Kinh Phật Ngữ

16/05/201012:00 SA(Xem: 77947)
Kinh Phật Ngữ
KINH PHẬT NGỮ
Hán dịch: Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi
Việt dịch: Thích nữ Tịnh Quang

Tôi nghe như vầy, một thời Đức Thế Tôn trú tại Tỳ Da Ly Đại Lâm Lầu Các Thượng, cùng chúng Đại Tỳ Kheo tám nghìn vị vân tập, chư Đại Bồ Tát tám mươi bốn nghìn, lại có vô lượng nhơn chúng Hữu học và Vô học, vây quanh Đức Phật để nghe pháp.

Bấy giờ trong hội có một vị Bồ tát tên là Uy Đức Thượng Vương, từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa sang y phục, trịch áo bày vai hữu, gối hữu chấm đất, chắp tay hướng Phật bạch rằng: Thế Tôn, Như Lai trước thuyết Phật Ngữ Tu Đa La Chư Kinh, lại có nói rằng không phải Phật ngữ. Thế Tôn, đó là nghĩa gì? Làm sao thọ trì? Bấy giờ Phật bảo Bồ tát Long Uy Đức Thượng Vương rằng: Thiện nam tử, như ông đã hỏi, ở trong các kinh có nói Phật ngữ chẳng phải Phật ngữ, này Thiện nam tử, đó có nghĩa là không phải ngữ tức là Phật ngữ. Thiện nam tử, nên khéo suy nghĩ, hôm nay ta muốn vì ông mà trình bày. Bấy giờ Bồ tát Long Uy Đức Thượng Vương lại bạch Phật rằng: Lành thay Thế Tôn, con xin muốn nghe. Phật bảo: Thiện nam tử, nói chẳng phải ngữ tức là Phật ngữ, này thiện nam, bởi Phật ngữ ấy gọi là Thân nghiệp tối trọng, điều mà ta nói không ngoài Thân nghiệp, khẩu nghiệpÝ nghiệp, nó cũng không phải là lời nên không thể nói, cũng gọi là Vô ngôn. Thiện nam tử, nếu có sắc ngữ đều chẳng phải Phật ngữ. Long Uy Đức Thượng Vương, sắc chẳng phải ngữ, chẳng phải Phật ngữ. Thọ, tưởng , hành , thức chẳng phải ngữ cũng chẳng phải Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu không có sắc ngữ, không có thọ, tưởng, hành, thức ngữ thì gọi là Phật ngữ.

Thiện nam tử, nếu có ngữ nghiệp của thân, miệng, ý thì không phải Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu khôngngữ nghiệp của thân, miệng, ý thì gọi là Phật ngữ. Này thiện nam, nếu có các ngữ như là Đất, Nước, Lửa, Gió và Không giới thì không phải là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu không có ngữ của Đất, Nước,Gió, Lửa và Không giới thì gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có tham, sân, si ngữ thì không gọi là Phật ngữ. Này thiện nam, nếu không có tham, sân, si ngữ thì gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có Hữu lậu ngữ và Vô lậu ngữ thì không gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu chẳng phải Hữu lậu, chẳng phải Vô lậu ngữ thì gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có lời sợ hãi, như thế không phải Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có sự và phi sự ngữ thì không phải Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có phi sự nhưng chẳng phải phi sự ngữ thì gọi là Phật ngữ. Này thiện nam, nếu nơi tự tánh thanh tịnh pháp thượng, nói rằng được chứng đắc, đây chẳng phải Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu chẳng phải tự tánh, chẳng phải tha tánh thì gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có thật ngữ, phi thật ngữ thì không gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu khôngthật ngữ, chẳng phải không thật ngữ thì gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có Thử ngữ, là chỗ thuyết của Phàm phu ngữ, là chỗ nói của Thánh nhơn ngữ thì không gọi là Phật ngữ. Này thiện nam, nếu khôngPhàm phu ngữ hoặc Thánh nhơn ngữ thì gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có nội ngữ, ngoại ngữ, nội-ngoại ngữ đó không gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu không có nội ngữ, ngoại ngữ, nội-ngoại ngữ đó thì gọi là Phật ngữ. Nếu ở nơi các pháp, lời nói có chỗ y cứ ở nơi sắc, chỗ y cứ nơi thọ, tưởng, hành và thức thì không gọi lá Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu ở nơi các pháp, không sắc để y cứ, cũng không thọ, tưởng, hành, thức để y cứ, các ngữ như thế thì gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có căn -trần-thức ngữ, là ma vương ngữ, là ma dân ngữ, không phải là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu không có tất cả xứ ngữ đó thì gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có sắc giác phân biệt mà nói, thọ tưởng hành thức giác phân biệt mà nói không gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu không có sắc giác phân biệt mà nói, thọ tưởng hành thức giác phân biệt mà nói thì gọi là Phật ngữ, ở nơi nghĩa này, ma và dân ma không được như thế. Lại nữa Thiện nam tử, Bồ tát nghĩa là thấy sắc vô ngã, cũng không phân biệt chẳng phải ngã sở, như thế thọ, tưởng, hành, thức vô ngã, cũng không phân biệt chẳng phải ngã sở thì gọi là Bồ tát. Bấy giờ Bố tát Long Uy Đức Thượng Vương ở trước Phật bạch rằng: Thế Tôn, theo nghĩa nào mà có ngôn thuyết? Điều gì gọi là ngôn thuyết? Phật bảo, này Thiện nam, đó là nơi đắm chấp của ma Ba tuần. Lại nữa Thiện nam tử, nếu Bồ tát thấy sắc không khởi niệm: tôi đang như vậy, với thọ tưởng hành thức cũng không khởi niệm: tôi đang như vậy, như thế Bồ tát ở nơi tất cả xứ đều Vô hữu ngữ. Long Uy Đức Thượng Vương, các Thiện nam tử, việc tối thượng là đoạn tất cả ngữ, đoạn tất cả chướng, diệt các ngã mạn, đoạn tất cả giềng mối, lìa các nhị kiến, lìa tất cả tưởng bởi chúng vô ngữ. Tại sao có lời cũng không thể nói? Bởi vì phi ngữ gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, do vậy đối với nghĩa này, nên biết như thế chính là Phật ngữ.



Thiện nam tử, nếu không phải thân, không phải thân hành; không phải khẩu, không phải khẩu hành; không phải ý, không phải ý hành; chẳng phải hành, chẳng phải phi hành; chẳng phải phỉ báng, chẳng phải không phỉ báng; không sanh, không tưởng, không xứ, không trụ, không mất; chẳng phải vắng lặng, chẳng phải hiện hành; lời nói bất động lại cũng không phải bất động, mà cũng không trụ, tự nhiên bất sanh lại chẳng phải bất sanh, đây là Phật ngữ, bởi dùng ngôn ngữ không có khả năng kia vậy, đây gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, Bồ tát có thể khởi lên sự quán chiếu như thế rồi, thì gọi là Học Thượng Thượng Trí Quang Minh Phật Ngữ, Thanh Lương Phật Ngữ, tràn đầy hoan hỷ tất cả chúng sinh thân, khai ngộ tất cả chúng sinh ý, hướng đến Phật trí, thọ trì nghĩa lý, khắp vui tất cả các chúng Bồ tát, rõ các sự mê lầm hay nhập pháp giới, là khéo quyết định hướng về pháp luân, chuyển bánh xe pháp, đánh pháp cổ lớn, nhiếp phục ma giới quy phục dị oán, hàng phục tất cả các chúng sinh ngoại đạo, có thể cứu hộ người ở đường ác, và hay trang nghiêm các cõi nước Phật, ắt ngồi đạo tràng, đây là chỗ khen ngợi của tất cả Phật, như thế Bồ tát đã ngồi đạo tràng, như thế mà Bồ tát đã đắc Bồ tát Đà la ni. Lúc Đức Phật thuyết ra các pháp môn Phật ngữ nầy, hiền giả Bồ Tát Thánh Long Uy Đức Thượng Vương bồ đề phần pháp đều đã đầy đủ, ngay đây đạt được Vô Sanh Pháp Nhẫn, hai vạn sáu nghìn các Bồ tát đắc Đà la ni và các Tam muội, tám nghìn Tỳ kheo đắc pháp Vô lậu, lại có các chúng sinh đều phát tâm Vô thượng bồ đề, liền dùng thần lực làm mưa các loại hoa cúng dường Thế Tôn.

Khi Như Lai nói Pháp môn nầy, Hiền giả Bồ tát Long Uy Đức Thượng Vương và các Đại chúng trời, rồng, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Ma hầu La già v.v.. tất cả đại chúng nghe Phật nói xong rất là hoan hỷ, tin nhận phụng hành.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.