Viết ngắn: Trái Đắng Và Quả Cay

11/07/20232:31 SA(Xem: 1150)
Viết ngắn: Trái Đắng Và Quả Cay

Viết ngắn

blank

 

Trái Đắng Và Quả Cay

 

            Nhân đến ngày đâm nẩy

            Quả đắng tại hôm qua

            Ngồi ngắm duyên đưa đẩy

            Cắn ớt cười kha kha…

         Trái đắng. Quả cay. Khổ qua. Ớt hiểm. Đến rồi đó. Gặt đi. Chấp nhận đi. Đừng né tránh. Đừng trốn chạy. Vì lẽ Nhân của chính mình gieo mà, gieo thì phải gặt Quả chứ, sao lại tránh né?

         Chấp nhận rồi thì chuyện dễ ợt. Không sợ hãi. Chuyển hoá khổ đau, chuyển hoá cay đắng thành hoan hỷ, thành ngọt bùi. Thay vì khóc, thay vì mếu máo, nhăn nhó, ta mỉm cười. Cười nhẹ nhàng cũng được, mà cười nhe răng cũng được, miễn là cười thật sự chứ không miễn cưỡng gò ép. Quan trọng là thái độ khi đương đầu, tiếp nhậnchuyển hoá. Vượt qua!

         Tôi đã từng "được" một vị đạo hữu phê phán công khai trên Phây (Facebook): "Anh kiêu căng ngạo mạn quá!"

         Rồi cũng từng "được" một vị đạo hữu khác la toáng lên trên phần bình luận (comment): "Hôm nay mới biết rõ Vĩnh Hữu Tâm Không là một thằng Cộng sản!"

        Đừng giẫy nẩy lên nghen. Đừng sùng gan sùng máu nghen. Đừng động tâm động ý để chuẩn bị một tràng ngữ ngôn đáp trả, để phản biện, để phân bua gì nghen.

        Vẫn thái độ tôn kính người khác, vẫn Dạ vẫn Thưa, nhẹ nhàng thả cái biểu tượng (icon) "gương mặt Cười", rồi thôi, xong.

        Mình đã từng phê phán người khác là kiêu căng ngạo mạn trong quá khứ, đúng hay sai chưa biết, là mình đã gieo nhân bất thiện rồi, nay phải gặt cái quả đắng đó thôi. Oan ức chi?

         Mình đã từng gán ép, chụp mũ ai đó là "thằng, con Cộng sản" trong quá khứ, sai hay đúng chưa biết, chỉ biết nay mình phải gặt cái quả cay từ nhân đã gieo, cắn mà ăn, mà nhâm nhi đi, chứ còn phân vân lưỡng lự, oan ức chi mô răng tê?!

        Chưa hết. Sau khi chấp nhận gặt quả hái trái với lòng thư thái, cười được rồi, mình vẫn phải giữ yên vị trí đang đứng, đang ngồi, oai nghi không đổi, vẫn phải là khiêm cung vâng với dạ, chớ có nẩy ý khinh thường hay giận lẫy giận hờn người vừa phê phán, chỉ trích, chê bai, thậm chí chửi bới mình, mà vẫn sẵn sàng tiếp tục gặp gỡ đối thoại với những vị đó, sẵn lòng đón tiếp những vị đó, chớ có nổi sân, nổi tự ái lên mà chặn (block) tài khoản tên họ (nickname) của người ta đó nghen.

         Vậy là mọi chuyện, nhiều chuyện, mình đã và sẽ vượt qua được, rồi tự chúng sẽ tan biến đi, đi đâu không cần biết, không quan tâm!

         Bạn có áp dụng, thực hành Pháp Phật như vậy được không?Dễ mà. Chưa hành thì đừng nói là khó. Hành được rồi thì thấy dễ ợt à. Dễ như ăn ớt xiêm, hay húp chén canh khổ qua vậy.

         Nam mô Phật, bây giờ mới thật sự... hết chuyện!

blankblank

Tâm Không Vĩnh Hữu





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :