Thư Viện Hoa Sen

Tại Sao Chúng Ta Thiền?

10/04/20226:03 SA(Xem: 5462)
Tại Sao Chúng Ta Thiền?
TẠI SAO CHÚNG TA THIỀN?
Thiền sư Sayadaw Revata
duc phat ngoi thien (2)
Đức Phật tọa thiền

Tại sao chúng ta thiền? Khi được hỏi, những người tu thiền sẽ đưa ra nhiều lý do khác nhau cho việc tu tập thiền. Một số người làm như vậy vì những lý do có phần phàm phu như là để thả lỏng, để được hiệu quả hơn trong công việc, để có một tâm và thân khỏe hơn, để tâm được yên tịnh và yên lặng, hạnh phúc hơn, để đối phó, đương đầu tốt hơn với những thăng trầm trong cuộc sống, và v.v… Những người khác có thể thiền vì những lý tưởng cao hơn là được thoát khỏi khổ, hoặc có thể được đặt gánh nặng của năm uẩn xuống. Bạn có thể có lý do riêng của mình để cũng muốn tu tập thiền.

Thật ra, tu tập thiền là điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể thu về nhiều lợi ích hiệp thế khác nhau khi chúng ta thọ trì (samādinna) thiền tập để đạt được những lý tưởng cao hơn. Tuy nhiên, mục đích tối thượng của việc tu tập thiềncần phải biết Sự Thật (sacca).

Sau khi đức Phật (Buddha) thấu rõ Sự Thật (sacca), Ngài trở thành bậc Toàn giác. Đức Phật đã xuất hiện trong thế gian liên quan đến việc thấu rõ sự thật.

Những ai thấu rõ Pháp (dhamma), các Sự Thật, như thật (theo thực tính), thì những người ấy có thể dứt khổ. Những ai đã thấu rõ Tứ Thánh ĐếPháp như thật (theo thực tính), thì những người ấy có thể đặt gánh nặng của họ xuống - gánh nặng về năm uẩn.

Người hạnh phúc nhất ở thế gian là những người thấy rõ Nibbāna, Sự Bất Tử. Không có hạnh phúc nào khác có thể vượt trội hơn kinh nghiệm thấy rõ Níp-bàn (Nibbāna). Không có hạnh phúc thực sự trong nhục dục.

Mọi người trong thế gian theo đuổi những nhục dục vì họ cho rằng tìm thấy hạnh phúc từ việc trải nghiệm những nhục dục. Đức Phật không nói không có hạnh phúc trong nhục dục. Ngài xác nhận là có. Đó là lý do tại sao mọi người ở khắp thế gian theo đuổi nhục dục. Tuy nhiên, không có hạnh phúc thực sự. Dù chúng ta có được những gì chúng ta muốn hay không thì vẫn không có hạnh phúc thực sự trong việc theo đuổi những nhục dục. Sự theo đuổi đó không cùng tận. Sau một thời gian, chúng ta gặp những khó khăn với tất cả những điều này. Cho nên, nếu chúng ta muốn hạnh phúc thực sự thì chúng ta cần tu tập thiền.

Loại hạnh phúc duy nhất được tìm thấy trực tiếp trong nhục dục là hạnh phúc bất thiện. Mọi người trên khắp thế gian theo đuổi nhục dục là đang theo đuổi hạnh phúc bất thiện.

Nếu bạn muốn đặt gánh nặng của năm uẩn xuống,[1] bạn cần phải dừng theo đuổi hạnh phúc bất thiện, tức là hạnh phúc nhục dục. Thay vào đó, bạn cần phải tu tập tâm của mình. Những ai thành công trong việc tu tập tâm sẽ biết và thấy (jānāti passati) Sự Thật (Sacca), Pháp (Dhamma) như thật (theo thực tính).

