Chương I Hai Trường Phái Phật Giáo

10/10/201012:00 SA(Xem: 19942)
Chương I Hai Trường Phái Phật Giáo

CHƯƠNG I

Hai trưỜng phái PhẬt giáo

 

Tuy nền văn hiến đạo Phật tiếng Pāli cực kỳ phong phú và đồ sộ, từ Ấn Độ, Tích lan (Ceylon), Thái lan (Siam) và Miến điện (Burma), nhưng đó vẫn chỉ mới biểu trưng cho văn hiến đạo Phật thuộc một trường phái. Bên cạnh đó, ngay chính trong Ấn Độ và bên ngoài từ các quốc gia khác, nơi đạo Phậttôn giáo ưu thế, có vài trường phái đã phát triển, các tác phẩm văn học, ngôn ngữ của các trường phái đó một phần là tiếng Sanskrit và một phần là các phương ngữ (dialect) mà chúng ta có thể gọi là Trung Ấn (mid-Indian), vốn được Senart gán cho tên gọi là ‘Sanskrit hỗn chủng.’[2] Trong nền văn hiến Sanskrit nầy, chúng ta còn lại vài tác phẩm đồ sộ gồm nhiều tập và một số rời rạc, trong khi đa số chúng ta được biết đến thông qua các bản dịch tiếng Tây Tạng và Hán. Phần chính của văn hiến nầy, đơn thuần [tiếng Tây Tạng và Hán] và có cả tiếng Sanskrit, vì tính khúc chiết mà ta gọi là văn học Phật giáo tiếng Sanskrit, hoặc là thuộc về trường phái được gọi là Đại thừa (Mahāyāna) hoặc là trường phái ít nhiều ảnh hưởng sau nầy. Do vậy, để đánh giá đúng mức về nền văn học nầy, điểm cần thiết đầu tiên là có vài quan sát về sự phân kỳ của đạo Phật vốn từ trước đó phân thành hai trường phái, Đại thừa (Mahāyāna) và Tiểu thừa (Hīnayāna).

Phần lớn các trường phái Phật giáo nguyên thuỷ, giáo lý của họ tương đồng với giáo lý của Thượng toạ bộ (Theravāda), được duy trì trong kinh tạng Pāli, xem giải thoát (salvation) hoặc niết-bàn là an lạc tối thượng (supreme bliss) và ý niệm về A-la-hán, vốn đối với cuộc đời nầy là thềm bậc (foretaste) của thực chứng niết-bàn, cứu cánhmục tiêu của mọi nỗ lực, –mục tiêu chỉ có thể đạt được bởi rất ít người với sự trợ lực của trí năng vốn chỉ đạt được qua đời sống khổ hạnh. Mục tiêu căn bản nầy của Phật giáo nguyên thuỷ không bị những người kế tục trong truyền thống Đại thừa sau nầy bác bỏ. Mặt khác, nó còn được công nhậngiáo lý phát xuất từ chính Đức Phật. Nó được mô tảTiểu thừa (Hīnayāna) hay cỗ xe nhỏ (inferior vehicle) vì không đáp ứng trọn vẹn để dẫn dắt chúng sinh chuyển hoá mọi khổ đau. Giáo lý được truyền dạy sau nầy gọi là Đại thừa (Mahayana) hay là cỗ xe lớn (great vehicle), được dự tính để chuyên chở số đông nhiều người, toàn thể cộng đồng nhân loại, vượt quathoát khỏi khổ đau kiếp người. Giáo lý mới mẻ nầy, được khoáng trương bởi các môn đệ, căn cứ trên sự hiểu biết thâm sâu về kinh điển cổ xưa hoặc dựa trên sự khai thị vi diệu của chính Đức Phật sau nầy, và giáo lý ấy thay thế lý tưởng A-la-hán bằng lý tưởng Bồ-tát. Không chỉ tăng sĩ mà mọi chúng sinh phàm phu đều có thể hiến mình cho mục tiêu là được tái sinh làm một vị Bồ-tát, có nghĩa là một chúng sinh đã giác ngộ, hay là người đã đạt được giác ngộ tối thượng (supreme illumination) và đem ra cứu độ cho toàn thể chúng sinh. Nếu mục tiêu nầy khiến cho nhiều người dễ chứng đạt thì ắt hẳn nó phải là phương tiện hữu hiệu hơn để cho nó được vận dụng bởi mọi tầng lớp hơn là được thấy trong giáo lý Tiểu thừa. Do vậy, theo giáo lý Đại thừa, dù cho người cha trong gia đình bận rộn với cuộc sống thế gian, thương gia, thợ thủ công, nhà cầm quyền, – không những thế, dù tầng lớp thợ thuyền và người cùng khổ–đều có thể đạt được giải thoát từ một phương diện, bằng sự tu tập lòng từ bi và lòng tốt đối với mọi sinh loại, bằng tâm bao dung phi thường và tự xả ly (self-abnegation); và phương diện kia, bằng phương tiện niềm tin vào sự quy phục (surrender to) và tôn kính (veneration) chư Phật và Bồ-tát. Trong kinh tạng Pāli, Đức Phật đôi khi được diễn tả như là bậc siêu nhân, nhưng ngài trở thành như vậy chỉ vì ngài đã chứng ngộ giải thoát tối thượng, khiến ngài làm được những điều vi diệucuối cùng ngài nhập niết-bàn. Điều còn lại cho chúng ta là đối tượng sùng kính sau khi ngài nhập diệt chính là giáo lý của ngài, hay ở mức độ khác là xá-lợi (relics)[3] của ngài

 Xuất thế bộ,[4] là một trường phái đặc biệt của Tiểu thừa, đi xa hơn và có khuynh hướng nhìn Đức Phật như một con người bình thường. Vì Đức Phật là người xuất thế gian (Lokottara; superhuman being) chỉ thị hiện trong một thời gian hạn định để cứu độ cho toàn nhân loại.

 

Tinh tuý cỦa ĐẠi thỪa

 

Trong giáo lý Đại thừa, mặt khác, ban đầu chư Phật chẳng gì khác hơn là một đấng siêu phàm, và sự thị hiện của ngài trên thế gian và nhập niết-bàn chẳng gì khác hơn là tấn tuồng kỳ dị hoặc vô ý nghĩa. Và nếu trong giáo lý Tiểu thừa, có sự để ý đến một số Đức Phật đã ra đời trước Đức Phật Thích-ca Mâu-ni trong các kiếp trước,[5] giáo lý Đại thừa kể đến số chư Phật đó bằng số hằng ngàn, nếu không nói là hằng triệu. Lại nữa, có hằng triệu không thể tính đếm được số Bồ-tát được tôn thờ như là bậc thánh trong giáo lý Đại thừa. Những vị Bồ-tát nầy là những người đã thực hành trọn vẹn Lục độ (Pāramitā; perfections) và với sự giác ngộ, vì tâm thương tưởng thế gian nên các ngài không tuyên bố nhập niết-bàn. Lại nữa, có các vị nam thần và nữ thần của đạo Hindu, đặc biệt là cùng hệ với thần Thấp-bà,[6] được tôn trí ngang tầm với chư Phật và Bồ-tát,[7] những người đã góp phần vào sự lớn mạnh của các vị thần[8] trong đạo Phật. Huyền thoại mới hình thành nầy, quan niệm mới mẻ về Bồ-tát nầy và càng nhiều nơi thờ Phật nổi bật đầy sinh khísùng bái đạo Phật (Buddha-bhakti) cùng với sự hình thành hệ phái phổ thông Đại thừa. Tiến trình nầy từ lâu đã vốn có trong Tiểu thừa rồi, nó tự phát triển dưới ảnh hưởng của Ấn Độ giáo; và tương tự như khía cạnh triết học Đại thừa, chính là sự phát triển xa hơn từ giáo lý Tiểu thừa dưới sự ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

 Đạo Phật nguyên thuỷ phủ nhận bản ngã (Ego) và nhìn con đường thể nhập niết-bàn bằng tuệ giác vô ngã (non-Ego), là không có Ngã. Các trường phái Đại thừa còn đi xa hơn, chủ trương rằng không chỉ là không có Ngã, mà còn chẳng có hết thảy chẳng có gì hết–chỉ là không, nhất thiết không (sarvaṃ śūnyaṃ). Họ công khai thừa nhận một phủ định luận (negativism) triệt để hay gọi là Không luận (śūnyavāda), phủ nhận cùng lúc cả hữu (Being) lẫn vô (non-Being) hoặc tin vào Duy tâm phủ định luận (idealistic negativism) hay còn gọi là Duy thức tông (Vijñānavāda), trường phái ít nhất công nhận Hữu thể (Being) bao hàm trong thức (consciousness). Như Max Wallaser đã nhận định, phủ định luận là đặc điểm của triết học Đại thừa hơn là hư vô luận (nihilism).

Văn học Phật giáo tiếng Sanskrit, tuy vậy, không có nghĩa là chỉ riêng biệt trong những người theo Đại thừa. Trước sự lan toả rộng rãi cuả các trường phái thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivāda), vốn thuộc Tiểu thừabiểu thị danh xưng thuộc trường phái thực chứng (positivists), họ sở hữu một tạng kinh luận của riêng trường phái mình và một nền văn học phong phú bằng tiếng Sanskrit. Thực vậy, học thuyết của Nhất thiết hữu bộ có nghĩa là học thuyết chủ trương Tất cả đều hiện hữu (All-Exists).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.