây Chiến Thắng và rót vào đỉnh đầu của Như Lai. Khi ấy toàn thể đại chúng được điều chưa từng có.

Tiếp đến Tôn giả Khánh Hỷ và các đại chúng đều nghe chư Như Lai trong mười phương nhiều như vi trần, dị khẩu đồng âm, bảo ngài Khánh Hỷ rằng:

"Lành thay, Khánh Hỷ! Ông muốn nhận biết vô minh đã sanh cùng lúc với ông, là căn gốc kết buộc đã khiến ông luân chuyển trong sanh tử, chính là sáu căn của ông--không có vật nào khác. Ông lại muốn biết Đạo vô thượng để khiến ông mau chứng giải thoát an lạc, tịch tĩnh vi diệuthường hằng, thì cũng sẽ do sáu căn của ông--không có vật nào khác."

Tôn giả Khánh Hỷ tuy nghe Pháp âm như thế, nhưng tâm vẫn chưa hiểu.

Ngài cúi đầu và bạch Phật rằng:

"Làm sao sáu căn này mà không phải bất cứ vật nào khác, đã khiến con sanh tử luân hồiđồng thời cũng sẽ giúp con được an lạc vi diệu thường hằng?"

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Căn và trần đồng đến từ một nguồn gốc. Giải thoáttrói buộc chẳng phải hai. Tánh của thức là hư vọng và tựa như hoa đốm.

Này Khánh Hỷ! Do bởi các trần mà phát khởi tri kiến, và nhân bởi các căn mà có tướng. Tướng và tri kiến đều chẳng có tự tánh. Chúng phụ thuộc lẫn nhau, tựa như cỏ lau đan siết với nhau. Cho nên ông nay dựa vào tri kiến để nhận biết, nhưng nó chính là gốc của vô minh. Nếu nhận biết tri kiến vốn không thì chính là chân tánh thanh tịnh, tịch diệt vô lậu. Tại sao ông lại chứa thêm vật khác vào trong chân tánh chứ?"

Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:

"Hữu vi rỗng không trong chân tánh
Do từ duyên sanh nên như huyễn
Vô vi vô khởi bất sanh diệt
Nhưng cũng chẳng thật như hoa đốm

Giảng nói hư vọng để hiển chân
Nhưng vọng lẫn chân đều hư vọng
Bởi chân và vọng vốn phi chân
Năng kiến sở kiến làm sao có?

Ở giữa hai chúng không thật tánh
Cho nên đan siết như cỏ lau
Trói buộc giải thoát đồng sở nhân
Thánh nhân phàm phu chẳng hai lối

Ông hãy quán sát trong tánh siết
Có - không cả hai đều chẳng phải
Si mê tối tăm tức vô minh
Phát huy diệu minh liền giải thoát

Tháo gút cần phải theo thứ tự
Khi sáu đã gỡ một cũng vong
Tuyển chọn một căn đắc viên thông
Bước vào dòng thánh thành chánh giác

Như Lai tịnh thức rất vi tế
Tập khí kết thành dòng chảy siết
Chân với phi chân e sẽ mê
Nên Ta hiếm nói về điều ấy

Khi tâm của ông giữ tâm ông
Phi huyễn sẽ thành pháp huyễn hóa
Huyễn và phi huyễn chẳng nắm giữ
Phi huyễn mà còn chẳng sanh ra
Huống là huyễn pháp sao thành lập?

Pháp này gọi là diệu liên hoa
Kim cang kiên cố bảo giác vương
Như Huyễn Chánh Định ai tu hành
Thoáng khảy móng tay vượt Vô Học

Đây là diệu Pháp không gì sánh
Chư Phật Như Lai khắp mười phương
Một đường thẳng đến tịch diệt môn"

Khi ngài Khánh Hỷ và các đại chúng nghe được bài kệ giáo hối từ bi vô thượng của Đức Phật Như Lai, kết hợp với diệu lý thanh tịnh oánh triệt, mắt tâm của họ mở sáng và tán thán là điều chưa từng có.



Ngài Khánh Hỷ chắp tay đảnh lễ, rồi thưa với Phật rằng:

"Nhờ lòng đại bi vô tận của Phật mà con nay nghe được Pháp cú chân thật về tánh tịnh diệu thường hằng. Tuy nhiên, tâm con vẫn chưa thông đạt phương pháp thứ tự tháo gút và khi sáu đã gỡ ra thì một cũng sẽ tiêu vong. Kính mong Thế Tôn rủ lòng đại từxót thương chúng hội này thêm một lần nữa và cũng như chúng sanhvị lai, xin hãy ban thí Pháp âm để tẩy trừ cáu bẩn của trầm luân."

Bấy giờ Như Lai vẫn đang ngồi ở trên tòa sư tử, Ngài chỉnh sửa áo trong và đại y khoác ở ngoài, rồi đưa tay tới cái bàn bảy báutrước mặt để lấy tấm khăn choàng hoa văn mà một vị thiên thần ở trời Thiện Thời đã dâng lên.

Ở trước đại chúng, Thế Tôn buộc nó thành một nốt gút, rồi chỉ cho ngài Khánh Hỷ thấy và bảo rằng:

"Đây là gì?"

Ngài Khánh Hỷ và đại chúng đều thưa với Phật rằng:

"Dạ đó là một nốt gút."

Tiếp đến Như Lai buộc thành một nốt gút khác chồng lên ở tấm khăn choàng hoa văn và lại bảo ngài Khánh Hỷ:

"Và đây là gì?"

Ngài Khánh Hỷ và đại chúng lại thưa với Phật rằng:

"Dạ đó cũng là một nốt gút khác."

Lần lượt như vậy, Đức Phật tổng cộng buộc thành sáu gút chất chồng lên ở tấm khăn choàng hoa văn.

Mỗi nốt gút khi đã buộc xong, Ngài đều cầm lên và hỏi ngài Khánh Hỷ rằng:

"Và đây là gì?"

Mỗi lần như thế, ngài Khánh Hỷ và đại chúng cùng đều thưa với Phật rằng:

"Dạ đó cũng là một nốt gút khác."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Khi Ta buộc nốt gút đầu tiên ở tấm khăn choàng, ông nói là một nốt gút. Ngay từ đầu, tấm khăn choàng hoa văn thật sự chỉ là một tấm khăn. Cho đến lần thứ nhì và thứ ba, tại sao các ông đều gọi là một nốt gút khác?"

Ngài Khánh Hỷ bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Mặc dù tấm khăn choàng hoa văn quý báu này được dệt thành và nó vốn là một vật, nhưng theo sự suy nghĩ của con khi Như Lai buộc nó lại thì đó gọi là một nốt gút. Cho dù Thế Tôn buộc nó 100 lần thì chúng con vẫn mãi gọi đó là 100 nốt gút. Hà huống chỉ có sáu nốt gút ở tấm khăn này. Đức Phật đã không buộc thành nốt gút thứ bảy và cũng không dừng lại ở nốt gút thứ năm. Thế thì tại sao Như Lai chỉ thừa nhận nốt gút thứ nhất nhưng phủ nhận nốt gút thứ nhì và thứ ba?"

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Ông biết tấm khăn choàng hoa văn quý báu này vốn chỉ là một tấm khăn. Khi Ta buộc nó sáu lần thì gọi là có sáu nốt gút. Ông hãy quán sát tường tận, thể của tấm khăn thì giống nhau, nhưng nhân bởi thắt gút mà ông nói rằng nó có sai khác. Ý ông nghĩ sao? Khi Ta buộc thành nốt gút đầu tiên thì ông gọi là nốt gút thứ nhất. Ta nay muốn mang nốt gút thứ sáu để trở thành nốt gút thứ nhất có được chăng?"

"Dạ không, thưa Thế Tôn! Do bởi có sáu nốt gút, chúng ta vĩnh viễn không thể gọi nốt gút thứ sáu là nốt gút thứ nhất được. Suốt đời con chuyên chú vào sự học hỏibiện luận, làm sao có thể khiến con lẫn lộn tên gọi của nốt gút thứ sáu và thứ nhất chứ?"

Đức Phật bảo:

"Như thị! Sáu nốt gút chẳng giống nhau. Bây giờ chúng ta hãy thứ tự nhìn lại nguồn gốc hình thành của chúng. Chúng đều do một tấm khăn tạo thành và dù muốn khiến chúng tạp loạn chẳng theo thứ tự thì vĩnh viễn không thể được. Sáu căn của ông thì cũng lại như vậy. Ở trong một cứu cánh, sự khác biệt tất sẽ khởi sanh."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Giả sử ông chẳng thích sáu nốt gút ở trong tấm khăn choàng mà chỉ muốn nó là một tấm khăn dài. Thế thì làm sao sẽ được?"

Ngài Khánh Hỷ thưa rằng:

"[Thưa Thế Tôn!] Những nốt gút này vẫn còn thì sẽ tự nhiên sanh khởi trái phải ở trong đó. Nốt gút này chẳng phải là nốt gút kia, hoặc nốt gút kia chẳng phải là nốt gút này. Nhưng nếu Như Lai hôm nay giải trừ tất cả và không còn nốt gút nào, thì sẽ chẳng có sự phân biệt đây kia. Tên gọi của nốt gút thứ nhất mà còn chẳng có, huống nữa là nốt gút thứ sáu ư?"

Đức Phật bảo:

"Khi sáu đã gỡ ra và một sẽ tiêu vong thì cũng lại như vậy. Do sự cuồng loạn về tâm tánh của ông từ vô thỉ nên tri kiến hư vọng phát sanh và những sự phát sanh hư vọng này chưa từng thôi nghỉ. Sự căng thẳng đè lên nhận biết thì sẽ phát khởi trần cảnh. Đây ví như cứ nhìn trừng mắt đến hồi lâu tức sẽ có hoa đốm. Ở giữa tánh trạm nhiên tinh nguyên minh liễu, sự cuồng loạn khởi sanh mà chẳng do nguyên nhân. Tất cả vạn vật trên thế gian, sơn hà đại địa, và cũng như sanh tử tịch diệt đều chỉ là do căng thẳng cuồng loạn điên đảo và chúng tựa như hoa đốm."

Ngài Khánh Hỷ bạch rằng:

"Sự căng thẳng này giống như những nốt gút. Làm sao giải trừ nó đây?"

Khi ấy Như Lai dùng tay kéo những nốt gút ở tấm khăn choàng về bên trái, rồi hỏi ngài Khánh Hỷ rằng:

"Có phải tháo ra như thế chăng?"

"Dạ không, thưa Thế Tôn!"

Đức Phật lại dùng tay kéo những nốt gút về bên phải, rồi cũng hỏi ngài Khánh Hỷ rằng:

"Có phải tháo ra như thế chăng?"

Dạ không, thưa Thế Tôn!

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Ta nay đã dùng tay kéo những nốt gút về bên trái và phải, nhưng Ta vẫn không thể tháo ra. Ông có cách nào để tháo gút chăng?"

Ngài Khánh Hỷ thưa với Phật rằng:

"Thưa Thế Tôn! Ngài phải tháo ra từ ở giữa mỗi nốt gút thì mới nới lỏng chúng được."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Như thị, như thị! Nếu ai muốn cởi gút thì họ phải tháo ra từ ở giữa mỗi gút.

Này Khánh Hỷ! Ta thuyết giảng Phật Pháp từ nhân duyên sanh, nhưng các Pháp này không phải nắm lấy từ tướng hòa hợp thô kệch của thế gian. Như Lai hiển thị rõ pháp thế gian và Pháp xuất thế gian. Ta biết bổn nhân của chúng tùy theo duyên mà sanh ra. Thậm chí cho đến có bao nhiêu giọt nước mưa đang rơi ở thế giới cách xa các thế giới nhiều như số cát sông Hằng, Ta cũng biết được. Ta đều thấu hiểu nguyên do của muôn sự việc ở hiện tiền, như là vì sao cây tùng thẳng đứng, gai góc uốn cong, chim ngỗng màu trắng, hay chim quạ màu đen.

Cho nên, Khánh Hỷ! Ông hãy lựa chọn kỹ càng từ một căn ở trong sáu căn. Nếu ông gỡ nốt gút của căn đó thì trần tướng của nó sẽ tự động diệt trừ và những hư vọng liền tiêu tan. Vậy những gì còn lại sao không thể là chân thật chứ?

Này Khánh Hỷ! Bây giờ Ta hỏi ông, làm sao chúng ta có thể đồng thời tháo gỡ hết sáu nốt gút ở chiếc khăn choàng bông gòn này?"

"Không thể, thưa Thế Tôn! Do những nốt gút này được buộc theo thứ tự, nên bây giờ chúng cần phải gỡ ra theo thứ tự. Mặc dù sáu nốt gút ở cùng một chiếc khăn choàng, nhưng chúng được buộc ở mỗi thời điểm khác nhau. Vì vậy làm sao mà có thể đồng thời gỡ ra hết được chứ?"

Đức Phật bảo:

"Giải trừ sáu căn thì cũng lại như vậy. Một khi căn đầu tiên được gỡ ra, họ trước tiên sẽ hiểu rằng ngã là không. Một khi hiểu rõ thấu triệt không tánh, họ sẽ có thể giải thoát khỏi các pháp. Một khi đã giải thoát khỏi các pháp, thì cả ngã lẫn pháp đều không và chẳng còn sanh nữa. Đây gọi là Bồ-tát từ chánh định mà được Vô Sanh Nhẫn."



Khi ngài Khánh Hỷ và các đại chúng tiếp thọ lời khai thị của Phật, họ được tuệ giác viên thông và không còn hoài nghi.

Bấy giờ ngài Khánh Hỷ chắp tay, rồi đảnh lễ với trán chạm sát đôi chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Hôm nay thân tâm của chúng con tỏa sáng và mau được sự hiểu biết vô ngại. Mặc dù chúng con giác ngộ về ý nghĩa khi sáu đã gỡ ra thì một sẽ tiêu vong, nhưng vẫn chưa thấu rõ căn nào sẽ dẫn chúng con đạt đến viên thông.

Thưa Thế Tôn! Chúng con phiêu dạt trong sanh tử đến nhiều kiếp như kẻ xin ăn cô độc. Chúng con không bao giờ lại ngờ rằng mình sẽ gặp được Phật và có quan hệ mật thiết với Ngài? Chúng con như các đứa trẻ thất lạc hốt nhiên gặp lại mẹ hiền. Do nhân ấy mà chúng con có cơ hội thành Đạo. Nhưng lời mật ngôn mà chúng con nghe được lại đồng như giác ngộ căn bổn. Như thế với việc chưa hề nghe chẳng có khác biệt gì. Kính mong Thế Tôn rủ lòng đại bi mà huệ thí cho con Pháp bí mật uy nghiêm và đó sẽ là lời khai thị tối hậu của Như Lai."

Khi nói lời ấy xong, ngài cúi đầu đảnh lễ sát đất và lui xuống, rồi ẩn tàng vào tâm bí mậthy vọng Đức Phật sẽ mật truyền cho ngài.

Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo toàn thể chư đại Bồ-tát và những vị đại Ứng Chân với các lậu đã tận ở trong chúng hội rằng:

"Chư Bồ-tát và những vị Ứng Chân các ông đây đã sanh trưởng trong Pháp của Ta và được thành bậc Vô Học. Ta bây giờ hỏi các ông. Khi phát khởi Đạo tâm lúc tối sơ, cái nào trong 18 giới mà các ông đã sử dụng để chứng viên thông, và từ phương tiện nào mà vào chánh định?"



[1] Bấy giờ Tôn giả Giải Bổn Tế và những vị khác ở trong nhóm năm vị Bhikṣu, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Khi ở vườn Nai và vườn Gà, chúng con đã nhìn thấy Như Lai thành Đạo ở lúc ban sơ. Khi nghe âm thanh của Phật, chúng con liền giác ngộ Bốn Thánh Đế. Bấy giờ Đức Phật hỏi các vị Bhikṣu, và con là người liễu giải đầu tiên. Như Lai ấn chứng và đặt tên cho con là Giải. Âm thanh vi diệu bí mật đã hiển lộ khắp nơi đến con. Do từ thanh âm mà con được thành bậc Ứng Chân.

Phật hỏi về viên thông. Nhân qua sự chứng đắc của con, quán sát âm thanhphương pháp đệ nhất."



[2] Bấy giờ Tôn giả Trần Tánh liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Con cũng thấy Đức Phật thành Đạo ở lúc ban sơ. Con quán tướng bất tịnh và sanh tâm nhàm chán vô cùng. Con giác ngộ rằng các sắc tánh khởi sanh từ bất tịnh. Xương trắng trở thành vi trần và tan biến trong hư không. Do con hiểu rằng hư khônghình sắc đều chẳng thật sự tồn tại nên thành tựu Đạo Vô Học. Như Lai ấn chứng và đặt tên cho con là Trần Tánh. Hình sắc vi diệu bí mật đã hiển lộ khắp nơi đến con. Do từ sắc tướng mà con được thành bậc Ứng Chân.

Phật hỏi về viên thông. Nhân qua sự chứng đắc của con, quán sát hình sắcphương pháp đệ nhất."



[3] Bấy giờ Đồng tử Hương Nghiêm liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Khi nghe Như Lai chỉ dạy rằng, con nên quán sát tường tận về các tướng hữu vi. Sau đó con từ biệt Phật và ẩn tu ở một nơi thanh tịnh yên tĩnh. Con quán sát khi các vị Bhikṣu thắp hương trầm thủy, mùi hương của nó lặng lẽ vào trong lỗ mũi. Con quán sát nguồn cội của mùi hương này chẳng phải từ gỗ, chẳng phải từ hư không, chẳng phải từ khói, và cũng chẳng phải từ lửa. Nó chẳng từ đâu đến và cũng chẳng đi về đâu. Do đó ý thức tiêu vong và vô lậu phát huy. Như Lai ấn chứng và đặt tên cho con là Hương Nghiêm. Mặc dù mùi hương hốt nhiên diệt mất, nhưng diệu hương bí mật đã hiển lộ khắp nơi đến con. Do từ hương thơm diệu nghiêm mà con được thành bậc Ứng Chân.

Phật hỏi về viên thông. Nhân qua sự chứng đắc của con, quán sát hương thơm là phương pháp đệ nhất."



[4] Bấy giờ hai vị Pháp Vương TửDược Vương Bồ-tát và Dược Thượng Bồ-tát cùng với 500 Phạm Thiên đang ở tại chúng hội, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Từ vô thỉ kiếp, chúng con đã làm lương ythế gian. Trong miệng của chúng con đã nếm qua cỏ cây và kim thạch ở Thế giới Kham Nhẫn. Tổng số có đến 108.000 loại. Chúng con đều biết vị nếm của mỗi thứ, như là đắng, chua, mặn, lạt, ngọt, hoặc cay. Chúng con cũng đều biết tất cả đặc tánh khi chúng hòa hợp và phát sanh biến dị, như là nóng lạnh, có độc hay vô độc.

Giữa lúc phụng sự Như Lai, chúng con thấu hiểu rằng tánh của vị nếm chẳng phải không, chẳng phải có, chẳng phải từ căn lưỡi hay thức của lưỡi, chẳng phải lìa khỏi căn lưỡi hay thức của lưỡi. Nhân do phân biệt giữa các vị nếm mà chúng con được khai ngộ. Như Lai ấn chứng và đặt tên cho hai anh em chúng con là Dược Vương Bồ-tát và Dược Thượng Bồ-tát. Bây giờ ở giữa đại chúng, chúng con là hai vị Pháp Vương Tử. Nhân bởi vị nếm mà chúng con giác ngộ và thăng lên quả vị của Bồ-tát.

Phật hỏi về viên thông. Nhân qua sự chứng đắc của chúng con, quán sát vị nếm là phương pháp đệ nhất."



[5] Bấy giờ ngài Hiền Hộ và những vị khác ở trong nhóm 16 vị Khai Sĩ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Khi nghe Pháp của Đức Phật Uy Âm Vương ở thuở xưa, chúng con liền theo Ngài xuất gia. Vào lúc chư Tăng tắm gội, con cũng theo tục lệ mà vào nhà tắm. Nhân hốt nhiên tiếp xúc với nước, con ngộ rằng nước không tẩy trừ bụi bặm và cũng không tẩy rửa thân thể của con. Giữa lúc ấy, con được an nhiên và hiểu rằng chẳng có gì hết.

Kể từ đó, con không hề quên mất những việc đã xảy ra và cho đến đời hiện tại. Nhân do theo Phật xuất gia nên con trở thành bậc Vô Học. Đức Phật kia đã đặt tên cho con là Hiền Hộ. Xúc chạm vi diệu đã hiển lộ khắp nơi đến con và con trở thành một người con của Phật.

Phật hỏi về viên thông. Nhân qua sự chứng đắc của con, quán sát xúc chạm là phương pháp đệ nhất."



[6] Bấy giờ Tôn giả Đại Ẩm Quang cùng với Bhikṣuṇī Tử Kim Quang và những vị khác, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Khi Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng xuất hiệnthế gian vào kiếp xưa trong thế giới này, con có cơ hội được thân cận, nghe Pháp, và tu học. Sau khi Đức Phật ấy diệt độ, con cúng dường-lợi, thắp đèn và để cháy sáng liên tục. Con lại mạ vàng hình tượng Phật và làm cho nó tỏa sáng với màu vàng tím. Từ đó về sau, đời đời sanh ra, thân con luôn hoàn chỉnh và tỏa sáng màu vàng tím. Bhikṣuṇī Tử Kim Quang cùng với những vị khác là quyến thuộc của con và tất cả đồng thời phát khởi Đạo tâm.

Con quán sát sự biến hoại của pháp trần thế gian. Duy chỉ tu hành quán sát rỗng không và vắng lặng của những pháp trần này mà con vào diệt tận định. Thân và tâm của con có thể vượt qua trăm ngàn kiếp mà giống như thời gian chừng khảy móng tay. Do con quán sát không pháp nên trở thành bậc Ứng Chân. Thế Tôn cũng ngợi khen con là vị tu khổ hạnh đệ nhất. Pháp trần vi diệu đã hiển lộ đến con và con trừ sạch các lậu.

Phật hỏi về viên thông. Nhân qua sự chứng đắc của con, quán sát pháp trầnphương pháp đệ nhất."



[7] Bấy giờ Tôn giả Vô Diệt liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Lúc mới xuất gia, con rất thích ham ngủ. Như Lai quở trách con chẳng khác nào như loài súc sanh. Khi nghe Phật quở trách, con khóc lóc tự trách đến bảy ngày chẳng ngủ nên khiến đôi mắt bị mù.

Thế Tôn thương xót nên đã khai thị cho con về Nhạo Kiến Chiếu Minh Kim Cang Chánh Định. Sau khi tu tập, con không cần nhờ con mắt mà vẫn có thể nhìn thấy thông suốt rõ ràng mọi thứ khắp mười phương, như nhìn trái xoài trong lòng bàn tay. Do đó con trở thành bậc Ứng Chân và được Như Lai ấn chứng.

Phật hỏi về viên thông. Nhân qua sự chứng đắc của con, xoay ngược căn mắt và tìm về nguồn cội là phương pháp đệ nhất."



[8] Bấy giờ Tôn giả Tiểu Lộ liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Con có trí nhớ kém cỏi và lại không có căn tánh đa văn. Lúc vừa mới gặp Phật nghe Pháp rồi xin xuất gia, suốt 100 ngày con cố gắng ghi nhớ một câu kệ của Như Lai. Khi nhớ được câu đầu thì quên câu sau. Nhớ được câu sau thì lại quên câu trước.

Phật thương xót con tối dạ nên đã dạy con hãy tìm một nơi vắng vẻ để điều hòa hơi thở ra vào. Lúc ấy con quán sát hơi thở từng li từng tí cho đến khi con có thể phân biệt ở mỗi niệm sanh trụ dị diệt của các hành. Hoát nhiên tâm con hoàn toàn chẳng bị ngăn ngại, cho đến được lậu tậnthành tựu Đạo Ứng Chân. Thế Tôn ấn chứng cho con thành bậc Vô Học và được đứng ở dưới Pháp tòa của Phật.

Phật hỏi về viên thông. Nhân qua sự chứng đắc của con, quán sát rỗng không của hơi thởphương pháp đệ nhất."



[9] Bấy giờ Tôn giả Ngưu Tướng liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Ở kiếp quá khứ con đã tạo nghiệp xấu qua lời nói. Con đã khinh miệt người xuất gia. Thế nên đời đời sanh ra, con bị một chứng bệnh, khiến con nhai thức ăn giống như bò nhai cỏ. Như Lai khai thị cho con về tâm địa Pháp môn của một vị thanh tịnh. Nhờ đó vọng tâm dừng nghỉ và con vào chánh định. Rồi con quán sátnhận biết vị nếm chẳng phải đến từ căn lưỡi hay từ vật nếm. Ứng theo tâm niệm, con liền siêu vượt các lậu của thế gian. Con thoát khỏi thân tâm ở trong, bỏ lại thế giới ở ngoài, và rời xa ba cõi như chim sổ lồng. Do con tách lìa cấu nhiễmtiêu trừ trần lao nên được Pháp nhãn thanh tịnhtrở thành bậc Ứng Chân. Như Lai đích thân ấn chứng rằng con đã thăng lên Đạo Vô Học.

Phật hỏi về viên thông. Nhân qua sự chứng đắc của con, chuyển vị giác ra khỏi vật nếm để trở về lại chính nó là phương pháp đệ nhất."



[10] Bấy giờ Tôn giả Dư Tập liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Sau khi sơ phát khởi Đạo tâm, con theo Phật vào Đạo. Rất nhiều lần con nghe Như Lai nói rằng, những việc ở thế gian đều chẳng thể an vui. Đang giữa lúc tư duy Pháp môn này khi đi khất thực trong thành của một ngày nọ, con bất giác đạp trúng gai độc ở trên đường nên khiến toàn thân đau nhức. Con liền quán sát cảm giác đó. Con nhận biết sự đau đớn khổ xiết, nhưng con cũng nhận biết cái cảm giác của đau đớn. Nhờ đó con hiểu rằng ở trong tâm thanh tịnh thì không có đau đớn hay cảm giác của đau đớn. Con lại tư duy thêm: làm sao chỉ một thân mà có hai cảm giác? Khi con thu nhiếp niệm đó chẳng bao lâu thì thân tâm hốt nhiên rỗng không. Suốt 21 ngày tiếp theo, các lậu của con dần dần trừ tận và cuối cùng trở thành bậc Ứng Chân. Như Lai đích thân ấn chứng rằng con đã thăng lên Đạo Vô Học.

Phật hỏi về viên thông. Nhân qua sự chứng đắc của con, thanh tịnh xúc giác cho đến khi quên hẳn có thân là phương pháp đệ nhất."



[11] Bấy giờ Tôn giả Thiện Hiện liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Từ kiếp lâu xa về trước, tâm con đã được vô ngại và tự nhớ biết vô số đời thọ sanh nhiều như số cát sông Hằng. Dù ở trong thai mẹ, con cũng nhớ biết tịch tĩnh của không. Như vậy cho đến mọi thứ khắp mười phương cũng là không, và con cũng làm cho các chúng sanh chứng đắc không tánh. Nhờ được Như Lai hiển lộ rằng tánh của giác là chân không và tánh của không là viên minh, nên con đắc Đạo Ứng Chân. Con lập tức vào biển chân không sáng báu của Như Lai và đồng với tri kiến của Phật. Thế Tôn ấn chứng rằng con đã thành tựu Đạo Vô Học và là vị bậc nhất đã đạt đến giải thoát qua tánh không.

Phật hỏi về viên thông. Nhân qua sự chứng đắc của con, các tướng đều rỗng không, cái biết về rỗng không và sự hiểu biết về rỗng không đều tan biến, xoay chuyển muôn pháp trở về không là phương pháp đệ nhất."



[12] Bấy giờ Tôn giả Thu Lộ Tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Từ kiếp lâu xa về trước, con đã thanh tịnh thức của mắt. Do đó vô số đời thọ sanh nhiều như số cát sông Hằng, con chỉ cần nhìn một lầnthông suốt không ngăn ngại về muôn sự biến hóa của pháp thế gian và Pháp xuất thế gian. Thuở xưa con đã gặp hai anh em Ẩm Quang ở giữa đường và con đã đi theo. Lúc ấy họ giải thích cho con về lý nhân duyên. Nhờ đó con giác ngộ về vô biên của tâm và theo Phật xuất gia. Sau đó thị giác của con được viên minh, chẳng còn sợ hãi bất cứ điều gì, và trở thành bậc Ứng Chân. Con được làm trưởng tử của Phật, sanh ra từ miệng của Phật, và hóa sanh từ Pháp.

Phật hỏi về viên thông. Nhân qua sự chứng đắc của con, thức của mắt phát ra ánh sáng và khi ánh sáng đó đến tột cùng, nó sẽ chiếu soi tri kiến của Như Lai. Đây là phương pháp đệ nhất."



[13] Bấy giờ Phổ Hiền Bồ-tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Con đã từng làm Pháp Vương Tử cho chư Như Lai nhiều như cát sông Hằng. Đối với những đệ tử với căn tánh Bồ-tát, mười phương Như Lai đều dạy tu hạnh Phổ Hiền, là Pháp môn được đặt từ tên gọi của con.

Thưa Thế Tôn! Với thức của tai, con có thể phân biệt tri kiến của mỗi chúng sanh. Cho dù tại thế giới cách xa số lượng thế giới ở phương khác nhiều như số cát sông Hằng, nếu trong tâm của bất kỳ chúng sanh nào phát khởi hạnh Phổ Hiền. Lúc bấy giờ con sẽ phân ra trăm ngàn hóa thân, cưỡi voi trắng sáu ngà và đều đến nơi đó. Cho dù chúng sanh kia có nghiệp chướng thâm trọng nên chưa có thể thấy con, con cũng sẽ âm thầm xoa đỉnh đầu của người đó, ủng hộ an ủi và khiến họ thành tựu.

Phật hỏi về viên thông. Như con đã trình bày về bổn nhân tu hành của mình, tâm con lắng nghe rõ ràngphân biệt tự tại. Đây là phương pháp đệ nhất."



[14] Bấy giờ Tôn giả Diễm Hỷ liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Lúc mới xuất gia và theo Phật vào Đạo, tuy con đầy đủ giới luật, nhưng khi muốn vào chánh định thì tâm luôn tán loạn. Do vậy mà con vẫn chưa được vô lậu. Sau đó Thế Tôn đã dạy con và Bhikṣu Đại Tất về cách quán sát điểm trắng ở trên sống mũi. Trải qua 21 ngày quán sát tường tận, con thấy hơi thở ở trong lỗ mũi ra vào tựa như làn khói. Thân và tâm của con phát sáng bởi quang minh từ bên trong, rồi nó chiếu soi cùng khắp thế giới. Mọi thứ biến thành thanh tịnh trong suốt giống như lưu ly. Làn khói ở lỗ mũi dần dần tinh lọc cho đến khi trở thành màu trắng. Khi ấy tâm con được khai ngộ và dứt sạch các lậu. Hơi thở ra và hơi thở vào của con chuyển hóa thành quang minh và chiếu sáng khắp các thế giới trong mười phương. Sau đó con đắc Đạo Ứng Chân. Thế Tôn cũng thọ ký con sẽ thành Đạo ở vào đời vị lai.

Phật hỏi về viên thông. Con tinh lọc hơi thở cho đến khi nó phát ra ánh sáng, và khi quang minh chiếu khắp thì các lậu diệt trừ. Đây là phương pháp đệ nhất."



[15] Bấy giờ Tôn giả Mãn Từ Tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Từ kiếp lâu xa về trước, con đã được biện tài vô ngại. Khi tuyên thuyết khổ và không, con có thể thông đạt thâm sâu vào thật tướng. Như vậy cho đến Pháp môn bí mật của chư Như Lai nhiều như cát sông Hằng, con có thể khai thị nghĩa lý vi diệu ở giữa đại chúng mà chẳng hề sợ hãi.

Biết con có đại biện tài, Thế Tôn chỉ dạy con hãy dùng âm thanh để tuyên dương Chánh Pháp. Và kể từ đó con theo Phật trợ chuyển Pháp luân. Với lời thuyết giảng như sư tử hống, con trở thành bậc Ứng Chân. Thế Tôn cũng ấn chứng con là vị thuyết Pháp đệ nhất.

Phật hỏi về viên thông. Con dùng Pháp âm để hàng phục ma oántiêu diệt các lậu. Đây là phương pháp đệ nhất."



[16] Bấy giờ Tôn giả Cận Thủ liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Con là người đích thân hộ tống Phật vượt thành để đi xuất gia. Con tận mắt thấy Như Lai siêng tu khổ hạnh suốt sáu năm. Con tự mình thấy Như Lai hàng phục chúng ma, chế phục ngoại đạo, và giải thoát khỏi tham dục cùng các lậu của thế gian.

Nương vào giới luật của Phật đã dạy, con dần dần đầy đủ 3.000 uy nghi và 80.000 hạnh vi tế. Ba tánh nghiệp [nghiệp thiện, nghiệp ác, nghiệp chẳng thiện chẳng ác] và giới cấm thảy đều thanh tịnh. Do đó thân tâm tịch diệttrở thành bậc Ứng Chân. Giờ đây con là vị giới sư ở trong đại chúng của Như Lai. Thế Tôn đích thân ấn chứng rằng con trì giới với thân lẫn tâm, và được đại chúng tôn là bậc nhất.

Phật hỏi về viên thông. Con gìn giữ thân nghiệp cho đến khi thân con được tự tại. Kế đến con gìn giữ tâm ý cho đến khi tâm con được thông đạt. Sau đó thân và tâm của con thảy đều thông suốt. Đây là phương pháp đệ nhất."



[17] Bấy giờ Tôn giả Đại Thải Thúc Thị liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Thuở xưa khi con đang trên đường đi khất thực thì gặp ba anh em Ẩm Quang, gồm có Mộc Qua Lâm Ẩm Quang, Thành Ẩm Quang, và Hà Ẩm Quang. Họ đã tuyên giảng về nghĩa lý thâm sâu của nhân duyên. Con lập tức phát khởi Đạo tâm và được thông suốt hoàn toàn. Khi được Như Lai từ bi thu nhận, Pháp y hốt nhiên khoác lên thân và râu tóc của con tự rụng. Bây giờ con có thể du hành đến khắp mười phương mà chẳng gì có thể ngăn ngại. Với thần thông hiển lộ, con đạt đến vô thượngtrở thành bậc Ứng Chân. Chẳng riêng Thế Tôn mà chư Như Lai trong mười phương cũng ngợi khen thần lực của con là viên minh thanh tịnhtự tại vô úy.

Phật hỏi về viên thông. Con xoay ngược thức tâm để trở về chân tâm trạm nhiên. Như thế quang minh của tâm con sẽ chiếu sáng và hiển lộ dòng chảy ô trược, rồi lâu dần nó sẽ trở thành thanh tịnh óng ánh. Đây là phương pháp đệ nhất."



[18] Bấy giờ Hỏa Đầu Kim Cang Lực Sĩ đến trước Như Lai, chắp tay, rồi đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Nhớ lại nhiều kiếp xa xưa về trước, con có tánh tham dục rất nặng nề. Lúc ấy có một Đức Phật xuất hiệnthế gian, hiệu là Không Vương. Ngài nói rằng một đám lửa hừng hực sẽ hình thành ở bên trong của những ai nhiều dâm dục. Ngài dạy con quán sát những dòng khí nóng lạnh chảy dọc theo khắp đốt xương và tứ chi. Khi đó một ánh sáng thần diệu ngưng tụ ở bên trong và chuyển hóa tâm dâm dục nặng nề của con để trở thành lửa trí tuệ. Kể từ ấy, chư Phật đều gọi con là Hỏa Đầu. Do năng lực của Hỏa Quang Chánh Định mà con trở thành bậc Ứng Chân.

Sau đó con phát đại nguyện rằng:

'Hễ khi nào có ai thành tựu Phật Đạo, con sẽ làm lực sĩ hộ vệ và đích thân hàng phục ma oán.'

Phật hỏi về viên thông. Con quán sát tỉ mỉ những nơi ấm ở trong thân thể của con cho đến khi chúng lưu thông không trở ngại. Rồi khi các lậu đã tiêu vong, ở trong tâm con sanh ra một ánh sáng báu rực rỡ và thắp sáng con đường vô thượng giác. Đây là phương pháp đệ nhất."



[19] Bấy giờ Trì Địa Bồ-tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Nhớ lại vào thuở xưa khi Phổ Quang Như Lai xuất hiệnthế gian, con từng là một vị Bhikṣu. Ở tất cả đại lộ, bến đò, con đường ra đồng, hoặc những lối đi hiểm trở mà bị hư hoại và có thể gây thương tổn đến ngựa với xe, con đều làm cho bằng phẳng và vác cát với đất để sửa sang, hoặc có lúc con xây cầu. Trải qua vô lượng chư Phật xuất hiệnthế gian, con siêng làm những việc khổ nhọc như thế. Hoặc nếu có ai ở trước cổng chợ mà cần người khiêng vác đồ vật, con liền vác giùm họ đến nơi đích rồi bỏ đi và không lấy tiền công.

Có một khoảng thời gian bị đói kém ở vào thời Đức Phật Biến Thắng còn tại thế, con cõng những người yếu đuối trên lưng. Bất kể là gần hay xa, con chỉ lấy một đồng tiền. Hoặc nếu có xe bò của ai bị lún trong bùn, con giúp họ thoát khỏi ách nạn, bằng cách dùng thần lực của mình mà đẩy xe lên cho đến khi nó có thể lăn bánh.

Một ngày nọ, vị vua của nước này thỉnh Phật vào cung để dọn thức ăn chay. Lúc đó con đã làm bằng phẳng đất và chờ đợi Phật đi qua.

Khi ấy Đức Phật Biến Thắng lấy tay xoa đỉnh đầu của con và bảo rằng:

'Ông nên làm bằng phẳng đất tâm của mình thì tất cả đất đai ở khắp thế giới tất đều sẽ bằng phẳng.'

Tâm con lập tức mở thông và thấy vi trần trong thân thể cùng với vi trần tạo ra thế giới chẳng có gì khác biệt. Tự tánh của những vi trần này chẳng hề xúc chạm với nhau. Cho đến vi trần của binh khí cũng chẳng có chỗ xúc chạm. Thế là con ngộ Vô Sanh Nhẫn ở trong pháp tánh và thành bậc Ứng Chân, rồi hồi tâm để vào những quả vị của Bồ-tát. Khi nghe Như Lai tuyên thuyết Pháp vi diệu liên hoa, là căn bổn để đạt đến tri kiến của Phật, sự hiểu biết của con cũng được ấn chứngtrở thành thượng thủ trong chúng hội.

Phật hỏi về viên thông. Con quán sát tường tận về vi trần ở thân con và thế giới. Chúng chẳng có sai khác với nhau và vốn từ trong Như Lai tạng. Những vi trần này phát sinh từ hư vọng. Khi chúng tiêu tan, trí tuệ viên thành và con bước lên Đạo vô thượng. Đây là phương pháp đệ nhất."



[20] Bấy giờ Đồng tử Nguyệt Quang liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Con nhớ thuở xưa Hằng Hà sa kiếp, có Đức Phật xuất hiệnthế gian, hiệu là Thủy Thiên. Ngài dạy các vị Bồ-tát về sự tu tập quán sát nước để vào chánh định. Con quán sát tánh nước ở trong thân chẳng tương đoạt lẫn nhau. Con bắt đầu quán sát từ nước mắt, nước mũi, nước miếng, và cho đến đàm, dịch, tinh, huyết, nước tiểu, và phân. Tất cả thể lỏng vận hành ở trong thân con đều giống nhau. Con thấy tánh nước ở bên trong thân con và nước ở thế giới bên ngoài đều chẳng sai khác. Cho dù xa tận ở biển Hương Thủy của quốc độ Phù Tràng Vương thì tánh của nước cũng chẳng có sự khác biệt gì với nhau.

Khi mới thành tựu Pháp quán này, con chỉ thấy nước ở trong thân thể của mình và chưa đạt đến vô thân. Lúc đó con là một vị Bhikṣu. Giữa lúc đang ngồi thiền yên tĩnh của một ngày nọ, có một đệ tử của con nhìn vào trong thất qua khung cửa sổ, và chỉ thấy toàn là nước trong veo tràn khắp ở trong thất mà chẳng thấy có gì khác. Do tiểu đồng tinh nghịch vô tri nên đã lấy một cục gạch ném vào trong nước và tạo ra tiếng khi va chạm với nước. Tiểu đồng nghoảnh nhìn rồi bỏ đi. Sau khi xuất định, con cảm thấy đau nhói ở tim. Sự đau nhức ấy giống như khi Bhikṣu Thu Lộ Tử gặp quỷ dữ gây hại.

Con tự suy nghĩ rằng:

'Nay mình đã đắc Đạo Ứng Chân và từ lâu đã lìa khỏi các duyên để dẫn đến bệnh hoạn. Cớ gì hôm nay trong tim lại hốt nhiên nhức nhối như thế? Chẳng lẽ ta đã thoái chuyển rồi sao?'

Ngay lúc đó đồng tử chạy đến ở trước con và kể lại sự việc như trên.

Con liền dạy rằng:

'Nếu thấy vũng nước như lúc trước, con hãy liền mở cửa và vào trong nước để lấy cục gạch ra.'

Đồng tử vâng lời căn dặn. Rồi sau khi con nhập định, đồng tử lại thấy nước và cục gạch giống hệt như trước đây. Đồng tử mở cửa và lấy cục gạch ra ngoài. Sau khi xuất định, thân thể của con bình thường như lúc trước.

Kể từ lúc tu tập Pháp quán này, con đã gặp vô lượng chư Phật. Như vậy cho đến khi Sơn Hải Tự Tại Thông Vương Như Lai xuất hiệnthế gian thì con mới chứng đắc vô thân. Lúc ấy tánh nước ở bên trong thân con và tất cả nước của biển Hương Thủy ở khắp các thế giới trong mười phương đều hợp vào chân không--chẳng hai, chẳng sai khác. Nay ở trước Như Lai, con được gọi là đồng chântham dự vào chúng hội của Bồ-tát.

Phật hỏi về viên thông. Con liễu đạt rằng tánh của nước là một vị lưu thông, rồi chứng đắc Vô Sanh Nhẫnviên mãn tuệ giác. Đây là phương pháp đệ nhất."



[21] Bấy giờ Lưu Ly Quang Pháp Vương Tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Con nhớ thuở xưa Hằng Hà sa kiếp, có Đức Phật xuất hiệnthế gian, hiệu là Vô Lượng Thanh. Ngài khai thị cho các vị Bồ-tát về bổn giác diệu minh. Ngài dạy hãy quán sát thế giới này cùng thân của chúng sanh đều là duyên hư vọng bị chuyển động bởi sức của gió.

Lúc ấy con quán sát sự thành lập của thế giới, quán sát khi thời gian di chuyển, quán sát thân con làm sao chuyển động rồi dừng lại, và quán tâm động niệm của chính mình. Con nhận ra rằng những sự chuyển động này đều giống nhau--không chút sai khác. Khi ấy con giác ngộ rằng tánh của những sự chuyển động này đều chẳng từ đâu đến và cũng chẳng đi về đâu. Số lượng chúng sanh điên đảo nhiều như vi trần ở khắp mười phương đều đồng với hư vọng. Như vậy cho đến một tỷ thế giới tức là một Đại Thiên Thế Giới, tất cả chúng sanh ở trong đó tựa như đám muỗi bị nhốt ở trong lọ. Chúng kêu vo ve rối ren và bay náo loạn điên cuồng ở trong cái lọ nhỏ hẹp.

Khi mới vừa gặp Đức Phật Vô Lượng Thanh chẳng bao lâu, con liền đắc Vô Sanh Nhẫn. Lúc ấy tâm con mở thông và cho đến thấy quốc độ của Đức Phật Bất Động ở phương đông. Sau đó con trở thành Pháp Vương Tửphụng sự chư Phật khắp mười phương. Thân và tâm của con phát ra ánh sáng và chiếu triệt vô ngại.

Phật hỏi về viên thông. Con giác ngộ Đạo tâm là do nhờ quán sát sức của gió không có chỗ nương. Con vào chánh định, hợp nhất với mười phương chư Phật, và truyền thọ diệu Pháp của Nhất Tâm. Đây là phương pháp đệ nhất."



[22] Bấy giờ Hư Không Tạng Bồ-tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Khi con và Như Lai ở chỗ của Đức Phật Định Quang, con đã được thân vô biên. Lúc ấy trên tay con cầm bốn châu báu lớn. Chúng chiếu sáng vi trần số Phật độmười phương và con thấy những quốc độ kia đều hóa thành hư không. Lại nữa, tâm con hiện ra như một cái gương tròn to lớn. Ở trong đó phóng ra mười loại quang minh báu vi diệu và chúng tuôn tràn khắp mười phương cho đến tận cùng ranh giới của hư không. Hết thảy cõi nước Tràng Vương đều phản chiếu ở trong gương, rồi vào trong thân con. Thân con đồng như hư không và chẳng hề chướng ngại lẫn nhau. Con có thể khéo vào cõi nước nhiều như vi trần để rộng làm Phật sự và được sự tùy thuận như ý.

Do con quán sát tường tận về bốn đại không có chỗ nương nên thành tựu sức đại thần thông này. Do vọng tưởngbốn đại sanh ra và diệt mất. Hư khôngquốc độ của chư Phật vốn giống nhau và chẳng phải hai. Qua sự quán sát này mà con khai ngộ và đắc Vô Sanh Nhẫn.

Phật hỏi về viên thông. Con do nhờ quán sát hư không vô biên nên vào chánh định và được diệu lực viên minh. Đây là phương pháp đệ nhất."



[23] Bấy giờ Từ Thị Bồ-tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Con nhớ thuở xưa vi trần số kiếp, có Đức Phật xuất hiệnthế gian, hiệu là Nhật Nguyệt Đăng Minh. Con theo học Đức Phật kia và sau đó xin xuất gia. Tuy nhiên lòng con tham danh lợi của thế gian và thích lai vãng đến gia đình quyền quý.

Lúc ấy Thế Tôn kia đã dạy con tu tập để vào chánh định bằng cách tư duy tất cả đều chỉ tồn tại ở trong tâm thức. Từ khi vào chánh định này và trải qua nhiều kiếp cho đến nay, con phụng sự chư Phật nhiều như cát sông Hằng. Kể từ đó, lòng mong cầu danh lợi của thế gian xưa kia đã diệt mất không dấu vết. Mãi đến khi Đức Phật Nhiên Đăng xuất hiệnthế gian, con mới được thành tựu Vô Thượng Diệu Viên Thức Tâm Chánh Định. Đến lúc này, con mới thấu hiểu rằng hết thảy quốc độ của chư Như Lai tận hư không--hoặc thanh tịnh, uế trược, hay cả hai--đều là từ tâm của con biến hóa hiện ra.

Thưa Thế Tôn! Do bởi con liễu giải như thế, rằng tất cả đều chỉ tồn tại ở trong tâm thức. Con giác ngộ tánh của thức lưu xuất vô lượng Như Lai và nay được thọ ký sẽ làm vị Phật kế tiếp.

Phật hỏi về viên thông. Con quán sát tường tận, rằng mọi thứ ở mười phương đều chỉ tồn tại ở trong thức tâm. Do đó tâm con được minh liễu viên mãn và vào tánh viên thành thật. Con rời xa tánh y tha khởi cùng tánh biến kế chấp và đắc Vô Sanh Nhẫn. Đây là phương pháp đệ nhất."



[24] Bấy giờ Đại Thế Chí Pháp Vương Tử và 52 vị Bồ-tát đồng hạnh như ngài, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Con nhớ thuở xưa Hằng Hà sa kiếp, có Đức Phật xuất hiệnthế gian, hiệu là Vô Lượng Quang. Khi ấy có 12 Đức Như Lai kế nhau xuất hiệnthế gian trong một kiếp. Đức Phật sau cùng hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang. Đức Phật đó đã dạy con Niệm Phật Chánh Định.

Ví như có hai người, một người luôn nhớ, còn một người luôn quên. Hai người như thế, dù gặp cũng như chẳng gặp, dù thấy cũng như chẳng thấy. Nhưng nếu cả hai đồng nhớ nhau thì họ sẽ luôn nhớ mãi. Cho đến từ đời này sang đời khác, họ sẽ như hình với bóng và không bao giờ xa cách.

Chư Như Lai trong mười phương thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu con bỏ trốn thì dù mẹ có nhớ nhưng cũng chẳng biết làm sao. Nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con, thì mẹ và con sẽ đời đời không bao giờ lìa xa.

Nếu tâm của chúng sanh nhớ Phật niệm Phật, thì hiện tại cùng vị lai sẽ nhất định thấy Phật. Do cách Phật chẳng xa nên không cần dùng phương tiện, tâm sẽ tự khai mở, như người gần hương thơm thì thân sẽ có mùi hương. Đây gọi là hương quang trang nghiêm.

Lúc xưa con ở Nhân Địa đã dùng tâm niệm Phật mà vào Vô Sanh Nhẫn. Giờ con ở thế giới này nhiếp thọ những ai niệm Phật về tịnh độ.

Phật hỏi về viên thông. Con không có tuyển lựa [để xem căn nào dễ dàng đạt đến viên thông, mà con chỉ nhận thấy rằng], thu nhiếp trọn cả sáu căn, tịnh niệm kế nhau để đắc chánh định. Đây là phương pháp đệ nhất."

Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên CốMật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa ♦ Hết quyển 5



Dịch từ Phạn văn: Pháp sư Cực Lượng ở Thế Kỷ 7-8
Dịch sang Tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận
Dịch nghĩa: 5/8/2016 ◊ Cập nhật: 1/9/2016

☸ Cách Đọc Chữ Phạn
Bhikṣu: bíc su
Bhikṣuṇī: bíc su ni




Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên CốMật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa ♦ Quyển 6

[25] Bấy giờ Quán Thế Âm Bồ-tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

"Thưa Thế Tôn! Con nhớ thuở xưa vô số Hằng Hà sa kiếp, đương thời có Đức Phật xuất hiệnthế gian, hiệu là Quán Thế Âm. Và ở trước Đức Phật kia, con đã phát khởi Đạo tâm. Đức Phật kia đã dạy con vào chánh định qua sự tu hành của lắng nghe và tư duy.

Trước tiên con chuyển thính giác hướng vào trong để vào dòng thánh và như thế âm thanh bên ngoài sẽ tiêu vong. Một khi sự lắng nghe hướng vào trong và âm thanh đã lặng yên, cả hai tướng--tiếng động và yên tĩnh--đều hoàn toàn chẳng sanh. Và khi dần dần tăng tiến như thế, những gì con nghe và sự nhận biết của những gì đã nghe đều chấm dứt. Một khi sự lắng nghe đó chấm dứt thì không còn gì để trụ nương. Sự nhận biết và vật của nhận biết trở thành rỗng không. Khi làm cho rỗng không của nhận biết đạt đến viên mãn cực độ, thì sự rỗng không đó và những gì đã rỗng không đều tan biến. Khi sanh diệt diệt rồi, tịch diệt sẽ hiện tiền.

Hốt nhiên con siêu việt thế gianxuất thế gian. Mọi thứ ở mười phương được chiếu sáng tròn đầy, và con được hai điều thù thắng.

 Tâm con thăng lên để hợp nhất với bổn giác diệu tâm của mười phương chư Phật, và sức từ bi của con đồng nhất với chư Phật Như Lai.

 Tâm con hạ xuống để hợp nhất với tất cả chúng sanh trong sáu đường ở khắp mười phương, và con có thể cảm nhận nỗi ưu biước nguyện của các chúng sanh giống như của mình.

Thưa Thế Tôn! Do đã cúng dường Quán Thế Âm Như Lai và nhờ hồng ân của Như Lai kia đã truyền thọ cho con Kim Cang Chánh Định như huyễn qua sự tu hành của lắng nghe và tư duy, nên sức từ bi của con đồng nhất với chư Phật Như Lai. Do đó con có thể hiện ra 32 ứng thân để vào các quốc độ.

[1] Thưa Thế Tôn! Giả sử có những vị Bồ-tát nào đã vào chánh định, tu hành tăng tiến, và được vô lậu. Nếu họ muốn chứng đắc thắng giải hiện tiền viên mãn, con sẽ hiện ra thân Phật mà thuyết Phápchỉ dẫn họ đến giải thoát.

[2] Giả sử có những vị thuộc hàng Hữu Học nào với tâm tịch tĩnh diệu minh. Nếu họ muốn chứng đắc thắng diệu hiện tiền viên mãn, con sẽ hiện ra thân Độc Giác mà thuyết Phápchỉ dẫn họ đến giải thoát.

[3] Giả sử có những vị thuộc hàng Hữu Học nào đã đoạn trừ 12 Nhân Duyên và do nhân duyên đã đoạn nên được tánh thù thắng. Nếu họ muốn chứng đắc thắng diệu hiện tiền viên mãn, con sẽ hiện ra thân Duyên Giác mà thuyết Phápchỉ dẫn họ đến giải thoát.

[4] Giả sử có những vị thuộc hàng Hữu Học nào đã được tâm không, khế hợp với Bốn Thánh Đế và đang tu Đạo để đạt đến tịch diệt. Nếu họ muốn chứng đắc thắng tánh hiện tiền viên mãn, con sẽ hiện ra thân Thanh Vănthuyết Phápchỉ dẫn họ đến giải thoát.

[5] Giả sử có những chúng sanh nào đã hiểu rõ lòng tham muốn, không còn vướng mắc ái dục của hồng trần, và muốn thân thanh tịnh, con sẽ hiện ra thân Phạm Vươngthuyết Phápchỉ dẫn họ đến giải thoát.

[6] Giả sử có những chúng sanh nào muốn làm thiên chủ để thống lãnh chư thiên, con sẽ hiện ra thân Năng Thiên Đếthuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[7] Giả sử có những chúng sanh nào muốn được thân tự tại để du hành khắp mười phương, con sẽ hiện ra thân Tự Tại Thiênthuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[8] Giả sử có những chúng sanh nào muốn được thân tự tại để phi hành hư không, con sẽ hiện ra thân Đại Tự Tại Thiênthuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[9] Giả sử có những chúng sanh nào thích thống lãnh quỷ thần để cứu hộ quốc thổ, con sẽ hiện ra thân thiên đại tướng quânthuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[10] Giả sử có những chúng sanh nào thích thống lãnh thế giới để bảo hộ chúng sanh, con sẽ hiện ra thân của một trong Bốn Vị Thiên Vươngthuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[11] Giả sử có những chúng sanh nào thích sanh về thiên cung để sai khiến quỷ thần, con sẽ hiện ra thân thái tử của một trong Bốn Vị Thiên Vươngthuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[12] Giả sử có những chúng sanh nào thích làm vua ở nhân gian, con sẽ hiện ra thân vua mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[13] Giả sử có những chúng sanh nào thích làm chủ dòng tộc để người thế gian kính nể, con sẽ hiện ra thân trưởng giảthuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[14] Giả sử có những chúng sanh nào thích đàm luận văn chương và sống đời trong sạch, con sẽ hiện ra thân cư sĩthuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[15] Giả sử có những chúng sanh nào thích quản lý quốc gia hoặc quyết định sự việc của tỉnh hay huyện, con sẽ hiện ra thân tể quanthuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[16] Giả sử có những chúng sanh nào thích toán số và những kỳ thuật khác để bảo vệ cho cuộc sống chính mình, con sẽ hiện ra thân Phạm Chíthuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[17] Giả sử có người nam nào thích học trở thành Bhikṣu và thọ trì các giới luật, con sẽ hiện ra thân Bhikṣu mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[18] Giả sử có người nữ nào thích học trở thành Bhikṣuṇī và gìn giữ các giới cấm, con sẽ hiện ra thân Bhikṣuṇī mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[19] Giả sử có người nam nào thích giữ Năm Giới, con sẽ hiện ra thân Thanh Tín Namthuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[20] Giả sử có người nữ nào thích giữ Năm Giới, con sẽ hiện ra thân Thanh Tín Nữthuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[21] Giả sử có người nữ nào thích quản lý hậu cung hoặc chuyện của gia tộc, con sẽ hiện ra thân vương hậu, công nương, hay đại phu nhânthuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[22] Giả sử có những bé trai nào muốn giữ thân đồng tử vĩnh viễn, con sẽ hiện ra thân đồng nam mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[23] Giả sử có những bé gái nào muốn giữ thân trinh nữ vĩnh viễn và không muốn thân thể xâm phạm, con sẽ hiện ra thân đồng nữthuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[24] Giả sử có vị trời nào muốn thoát khỏi cảnh trời, con sẽ hiện ra thân trời mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[25] Giả sử có loài rồng nào muốn thoát khỏi loài rồng, con sẽ hiện ra thân rồng mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[26] Giả sử có quỷ tiệp tật nào muốn thoát khỏi loài quỷ tiệp tật, con sẽ hiện ra thân quỷ tiệp tật mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[27] Giả sử có tầm hương thần nào muốn thoát khỏi loài tầm hương thần, con sẽ hiện ra thân tầm hương thầnthuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[28] Giả sửphi thiên nào muốn thoát khỏi loài phi thiên, con sẽ hiện ra thân phi thiênthuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[29] Giả sử có nghi thần nào muốn thoát khỏi loài nghi thần, con sẽ hiện ra thân nghi thần mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[30] Giả sử có đại mãng xà nào muốn thoát khỏi loài đại mãng xà, con sẽ hiện ra thân đại mãng xà mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[31] Giả sử có những chúng sanh nào vẫn yêu thích làm người, con sẽ hiện ra thân người mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[32] Giả sử có những phi nhân nào--hình tướng hay không hình tướng, có tưởng hay vô tưởng--muốn thoát khỏi loài phi nhân, con sẽ hiện ra thân phi nhânthuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

Đây là 32 ứng thân vi diệu thanh tịnh để vào các quốc độ. Tất cả đều từ năng lực vi diệu vô tác của chánh định qua sự tu hành của lắng nghe và tư duy mà được thành tựu tự tại.

Thưa Thế Tôn! Lại với năng lực vi diệu vô tác của Kim Cang Chánh Định qua sự tu hành của lắng nghe và tư duy, con có thể cảm nhận giống như của mình về nỗi ưu biước nguyện của tất cả chúng sanh trong sáu đườngba đời mười phương. Cho nên với sự kết hợp của thân và tâm, con có thể làm cho các chúng sanh được công đức của 14 loại vô úy.

 Do con không nghe theo âm thanh, nhưng trái lại con quán sát âm thanh của người đó ở bên trong, nên con có thể nghe âm thanh của chúng sanh khổ não khắp mười phương và khiến họ liền được giải thoát.

 Do con đã xoay ngược và hồi phục tri kiến của mình, giả sử có những chúng sanh nào rơi vào trong lửa lớn, con có thể làm cho lửa chẳng thể đốt cháy họ.

 Do con đã xoay ngược và hồi phục thấy nghe của mình, giả sử có những chúng sanh nào bị nước cuốn trôi, con có thể làm cho nước chẳng thể nhấn chìm họ.

 Do con đã đoạn diệt vọng tưởng và không có tâm giết hại, giả sử có những chúng sanh nào lạc vào nước của quỷ, con có thể làm cho loài quỷ chẳng thể hại họ.

 Do con đã thành tựu hợp nhất căn nghe với tánh giác của nghe, sáu căn hòa quyện và trở thành đồng nhất với căn nghe. Cho nên nếu có chúng sanh nào sắp bị hại, con có thể làm cho đao của người tấn công gãy từng đoạn. Binh khí của kẻ đó sẽ như chém vào nước, hoặc cũng như gió thổi vào tánh không dao động của ánh sáng.

 Do tánh nghe của con xông ướp với diệu minh tinh nguyên nên chiếu sáng khắp Pháp Giới và phá tan đen tối của mọi nơi u ám. Cho dù có những chúng sanh nào ở gần cạnh quỷ tiệp tập, quỷ bạo ác, quỷ úng hình, quỷ hút tinh khí, hay quỷ xú uế thì mắt của chúng vẫn không thể nhìn thấy.

 Do tánh của âm thanh hòa tan hoàn toàn khi con chuyển ngược sự lắng nghe vào trong, nên con lìa hư vọng của các trần và có thể làm cho những chúng sanh đang chịu gông cùm xiềng xích không bị nó trói buộc.

 Do âm thanh đã diệt mất và sự lắng nghe viên mãn, nên con được sức từ bi biến khắp và có thể làm cho những chúng sanh đang đi qua đường hiểm không bị giặc cướp bóc.

 Do căn nghe của con hợp nhất với tánh giác của nghe, nên con lìa trần cấu và sắc tướng chẳng thể ức chế. Con có thể làm cho tất cả chúng sanh nhiều lòng dâm dục được rời xa tham dục.

 Do âm thanh thuần nhất rỗng không và chẳng chút trần cấu nên căn và cảnh viên dung, không có sự đối đãi hoặc có gì để đối đãi. Con có thể làm cho tất cả chúng sanh sân hận lìa khỏi sân hận.

 Do trần cảnh tiêu vong và chuyển thành quang minh, Pháp Giớithân tâm của con tựa như lưu ly trong suốt và không bị ngăn ngại. Con có thể làm cho tất cả chúng sanh với căn tánh ngu độntâm bất thiện vĩnh viễn lìa si ám.

 Do hình sắc dung hòatrở về tánh giác của nghe, con chẳng rời Đạo Tràng mà có thể vào thế gian và không hủy hoại tướng của thế giới. Con có thể cúng dường khắp chư Phật Như Laimười phương nhiều như vi trần và làm Pháp Vương Tử ở bên cạnh của mỗi Đức Phật. Những chúng sanh nào không có con cái và cầu mong một bé trai, con có thể làm cho họ sanh được một bé trai với phước đức trí tuệ.

 Do sáu căn viên thông với nhau và chiếu sáng bất nhị bao hàm các thế giới trong mười phương, tâm con trở thành như một tấm gương tròn to lớn và phản chiếu tánh không của Như Lai tạng. Con phụng sự mười phương Như Lai nhiều như số vi trầnlãnh thọ Pháp môn bí mật của chư Phật mà chẳng hề quên mất. Những chúng sanh nào không có con cái ở khắp Pháp Giới và cầu mong một bé gái, con có thể làm cho họ sanh được một bé gái với tướng mạo đoan chánh, đầy đủ phước đức, tánh nết nhu hòa, và mọi người thương mến.

 Ở Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới này có một tỷ mặt trờimặt trăng, với các vị Pháp Vương Tử bằng số lượng của số cát trong 62 sông Hằng, hiện đang trụ ở thế gian để tu hành Phật Pháp, làm mô phạm cho hàng trời người, và giáo hóa chúng sanh. Các ngài tùy thuận chúng sanh với trí tuệ phương tiện của mình và mỗi vị đều chẳng giống nhau. Do con đã chứng đắc viên thông qua bổn căn, nên căn tai phát huy nhiệm mầu như một cánh cửa. Sau đó thân tâm của con trở nên vi diệu, bao hàm vạn vật, và trùm khắp Pháp Giới. Vì vậy những chúng sanh nào thọ trì danh hiệu của con, con có thể làm cho họ được phước đức như người thọ trì danh hiệu của các vị Pháp Vương Tử bằng số lượng của số cát trong 62 sông Hằng. Phước đức của hai người ấy bằng nhau không khác.

Thưa Thế Tôn! Do sự tu tập của con đã đạt đến viên thông chân thật, nên phước đức của một danh hiệu con bằng phước đức của tất cả danh hiệu kia--không chút sai khác.

Và như thế, con có thể làm cho chúng sanh được công đức từ uy lực của 14 loại vô úy.

Lại nữa, thưa Thế Tôn! Do con chứng đắc viên thôngtu chứng Đạo vô thượng như thế, con lại khéo có thể đạt được bốn diệu đức chẳng thể nghĩ bàn của vô tác.

 Do con giác ngộ điều vi diệu trong vi diệu ở nơi tâm của lắng nghe, và một khi sự lắng nghe hòa quyện vào tâm tinh nguyên của con, thì sự lắng nghe của con đối với thấy, ngửi, nếm, chạm, và biết trở thành không thể phân biệt với nhau. Toàn bộ sáu công năng viên dung hợp nhất để trở thành một bảo giác thanh tịnh. Cho nên, con có thể hiện ra nhiều loại thân hình vi diệu và có thể tuyên thuyết vô biên thần chú bí mật. Hoặc con hiện ra với 1 đầu, 3 đầu, 5 đầu, 7 đầu, 9 đầu, 11 đầu, và như vậy cho đến 108 đầu, 1.000 đầu, 10.000 đầu, hay 84.000 đầu kiên cố bất hoại. Hoặc con hiện ra với 2 tay, 4 tay, 6 tay, 8 tay, 10 tay, 12 tay, 14 tay, 16 tay, 18 tay, 20 tay, 24 tay, và như vậy cho đến 108 tay, 1.000 tay, 10.000 tay, hay 84.000 tay đang kết ấn. Trong những bàn tay của con hoặc có 2 mắt, 3 mắt, 4 mắt, 9 mắt, và như vậy cho đến 108 mắt, 1.000 mắt, 10.000 mắt, hay 84.000 mắt thanh tịnh báu. Hoặc hiện ra với từ bi, uy nghiêm, và định tuệ ở trong những thân hình đó, con có thể cứu hộ chúng sanh và làm cho họ được đại tự tại.

 Do sự tu hành của lắng nghe và tư duy, con thoát ra khỏi sáu trần. Ví như âm thanh bị bức tường làm chướng ngại, nhưng giờ đây con không còn bị sáu trần làm chướng ngại nữa. Bởi vậy mà con có năng lực nhiệm mầu để hiện ra nhiều loại thân hình và tụng nhiều loại thần chú. Vì những thân hình cùng với thần chú đó có thể ban điều không sợ hãi cho các chúng sanh, cho nên hữu tình ở khắp vi trần quốc độ trong mười phương đều gọi con là bậc thí vô úy.

 Do đạt đến viên thông từ sự tu tập căn bổn vi diệu, nên căn tai của con được thanh tịnh. Vì thế khi du hành qua bất kỳ thế giới nào, con đều làm cho chúng sanh có thể xả bỏ trân bảo và chẳng tiếc thân mạng để cầu mong con hãy thương xót cho họ.

 Do chứng ngộ cứu cánhchứng đắc Phật tâm, con có thể dùng muôn loại trân bảo để cúng dường mười phương Như Lai, và cũng như bố thí cho chúng sanh trong sáu đường ở khắp Pháp Giới. Những ai cầu mong có vợ sẽ được vợ, cầu mong con cái sẽ được con cái, cầu mong chánh định sẽ được chánh định, cầu mong trường thọ sẽ được trường thọ, và như vậy cho đến cầu mong đại tịch diệt sẽ được đại tịch diệt.

Phật hỏi về viên thông. Từ cánh cửa của căn tai mà con đắc Viên Chiếu Chánh Định. Khi tâm duyên nơi cảnh vắng lặng nên con được tự tại. Rồi nhân bởi vào dòng chảy của bậc giác ngộ mà con đắc chánh định. Đây là phương pháp đệ nhất.

Thưa Thế Tôn! Thuở xưa Quán Thế Âm Như Lai đã ngợi khen con khéo dùng Pháp môn này để chứng đắc viên thông. Bấy giờ ở giữa đại chúng, Đức Phật kia đã thọ ký và đặt tên cho con là Quán Thế Âm. Do con có thể nghe thấu khắp mười phương với minh liễu viên dung, cho nên danh hiệu Quán Thế Âm của con cũng được biết khắp các thế giới trong mười phương."

Bấy giờ ở trên tòa sư tử, Thế Tôn đồng một lúc phóng ra quang minh báu từ hai tay, hai chân, và trên trán. Ánh sáng đó chiếu rất xa để rót vào đỉnh đầu chư Như Lai cùng những vị Pháp Vương Tử Bồ-tát và số lượng đó nhiều như vi trần trong mười phương. Chư Như Lai kia cũng đồng một lúc phóng ra quang minh báu từ hai tay, hai chân, và trên trán. Những ánh sáng đó nhiều như vi trần từ khắp mười phương đến để rót vào đỉnh đầu của Đức Phật cùng chư đại Bồ-tát và những vị Ứng Chân ở trong Pháp hội. Khắp rừng cây và ao hồ đều vang Pháp âm. Các luồng ánh sáng hòa quyện như những dây tơ của lưới giăng báu. Khi ấy toàn thể đại chúng thấy được việc chưa từng có và tất cả đều đắc Kim Cang Chánh Định. Tiếp đến, trời mưa hoa sen trăm báu với màu xanh, vàng, đỏ, trắng và chúng xen kẽ rơi xuống. Hư không khắp mười phương trở thành màu sắc của bảy báu. Sơn hà đại địa của Thế giới Kham Nhẫn đồng thời biến mất. Duy chỉ thấy mười phương vi trần quốc độ hợp thành một thế giới và tiếng ca vịnh thanh tịnh tự nhiên trỗi lên.



Bấy giờ Như Lai bảo Diệu Cát Tường Pháp Vương Tử:

"Ông nay hãy quán sát những gì đã vừa nói của 25 vị thánh, gồm có chư đại Bồ-tát và những vị Ứng Chân đã đạt đến bậc Vô Học, về phương pháp mà họ bước lên chánh Đạo lúc tối sơ. Ai nấy đều nói rằng phương pháp tu tập để đạt đến viên thông của mình là đệ nhất. Tuy những phương pháp đã nói ở trước và sau có sai khác, nhưng sự thật thì không có cái nào là ưu việt hay hạ liệt. Nhưng bây giờ Ta muốn chỉ dạy Khánh Hỷ đạt đến khai ngộ, thế thì phương pháp nào trong 25 vị thánh là phù hợp với căn cơ của ông ấy? Và sau khi Ta diệt độ, phương pháp nào sẽ dẫn chúng sanh của thế giới này vào Bồ-tát Thừa để cầu Đạo vô thượng? Môn phương tiện nào sẽ giúp họ dễ được thành tựu?"

Khi đã lãnh thọ thánh chỉ từ bi của Như Lai, Diệu Cát Tường Pháp Vương Tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật, rồi nương uy thần của Phật và nói kệ đáp rằng:

"Tánh của biển giác lắng trong viên
Viên mãn lắng trong giác nguyên diệu
Nhận biết vừa khởi cảnh hiện ra
Khi cảnh thành lập bổn giác vong

Rồi từ mê vọnghư không
Thế giới thành lập nương hư không
Vọng tưởng cô đọng thành quốc độ
Do bởi tri giácchúng sanh

Hư không sanh ra trong đại giác
Như một bọt nước nổi trên biển
Vi trần thế giớihữu lậu
Đều nương hư không mà sanh ra
Bọt nổ hư không còn chẳng có
Hà huống lại có ba cõi sao?

Trở về nguồn cội tánh bất nhị
Cánh cửa phương tiện có nhiều lối
Thánh trí không gì mà chẳng thông
Thuận nghịch đều là môn phương tiện
Sơ phát Đạo tâm vào chánh định
Người mau kẻ chậm chẳng đồng nhau

Sắc kết hợp tưởng thành trần lao
Tinh yếu của chúng chẳng thông suốt
Nếu mà dùng thứ không minh triệt
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [2]

Ngôn ngữ kết tạp nhiều âm thanh
Để thành danh từ và câu nghĩa
Nhưng chúng không thể gồm tất cả
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [1]

Mùi hương vào mũi mới ngửi biết
Lìa hương và mũi, ngửi vốn không
Do bởi khứu giác chẳng thường tại
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [3]

Vị nếm chẳng phải tánh bổn giác
Vị nếm chỉ có khi nếm gì
Do bởi vị giác chẳng thường tại
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [4]

Cảm nhận xúc chạm khi sờ vào
Không vật xúc chạm làm sao biết
Tánh chạm và rời chẳng cố định
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [5]

Pháp được gọi là, trần ở trong
Là trần thì tất phải có chỗ
Năng quán sở quán chẳng biến khắp
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [6]

Mặc dù căn mắt thấy rõ ràng
Nhưng chỉ thấy trước chẳng thấy sau
Bốn hướng một lúc chỉ thấy nửa
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [7]

Hít vô thở ra qua lỗ mũi
Nhưng giữa lúc nghỉ không hơi thở
Bởi có gián đoạn chẳng liên tiếp
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [8]

Nếu chẳng có gì lưỡi chẳng biết
Nhân bởi nếm vật sanh vị giác
Nhận biết chẳng còn khi vị hết
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [9]

Thân và xúc trần có tương đồng
Do chúng chẳng phải viên giác quán
Ranh giới, số lượng, chẳng luôn gặp
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [10]

Căn ý tạp loạn với suy tư
Trạm nhiên minh liễu mãi chẳng thấy
Không thể thoát khỏi tưởng và niệm
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [11]

Quán thức của mắt gồm ba phần
Suy xét căn bổn vô hình tướng
Tự thể nó vốn chẳng cố định
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [12]

Nếu thức của tai biết cùng khắp
Là sức nhân lớn ở đời trước
Tâm người mới tu chẳng thể vào
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [13]

Quán tưởng sống mũi là phương tiện
Nhằm chỉ nhiếp tâm trụ một chỗ
Tâm có chỗ trụ khi trụ thành
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [14]

Thuyết Pháp qua tiếng của văn từ
Khai ngộ những ai đã thành tựu
Danh cú chẳng phải là vô lậu
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [15]

Trì giới duy chỉ kiềm giữ thân
Phi thân không chỗ để kiềm giữ
Vốn chẳng áp dụng cho tất cả
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [16]

Thần thông dựa vào nhân đời trước
Liên quan gì với phân biệt pháp?
Ý niệm không thể lìa khỏi vật
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [17]

Nếu như quán sát tánh của đất
Rắn chắc ngăn ngại chẳng xuyên thông
Hữu vi không phải tánh của thánh
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [19]

Nếu như quán sát tánh của nước
Tưởng niệm như thế chẳng chân thật
Đó không phải là chân giác quán
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [20]

Nếu như quán sát tánh của lửa
Nhàm dục chẳng phải chân xuất ly
Không phải phương tiện cho sơ căn
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [18]

Nếu như quán sát tánh của gió
Chuyển động tĩnh mịch tức đối nhau
Có đối chẳng phải vô thượng giác
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [21]

Nếu như quán sát tánh của không
Hôn muội hỗn độn vốn phi giác
Vô giác tức khác với thượng giác
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [22]

Nếu như quán sát tánh của thức
Nhưng thức chẳng phải là thường trụ
Nó cũng ở tâm nên hư vọng
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [23]

Tất cả các hành là vô thường
Tánh niệm bổn nguyên có sanh diệt
Muốn dùng nhân quả vượt nhân quả
Làm sao mà dễ chứng viên thông? [24]

Con nay kính cẩn thưa Thế Tôn
Đức Phật thị hiện tại Kham Nhẫn
Truyền dạy chân Pháp ở cõi này
Thanh tịnh chính là ở lắng nghe [25]

Những ai muốn đắc môn chánh định
Chắc chắn lắng nghe dễ vào nhất
Lìa khỏi khổ ách được giải thoát
Lành thay diệu Pháp Quán Thế Âm

Ở trong số kiếp Hằng Hà sa
Vào số cõi Phật như vi trần
Ngài được thần lực đại tự tại
Ban thí vô úy cho chúng sanh

Âm thanh vi diệu Quán Thế Âm
Như tiếng hải triều thanh tịnh âm
Cứu hộ chúng sanh đến bình an
Giúp vượt thế gian chứng thường trụ

Con nay thưa với Như Lai rằng
Như Quán Thế Âm đã thuyết giảng
Ví như có người tâm tĩnh lặng
Nghe tiếng trống đánh khắp mười hướng
Mười hướng đồng thời nghe rõ ràng
Do đó căn tai thật viên dung

Mắt chẳng thấy xuyên vật ngăn ngại
Miệng mũi giới hạn cũng như thế
Thân cần xúc chạm mới cảm nhận
Tâm niệm rối ren không đầu mối

Dù bị tường ngăn tiếng vẫn nghe
Âm thanh gần xa đều nghe cả
Năm căn khác kia sao bằng tai
Là căn viên thông chân thật nhất

Tĩnh động là tánh của âm thanh
Tai nghe có tiếng hoặc tĩnh lặng
Mặc dù không tiếng bảo chẳng nghe
Nhưng thật tánh nghe chẳng gián đoạn

Không tiếng nó chẳng bị diệt mất
Có tiếng nó cũng không khởi sanh
Hoàn toàn vượt khỏi sanh và diệt
Nên nó chân thậtthường hằng

Dù khi ý dừng trong giấc mơ
Nhưng nghe vẫn không có tạm đình
Thính giác của tai vượt suy tư
Thân tâm các căn chẳng thể sánh

Nay vì hữu tình cõi Kham Nhẫn
Con giải thích rõ về lắng nghe
Chúng sanh mê muội tánh của nghe
Chạy theo âm thanh nên lưu chuyển

Cho dù Khánh Hỷ trí nhớ dai
Cũng không thoát miễn rơi niệm tà
Khánh Hỷ nếu chẳng theo dòng chảy
Ngược dòng làm sao bị vọng mê?

Đại đức Khánh Hỷ hãy lắng nghe
Tôi nương thần lực của Đức Phật
Tuyên giảng cho ngài, kim cang vương
Như huyễn chân thật chẳng nghĩ bàn
Nó là chánh định mẹ chư Phật

Đại đức dù nghe vi trần Phật
Hết thảy vi diệu bí mật môn
Dục lậu nếu như chẳng trừ trước
Tu bồi học vấn thành lỗi lầm
Thọ trì muôn Pháp từ chư Phật
Sao không lắng nghe, nghe của mình?

Bảo nghe chẳng phải tự nhiên
Nhân bởi âm thanhdanh tự
Xoay ngược lắng nghe thoát khỏi thanh
Vậy năng giải thoát gọi là gì?

Chỉ cần một căn về nguồn cội
Tất cả sáu căn liền giải thoát
Những gì thấy nghe như huyễn che
Ba cõi như hoa giữa hư không
Xoay ngược lắng nghe căn vô ngại
Trần cảnh tiêu trừ giác viên tịnh

Thanh tịnh tột cùng sáng thông suốt
Tịch tĩnh chiếu soi khắp hư không
Quán sát muôn sự trên thế gian
Tựa như những việc ở trong mơ
Mātaṅga nữ cũng trong mơ
Vậy ai có thể bắt giữ ông?

Như nhà múa rối ở thế gian
Khéo làm huyễn hóa hình nam nữ
Mặc dù thấy chúng có di chuyển
Nhưng phải kéo dây để dao động
Khi cơ quan ngừng về lặng yên
Các huyễn trở thành vô bổn tánh

Sáu căn chúng ta cũng như vậy
Chúng vốn từ một tinh nguyên minh
Rồi được phân thành sáu chức năng
Một căn dừng nghỉ quay trở về
Sáu căn đều sẽ mất công năng
Trần cấu theo niệm liền tiêu tan
Chuyển thành viên minh tịnh nhiệm mầu

Ai còn dư trần cần phải học
Ai hiểu tột cùng tức Như Lai

Đại đức Khánh Hỷ và đại chúng
Hãy chuyển cơ quan nghe điên đảo
Xoay ngược lắng nghe nghe tự tánh
Khi tánh đạt đến Đạo vô thượng
Như thế mới là chân viên thông

Đây là cánh cửa mà chư Phật
Nhiều như vi trần đến tịch diệt
Chư Phật Như Laiquá khứ
Tu Pháp môn này được thành tựu

Hiện tại vô lượng chư Bồ-tát
Mỗi vị cũng vào viên giác minh
Những ai tu hànhvị lai
Hay nên y theo Pháp như thế

Qua phương pháp này con cũng chứng
Chẳng riêng một mình Quán Thế Âm
Thành tựu như Phật chư Thế Tôn

Phật đã hỏi con phương tiện nào
Cứu hộ chúng sanh thời Mạt Pháp
Những vị phát tâm lìa thế gian
Dễ dàng thành tựu Đạo tịch diệt
Pháp môn Quán Âmtối thượng

Tất cả phương tiện tu tập khác
Đều cần uy thần của Phật giúp
Tỉnh ngộ thế sự xả trần lao
Nhưng không phải Pháp tu học thường
Căn lành sâu cạn đồng thuyết Pháp

Con nay đảnh lễ Phật Pháp tạng
Những vị vô lậu chẳng nghĩ bàn
Chúng sanh tương lai nguyện gia bị
Với phương pháp này không hoài nghi

Đây là phương tiện dễ thành tựu
Rất hợp để dạy cho Khánh Hỷ
Cùng chúng trầm luân thời Mạt Pháp
Chỉ cần tu tập căn tai này
Viên thông siêu vượt những môn khác
Đó là con đường đến chân tâm"

Khi ngài Khánh Hỷ và các đại chúng nghe được lời khai thị sâu xa, thân tâm của họ an nhiên minh liễu. Quán sát về giác ngộđại tịch diệt của Phật, họ được ví như có người phải đi xa vì công việc. Mặc dù chưa có thể quay về, nhưng người ấy biết rất rõ con đường trở về nhà của mình. Toàn thể đại chúng trong Pháp hội--thiên long bát bộ, những vị Hữu Học ở Nhị Thừa, cùng tất cả sơ phát tâm Bồ-tát--tổng số lượng nhiều như số cát của mười sông Hằng, họ đều chứng đắc bổn tâm, xa rời trần cấu, và được Pháp nhãn thanh tịnh. Khi vừa nghe xong những bài kệBhikṣuṇī Tánh trở thành bậc Ứng Chân. Vô lượng chúng sanh đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.



Bấy giờ ở giữa đại chúng, ngài Khánh Hỷ chỉnh y phục, rồi chắp tayđảnh lễ. Ngài vừa buồn vừa vui khi thấy dấu vết của tâm mình rất rõ ràng.

Vì muốn làm lợi ích cho các chúng sanhvị lai, ngài cúi đầu và thưa với Phật rằng:

"Thưa đại bi Thế Tôn! Con bây giờ đã hiểu Pháp môn để thành Phật. Ở trong phương pháp đó, con có thể tu hành mà chẳng khởi hoài nghi. Con thường nghe Như Lai nói rằng, Bồ-tát phát tâm độ người trước khi tự mình đã qua bờ kia, còn Như Lai thì tự mình đã giác ngộ viên mãn và có thể ứng hiệnthế gian để giác ngộ kẻ khác. Tuy vẫn chưa qua bờ kia, nhưng con nguyện độ hết thảy chúng sanh ở vào thời Mạt Pháp.

Thưa Thế Tôn! Những chúng sanh ở thời đó sẽ dần dần xa cách Phật, còn tà sư giảng pháp thì nhiều như cát sông Hằng. Giả như các chúng sanh ở thời ấy muốn nhiếp tâm mình để vào chánh định, thì họ phải làm sao để an lập Đạo Tràng, rời xa những việc của ma, và được Đạo tâm không thoái chuyển?"

Lúc bấy giờ Thế Tôn ở giữa đại chúngngợi khen Tôn giả Khánh Hỷ rằng:

"Lành thay, lành thay! Ông đã hỏi làm sao an lập Đạo Tràng để cứu hộ chúng sanh chìm đắm ở vào thời Mạt Pháp. Ông nay hãy lắng nghe. Ta sẽ thuyết giảng cho ông."

Ngài Khánh Hỷ và đại chúng đáp rằng:

"Dạ vâng, chúng con xin y giáo phụng hành."

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Khi Ta tuyên giảng Luật tạng, ông thường nghe Ta nói về ba nghĩa quyết định trong sự tu hành. Đó là muốn nhiếp tâm thì phải trì giới, nhân giới sanh định, và nhân định phát tuệ. Đây gọi là Ba Môn Học Vô Lậu.

Này Khánh Hỷ! Vì sao Ta gọi trì giới là để nhiếp tâm?

Nếu các chúng sanhsáu đường trong tất cả thế giới mà chẳng khởi tâm dâm dục thì họ sẽ không chuyển theo vòng sanh tử tương tục. Ông tu hành chánh định nhằm để ra khỏi trần lao, nhưng nếu tâm dâm chưa trừ thì ông chẳng thể ra khỏi trần lao. Cho dù có người thông minh tài trí và hiện tiền có thể vào thiền định, nhưng nếu không đoạn trừ dâm dục thì chắc chắn sẽ rơi vào cảnh ma. Hàng thượng phẩm sẽ làm ma vương; hàng trung phẩm sẽ làm ma dân; hàng hạ phẩm sẽ làm ma nữ. Chúng ma kia cũng có đồ đảng và ai nấy đều bảo rằng mình đã thành Đạo vô thượng.

Sau khi Ta diệt độ, trong thời Mạt Pháp sẽ xuất hiện đầy rẫy chúng ma dân này ở thế gian. Tuy chúng làm toàn việc dâm dục nhưng tỏ ra vẻ Thiện Tri Thức. Chúng ma sẽ làm cho các hữu tình rơi xuống hố tà kiến của ái dục và khiến họ lạc mất con đường giác ngộ.

Khi ông dạy người tu hành chánh định, thì trước tiên hãy dạy họ đoạn trừ tâm dâm dục. Đây là lời giáo hối minh bạch quyết định thứ nhất về thanh tịnh mà chư Phật Thế Tôn quá khứ đã dạy.

Cho nên, Khánh Hỷ! Những ai tu hành thiền địnhnếu không trừ bỏ dâm dục thì như nấu cát đá mà mong chúng biến thành cơm vậy. Dù trải qua trăm ngàn kiếp thì cũng chỉ gọi là cát nóng mà thôi.

Vì sao thế? Bởi nó vốn chẳng phải là gạo mà chỉ là cát và đá.

Nếu ông cầu diệu Quả của Phật mà thân vẫn còn dâm dục, cho dù được một chút khai ngộ vi diệu nhưng sự hiểu biết đó đều là từ gốc của dâm. Nếu căn bổn của sự hiểu biếtdâm dục, ông sẽ luân chuyển trong ba đường ácchắc chắn không thể ra khỏi. Thế thì ông làm sao tìm ra con đường để tu chứng Đạo tịch diệt của Như Lai?

Ông phải đoạn trừ những đầu mối khởi dâm dục từ thân lẫn tâm, và cho đến ý nghĩ diệt trừ cũng đoạn nốt. Chỉ như vậy thì đối với sự giác ngộ của Phật mới có hy vọng.

Những gì Ta vừa dạy chính là Phật thuyết. Nếu nói khác đi tức là ma thuyết.



Này Khánh Hỷ! Nếu các chúng sanhsáu đường trong tất cả thế giới mà chẳng khởi tâm giết hại thì họ sẽ không chuyển theo vòng sanh tử tương tục. Ông tu hành chánh định nhằm để ra khỏi trần lao, nhưng nếu tâm sát chưa trừ thì ông chẳng thể ra khỏi trần lao. Cho dù có người thông minh tài trí và hiện tiền có thể vào thiền định, nhưng nếu không đoạn trừ giết chóc thì chắc chắn sẽ rơi vào cõi giới của quỷ thần. Hàng thượng phẩm sẽ làm đại lực quỷ vương; hàng trung phẩm sẽ làm quỷ tiệp tập bay trên không hoặc làm thủ lãnh của loài quỷ; hàng hạ phẩm sẽ làm quỷ bạo ác đi trên đất. Chúng quỷ thần kia cũng có đồ đảng và ai nấy đều bảo rằng mình đã thành Đạo vô thượng.

Sau khi Ta diệt độ, trong thời Mạt Pháp sẽ xuất hiện đầy rẫy chúng quỷ thần này ở thế gian. Chúng bảo rằng ăn thịt sẽ không cản trở con đường giác ngộ.

Này Khánh Hỷ! Ta cho phép các Bhikṣu ăn năm loại tịnh nhục. Những loại thịt đó đều do thần lực của Ta biến hóa ra và chúng vốn chẳng có mạng căn.

Vì lòng đại bi cho những vị muốn tu hạnh thanh tịnh nhưng phải sống ở vùng đầm lầy ẩm ướt hoặc nơi cát đá và rau cỏ chẳng thể sanh trưởng, nên Ta đã dùng thần lực gia hộ. Giả danh gọi chúng là thịt để cho các ông được mùi vị đó. Thế thì sau khi Như Lai diệt độ, làm sao những ai ăn thịt chúng sanh mà có thể gọi là đệ tử của Năng Nhân ư?

Các ông phải biết rằng, cho dù những kẻ ăn thịt này được chút khai ngộ trong khi tu tập chánh định, nhưng chúng đều là quỷ chúa bạo ác. Sau khi hết báo thân, chúng chắc chắn sẽ chìm đắm trong biển khổ của sanh tử. Chúng không phải là đệ tử của Phật. Những kẻ như thế sẽ tàn sát và ăn nuốt lẫn nhau. Vậy thì làm sao những kẻ đó có thể ra khỏi ba cõi chứ?

Khi ông dạy người tu hành chánh định, thì hãy dạy họ đoạn trừ tâm giết hại. Đây là lời giáo hối minh bạch quyết định thứ nhì về thanh tịnh mà chư Phật Thế Tôn quá khứ đã dạy.

Cho nên, Khánh Hỷ! Những ai tu hành thiền địnhnếu không trừ bỏ giết hại thì tựa như có người tự bịt tai của mình, rồi hô lớn tiếng và mong người khác chẳng nghe vậy. Đây gọi là muốn che giấu chứng cớ rành rành. Khi đi trên con đường nhỏ, chư Bồ-tát và những vị Bhikṣu thanh tịnh còn không giẫm chân lên cỏ, huống nữa là lấy tay nhổ chúng. Làm sao có thể gọi là từ bi mà lại ăn thịt uống máu của các chúng sanh chứ?

Nếu các Bhikṣu không mặc tơ lụa từ phương đông, dù là thô hay mịn; cũng như không mang giày da, áo lông cừu, hay sản phẩm làm bằng lông chim ở quốc gia này; cũng như không dùng sữa, sữa đặc, hay bơ tinh chế, thì các Bhikṣu như thế thật đã thoát khỏi thế giới. Khi đã trả xong nợ của những đời trước, họ sẽ không còn lưu chuyểnba cõi.

Vì sao thế? Bởi sử dụng một phần của loài hữu tình nào đó thì sẽ có nghiệp duyên với chúng. Đây ví như con người do ăn trăm loại hạt sanh sôi từ đất nên chân của họ chẳng lìa khỏi mặt đất vậy. Những ai không ăn thịt hoặc không khoác lên đồ vật làm từ thân thể của các chúng sanh, và cho đến thân tâm chẳng nghĩ ăn hay mặc những sản phẩm làm từ động vật, thì Ta nói rằng họ là người giải thoát chân thật.

Những gì Ta vừa dạy chính là Phật thuyết. Nếu nói khác đi tức là ma thuyết.



Lại nữa Khánh Hỷ! Nếu các chúng sanhsáu đường trong tất cả thế giới mà chẳng khởi tâm trộm cắp thì họ sẽ không chuyển theo vòng sanh tử tương tục. Ông tu hành chánh định nhằm để ra khỏi trần lao, nhưng nếu tâm trộm cắp chưa trừ thì ông chẳng thể ra khỏi trần lao. Cho dù có người thông minh tài trí và hiện tiền có thể vào thiền định, nhưng nếu không đoạn trừ trộm cắp thì chắc chắn sẽ rơi vào tà đạo. Hàng thượng phẩm sẽ làm yêu tinh hút tinh khí; hàng trung phẩm sẽ làm yêu ma quỷ quái; hàng hạ phẩm sẽ làm người bị ma quỷ nhập. Chúng yêu tà kia cũng có đồ đảng và ai nấy đều bảo rằng mình đã thành Đạo vô thượng.

Sau khi Ta diệt độ, trong thời Mạt Pháp sẽ xuất hiện đầy rẫy chúng yêu tà này ở thế gian. Chúng giấu giếm gian dối nhưng tỏ ra vẻ Thiện Tri Thứcai nấy đều bảo rằng mình đã đắc Pháp của bậc thượng nhân. Chúng mê hoặc những kẻ vô trikhủng bố tinh thần người khác. Bất cứ nơi nào mà chúng đi qua, gia đình đó sẽ suy hao và ly tán.

Ta dạy các Bhikṣu hãy tùy mỗi phương xứ mà đi khất thực là để xả bỏ lòng tham của mình và giúp thành tựu Phật Đạo. Các Bhikṣukhông tự mình nấu thức ăn. Họ sống như thế đến suốt cuộc đờidu hành trong ba cõi. Nơi nào họ đã đi qua một lần thì sẽ không trở lại. Làm sao kẻ cướp giả mặc y phục của Ta để tự lợi, buôn bán trong Pháp của Như Lai, và tạo đủ mọi nghiệp ác mà có thể gọi là Phật Pháp chứ? Họ hủy báng người xuất gia và nói rằng những vị Bhikṣu đã thọ giới Cụ Túc đi theo Đạo Nhị Thừa. Và như thế họ khiến cho vô lượng chúng sanh ngờ vựcmê lầm, rồi chính họ sẽ đọa Địa ngục Vô Gián.

Sau khi Ta diệt độ, nếu có Bhikṣu nào phát tâm kiên định tuyệt đối để tu hành chánh định, thì có thể trước hình tượng của Như Lai mà thắp một ngọn đèn ở trên thân, hoặc đốt một ngón tay, hay thiêu một miếng hương ở trên thân. Ta nói người này cùng một lúc sẽ trả hết nợ từ vô thỉ. Vị ấy sẽ có thể chào vĩnh biệt thế gianvĩnh viễn thoát khỏi các lậu. Tuy chưa có thể lập tức hiểu làm sao tiến bước trên con đường giác ngộ vô thượng, nhưng vị ấy đã lập quyết tâm nơi Pháp. Nếu ai chẳng chịu xả chút thân nho nhỏ đó để làm nhân, và cho dù đã thành tựu vô vi thì chắc chắn cũng sẽ lại sanh làm người để trả nợ đời trước. Đây giống như việc Ta phải dùng lúa mạch cho ngựa ăn vậy--không chút sai khác.

Khi ông dạy người tu hành chánh định, thì hãy dạy họ đoạn trừ tâm trộm cắp. Đây là lời giáo hối minh bạch quyết định thứ ba về thanh tịnh mà chư Phật Thế Tôn quá khứ đã dạy.

Cho nên, Khánh Hỷ! Những ai tu hành thiền địnhnếu không trừ bỏ trộm cắp thì tựa như có người muốn rót đầy nước cho một cái ly bị lủng lỗ. Cho dù trải qua số kiếp nhiều như vi trần thì cũng không bao giờ đầy ly.

Nếu những Bhikṣu nào không cất giữ vật gì ngoại trừ Pháp ybình bát; vị ấy bố thí phần thức ăn thừa từ khất thực cho chúng sanh đang đói; vị ấy có thể chắp tay đảnh lễ mọi người ở giữa đại chúng; vị ấy có thể xem như xưng tán dù bị người đánh đập hay mắng chửi; vị ấy thật sự có thể xả bỏ thân tâm và chia sẻ xương máu cùng thịt của mình với chúng sanh; vị ấy không bao giờ mang lời dạy chẳng liễu nghĩa của Như Lai để truyền dạy sai lầm cho người sơ học--Ta ấn chứng cho vị ấy sẽ đắc chánh định chân thật.

Những gì Ta vừa dạy chính là Phật thuyết. Nếu nói khác đi tức là ma thuyết.



Này Khánh Hỷ! Mặc dù có những chúng sanh ở trong sáu đường đã hoàn toàn lìa khỏi ba nghiệp--sát sanh, trộm cắp, và dâm dục, nhưng nếu phạm đại vọng ngữ thì chánh định của họ sẽ không được thanh tịnh, sẽ bị ma tình ái hoặc ma tà kiến mê hoặc, và sẽ đánh mất hạt giống để thành Phật. Họ sẽ nói rằng mình đã đắc nhưng thật chưa đắc, rằng mình đã chứng nhưng thật chưa chứng.

Hoặc vì muốn cho người đời tôn mình là đệ nhất, họ ở trước mọi người mà nói rằng nay họ đã đắc Quả Nhập Lưu, Quả Nhất Lai, Quả Bất Hoàn, Đạo Ứng Chân, Đạo Độc Giác, hoặc một Địa nào đó trong Mười Địa, hay một quả vị nào đó trước Mười Địa của Bồ-tát. Và vì tham cúng dường, họ khuyến khích mọi người lễ lạysám hối ở trước mình. Những kẻ đó hoàn toàn chẳng tin Pháp, tiêu diệt hạt giống để thành Phật, và họ được ví như cây cọ đã bị người lấy dao chặt đứt. Đức Phật dự ký những kẻ này sẽ vĩnh viễn hủy diệt căn lành và sẽ không hồi phục tri kiến. Họ sẽ trầm luân trong biển của ba thống khổ và sẽ không thành tựu chánh định.

Sau khi Ta diệt độ, Như Lai sắc lệnh cho chư Bồ-tát và những vị Ứng Chân hãy ứng thân sanh ra trong thời Mạt Pháp với đủ mọi thân hình để độ các chúng sanh trong luân hồi. Hoặc các ngài sẽ hiện ra hình tướng của Đạo Nhân, cư sĩ bạch y, vua chúa, tể quan, đồng nam, đồng nữ, và như vậy cho đến dâm nữ, quả phụ, kẻ lừa đảo, đạo tặc, kẻ làm nghề mổ giết, hay kẻ buôn bán gian lận. Các ngài sẽ trở thành đồng sự với những hạng người trên, nhưng luôn xưng tán Phật Thừa và khiến thân tâm của họ vào chánh định. Tuy nhiên, các ngài sẽ không bao giờ tùy tiện nói với hàng sơ họctiết lộ mật nhân của Phật, rằng mình đích thật là một vị Bồ-tát hoặc là bậc Ứng Chân--chỉ duy trừ bí mật phó chúc ở vào lúc cuối đời. Còn những ai giả mạo chứng Quả tức là đang mê hoặcnão loạn chúng sanh với đại vọng ngữ.

Khi ông dạy người tu hành chánh định, thì hãy dạy họ đoạn trừ đại vọng ngữ. Đây là lời giáo hối minh bạch quyết định thứ tư về thanh tịnh mà chư Phật Thế Tôn quá khứ đã dạy.

Cho nên, Khánh Hỷ! Những ai không trừ bỏ đại vọng ngữ thì tựa như có người lấy phân để nặn thành hình của một miếng hương chiên đàn, rồi mong nó tỏa ra mùi thơm. Thật không có việc ấy!

Ta dạy các Bhikṣu, rằng trực tâmĐạo Tràng và phải hoàn toàn không chút hư ngụy của mọi hành vi trong bốn uy nghi. Tại sao có người lại tự xưng rằng mình đã đắc Pháp của bậc thượng nhân chứ? Việc đó thì giống như có kẻ bần cùng mạo xưng là đế vương; ắt sẽ phải tự chuốc cái chết. Huống chi lại có kẻ mạo xưng là Pháp Vương?

Nếu lúc khởi đầu không chân thật thì kết quả sẽ chuốc lấy quanh co. Những ai cầu Phật Đạo như thế thì như người muốn tự cắn rốn của mình. Có ai mong việc đó sẽ thành tựu chăng? Nếu tâm của các Bhikṣu ngay thẳng như sợi dây đàn và hoàn toàn chân thật vào chánh định thì vĩnh viễn sẽ không gặp những việc ma. Ta ấn chứng người ấy sẽ thành tựu tri giác vô thượng của Bồ-tát.

Những gì Ta vừa dạy chính là Phật thuyết. Nếu nói khác đi tức là ma thuyết.

Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên CốMật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa ♦ Hết quyển 6



Dịch từ Phạn văn: Pháp sư Cực Lượng ở Thế Kỷ 7-8
Dịch sang Tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận
Dịch nghĩa: 5/8/2016 ◊ Cập nhật: 1/9/2016

☸ Cách Đọc Chữ Phạn
Bhikṣu: bíc su
Bhikṣuṇī: bíc su ni
Mātaṅga: ma tân gà




Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên CốMật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa ♦ Quyển 7

Này Khánh Hỷ! Ông đã hỏi về phương pháp nhiếp tâm và Ta cũng vừa thuyết giảng về diệu môn tu học để vào chánh định. Những ai cầu Đạo Bồ-tát thì trước tiên phải thọ trì bốn điều luật nghi này. Đây ví như giọt sương đóng băng trên cây thì tự nhiên không một cành lá nào có thể nảy nở. Cũng vậy, khi giới hạnh trong sáng thì ba nghiệp ác từ tâm ý và bốn nghiệp ác từ lời nói sẽ không thể có nhân để sanh khởi.

Này Khánh Hỷ! Nếu ai chẳng đánh mất bốn điều luật nghi này, thì tâm của họ còn chẳng duyên nơi sắc thanh hương vị xúc pháp. Hà huống tất cả việc ma làm sao mà có thể phát sanh chứ? Còn những ai có tập khí từ nhiều đời và chẳng thể diệt trừ thì ông dạy họ hãy nhất tâm tụng Phật Đảnh Quang Minh - Đại Bạch Tản Cái - Vô Thượng Thần Chú của Ta. Ở trên tướng vô kiến đảnh của Như LaiĐức Phật hiện ra từ nơi tâm vô vi. Hóa Phật ngồi trên tòa hoa sen báu ở trên đỉnh đầu của Ta và đã tuyên thuyết thần chú này.

Từ nhiều kiếp về trước, ông cùng với cô con gái của bộ tộc Mātaṅga đã có nhân duyên sâu đậm, và tập khí của ái ân đó chẳng phải chỉ một đời hay một kiếp. Nhưng khi vừa nghe Ta tuyên dương giáo Pháp chỉ một lần, cô ấy đã vĩnh viễn thoát khỏi tâm si áitrở thành bậc Ứng Chân. Trước kia cô ta là một dâm nữ và chưa từng khởi tâm tu hành, nhưng do năng lực âm thầm của thần chú mà còn mau chứng quả vị Vô Học. Hà huống Thanh Văn các ông ở chúng hội nơi đây đã phát tâm cầu Tối Thượng Thừaquyết định thành Phật. Đây ví như việc tung bụi thuận chiều gió thì làm sao có gian nan hay hiểm trở chứ?

Nếu có ai muốn ngồi Đạo Tràng ở vào thời Mạt Pháp, trước tiên họ cần thọ trì giới cấm thanh tịnh của Bhikṣu, rồi phải tìm một vị Đạo Nhân với giới hạnh thanh tịnh đệ nhất để làm thầy của họ. Giả như họ không gặp được vị chân Tăng thanh tịnh để truyền giới luật uy nghi thì tất sẽ chẳng thành tựu. Sau khi đã thọ giới, họ hãy mặc áo sạch thanh khiết, rồi thắp hương ở nơi vắng vẻ, và tụng 108 biến thần chú được tuyên thuyết bởi Đức Phật hiện ra từ nơi tâm của Như Lai. Sau đó họ hãy kết giới để kiến lập Đạo Tràng, và thỉnh cầu vô thượng Như Lai hiện đang trụ ở các quốc độ khắp mười phương hãy phóng ánh sáng từ bi để rót vào đỉnh đầu của họ.

Này Khánh Hỷ! Những vị Bhikṣu thanh tịnh, hoặc Bhikṣuṇī, cư sĩ bạch y, và các thí chủ nào ở vào thời Mạt Phápthọ trì tịnh giới của Phật và đã diệt trừ lòng tham cùng tâm dâm dục, thì nên phát nguyện Bồ-tát ở trong Đạo Tràng. Nếu họ có thể tắm gội trước khi vào Đạo Tràng, ngày đêm sáu thời hành Đạo, và tu hành không ngủ nghỉ như thế cho đến 21 ngày, thì Ta sẽ tự hiện thân ở trước người ấy, xoa đảnh an ủi, và giúp họ khai ngộ."

Ngài Khánh Hỷ bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Nhờ lời dạy từ bi vô thượng của Như Lai mà tâm con đã khai ngộ. Con tự biết làm sao để tu chứng thành Đạo của bậc Vô Học. Giả sử những hành giả nào ở vào thời Mạt Pháp muốn kiến lập Đạo Tràng, thì họ phải làm sao kết giới để khế hợp với quy tắc thanh tịnh của chư Phật Thế Tôn?"

Phật bảo ngài Khánh Hỷ:

"Nếu có ai ở vào thời Mạt Pháp muốn kiến lập Đạo Tràng, trước tiên họ hãy tìm được con trâu đại lực màu trắng sống ở vùng núi Tuyết. Giống trâu này ăn cỏ mượt thơm ngát ở trên núi và chỉ uống nước thanh khiết của vùng núi Tuyết nên phân của nó rất sạch sẽ. Họ hãy lấy phân của nó và trộn với hương chiên đàn, rồi trát chúng lên đất. Nếu chẳng phải là giống trâu sống ở vùng núi Tuyết thì phân của nó sẽ hôi dơ và không thể dùng để trát lên đất.

Hoặc một cách khác là tìm chỗ có đất sét màu vàng ở vùng đồng bằng, rồi đào xuống đất năm thước và lấy đất sét từ nơi ấy. Sau đó hãy trộn nó với với hương chiên đàn, hương trầm thủy, hương tô hợp, hương huân lục, hương uất kim, hương bạch giao, hương thanh mộc, hương linh lăng, hương cam tùng, và hương kê thiệt. Họ hãy nghiền nguyên liệu của mười loại hương này thành bột và trộn với đất sét, rồi trát chúng trên đất ở Đạo Tràng. Pháp đàn này có tám góc vuông vức và rộng một trượng sáu.

Ở chính giữa Pháp đàn hãy an trí một hoa sen làm bằng vàng, bạc, đồng, hay gỗ. Ở giữa hoa sen hãy đặt một bát nước sương đầy được hứng lấy vào tháng Tám và hãy rải những cánh hoa vào trong đó. Hãy lấy 8 tấm gương hình tròn, rồi an trí mỗi cái ở mỗi hướng xung quanh hoa sen và bát nước, với mặt gương xoay ra ngoài. Kế đến hãy an trí 16 hoa sen và 16 lư hương ở trước những tấm gương. Ở giữa các lư hương hãy trang nghiêm với hoa sen xen kẽ. Trong các lư hương chỉ đốt toàn loại hương trầm thủy và chớ để chúng bốc lửa.

Hành giả hãy lấy sữa của con bò màu trắng, rồi bỏ vào trong 16 cái bình để chuẩn bị làm các loại thức ăn, gồm có: bánh nướng, bánh đường, bánh dầu, cháo sữa, hương tô hộp, mật với gừng, bơ tinh chế, và mật ong nguyên chất; mỗi thứ 16 phần. Sau khi xong, hãy đặt một phần từ mỗi loại thức ăn ở trước 16 hoa sen để dâng lên chư Phật và các vị đại Bồ-tát.

Ở mỗi bữa ăn và giữa khuya, hành giả hãy lấy nửa thăng mật ong và hòa nó ba lần với bơ tinh chế. Ở trước Pháp đàn hãy an trí một bếp lò nhỏ với than. Hãy lấy hương bạch mao bỏ vào trong nước [để nấu ở một nơi khác trước đó] và rưới nước hương này vào than, rồi đốt than cháy hừng hực. Sau đó hãy rải bơ trộn với mật ong lên ngọn lửa ở bếp lò. Hãy đốt như thế cho đến khi hết bơ và mật ong để cúng dường chư Phật và Bồ-tát.

Ở bên ngoài của tịnh thất làm Pháp đàn, hãy treo tràng phan và hoa ở khắp nơi. Ở bên trong trên bốn bức tường của tịnh thất, hành giả hãy treo các hình tượng của mười phương Như Lai và chư Bồ-tát. Ở chính giữa bức tường xoay về hướng nam, hãy treo hình tượng của Đức Phật Biến Chiếu, Đức Phật Năng Nhân, Từ Thị Bồ-tát, Đức Phật Bất Động, và Đức Phật Vô Lượng Thọ. Còn ở bức tường bên trái và phải, hãy an trí một hình tượng đại biến hóa của Quán Thế Âm Bồ-tát và một hình tượng của Kim Cang Tạng Bồ-tát. Ở hai bên trái và phải của cánh cửa, hãy an trí hình tượng của Năng Thiên Đế, Phạm Vương, Hỏa Đầu Kim Cang, Thanh Diện Kim Cang, Giải Oán Kết Kim Cang, Thiên nữ Sân Mục, Tứ Đại Thiên Vương, và chướng ngại thần.

Lại nữa, hãy lấy tám tấm gương khác treo từ trên trần nhà và làm cho chúng đối diện với tám tấm gương hình tròn đã an trí trong đàn tràng. Các tấm gương sẽ phản chiếu với nhau trùng trùng.

Bảy ngày đầu tiên, hành giả hãy chí thành đảnh lễ danh hiệu của mười phương Như Lai, chư đại Bồ-tát, và các vị Ứng Chân. Trong sáu thời, hành giả đi vòng quanh Pháp đàntụng chú liên tục. Hãy chí tâm hành Đạo như thế và tụng chú 108 biến.

Bảy ngày kế tiếp, hành giả hãy nhất hướng chuyên tâm phát nguyện Bồ-tát và chớ để tâm bị gián đoạn. Trước đây ở trong luật tạng, Ta đã có dạy phương pháp phát nguyện.

Bảy ngày sau cùng, hành giả nhất tâm tụng trì Đại Bạch Tản Cái Thần Chú của Phật suốt 12 thời. Vào ngày cuối cùng, mười phương Như Lai sẽ đồng thời xuất hiện. Chư Phật và quang minh sẽ phản chiếu trong gương, rồi chư Phật sẽ lấy tay xoa đỉnh đầu của hành giả. Ngay lúc ấy, những ai mà có thể tu hành chánh định trong Đạo Tràng ở vào thời Mạt Pháp như thế, thân tâm của họ sẽ trong sáng như lưu ly.

Này Khánh Hỷ! Nếu bổn sư truyền giới cho vị Bhikṣu này hoặc có ai trong nhóm của mười vị Bhikṣu mà chẳng thanh tịnh, thì phần lớn sự tu hành ở trong Đạo Tràng như thế sẽ không thành tựu.

Sau 21 ngày, hành giả hãy ngồi ngay thẳng và an nhiên cho đến 100 ngày. Những ai với căn lành sâu dày, họ sẽ không đứng dậy suốt thời gian đó và sẽ đắc Quả Nhập Lưu. Cho dù ở trong thân và tâm của người ấy chưa thành tựu thánh Quả, nhưng họ nhất định tự biết sẽ thành Phật.

Ông hỏi làm sao kiến lập Đạo Tràng, thì đây chính là phương pháp."



Lúc ấy ngài Khánh Hỷ đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật, rồi thưa với Phật rằng:

"Kể từ khi xuất gia, con đã ỷ lại vào sự thương mến của Đức Phật. Bởi con chỉ cầu đa văn nên chưa chứng vô vi. Do đó con bị tà thuật của Phạm Thiên cấm chế. Mặc dù tâm vẫn sáng suốt nhưng lực chẳng được tự do. May nhờ có Diệu Cát Tường Bồ-tát đến giải cứu nên con mới thoát khỏi. Tuy nhờ thần lực vô hình từ thần chú tuyên thuyết bởi hóa Phật ở trên đỉnh đầu của Như Lai, nhưng con vẫn chưa đích thân được nghe. Kính mong Như Lai với lòng đại từ bi hãy tuyên thuyết thêm một lần nữa để cứu hộ những vị tu hành trong chúng hội này, và cũng như các chúng sanh luân hồi vào thời Mạt Pháp tương lai. Do nương vào mật âm của thần chúthân tâm của họ sẽ được giải thoát."

Khi ấy tất cả đại chúng trong chúng hội thảy đều đảnh lễ và chờ đợi lắng nghe bí mật chương cú của Như Lai.

Lúc bấy giờ từ trên đỉnh nhục kế của Thế Tôn phóng ra ánh sáng trăm báu, rồi từ trong ánh sáng đó vọt ra một hoa sen ngàn cánh. Trên hoa báu có một hóa Như Lai đang ngồi và từ trên đỉnh đầu của Đức Phật đó phóng ra mười luồng ánh sáng trăm báu. Mỗi luồng ánh sáng đều hiện ra khắp các vị Kim Cang Mật Tích nhiều như số cát của mười sông Hằng. Có vị vác núi hoặc có vị cầm chày, và các ngài đứng đầy cõi giới hư không. Khi nhìn lên, đại chúng vừa mừng vừa sợ và mong Đức Phật thương xót. Họ nhất tâm lắng nghe hóa Phật được vọt ra từ ánh sáng phóng ra ở trên tướng vô kiến đảnh của Như Lai, tuyên thuyết thần chú rằng:



|| nam mác, ta tha ga ta da, su ga ta da, a ra ha te, sam dấc - sam bu đa da

| nam mác, ta tha ga ta da - bu đà - cô ti - u sờ ni sâm

| nam mác, sa qua - bu đà - bô đi - sách toe bi a ha

| nam mác, sáp ta nâm, sam dấc - sâm bu đà - cô ti nâm, sa - sờ ra qua ca - sâm ga nâm

| nam mô, lô ke, a ra hân ta nâm

| nam mô, sờ rô ta ban na nâm

| nam mác, sác ri đa ga min nâm

| nam mô, lô ke, sam dấc - ga ta nâm, sam dấc - bờ ra ti ban na nâm

| nam mô, đe va si nâm

| nam mác, si đi a, vi đi a - đa ra - ri si nâm, sa ba - a nu - gờ ra ha - sa ha - sa ma tha nâm

| nam mô, bờ ra ma ne

| nam ma, in đờ ra da

| nam mô, ba ga qua te, ru đờ ra da, u ma - ba ti - sa ha da da

| nam mô, ba ga qua te, na ra da na da, banh cha - ma ha - mu đờ ra - nam mác - cờ ri ta da

| nam mô, ba ga qua te, ma ha - ca la da, tri bu ra - na ga ra - vi đờ ra - a ba na - ca ra da, a đi - múc ti - sờ ma sa na - ni qua si ni

| nam mô, ba ga qua te, ta tha ga ta da, cu la da

| nam ma ha, bách ma - cu la da

| nam mô, va chờ ra - cu la da

| nam mô, ma ni - cu la da

| nam mô, ga cha - cu la da

| nam mô, ba ga qua te, đờ ri đa - su ra - se na - bờ ra - ha ra na - ra cha da, ta tha ga ta da, a ra ha te, sam dấc - sam bu đa da

| nam mô, ba ga qua te, nam mô, a mi ta ba da, ta tha ga ta da, a ra ha te, sam dấc - sam bu đa da

| nam mô, ba ga qua te, át sô bi da da, ta tha ga ta da, a ra ha te, sam dấc - sam bu đa da

| nam mô, ba ga qua te, bai sa cha - gu ru - vai đưa ri a - bờ ra ba - ra cha da, ta tha ga ta da

| nam mô, ba ga qua te, sâm bu sờ bi ta - sa len đờ ra - ra cha da, ta tha ga ta da, a ra ha te, sam dấc - sam bu đa da

| nam mô, ba ga qua te, sác ky a mu na de, ta tha ga ta da, a ra ha te, sam dấc - sam bu đa da

| nam mô, ba ga qua te, rách na - ke tu - ra cha da, ta tha ga ta da, a ra ha te, sam dấc - sam bu đa da

| te bi ô, nam ma - sờ kiếp toa, i đâm, ba ga qua ta, ta tha ga ta - u sờ ni sâm, si ta ta ba trâm, nam mô, a ba ra chi tâm, bờ ra ty ân gi râm

| sa qua - bu ta - gờ ra ha - ni gờ ra ha ca - ca ra - ha ni, ba ra - vi đi a

| che đa nim, a ca la - mơ ri ty u - ba ri - tra da na - ca rim

| sa qua - ban đa na - mốc sa nim

| sa qua - đu sờ ta - đu hu - sờ vấp na - ni qua ra nim

| cha tu ra si ti nâm, gờ ra ha - sa ha sờ ra nâm, vi đờ vâm sa na - ca rim

| a sờ ta - vim sa ti nâm, na cờ sa tra nâm, bờ ra - sa đa na - ca rim

| a sờ ta nâm, ma ha - gờ ra ha nâm, vi đờ vâm sa na - ca rim

| sa qua - sa tru - ni qua ra nâm

| gô râm, đu hu - sờ vấp nâm, cha, na sa nim

| vi sa - sa sờ tra - át ni - u đa ca - ra nâm

| a ba ra chi ta - gô ra, ma ha - ba la - chân đa, ma ha - đíp ta, ma ha - te cha, ma ha - sờ que ta - chờ qua la, ma ha - ba la, ban đa ra - qua si ni

| va chờ ra - ma le ti hi, vi - sờ ru ta - bách ma ca ha, va chờ ra - chi vác, cha, ma la, che, va, a ba ra chi ta - va chờ ra - đan đa ha, vi sa la, cha, san ta, sờ que te qua, bu chi ta, sau ma - ru ba

| ma ha - sờ que ta - a ri a - ta ra, ma ha - ba la - a ba ra

| va chờ ra - sâm ca la, che, va, va chờ ra - câu ma ri, cu lâm - đa ri

| va chờ ra - hách ta, cha, vi đi a

| canh cha na - ma li ca ha, cu sum ba ca - rách na ha

| vai rô cha na - cu li da da, a tha - u sờ ni sa ha

| vi - chờ rim ba - ma ni, cha, va chờ ra - ca na ca - bờ ra ba - lô cha na

| va chờ ra - tun đì, cha, sờ que ta, cha, ca ma la - a cờ sa, sa si - bờ ra ba

| i ty - i ti - mu đờ ra - ga na, sa que, ra cờ sâm, cơ van tu, i man, ma ma - a sy a ||



|| ôm, ri si - ga na - bờ ra - sa sờ ta, ta tha ga ta - u sờ ni sâm

| hùm, trùm, cham ba ha, hùm, trùm, sờ tam ba na

| hùm, trùm, ba ra - vi đi a - sâm - ba cờ sa na - ca ra

| hùm, trùm, sa qua - dấc sa - rất sa sà - gờ ra ha nâm, vi đờ vâm sa na - ca ra

| hùm, trùm, cha tu ra si ti nâm, gờ ra ha - sa ha sờ ra nâm, vi đờ vâm sa na - ca ra

| hùm, trùm, rất sa, rất sa, mâm

| ba ga quâm, ta tha ga ta - u sờ ni sâm

| bờ ra ty ân gi re, ma ha - sa ha sờ ra - bu che, sa ha sờ ra - si rờ se, cô ti - sa ha sờ ra - ne tre

| a be đe, chờ qua li ta - a ta ta ca, ma ha - va chờ ra - u đa ra - tri - bu qua na - man đa la

| ôm, sờ qua sơ ti, ba qua tu, ma ma, i man, ma ma - a sy a ||



|| ra cha - bây da,
| chô ra - bây da,
| át ni - bây da,
| u đa ca - bây da,
| vi sa - bây da,
| sa sờ tra - bây da,
| ba ra chất cờ ra - bây da,
| đưa - bíc sa - bây da,
| a sa ni - bây da,
| a ca la - mơ ri ty u - bây da,
| đa ra ni - bu mi - cam ba ca - pa ta - bây da,
| u ca - ba ta - bây da,
| ra cha - đan đa - bây da,
| na ga - bây da,
| vi đi u - bây da,
| su ba na - bây da

| dấc sa - gờ ra ha,
| rất sa si - gờ ra ha,
| bờ re ta - gờ ra ha,
| bi sa cha - gờ ra ha,
| bu ta - gờ ra ha,
| cum ban đa - gờ ra ha,
| bu ta na - gờ ra ha,
| ca ta bu ta na - gờ ra ha,
| sờ canh đa - gờ ra ha,
| a ba - sờ ma ra - gờ ra ha,
| un ma da - gờ ra ha,
| cha da - gờ ra ha,
| re va ti - gờ ra ha

| cha ta - a ha ri nâm,
| ga ba - a ha ri nâm,
| ru đi ra - a ha ri nâm,
| mâm sa - a ha ri nâm,
| me đa - a ha ri nâm,
| ma cha - a ha ri nâm,
| cha