Mọi người trong thế gian không biết rõ sự thật (sacca). Họ biết rõ sự không thật. Nguyên nhân của khổ là không biết sự thật. Hầu hết mọi người trong thế gian có nhiều sự nhầm lẫn trong tâm của họ do họ không biết sự thật. Khi họ biết được sự thật qua việc tu tập thiền, sự hiểu biết và tầm nhìn của họ sẽ trở nên rõ ràng để họ có thể xóa bỏ hoài nghi của mình. Theo cách này, họ có thể từng bước trở nên thoát khỏi khổ, cuối cùng đạt đến sự giác ngộ.

Khi ấy, mục đích của việc tu tập thiền là để biết và thấy Sự Thật (sacca). Nó cũng có thể được đặt theo cách khác: Mục đích của việc tu tập thiền là để huấn luyện hay tu tập tâm - không phải để điều khiển tâm, mà là huấn luyện hay tu tập tâm. Điều khiển tâm và huấn luyện hay tu tập tâm là hai việc khác nhau. Nếu bạn thiền chỉ với chủ ý điều khiển tâm của bạn, bạn sẽ không thành công. Nếu bạn thành công trong việc huấn luyện hay tu tập tâm của mình, bạn đang điều khiển nó một cách gián tiếp.

Thiền tập là huấn luyện hay tu tập tâm. Hầu hết tâm của mọi người không được huấn luyện. Tâm đã được huấn luyện hoàn toàn khác với tâm không được huấn luyện. Một tâm không được huấn luyện đưa đến khổ; một tâm đã được huấn luyện đưa đến giải thoát khỏi khổ. Chúng ta càng huấn luyện hay tu tập tâm thì chúng ta sẽ càng hạnh phúc.

Bây giờ, có nhiều loại huấn luyện. Chúng ta đã được huấn luyện bởi những người khác từ khi chúng ta còn trẻ. Đôi khi chính chúng ta huấn luyện người khác. Thiền tập là việc tự huấn luyện, đó là loại huấn luyện quan trọng nhất cũng như khó nhất. Dù khó khăn thì nó là phần thiết yếu, bởi vì chúng ta không thể trông mong trải nghiệm hạnh phúc thực sự trừ khi chúng ta huấn luyện hay tu tập tâm. Không có việc huấn luyện hay tu tập tâm, chúng ta không thể tạo ra một cuộc sống tốt hơn cho chính mình ở hiện tại hay ở vị lai. Cách duy nhất để làm như vậy là huấn luyện hay tu tập tâm. Trong số tất cả các loại huấn luyện khác nhau - huấn luyện thể chất, huấn luyện nghề nghiệp, v.v… - không có gì khó khăn như huấn luyện hay tu tập tâm. Cho nên, chúng ta cần dành hết một lượng thời gian thích hợp cho việc huấn luyện hay tu tập tâm này để được thành công. Người thành công trong việc tu tập tâm là biết và thấy Sự Thật, Pháp như thật (đúng thực tính).

Để biết và để thấy Pháp như thật (theo thực tính), đức Phật đã dạy ba phần học: giới học, định họctuệ học. Phần học đầu tiên, giới học, là hành trì giới luật. Đây là nền tảng. Nương vào phần học này, bạn cần tiếp tục với phần học thứ hai là định học. Không có phần học thứ nhất, phần học thứ hai không thể được tu tập.

Trong phần học thứ hai, đức Phật đã dạy 40 đề mục thiền chỉ tịnh (samatha). Chúng tôi cũng dạy những người tu thiền hầu hết tất cả 40 loại thiền chỉ tịnh khi đủ duyên thích hợp để làm như vậy. Mục đích của việc tu tập phần học thứ hai là để biết và thấy các Sự Thật như thật (theo thực tính). Như đức Phật đã nói: ‘Này chư bhikkhu, tu tập định. Người được định biết và thấy Sự Thật như thật (theo thực tính).’[2] Lại nữa, biết và thấy Sự Thật, Pháp như thật (theo thực tính), là mục đích của việc tu tập thiền. Nếu một người được định biết và thấy Pháp, các Sự Thật, như thật (theo thực tính), tương tự người không được định sẽ không biết hoặc thấy Pháp, Sự Thật như thật (theo thực tính). Biết và thấy Pháp là cách để dứt khổ. Biết và thấy Pháp là cách để đặt gánh nặng của năm uẩn (khandha) xuống [thân sắc (rūpa), thọ (vedanā), tưởng (saññā), tư (cetanā) hành và thức (viññāṇa)]. Biết và thấy Pháp là cách để trải nghiệm hạnh phúc thật sự, Níp-bàn, Bất Tử. Nếu bạn muốn chấm dứt khổ ngay trong kiếp sống này và đặt gánh nặng của năm uẩn xuống và được hạnh phúc thì bạn cần biết và thấy Pháp, các Sự Thật như thật (theo thực tính). Nếu bạn muốn biết và thấy Pháp thì bạn cần tu tập định. Không có tu tập định thì không thể biết và thấy Pháp như thật (theo thực tính).

Chúng ta cần tu tập định (samādhi) để chúng ta có thể thấy những gì thông thường không thể được thấy. Có nhiều pháp không thể được thấy bằng mắt thường. Ví dụ như chúng ta liên tục bị vây quanh bởi nhiều vi khuẩn rất nhỏ. Chúng ta biết rằng chúng ở trong không khí và trên da và trên quần áo của chúng ta, dù chúng ta không thể thấy chúng bằng mắt thường. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng vi khuẩn ở khắp quanh ta vì các nhà khoa học đã đầu tư kính hiển vi và sử dụng nó để thấy những vi khuẩn rất nhỏ mà không thể được thấy chỉ bằng mắt của con người. Tương tự, Pháp mà đức Phật đã thấu rõ và Ngài đã dạy - Pháp mà tất cả chúng ta muốn thấu rõ - vượt ra ngoài phạm vi giới hạn của mắt thường. Giống như chúng ta không thể thấy những vi khuẩn rất nhỏ mà không có sự trợ giúp của kính hiển vi mạnh mẽ, tuy nhiên chúng ta không thể biết hay thấy Pháp như thật (theo thực tính) mà không có định, bởi vì chúng nằm ngoài phạm vi mắt thường. Ngoài ra, dù chúng ta có thể thấy vi khuẩn rất nhỏ bằng kính hiển vi, nhưng Pháp như thật (theo thực tính) không thể được thấy dù bằng những thiết bị mạnh nhất. Biết và thấy Pháp, Sự Thật như thật (theo thực tính) là ngoài khả năng của bất cứ thiết bị nào bên ngoài. Sự Thật không thể được nhận ra bằng cách phụ thuộc vào bất cứ thiết bị nào bên ngoài; chúng vô dụng trong trường hợp này và chúng ta không cần chúng. Điều chúng ta cần là sức mạnh nội tại. Sức mạnh ấy là định. Đó là pháp chúng ta cần tu tập cho chính mình.

Nhớ rằng, không có tu tập định, không có cách nào để nhận ra Pháp, vì chỉ có người đạt định mới có thể biết và thấy Pháp như thật (theo thực tính), như đức Phật đã dạy. Dù bạn có cố gắng ra sao, và thậm chí nếu bạn dùng cuộc đời còn lại của mình để cố gắng thì bạn sẽ không bao giờ biết và thấy Pháp, Sự Thật như thật (theo thực tính), trừ khi bạn tu tập định.

Có người nói: “Điều quan trọng phải giải quyết trước cả những điều quan trọng khác”. Nếu bạn muốn biết và thấy Pháp thì bạn phải làm điều gì đến trước - điều vô cùng ưu tiên - đó là, bạn phải tu tập định. Đây là điều trước tiên.

Trích từ sách:
Hướng Dẫn Thiền Ānāpānasati Cho Người Mới Bắt Đầu

Bài đọc thêm:
Tại sao chúng ta thiền (HT. Thích Thanh Từ)
Tại sao phải tu thiền? (Diệu Liên Lý Thu Linh dịch)


Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 5191)
07/08/2023(Xem: 3149)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: