Tưởng niệm một tăng nhân thi sĩ

22/09/20183:44 CH(Xem: 3871)
Tưởng niệm một tăng nhân thi sĩ

TƯỞNG NIỆM MỘT TĂNG NHÂN THI SĨ
Tâm Không Vịnh Hữu


HT Thich Man Giac"Mái chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống muôn đời của tổ tông."

Những vần điệu ý từ được lưu truyền bao năm qua đã trở thành bất tử này, vốn là hai câu cuối của một thi phẩm bất hủ, mà tác giả là thi sĩ Huyền Không.
Hòa thượng Thích Mãn Giác (1929-2006), pháp danh Nguyên Cao, lấy đạo hiệu Huyền Không làm bút hiệu ký dưới những bài thơ thấm đẫm hương vị từ bi, giải thoát.
Tôi có phước duyên lưu giữ được một bản nhạc "Một ngày qua" được in ấn và phát hành hồi năm 1959. Nhạc là của Phật tử Dương Thiện Hiền, thơ là của Thượng tọa Huyền Không.
Bài thơ được phổ nhạc này được thi sĩ cảm tác từ bài kệ thứ 13 trong "Kinh Nhật Tụng":

Thị nhật dĩ quá 是 日 已 過
Mạng tức tùy giảm 命 則 隨 減
Như thiểu thủy ngư 如 少 水 魚
Tư hữu hà lạc 斯 有 何 樂

(Ngày hôm nay đã qua, mạng sống theo đó mà rút ngắn lại, tình trạng giống tình trạng con cá thiếu nước, còn có cái vui gì?)

Đặc biệt là có lưu thủ bút & chữ ký đề tặng của Ngài.
Nay chỉ xin giới thiệu hình ảnh về bản nhạc quý hiếm mà tôi đang được lưu giữ để chư vị ngắm qua, rồi sau đó ngâm nga lại thi phẩm bất hủ "Nhớ Chùa" để tưởng niệm tăng nhân thi sĩ Thích Mãn Giác - Huyền Không:

Từ thuở ra đi vắng bóng chùa 
Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua 


Trong tôi bừng dậy niềm chua xót 
Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa
Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng 
con đường đỏ chạy lang thang 
Có hàng tre gợi hồn sông núi 
Im lặng chùa tôi ngập nắng vàng
Có những cây mai sống trọn đời 
Bên hàng tùng bách mãi xanh tươi 
Nhìn lên phảng phất hương trầm tỏa 
Đức Phật từ bi miệng mỉm cười
Tôi nhớ làm sao những buổi chiều 
Lời kinh giải thoát vọng cao siêu 
Đây ngôi chùa cổ ngày hai buổi 
Cầu nguyện dân làng sống mến yêu
Vì vậy làng tôi sống thái bình 
Sớm khuya gần gũi tiếng chuông linh 
Sắn khoai gạo bắp nuôi thôn xóm 
Xây dựng tương lai xứ sở mình
Tối đến dân quê đón gió lành 
Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh 
Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi 
An ủi dân hiền mọi mái tranh
Trầm đốt hương thơm bay ngạt ngào 
Thôn trên xóm dưới dạ nao nao 
Dân làng tắm gội lên chùa lễ 
Mười bốn, ba mươi mỗi tối nào
Biết đến bao giờ trở lại quê 
Phân vân lòng gởi nhớ nhung về 
Tang thương dù có bao nhiêu nữa
Cũng nguyện cho chùa khỏi tái tê
Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng 
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung 
Mái chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống muôn đời của tổ tông.


Tâm Không Vĩnh Hữu


blank

















blank

blank













blank











blank







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :