Những Người Giải Thoát (Song ngữ Vietnamese-English)

03/07/20224:43 SA(Xem: 3470)
Những Người Giải Thoát (Song ngữ Vietnamese-English)
NHỮNG NGƯỜI GIẢI THOÁT
Trích từ tập sách TIẾNG THAN CỦA NGƯỜI VỢ TRẺ
của Cố Ni trưởng Thích Nữ Thể Quán
Tâm Anh trích dẫn và chuyển ngữ

giai thoatGiải thoát là một từ thông dụng trong nhà Phật cũng ngang với chữ Từ bi, Bình đẳng v.v…không luận tại gia, xuất gia người ta thường  hay nói đến luôn, như: cầu đạo giải thoát, phụng sự đạo giải thoát, đi đến cảnh giải thoát v.v…Song nghĩa của nó thì chỉ trừ những vị thâm hiểu Phật pháp ra, còn một nhóm chị em mình, như tôi chẳng hạn, thường dùng mà không hiểu nghĩa hoặc hiểu lù mù, đến khi ai hỏi thì trả lời lúm úm. Đại khái như chữ Từ bi. Bữa kia có bà hàng xóm la con: “Tôi thì làm không hết việc, mà cô cứ ngồi từ bi tự tại rứa à?” Lại một hôm trong lớp học phật pháp, tôi hỏi một em: “Chữ Từ bi là sao?” Em nhanh nhảu: “Dạ Từ bihiền lành ạ”(?) Thấy tôi làm thinh, một em khác đứng lên: “Dạ Từ biít nói ạ” (?)

Cách hiểu này cộng với cách hiểu của bà hàng xóm trên, chữ Từ bi có nghĩa là “ngồi ỳ” thật không hơn không kém. Vì theo đúng câu bà la con, ta cũng hiểu bà la như thế này:

“Tôi làm không hết việc mà cô thì  ngồi ỳ ra”, hiểu như vậy thật là quá tay. Thật ra chữ Từ bi, tách riêng mà giải, thì Từ là ban vui, Bi là cứu khổ. Nói chung, Từ bi nghĩa là cứu những  nỗi khổ, cho những niềm vui. Thế mà bà bạn mình đã la con: “Tôi làm không hết việc, mà cô cứ ngồi cứu khổ ban vui tự do thế à?” thì ai mà nghe cho được?! Nói cho đúng, chữ Từ biý nghĩa tích cực thế mà vì không hiểu nên người ta dùng sai hẳn ý nghĩa. Từ giải thoát cũng như vậy. Một hôm tôi bị Bác Khuôn trưởng nào đó hỏi: “Thưa sư cô giải thoát là sao ạ?”

Tôi đáp: “Giải thoát là cởi mở tất cả những sự trói buộc trong tâm hồn”.

Với những người khác tôi chỉ trả lời vậy là yên. Đàng này rủi tôi gặp cái Bác Khuôn trưởng kỳ khôi, trả lời thế Bác không chịu, Bác hỏi lại: “Dạ, bạch sư cô, Ai trói? Ai buộc? Ai mở?” Tôi đâm ra luýnh quýnh, trả lời ấm ứ, rồi đánh trống lãng. Chắc Bác cũng biết tôi “bí” nên không nỡ hỏi thêm. Khi về chùa, tức mình tôi lục tìm nào Kinh, nào Luật, Luận nhưng không gặp chỗ nào giải rõ. Hôm ấy nhân nghiên cứu Duy thức, bổng thấy bản đồ Bát thức tôi mới sực nhớđể ý tìm hiểu. Vậy tôi xin vụng về vẽ ra đây để chị em xem và hiểu cho dứt khoát, rõ ràng, phòng khi có ai hỏi khỏi cái nạn “bí” như tôi.

Đây bản đồ trong Duy Thức luận
Screenshot (190)
Vì bài này không chú ý nói toàn bộ Duy thức nên xin miễn bàn nhiều, nay tôi chỉ nói Mạt na, Alạigia và bàn thêm một ít về “ý thức” thôi. Mạt na (bạn chú ý trên bản đồ) là cái chấp “ngã” như ta thường chấp: nước ta, nhà ta, con ta, của ta v.v…”Ta” ấy tức là ‘Alạigia”. Mạt na thường chấp Alạigia là ngã, đèo queo cái ngã không rời. Nếu khi thân một chúng sqnh chết thì 6 thức trước (mắt, tai, v.v…) đều tan rã, chỉ có Mạt na níu cứng Alạigia, nên Duy thức ví dụ 6 thức trước như lục bộ (nói theo xưa) Alạigia là vua, Mạt na là hoàng hậu. Thành lập một đế quốc tuy có sáu bộ thừa hành nhưng chỉ hoàng hậu là thường thân cận bên vua không khi nào rời khỏi, nếu mượn tạm câu của Đường Minh Hoàng với Dương Quý Phi (bài trong Trường Hậu Thiên) chép vào đây thì rất đúng.

Thiên trường địa cửu hữu thời tận,
Để hậu miên miên vô tuyệt kỳ
Tạm dịch
Trời bền đất chắc còn tan rã
Thiếp nguyện theo chồng không phút xa

Nghĩa là Alạigia lên trời (chết đầu thai lên trời) hay xuống địa ngục, hoặc sanh lại làm người v.v…Mạt na cũng cứ theo đi, Mạt na đã khắng khít với Alạigia, lại thêm có anh Ý thức chầu rìa, phanh phôi lắm chuyện, rồi đưa vào cho Mạt na. Sở dĩ chúng sanh điên đảo khổ đau và không giải thoát được đều tại hai anh này (Mạt naÝ thức) cả.

Một hôm có bà cụ cẳng thấp cẳng cao đi tìm tôi, khi gặp tôi bà mếu máo phân bua: “Dạ thưa cô, tôi khổ quá! Cô nghĩ, nó đói thì tôi lo cho ăn, lạnh tôi lo cho mặc, đau thì thuốc men, mệt thì sâm quế v.v…thế mà hai đứa nó nỡ dắt tôi xuống địa ngục, cô tính có khổ không?” Tôi đương ngạc nhiên chưa biết hắn là ai, thì bà cụ tiếp: “Dạ nhất là cái con Mạt na nó quá tay lắm”. Thoạt nghe tôi tưởng có cô Tây lai hay Tàu lai nào tên Mạt na mới đến báo đời bà cụ nên tôi vội an ủi và hỏi: “Chứ cô nào tên Mạt na mới vào tu mà tôi không biết. Sao? Họ chọc bà à? Cô ta lớn hay nhỏ? Ở đâu?” Tôi hỏi bết bác làm bà cụ cười rè: “Dạ, con đệ nhất thức Mạt na của tôi đó, lại thêm cái anh chầu rìa Ý thức (đệ lục) xuyên tạc nữa”. Rồi bà ta tuôn bầu tâm sự: “Thưa cô, tôi đương ngồi quạt lò sắc thuốc, bỗng nghe văng vẳng ai nói chi, tôi sẹ sẹ để quạt xuống lóng tai nghe (Ý thức phân biệt) tuy chữ được chữ mất thế mà tôi cứ nghĩ chắc họ nói xấu chi mình đây (Mạt na chấp ngã) rồi tôi tính bỏ thuốc đó ra gây. Nhưng may phước ba đời, tôi sực nhớ Duy thức dạy: Đừng tin hai đứa này (Mạt na, Ý thức) coi chừng nó dắt xuống địa ngục đa, thế rồi tôi ngồi trì lại và đay nghiến nó một chặp lâu. Cái tâm sự lý thú này, tôi không biết nói với ai, nên mới tìm cô để giải bày”. Tôi khen bà cụ, khuyên bà cũng như tự khuyên mình, gặp trường hợp nào như thế cũng nên giải phẫu tìm cho ra Mạt naÝ thức, nếu biết được diện mục của nó rồi, tức là cởi mở mọi triền phượcđược giải thoát vậy.

