Viên Giác Khái Luận | Thích Viên Lý

25/08/20244:00 SA(Xem: 713)
Viên Giác Khái Luận | Thích Viên Lý
VIÊN GIÁC KHÁI LUẬN
Thích Viên Lý
Nhà Xuất bản
Bodhi Wisdom DN Publishing 2024

Viên Giác Khái LuậnPDF icon (4)Viên Giác Khái Luận và Kinh Viên Giác

GIỚI THIỆU
 

Ấn Độ là một trong những cái nôi tâm linh của thế giới, nơi đây được biết đến là lãnh địa của hàng loạt các tôn giáo lớn nhỏ và vô số hệ tư tưởng triết học. Từ thời cổ đại, con người của Đại Lục Tâm Linh này đã luôn đặt ra câu hỏi làm sao chấm dứt khổ đau, đạt được hạnh phúc vĩnh cửu cũng như không ngại thực hành những phương pháp tu luyện cực đoan đến cùng cực. Cho đến khi, sự thị hiện vĩ đại của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni Buddha) được xem là sự kiện chấn động khắp nhân loại cũng như Giáo pháp được Ngài thuyết giảng đã trả lời cho mọi thắc mắc của con người.

Giáo pháp mà Ngài thuyết giảngchân lý hiển hiện từ sự chứng ngộ, được thể nghiệm trên chính chân tâm, dụng ứng đối với muôn người và trên muôn pháp nhằm đạt được sự giải thoát miên viễn. Đó là thành trì Chánh pháp được dựng nên bằng chất liệu Vô Ngã, Trí tuệ và Lợi tha… kiến tạo trên nền tảng từ bi, bình đẳngđạo đức. Ta gọi đó là Học thuyết toàn giác, Giáo pháp viên giác.

Quyển “VIÊN GIÁC KHÁI LUẬN” của Hòa Thượng Thích Viên Lý chính là đang đi đúng theo tông chỉ này. Được nhào nặn thành từ tinh hoa Kinh điển, mở ra các chiều kích tư duy nhiếp thâu mọi sở học và trình độ, ứng hợp với mọi nghiệp tánh của chúng sanh, sự luậnvô cùng sắc bén và chi tiết, tỉ mỉ đã giúp quyển Luận giải về Kinh Viên Giác này trở nên rộng sâu và dễ hiểu hết mức có thể. Chúng ta đều biết rằng, Viên Giác là một trong những bộ Kinh khó và có chỗ đứng quan trọng trong hệ thống Giáo điển Đại thừa, không phải ngẫu nhiên mà nó được xem là “Chánh Pháp Nhãn Tạng”, “Con mắt của 12 bộ Kinh”, và là “Áng thiên chương giữa rừng Triết lý”, hay nói như Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma): “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”. Trên cơ sở là một pháp môn đốn giáo nhất thừa, chỉ thẳng phân tách và giải luân Kinh đều không thể không tránh khỏi lỗi Nhị biên; song vì để thấy Trăng tự tánh, chúng ta phải tạm mượn duyên nơi Ngón tay phương tiện, nơi Ngón tay này mà mỗi người sẽ có cách nhận giải khác nhau để rồi chỉ cùng hướng về một vầng Nguyệt quang duy nhất. Và, VIÊN GIÁC KHÁI LUẬN mà quý vị đang cầm trên tay là một trong số những phương tiện đó.

Nói theo ngôn ngữ hiện đại thì toàn bộ Kinh văn Viên Giác chính là đang mô tả về một buổi Pháp đàm giữa Phật và chư Bồ tát. Thông qua việc khải vấn và giải nghi xung quanh lộ trình tu chứng để nhập Viên Giác tánh mà thực tướng các pháp dần được phân tách và hiện mở từng lớp một, cho đến đi về cái rỗng tại tuyệt đối. Từ “Trụ xứ của Phật địa” trong Chương Văn Thù“Y chỉ xứ của Vô minh” trong Chương Phổ Hiền“Căn gốc của sinh tử” trong Chương Di Lặc, cho đến “Học thuyết Tứ tướng” trong Chương Tịnh Chư Nghiệp Chướng, hay “Phương tiện thế đế tu hành và lợi sanh” trong Chương Phổ Giác và Viên Giác… rốt cùng chỉ đi về một niệm Tâm. Muôn pháp sinh ra từ nơi đó và cũng từ nơi đó mà diệt, Sanh tử hay Niết bàn, Phật hay Chúng Sanh, Hạnh phúc hay Đau khô vốn chưa từng ra ngoài Chân tâm. Cho đến cái gọi là “Chân tâm” cũng chẳng có, đây mới thật sự là Chân lý Bất nhị trong Kinh Viên Giác, thành tựu được Bất nhị pháp môn tức là thành tựu Như Lai trụ xứ, Đà la ni Tam muội hay Viên giác Diệu tâm… bình đẳng nhất pháp.

Với tư cách là một hành giả Phật giáo cũng như là một nhà nghiên cứu Phật học tỉnh thông, Hòa Thượng Thích Viên Lý đã có không ít thành tựu trong việc Luận giải Kinh điển, lời dạy của Đức Phật thành một hệ thống triết lý sâu sắc, góp vào thư viện Tam tạng giáo điển những tinh hoa tư tưởng vốn được dựng xây và truyền tiếp bởi bao người và qua bao thế hệ.

Giá trị thực sự của Phật giáo không phải là những lý thuyết suông được người đời ca thán, càng không phải là ngôn ngữ biện đàm về mặt học thuật, mà nó nằm ở công phu hành trì, được nghiệm chứng từ quá trình thực hành tâm linh và sự chuyển vận năng lượng bi-trí đến chúng sanh. Và chúng tôi cho rằng, Hòa Thượng Thích Viên Lý đã và đang hiện thực-hóa điều đó, từng câu chữ được kiến tạo nên bởi sự hành trì nghiêm cẩn cũng như được lưu xuất từ nội hàm tuệ quán đã khiến cho công trình nghiên cứu VIÊN GIÁC KHÁI LUẬN này trở nên thật sự giá trịý nghĩa.

Thay mặt cho những học và hành giả Phật giáo đang từng ngày trên lộ trình tiến đến bờ Viên giác, chúng tôi xin hết lòng tán thán công đức soạn giải của Hòa Thượng cũng như trân trọng giới thiệu đến quý độc giả tác phẩm

VIÊN GIÁC KHÁI LUẬN này. Những mong, năng lượng bi-trí nơi đây có thể truyền tải đến bạn đọc một cách rốt ráo, góp phần mở ra tánh giác viên mãn sẵn có nơi mỗi người.

Nhà Xuất bản

Bodhi Wisdom DN Publishing

DẪN NHẬP

Kinh Viên Giác là Kinh Đại Thừa đốn giáo. Thuật ngữ Viên Giác có nghĩa là sự giác ngộ hoàn hảo, viên mãn không còn một mảy may vô minh, lậu hoặc. Viên Giác tánh thanh tịnh toả chiếu khắp ba đời mười phương thế giới, hiện hữumọi nơi và có mặt trong tất cả hiện tượng, không bị giới hạnchướng ngại bởi không gian hay thời gian, chu biến và hàm dung cả vật thể lẫn tâm thức, vì thế mà tên đầy đủ của Kinh là:

Đại Phương Quảng Viên Giác Tu Đa La Liễu Nghĩa Kinh (大方廣圓覺修多羅了義經), tông chỉ tu hành của Kinh này là đoạn trừ các tướng ngã, nhân, chúng sanhthọ mạng, không vướng mắc vào chủ thể nhận thức và đối tượng bị nhận thức, Phật và chúng sanh, vô minhgiác ngộ, phiền nãogiải thoát, nhiễm ôthanh tịnh, sanh tửNiết bàn, sở chứng và năng chứng, sở tri và năng tri, phương tiện và cứu cánh… liễu triệt được thực tướng các pháp tuyệt đối bình đẳng bất nhị. Khi trong tâm không còn những khái niệm phân biệt hư huyễn nữa, tất cả điên đảo vọng tưởng đã đoạn trừ thì tánh giác sẽ tự nhiên xuất hiện, đó chính là tính viên giác cũng được hiểu là tính không, bất nhị, chơn như, chân tâm, nhất chân pháp giới, Phật tánh, Như lai tạng…

Hơn 20 năm trước, vào mỗi buổi tối tại Chùa Diệu Pháp, cùng với đại chúng tụng từng trang Kinh Viên Giác và sau mỗi thời tụng kinh chúng tôi đều giảng về nội dung tư tưởng của mỗi chương. Để việc giảng giải đạt được kết quả như nguyện, bút giả cũng đã dành thì giờ để dịch và viết về Kinh Viên Giác.

Nay lục lại các bản thảo của những năm xưa để nhuận sắc lại và, trong sứ mệnh xiển dương chánh pháp lợi lạc quần sanh, cuốn Viên Giác Khái Luận cũng như bản dịch Kinh Viên Giác từ Hán văn sang Việt ngữ này được ấn hành như một thâm tạ đối với tấm đạo tình vô cùng quý báu của các bậc thiện hữu tri thức xa gần.

Thành tâm chúc nguyện mọi hành giả và muôn loài chúng sanh thể nhập tánh Viên giác thanh tịnh chiếu sáng và luôn an nhiên tự tại.

Hoa Kỳ, ngày 24 tháng 2 năm 2023

Tỳ kheo Thích Viên Lý











Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :