Phẩm 21: Sức Thần Của Đức Thế Tôn

13/05/201012:00 SA(Xem: 20930)
Phẩm 21: Sức Thần Của Đức Thế Tôn

KINH PHÁP HOA
(Hoa Sen Của Chánh Pháp)
Phần CHÍNH VĂN - Trí Quang dịch

 

Phẩm 21:
Sức thần của đức Thế Tôn

Lúc bấy giờ các vị đại bồ tát đã từ đất dũng xuất và nhiều bằng bụi nhỏ nghiền một ngàn thế giới hệ, đều đối trước đức Thế Tôn chuyên chúchắp tay, chiêm ngưỡng dung nhan của ngài, thưa rằng, bạch đức Thế Tôn, sau khi ngài nhập diệt, chúng con sẽ ở trong bao nhiêu quốc độ phân thân của ngài đã ở và sẽ nhập diệt mà diễn giảng rộng rãi về kinh Pháp Hoa. Chúng con làm như vậy là vì bản thân chúng con cũng muốn được cái pháp vĩ đại, trong sángchân thật ấy để hiến cúng bằng cách tiếp nhận ghi nhớ, đọc xét văn nghĩa, tụng được thuộc lòng, giảng nói cho người, sao chép ấn hành...

Khi ấy, trước chúng đại bồ tát nhiều đến vô số trăm ngàn vạn ức và đã ở tại thế giới hệ Kham nhẫn này, đại loại như đại bồ tát Văn Thù; trước bốn chúng tỷ kheotỷ kheo ni, ưu bà tắcưu bà di; trước tám bộ thiên, long, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lâu la, khẩn na la, ma hầu la dà, những người mà không phải người; trước tất cả các chúng như vậy, đức Thế Tôn biểu hiện thần lực vĩ đại, bằng cách xuất ra tướng lưỡi rộng dài lên đến tầng trời Phạn thế, hết thảy lỗ lông phóng ra vô lượng vô số ánh sáng có màu sắc và chiếu khắp thế giới hệ cả mười phương. Chư Phật phân thân của ngài ngồi trên các tòa sư tử dưới các cây ngọc cũng biểu hiện như vậy, xuất ra tướng lưỡi rộng dài và phóng ra vô số ánh sáng. Thì gian đức Thế Tôn và chư Phật phân thân của ngài biểu hiện thần lực vĩ đại như vậy hết trọn trăm ngàn năm. Sau đó các ngài thu lại tướnglưỡi rộng dài, rồi cùng một lúc, các ngài dặng hắng và đàn chỉ. Hai âm thanh này vang khắp cõi Phật mười phương. Đất của các cõi Phật ấy chấn động đủ cả sáu cách. Và nhờ thần lực của đức Thế Tôn cùng chư Phật phân thân của ngài mà tại các cõi Phật ấy, tất cả chúng sinh, bao gồm nhân loại và không phải nhân loại, đều nhìn thấy thế giới hệ Kham nhẫn này: thấy chư Phật phân thân ngồi trên các tòa sư tử dưới những cây ngọc nhiều đến vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức, thấy đức Thế Tôn cùng đức Đa Bảo ở trong bảo tháp ngồi chung trên tòa sư tử, thấy bồ tát đại sĩbốn chúng nhiều đến vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức cung kính bao quanh đức Thế Tôn. Thấy như vậy nên ai cũng đại hoan hỷ, cảm nhận sự thể chưa từng có. Tức thì chư thiên ở trong không gian của các cõi Phật ấy lớn tiếng mà nói, cách đây những thế giới hệ nhiều đến hàng ức con số vô số, có thế giới hệ tên là Kham nhẫn, trong đó có đức Phật giáo chủ danh hiệu Thích Ca Mâu Ni, hiện nay đang tuyên thuyết cho chư vị bồ tát đại sĩ về bản kinh đại thừa tên Diệu Pháp Liên Hoa, bản kinh dạy cho bồ tát và được Phật giữ gìn. Các người nên tùy hỷ sâu xa, nên lễ bái hiến cúng đứùc Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn. Chúng sinh tại các cõi Phật nghe tiếng ấy trong không gian thì cùng chắp tay hướng về phía thế giới hệ Kham nhẫn này mà nói, kính lạy đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn, kính lạy đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn. Họ đem các loại hoa, vòng hoa, cờ phan, lọng dù, những đồ trang sức thân thể, những vật vàng ngọc quí báu, cùng nhau từ xa tung vào thế giới hệ Kham nhẫn. Bao nhiêu thứ được tung vào đó, từ mười phương tụ lại như mây tụ, biến thành bảo cái bằng hoa, che khắp ở trên chư Phật cả thế giới hệ này. Bấy giờ tất cả thế giới hệ mười phương đều thông suốt với nhau như một cõi Phật.

Khi ấy đức Thế Tôn bảo đại chúng bồ tát mà trong bốn vị thượng thủđại bồ tát Thượng Hạnh, rằng thần lực của Như Lai vô lượng vô biên, bất khả tư nghị đến như vậy. Nhưng nếu Như Lai đem thần lực như vậy, vì sự giao phó trọng trách mà nói đến đặc tính của kinh Pháp Hoa, thì nói đến rất nhiều thời kỳ vô số, cũng không thể cùng tận. Nói cốt yếu thì toàn thể những pháp Như Lai có _ toàn thể thần lực tự tại của Như Lai, toàn thể kho tàng bí yếu của Như Lai, toàn thể những sự cực kỳ sâu xa của Như Lai, đều nói rõ trong kinh Pháp Hoa. Do vậy mà sau khi Như Lai nhập diệt, đối với kinh Pháp Hoa, chư vị phải một lòng tiếp nhận ghi nhớ, đọc xét văn nghĩa, tụng được thuộc lòng, giảng nói cho người, sao chép ấn hành, làm đúng kinh dạy... Tại các thế giới, những chỗ có người tiếp nhận ghi nhớ, đọc xét văn nghĩa, tụng được thuộc lòng, giảng nói cho người, sao chép ấn hành, làm đúng kinh dạy..., hay những chỗ tôn trí cuốn kinh ấy, những chỗ như vậy hoặc trong vườn, hoặc trong rừng, hoặc dưới đại thọ, hoặc nơi tăng xá, hoặc nhà thế gian, hoặc tại lâu đài thành thị, hoặc trong hang động hoang vu, bất cứ chỗ nào cũng nên xây chùa tháp mà phụng hiến Như Lai. Tại sao, vì chư vị phải coi những chỗ ấy như là Bồ đề tràng, nơi mà chư Phật ở đó thành tựu tuệ giáùc vô thượng; như là vườn Lộc uyển, nơi mà chư Phật ở đó chuyển đẩy bánh xe chánh pháp; như là rừng Sa la, nơi mà chư Phật ở đó nhập vào niết bàn hoàn toàn.

Khi ấy đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

(1) Là vị toàn giác

cứu độ thế gian,

Như Lai sử dụng

thần thông vĩ đại:

để làm đẹp dạ

tất cả chúng sinh,

Như Lai biểu hiện

thần lực vô hạn.

(2) Tướng lưỡi rộng dài

đến trời Phạn thế,

và thân phóng ra

vô số tia sáng:

chính vì những người

cầu tuệ giác Phật,

Như Lai biểu hiện

sự hiếm có này.

(3) Cái tiếng dặng hắng

và tiếng đàn chỉ

của chư Phật đà

vang khắp mọi nơi

mười phương quốc độ,

làm cho đại địa

những quốc độ ấy

chấn động sáu cách.

(4) Vì lẽ sau khi

Như Lai nhập diệt,

ai có năng lực

kính giữ Pháp Hoa,

thì chư Phật đà

cùng hoan hỷ cả,

nên hiện thần lực

vô lượng như vậy.

(5) Lại vì giao phó

kinh Pháp Hoa ấy,

cho nên trải qua

vô số thời kỳ,

Như Lai ca tụng

vẫn không cùng tận

công đức những người

tiếp nhận kính giữ.

(6) Công đức người này

vô biên vô cùng,

in như không gian

ai biết giới hạn.

(7) Kính giữ Pháp Hoa

là thấy Như Lai,

thấy đức Đa Bảo,

thấy Phật phân thân,

thấy các bồ tát

đang được Như Lai

giảng dạy giáo hóa

trong ngày hôm nay.

(8) Giữ được Pháp Hoa,

như thế đã là

làm cho Như Lai

và Phật phân thân,

làm đức Đa Bảo

_ đức Phật đã nhập

niết bàn hoàn toàn _

cùng hoan hỷ cả.

(9) Chư vị Phật đà

khắp cả mười phương

suốt hết ba đời,

người giữ Pháp Hoa

cũng là thấy được

cũng là hiến cúng

và cũng làm cho

các ngài hoan hỷ.

(10) Cái pháp bí yếu

Như Lai được

khi Như Lai ngồi

nơi bồ đề tràng,

ai kính giữ được

kinh Pháp Hoa này

sẽ không bao lâu

cũng được pháp ấy.

(11) Giữ được Pháp Hoa

thì người như vậy

thông suốt các pháp,

thông suốt ý nghĩa

cùng với ngữ văn

của các pháp ấy,

và rồi hoan hỷ

biện thuyết pháp ấy

vô cùng vô tận,

in như làn gió

lộng trong không gian

không gì cản được.

(12) Sau khi Như Lai

nhập niết bàn rồi,

người giữ Pháp Hoa

vẫn hiểu lý do

cùng với thứ tự

của các kinh pháp

do Như Lai nói,

tùy ý nghĩa

mà giảng nói lại

đúng như sự thật.

(13) Ví như ánh sáng

hai vầng nhật nguyệt

có thể phá tan

mọi sự mờ tối,

người ấy đi khắp

trong cõi đời này,

diệt được mờ tối

cho bao chúng sinh,

giáo hóa bao người

có tánh bồ tát

cùng được ngồi vào

cỗã xe duy nhất.

(14) Vì lý do này,

những người có trí

nghe được ích lợi

đã nói trên đây,

thì khi Như Lai

nhập niết bàn rồi,

phải gắng kính giữ

kinh Pháp Hoa này.

Người ấy đối với

tuệ giác Phật đà

quyết chắc đạt được

không ngờ gì nữa.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :