Phẩm 10: Người Diễn Giảng Pháp Hoa

13/05/201012:00 SA(Xem: 20510)
Phẩm 10: Người Diễn Giảng Pháp Hoa

KINH PHÁP HOA
(Hoa Sen Của Chánh Pháp)
Phần CHÍNH VĂN - Trí Quang dịch

 

 Phẩm 10:
Người diễn giảng Pháp Hoa

Khi ấy đức Thế Tôn qua bồ tát Dược Vương mà nói với tám vạn đại sĩ, Dược Vương, đại sĩ hãy nhìn, đại hội này có vô lượng tám bộ, bốn chúng, những người cầu tuệ giác Thanh văn, cầu tuệ giác Duyên giác hay cầu tuệ giác Phật đà. Các chúng như thế này hiện ở trước Như Lai mà nghe kinh Pháp Hoa, thì dẫu chỉ nghe được một bài chỉnh cú, một câu đủ nghĩa, hay đến nỗi chỉ có được một ý niệm tùy hỷ mà thôi, Như Lai cũng thọ ký cho tất cả sẽ được tuệ giác vô thượng. Dược Vương, sau khi Như Lai nhập diệt, nếu có người nào nghe kinh Pháp Hoa, thì dẫu chỉ nghe được một bài chỉnh cú, một câu đủ nghĩa, hay đến nỗi chỉ chỉ có được một ý niệm tùy hỷ mà thôi, Như Lai cũng thọ ký cho tất cả sẽ được tuệ giác vô thượng.

Nếu có người nào đối với kinh Pháp Hoa, dẫu chỉ một bài chỉnh cú mà thôi, mà biết tiếp nhận ghi nhớ, đọc xét văn nghĩa, tụng được thuộc lòng, giảng nói cho người, hay sao chép ấn hành...; hoặc đối với cuốn kinh Pháp Hoa mà thôi mà biết kính và nhìn như kính và nhìn Như Lai, hiến cúng bằng các loại hoa, vòng hoa, các hương liệu, lọng dù, tràng phan, vải lụa bao bọc, kịch nhạc, hay đến nỗi chỉ chắp tay tôn kính, thì Dược Vương, hãy coi những người này như đã phụng sự mười vạn ức chư Phật và thành tựu đại nguyện nơi chỗ các ngài, nguyện thương chúng sinh mà sinh trong loài người này. Dược Vương, nếu ai hỏi người nào vị lai làm Phật, thì nên nói cho họ biết những người này vị lai quyết định làm Phật. Tại sao, vì nếu thiện nam hay thiện nữ nào đối với kinh Pháp Hoa, dầu chỉ một câu đủ nghĩa mà thôi, mà biết tiếp nhận ghi nhớ cho đến sao chép ấn hành...., biết hiến cúng cuốn kinh ấy bằng các loại hoa cho đến chắp tay tôn kính, thì người này tất cả thế gian nên chiêm ngưỡng tôn thờ, nên đem đồ hiến cúng Như Lai mà hiến cúng. Hãy coi người này như là vị đại bồ tát đang hoàn thành tuệ giác vô thượng, vì thương chúng sinh, nguyện sinh trong loài người này mà diễn giảng rộng rãi về kinh Pháp Hoa. Người tiếp nhận ghi nhớ cho đến sao chép ấn hành chỉ một câu kinh Pháp Hoa, hay chỉ hiến cúng cuốn kinh ấy mà đã như vậy, huống chi người tiếp nhận ghi nhớ cho đến sao chép ấn hành được cả bộ kinh ấy và hiến cúng đủ cả. Dược Vương, hãy coi người này như là người tự bỏ cái chỗ kết quả hành vi trong sạch của mình để, sau khi Như Lai nhập diệt, vì thương chúng sinh mà sinh trong thời kỳ dữ dội, diễn giảng rộng rãi về kinh Pháp Hoa. Lại nữa, sau khi Như Lai nhập diệt, thiện nam hay thiện nữ trên đây nếu có thể kín đáo nói cho một người về kinh Pháp Hoa, thì dầu chỉ nói được một câu đủ nghĩa mà thôi, cũng nên coi người ấy là sứ giả của Như Lai, được Như Lai phái đến để làm công việc của Như Lai. Kín đáo nói kinh Pháp Hoa cho một người và chỉ nói được một câu mà còn như vậy, huống chi có thể công khai ở giữa công chúng mà nói cho mọi người một cách rộng rãi về kinh ấy.

Dược Vương, nếu có kẻ độc ác đem tâm độc ác, suốt một thời kỳ đối diện xúc phạm Như Lai mãi, tội của kẻ ấy vẫn nhẹ. Nếu có kẻ đem một lời độc ác mà thôi mà phỉ báng người đọc xét văn nghĩa hay tụng được thuộc lòng kinh Pháp Hoa, thì không kể người đọc tụng ấy tại gia hay xuất gia, tội của kẻ này mới rất nặng. Dược Vương, ai đọc xét văn nghĩa hay tụng được thuộc lòng kinh Pháp Hoa thì nên coi người ấy đem trang phục của Như Lai mà trang sức cho mình. Người ấy được Như Lai đem vai mang vác. Người ấy đến đâu thì nên hướng theo mà thi lễ, nên chuyên chú chắp taycung kính hiến cúng tôn trọng tán dương, nên đem các loại hoa, vòng hoa, các hương liệu, lọng dù, tràng phan, y phục, cỗ bàn, diễn tấu kịch nhạc, nói tóm, nên đem đồ hiến cúng thượng hạng trong loài người mà hiến cúng; nên đem ngọc của chư thiên mà tung rải, cả đống ngọc thượng hạng của chư thiên cũng nên đem ra mà phụng hiến. Tại sao, vì người ấy hoan hỷ diễn giảng Pháp Hoa thì nghe trong chốc lát cũng mau được trọn vẹn tuệ giác vô thượng.

Khi ấy đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây:

(1) Muốn đặt mình vào

đường đi của Phật

để được thành đạt

tuệ giác tự nhiên

thì phải thường xuyên

nỗ lực hiến cúng

những người tiếp nhận

kính giữ Pháp Hoa.

(2) Những ai ước muốn

mau chóng đạt được

tuệ Biết tất cả

thì phải tiếp nhận

ghi nhớ Pháp Hoa,

và nên hiến cúng

những người tiếp nhận

kính giữ kinh ấy.

(3) Người nào có thể

tiếp nhận kính giữ

kinh Pháp Hoa này,

thì hãy nên coi

người ấy chính là

Như Lai phái đến,

vì thương chúng sinh

giảng kinh này.

(4) Người nào có thể

tiếp nhận kính giữ

kinh Pháp Hoa này,

thì hãy coi là

người tự rời bỏ

quốc độ trong sạch,

vì thương chúng sinh

mà sinh ở đây.

(5) Thì hãy nên coi

người ấy là người

đã được tự tại

chỗ họ muốn sinh,

có thể sinh trong

thời kỳ dữ dội

mà nói rộng rãi

Pháp Hoa tối thượng.

(6) Nên đem hoa hương

cùng với y phục

của hàng chư thiên,

lại đem cả đống

ngọc đẹp thượng hạng

cũng của chư thiên,

mà hiến cho người

diễn giảng Pháp Hoa.

(7) Sau khi Như Lai

nhập niết bàn rồi,

trong thời dữ dội

người nào có thể

tiếp nhận kính giữ

kinh Pháp Hoa này,

thì ai cũng nên

chắp tay kính lạy,

in như tôn kính

đối với Như Lai.

(8) Cỗ bàn thượng hạng

vật thực cam mỹ

y phục đủ loại

đều đem hiến cúng

con Phật như vậy,

và mong chốc lát

được nghe người ấy

diễn giảng Pháp Hoa.

(9) Thời dữ sau này

ai có năng lực

tiếp nhận kính giữ

kinh Pháp Hoa này,

người ấy là người

Như Lai phái đến

trong loài người này

làm việc Như Lai.

(10) Suốt một thời kỳ

thường mang ác ý

xúc phạm Như Lai

thì tội vô lượng.

(11) Nhưng có người nào

đọc xét văn nghĩa

tụng được thuộc lòng

kính giữ Pháp Hoa,

mà trong chốc lát

đem lời độc ác

đổ vào người ấy,

thì tội kẻ này

hơn cả kẻ ác

xúc phạm Như Lai.

(12) Có người cầu mong

tuệ giác Phật đà,

cho nên trải qua

trọn một thời kỳ,

đứng trước Như Lai

chắp tay tán dương

bằng vô số lượng

bài văn chỉnh cú.

(13) Tán dương như vậy

được phước vô cùng,

nhưng ai tán thưởng

người giữ Pháp Hoa,

thì phước họ được

hơn cả người kia.

(14-Trải qua thời kỳ

15) đến tám mươi ức,

đem cả sắc thanh

hương vị và xúc

loại quí trọng nhất,

hiến cúng cho người

kính giữ Pháp Hoa,

và hiến cúng rồi

được nghe chốc lát

người ấy diễn giảng

kinh Pháp Hoa này,

thì nên tự mừng

rằng mình nhận được

ích lợi lớn lao.

Dược Vương đại sĩ,

ngày nay Như Lai

tuyên cáo rõ ràng

để chư vị biết:

bao nhiêu kinh pháp

Như Lai tuyên thuyết,

trong kinh pháp ấy

Pháp Hoa hơn cả.

Khi ấy đức Thế Tôn lại bảo Dược Vương đại sĩ, bao nhiêu kinh pháp của Như Lai tuyên thuyết, đã tuyên thuyết đang tuyên thuyết và sẽ tuyên thuyết, có đến hàng vạn hàng ức. Nhưng trong tất cả kinh pháp ấy, kinh Pháp Hoa này rất khó tin khó hiểu. Dược Vương, kinh này là kho tàng bí yếu của chư Phật, không thể bủa ra mà trao cho người một cách bừa bãi. Kinh này chư Phật giữ gìn, từ trước đến nay Như Lai chưa hề nói đến một cách minh bạch. Như Lai đang còn mà kinh này vẫn bị nhiều kẻ oán ghét,

huống chi sau khi Như Lai nhập diệt. Cho nên Dược Vương, đại sĩ nên biết, sau khi Như Lai nhập diệt, đối với kinh Pháp Hoa, ai có năng lực sao chép ấn hành, tiếp nhận ghi nhớ, đọc xét văn nghĩa, tụng được thuộc lòng, tôn kính hiến cúng, giảng nói cho người..., thì người ấy được Như Lai đem pháp y mà che phủ, lại được chư Phật hiện tại ở các quốc độ khác cùng giữ gìn cho, nên người ấy có được sức mạnh của đức tin vĩ đại, sức mạnh của chí nguyện, và sức mạnh của các gốc rễ pháp lành. Nên biết người ấy cư ngụ cùng tăng xá với Như Lai, được Như Lai đưa tay xoa đầu.

Dược Vương, bất cứ chỗ nào có diễn giảng, có đọc tụng, có sao chép đối với kinh Pháp Hoa, có đặt để cuốn kinh ấy, thì những chỗ như vậy nên xây dựng ngôi tháp bằng bảy chất liệu quí báu rất cao, rộng và đẹp, mà không cần tôn trí xá lợi vào trong ngôi tháp ấy, vì trong ngôi tháp ấy đã có toàn thân của Như Lai. Ngôi tháp ấy nên đem các loại hoa, vòng hoa, hương liệu, lọng dù, tràng phan, kịch nhạc và thi ca mà hiến cúng, cung kính, tôn trọngtán dương. Ai thấy ngôi tháp ấy mà biết lễ bái hiến cúng, thì người này phải được coi là đến gần tuệ giác vô thượng.

Dược Vương, nhiều người, tại giaxuất gia có, đi theo đường đi của bồ tát mà không được thấy nghe, đọc tụng, sao chép, ghi nhớ và hiến cúng kinh Pháp Hoa, thì nên biết những người ấy chưa khéo đi theo đường đi của bồ tát. Nếu được thấy nghe cho đến hiến cúng kinh này mới là khéo đi theo đường đi của bồ tát. Những người cầu tuệ giác Phật đà mà thấy nghe kinh Pháp Hoa, thấy nghe rồi tin tưởng, lý giải, tiếp nhận, ghi nhớ, thì nên biết những người ấy đã được đến gần tuệ giác vô thượng. Dược Vương, ví như có người đang khát, cần nước, nên ở chỗ cao nguyên đào đất mà tìm. Đào mà còn thấy đất khô thì biết nước còn xa. Ra công liên tục, dần dần thấy đất ướt rồi thấy đất bùn, thì lòng họ biết chắc đã gần đến nước. Bồ tát cũng vậy, chưa nghe, chưa hiểu, chưa được tu tập Pháp Hoa, thì nên biết người này còn cách xa tuệ giác vô thượng; nếu nghe, hiểu, tư duytu tập được Pháp Hoa, thì nên biết chắc chắn đã đến gần tuệ giác vô thượng. Tại sao, vì tuệ giác vô thượng của hết thảy bồ tát tìm cầu đều ở trong Pháp Hoa. Pháp Hoa mở cửa phương tiện mà chỉ tính chân thật. Kho tàng Pháp Hoa sâu, chắc, kín và xa, không ai thấu được. Như Lai ngày nay vì giáo hóa tác thành cho các vị bồ tát mới mở ra, chỉ cho. Dược Vương, nếu bồ tát nghe Pháp Hoa mà kinh sợ ngờ vực, thì nên biết đó là bồ tát mới phát tâm chí; còn thanh văn nghe Pháp Hoa mà kinh sợ ngờ vực, thì nên biết đó là kẻ tăng thượng mạn.

Dược Vương, sau khi Như Lai nhập diệt, thiện nam hay thiện nữ nào muốn diễn giảng Pháp Hoa cho bốn chúng, thì phải làm sao mới nên diễn giảng? Dược Vương, thiện nam hay thiện nữ ấy phải vào nhà của Như Lai, mặc áo của Như Lai và ngồi chỗ của Như Lai; phải như vậy mới nên diễn giảng Pháp Hoa cho bốn chúng một cách phong phú. Nhà của Như Lai là lòng đại từ bi đối với hết thảy chúng sinh. Áo của Như Lai là đức tính ôn hòa nhẫn nhục. Chỗ của Như Lai là nguyên lý Không của tất cả các pháp. Đặt mình vững vàng vào trong ba pháp như vậy, sau đó mới đem sự không biếng nhác mà diễn giảng một cách phong phú về Pháp Hoa cho chư vị bồ tát và tất cả bốn chúng. Dược Vương, Như Lai dẫu ở thế giới khác, vẫn phái những vị biến hóa tập hợp thính chúng cho người ấy, lại phái bốn chúng biến hóa đến nghe người ấy diễn giảng Pháp Hoa. Bốn chúng biến hóa này nghe Pháp Hoa của người ấy diễn giảng thì tin nhận, thích ứng, chứ không chống nghịch. Người ấy ở chỗ trống vắng, thì Như Lai phái đông đảo tám bộ đến nghe người ấy diễn giảng Pháp Hoa. Như Lai tuy ở thế giới khác mà thường thường làm cho người ấy được thấy thân Như Lai. Đối với Pháp Hoa, người ấy quên mất câu nào đoạn nào, thì Như Lai nói cho nhớ lại hoàn hảo.

Khi ấy đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

(16) Hãy bỏ biếng nhác

nghe Pháp Hoa.

Pháp Hoa khó có

cơ hội được nghe,

nghe mà tin nhận

cũng là khó có.

(17-Như khát cần nước,

18) đào đất cao nguyên.

Đào thấy đất khô

biết nước còn xa.

(19) Đào tiếp thấy được

đất ướt rồi bùn,

thì biết chắc chắn

nước đã gần đến.

(20) Dược Vương đại sĩ,

ví dụ như vậy

để biết những người

không nghe Pháp Hoa

thì còn cách xa

tuệ giác Phật đà.

(21) Người nào nghe được

kinh sâu xa này

_ bản kinh xác quyết

cho các thanh văn,

bản kinh chúa tể

của các kinh pháp _

nghe rồi tư duy

một cách chắc chắn;

(22) đại sĩ nên biết

người như thế này

đã được đến gần

tuệ giác Phật đà.

(23) Người nào chí nguyện

diễn giảng Pháp Hoa,

người ấy cần phải

vào nhà Như Lai

mặc áo Như Lai

ngồi chỗ Như Lai,

thì giữa công chúng

không sợ gì nữa,

phân tích rộng rãi

cho họ kinh này.

(24) Nhà của Như Lai

đại từ bi,

áo của Như Lai

là đức nhẫn nhục,

chỗ của Như Lai

là các pháp Không.

Hãy đặt mình vào

trong ba pháp ấy

mà nói Pháp Hoa

cho cả mọi người.

(25) Khi nói Pháp Hoa,

nếu có những kẻ

độc miệng mắng nhiếc

dao chém gậy đánh

ngói ném đá liệng,

thì người ấy nên

nghĩ đến Như Lai

và cần nhẫn nhịn.

(26) Như Lai ở tại

vạn ức quốc độ,

biểu hiện cái thân

trong suốt cứng chắc,

trải qua vô số

vạn ức thời kỳ,

tuyên thuyết chánh pháp

cho các chúng sinh.

(27-Tại quốc độ này,

28) sau khi Như Lai

nhập niết bàn rồi,

ai có năng lực

diễn giảng Pháp Hoa,

thì Như Lai phái

bốn chúng biến hóa

là các tỷ kheo

tỷ kheo ni

cùng với nam nữ

đức tin trong sáng,

cùng đến hiến cúng

người diễn giảng ấy,

lại còn hướng dẫn

bao nhiêu người khác

đến nghe Pháp Hoa.

(29) Kẻ nào muốn hại

người giảng Pháp Hoa,

sử dụng dao gậy

cùng với ngói đá,

thì Như Lai phái

những vị biến hóa

làm người hộ vệ

hộ vệ người ấy.

(30) Người ấy một mình

ở chỗ trống vắng

không có tiếng người,

đọc xét văn nghĩa

tụng được thuộc lòng

về kinh Pháp Hoa,

(31) Như Lai bấy giờ

hiện thân trong sáng;

người ấy nếu quên

câu nào đoạn nào,

Như Lai nói cho

được thông suốt cả.

(32) Người ấy đủ hết

ba pháp nói trên,

thì giảng Pháp Hoa

cho cả bốn chúng,

hay ở chỗ vắng

đọc tụng Pháp Hoa,

đều được nhìn thấy

thân thể Như Lai.

(33) Và khi người ấy

ở chỗ trống vắng,

thì Như Lai phái

chư thiên long vương

cùng với dạ xoa

và các bộ khác

đến với người ấy

làm người nghe pháp.

(34) Người ấy thích thú

diễn giảng Pháp Hoa,

phân tích rành rẽ

không có vướng mắc,

là vì thường được

chư Phật giữ gìn,

cho nên làm cho

các chúng hoan hỷ.

(35) Những ai gần gũi

pháp sư như vậy

thì chóng trở thành

những vị bồ tát,

tùy thuận mà học

pháp sư như vậy

thì sẽ gặp được

hằng sa Phật đà.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.