Sở dĩ Đức Phật được gọi con người giải thoát là vì Ngài không còn bị Mạt na đeo dính nữa. Đây một chuyện để chứng minh. Có người hỏi tôi: “Vì sao đức Phật ngồi dưới gốc cây, có con rắn hổ mang quấn lấy thân Ngài mà nó không cắn?” Bởi tôi chưa tin được chuyện thần thông diệu lực của đức Phật mà chỉ căn cứ nơi thật tế để hỏi, vì sao đức Phật lúc ấy hoàn toàn là một con người, có thân mình mặt mày hẳn hoi mà rắn không cắn? Tôi đáp: “Vì đức Phật là người đã giải thoát”, “sao biết được?” Theo Duy thức luận thì mỗi người (hay mỗi chúng sanh) đều có một Alạigia và một Mạt na (chấp ngã). Nếu trường hợp ấy, gặp người khác thì nhất định rắn phải cắn, tại sao thế? Vì người kia “bảo thủ” cái “ngã” của mình, thì ngay trong lúc ấy, rắn cũng “bảo thủ” cái “ngã” của rắn; vì thế, nếu rắn không lo cắn người trước, thì nhất định người phải giết rắn để bảo thủ cái “ngã” của  người.
Thức thứ 8 là  Alạigia -Ngã chủng tử Ác và Thiện

Thức thứ 7 là Mạt na chấp ngã; coi cái bản Ngã (cái ta) là có, o bế nó để cùng lục thức thúc đẩy, lôi cuốn theo xuống hang sâu.
Trái lại Mạt na của đức Phật đã ly khai Alạigia. Alạigia của đức Phật đã thành Như Lai Tạng (Phật tánh)
Screenshot (192)
Nếu một bên vọng ngã thì sẽ tương ứng với bên kia, nên rắn không thấy Phật là đối phương vì thế nên chẳng  những rắn không cắn phật mà còn hàng phục được rắn. Đến như các vị Tổ sư sở dĩ tìm những chỗ sơn cùng, thủy tận để yên tĩnh tu hành mà không sợ ác thú, còn hàng phục được chúng, vì sao? Vì các Ngài đã “vong ngã”. Những vị ấy đều là điển hình của giải thoát.

Thêm vào một vài nhân vật của giải thoát: Bác A mặc áo địa xanh, bịt khăn đóng, chân đi giày, tay cầm dù, bộ cánh của Bác mới tinh khôi. Bác vừa ở nhà ra, đi được một quãng (ngày xưa ít người đi xe) thì bỗng một anh lù lù chạy đến, anh nhắm nhía sau đó, rồi anh bảo: “A đôi giày này của tôi, sao Bác lấy?” Bác ta chưng hửng  nhìn xuống: “Giày của anh thật à?”

“Ủa, bộ tôi nói chơi sao giày của tôi rõ ràng mà”.

Không chút đổi sắc, bác cười rồi rút đôi giày ra đưa cho anh. Đi được một quãng bổng nghe thịch thịch sau lưng. Bác ngó ngoái lại thì lại cái anh ngớ ngẩn khi hồi. Bác nghĩ bụng: Chết rồi hay anh này nhìn luôn áo địa xanh nữa. Nhưng không, anh ta xách đôi giày đến và nhã nhặn:

“Xin lỗi Ngài, té ra không phải giày của tôi, tôi xin trả lại Ngài”. Vẫn không đổi sắc, Bác phủi chân rồi đi vào giày.

Và đây một anh bị người ta tát một bên má sưng vù, anh vui vẻ: “Này anh bạn, có đau tay không? Nếu không, nhờ anh bạn tát thêm bên này nữa để nó sưng cho cân”. Nói xong, anh xìa má bên kia ra, thì thử hỏi đối phương sẽ xử sao? Một là cúi lạy, hai là chạy xa, tại sao thế? Vì anh kia dẹp được cái ngã, nên đồng thời cái ngã của anh này cũng tiêu mất, bằng một lối trong hai lối trên, đấy là điển hình của giải thoát cả.

Vì vậy khi nói đến giải thoát tức nhiên phải nhớ: giải thoát là bao giờ Mạt na chịu ly khai hoặc nới bớt Alạigia ra kia, nếu chưa mà bất cứ gặp trường hợp nào cũng kịch liệt bảo tồn cái “ngã” của mình cho to, cho rộng, nên cái “ngã” này chạm “ngã” kia, vì thế có sự tranh giành xô xát giết hại lẫn nhau, từ cái “ngã” nhỏ đến cái “ngã” to, nên quốc gia biến thành đại loạn. Song tất cả tội lỗi gây ra cho chúng sanh sở dĩ không được giải thoát, một phần lớn là tại cái anh “Y thức”. Ý thứcphân biệt bỉ, ngã, hơn thua nhiều chuyện, xuyên tạc đa đoan, rồi tống vào cho Mạt na, do đó mà tham, sân, si….nổi lên, vì vậy nên bị triền phược trong đau khổ. Chúng sanh khó bề giải thoát. Nên trong Duy thức có câu: 
 Lục Thất nhơn trung chuyển
Ngũ Bát quả thượng niên
Nghĩa là bao giờ đệ lục (ý thức so đo phân biệt) v.v…chuyển thành diệu quan sát trí (nhận thức đúng đắn) và đệ thất (Mạt na) chuyển thành bình đẳng tánh trí (không còn nhơn ngã) thì 5 thức trước ( mắt, tai v.v…) và đệ bát (Alạigia) sẽ hoàn toàn giải thoát.

Như thế, giáo lý Duy thức đã cho ta thấy được nguyên nhân triền phượcMạt na. Nguyên nhân sanh tội lỗiý thức. Vậy là Phật tử khi biết được diện mạo của nó rồi, thì phải mạnh mẽ trừ khử 2 thức này, nhất là rứt cái Mạt na ra khỏi Alạigia hay dù chưa ly khai hẳn được, để làm những việc hy hữu như Đức Phật và các vị Tổ sư, hoặc những chuyện ly kỳ như người xưa v.v…thì ít nhất ta phải hạ bớt cái “ngã” xuống một chút, bằng cách bớt ăn quá sang, bớt dùng quá phí. Mặc dù đây là do phước báo của ta có quyền được hưởng, nhưng ta nên nhìn lại đồng loại quanh ta: đói, không có một giọt hồ đổ vào miệng; lanh, không có một mảnh giẻ che thân; bệnh, không được một giọt thuốc cứu cấpv.v…trong lúc những người ấy đương cùng sống trong thời đại văn minh khoa học…Nghĩ đến những kẻ bất hạnh ấy, mỗi người chúng ta chỉ bớt một vé xi nê, một gói thuốc thơmv.v…cũng có thể vơi bớt phần nào đau khổ cho họ. Hoặc về mặt tinh thần, ta có thể nhịn chút thì giờ trác táng để giúp đồng bào trong mọi trường hợp họ cần, như giúp người một lời nói cho nên việc; khuyên người trong lúc sợ hãi, uất hận; dùng lời nói để đem lại sự hòa hiệp yên vui cho đôi bên; hoặc tha thứ cho những điều lỗi lầm của người đối với mình v.v…Hiện nay một số Sinh viên, Hướng đạo, Học sinh, Phật tử đã và đang đặt bước trên con đường giải thoát bằng sự thực hành hạnh lợi tha trên.

Nói tóm lại, tất cả công việc trên đây, chúng ta làm được phần nào, tức là chứng tỏ ta đã hạ hoặc nới rộng cái “chấp ngã” ra. Và có được như vậy, Phật tử chúng ta mới gọi là người cầu đạo giải thoát, phụng sự đạo giải thoát để đặt bước trên con đường đi đến cảnh giải thoát vậy. 


THE LIBERATORS

Tâm Anh

 

Liberation is a common word in Budhism along with the word compassion and equality.v.v...Regardless of whether it is a householder or a monastic, people always talk about it as seeking the path of liberation, serving the path of liberation, and going to the scene of liberation.v.v...But its meaning is only used by those who understand the dharma, but a group of sisters, like me, use it without understanding the meaning or dimly understanding it, until someone asks just answer with dimples. Roughly speaking like the word compassion.The other day, a neighbor yelled at her children: “I can’t do all the work, but you just sit around like that?” Another day, in a Buddhist class, I asked a child: “What is the word compassion?” He quickly: “Compassion is gentle” (?) Seeing me silence, another child stood up: “Yes, compassion is quiet”(?) This understanding plus the understanding of the neighbor on the word compassion which means “sitting still”, nothing more nothing less. Because according to the saying  of her son, we understand her like this.

“I can’t do all the work but you sit idle”. It’s too much to understand like that. In fact, the word compassion reparates and explains it then the kindness is bringing joy to someone, Compassion is bringing someone out of suffering. In general, compassion means saving suffering giving joy. But my friend yelled at him: “I can’t do all the work, but you just sit around saving suffering and enjoying freedom?” Who can listen? Strictly speaking, compassion word has a positive meaning but because people don’t understand it, people use the wrong meaning. The same is true of liberation. One day, I was asked by a Chief layman of Buddhist members at the temple: “What is liberation?”

I answer: “Liberation is the opening of all ties in the mind”.

For others, I just answered  yes. By the way by chance, I met him who didn’t accept my answer. Uncle asked again: “Who tied?” “Who bind?” “Who opened?” I became flustered, answered warmly, then replied to another topic. He probably knew that I was confussed (can’t answer), so he didn’t ask more. When I returned to the pagoda, I was angry myself, I searched for any the Discourse (Sutta pitaka), the Discipline (Vinaya Pitaka) and Ultimate Doctrine (Abhidhamma Pitaka) but I couldn’t find a piece to explain it. Once day, on the occasion of studying Knowledge only, I suddenly saw the map of the Eight consciousness and I suddenly remembered and paid attention to learn. So I would like to clumsily draw it here for you to see and understand clearly in case any one asks from “get stuck”problem like me. This is the map in the Mind Only

 

This is a map in Siddhi -Sastra
Screenshot (5)

Because this article does not pay attention to the whole Mind Only, so please refrain from discussing much. Now, I just talk Manas, Alayda and talk a little about consciousness. Manas (you notice on the map) is the attachment of “self” as I usually attach to my country, my house...” my is Alayda. Manas often accepts alayda as self, clinging to the self that does not leave. If when a being’s body dies, the previous six consciousness (eyes, ears...) will all disintegrate, only Manas clinging to Alaya. So only consciousness for example 6 previous consciousness like six Ministries, Alaya was the king, established an Empire, although there were six ministries, but only the queen was often nearby the king, she never left. If you borrow the sentence of Duong Minh Hoang and Duong Quy Phi (in the lesson of Truong Han Thien) and copy it into here, it is very correct.

The heaven and the earth will surely fall apart

She will follow her husband not far away

That is Alayda goes to heaven, hell or is reborn as a human..Manas also follows, Manas has been closely associated with Alaya, plus he has a sense of squandering a lot of things and then giving it to Manas. The reason why sentient beings are crazy about suffering and can’t be liberated because of these (Manas and Consciousness)

One day, an old lady with low legs and high legs came looking for me, when she saw me, she cried: “Yeh, I’m so miserable, you think I’ll feed if it is hungry, I’ll take care of when it’s cold, when it’s pain I’ll take medicine. If it’s cold, it’s cinnamon...but the two of them have the heart to lead me to hell, do you think it’s hard? I was surprised to know who he was, but the old woman continued: “Especially the Manas, it’s too much”. At first, I thought there was a Western or a Chinese girl named Manas who came to report her life, so I rushed, comforted her and asked “Is there a young girl named Manas has just entered the monkhood that I don’t know? Did they irritate her? Is she big or small? Where? I asked incessantly to make the old lady laugh: “That’s my Manas, one  more brother who stands on the edge of a distoeted consciousness”. Then she poured her heart out: “Hey! I was fanning the stove to decoct and suddenly I heard someone say anything, I would have put the fan down and listened attentively (Discrimination consciousness) even though some words could be heard clearly and some were lost. I thought they must be saying something bad about me (Manas of self- grasping) and then I was going to put down herbs and start a fight. But fortunately for three generations, I suddenly remembered the teaching: Don’t believe them (Manas, Consciousness) that lead me to hell, then I sat there and brooded over it for a long time. This interesting confession, I don’t know who to talk to, so I’m looking for her to explain”. I commended the old woman and advised her as well as advising myself, that in any such case, you should have surgery to find out the Manas and Consciousness, If you know its appearance then, that is, open all obstacles and be healed so liberated.

The reason the Buddha is called the liberated One because He is no longer attached to the Manas. Here is a story to prove it. Someone asked me why is the Buddha sitting under a tree, there is a cobra wrapped around his body but it doesn’t bite? Because I did not believe in the Buddha’s miraculous powers, but only based on reality to why did the Buddha at that time be completely human, with a perfect face and face, but snakes didn’t bite? I replied: “Because the Buddha is the one who is liberated”, “How do you know?” According to epistemology, every person (or every being) has an Alayda and Manas (self- grasping). If that’s the case, snakes must definitely bite when meeting other people, why is that? Because the other person “preserves” his own “self”, even at that moment the snake also “preserve” its “self”. So if snakes don’t bit people first, people must kill them to preserve their “self”.

 

 Screenshot (6)

 

                   The eight consciousness is Alaya – The seed of good and evil self.

The seventh consciousness is Manas of self-grasping that considers the self (the ego) to be there, holding it to push and pull it along with the six consciousnesses into the deep cave.

On the contrary, the Manas of the Buddha broke away from Alaya. The Buddha’s Alaya has become the Tathagata (Buddha-nature).

If one side forgets its own self, it will be compatible with the other side, so the snake does not see the Buddha as the opponent. Therefore, not only snakes do not bite the Buddha but He subdues them.

As the Patriarches, the reason is to find the high mountains and the bottom of the sea to practice quietly without fear of evil beasts, but to subdue them, why? Because they have forgotten the self of their own. They are examples of liberation.

 Add a few characters of liberation. Uncle A wore a blue ao dai, covered with a scarf, put on shoes, held an embrella in his hand, and his outfit was brand new. Uncle just got out of the house, went away for a while (in the past, few people use the car) then suddenly a guy ran over, he looked at it, then he said: “Ah! These shoes are mine, why did you take them?” Uncle A looked down in amazement: “Are your shoes real?”

“Oh, I’m not joking, it’s obviously my shoes.”

Without changing his face, he smiled and took out his shoes and gave them to him. After walking for a while, Uncle suddenly heard a thud behind, He looked back and saw the silly guy again. Uncle thought: Maybe  this guy looks at the blue ao dai again. But no, he brought his shoes and was polite:

“Sorry Sir, it’s not my shoes. I’ll give it back to you”. Still not changing his face, Uncle cleaned his feet then put on shoes.

And here is a guy who got slapped on a swollen cheek, he’s happy: “Hey, does your hand hurt? If not, please slap this side again to make it swell to match each other.” After saying that, he stroked his cheek, how will the opponent behave? The first way is to bow, the second way is to run away. Why? Because the other man has overcome the ego, so at the same time his self also disappears, by one of the two ways above, which is typical of liberation.

Therefore, when speaking to liberation, one must immediatelly remember that liberation is when Manas is willing to separate from that Alayda If not, but any case will be strongly preserved “self”, then everyone wants to expand their “self” to be big and wide, so this self touches that self. Therefore, there will be the fight to kill each other from the small “self” to the big “self”, the nation turns into a great rebellion. But all sins which caused to sentient beings are not released in the most part of the “consciousness”. Consciousness is to distinguish rude - self, win – lose, distort many things, then put into Manas, so that greed, hatred,...rising up. Therefore, it should be drifted forever in suffering. Beings are difficult to liberate. So there is a sentence in Knowledge only: Whenever the sixth consciouness (Discrimination consciousness) v.v.... converted into Wonderful light (proper awareness) and the seventh one (Manas) transformed into into the wisdom of equanimity (no longer this -that ) then five previous consciouness (eyes, ears,...) and the eighth Alayda will be completely liberated.

 Thus, Knowledge only doctrine can show us the cause of obstacle is Manas. The cause of sin is consciousnesss. So Buddhists, when knowing its appearance, we must be strongly eliminated these two consciousnesses. Especially to separate Manas from Alayda or although has not separated yet to do rare things like the Buddha and Ancestors or the thrilling stories like the ancients.v.v...At least we have to lower the “self” a bit by less over-eating, less-costly. Although this is due to our blessing but we should look back on our fellow people around us: The hungry, withouth a drop of soup poured into the mouth; The cold, without a piece of rags to cover the body; The disease, without a drop of acute medicine.v.v...while they are living in the same scientific and civilized era...Thinking of those unfortunate people, each of us only reduce a movie ticket, a pack of aromatic cigarettes can reduce the suffering for them. Or mentally, we can hold back a little time to help people in every case they need such as helping others a word for something to be satisfied; Advise to comfort people while they are scared and resentful; Using words to bring peaceful harmony to both sides; Being forgive one’s mistakesv.v...

Now some Students, Scouts, Pupils, Buddhists have been putting on the path of liberation by practicing the virtue of profit to be presented above.

In short, all of the above work, we do somewhat, proving that we have lowered or separated from the “self”. And get like that, our Buddhists are called the prayers of liberation, serving the religion of liberation to put the steps on the path to the liberation scene.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/11/2010(Xem: 140364)
16/11/2010(Xem: 41709)
30/10/2010(Xem: 51061)
20/11/2010(Xem: 125015)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.