Tuổi trẻ và Vu-lan góc nhìn từ Phật giáo (Thích Phước Nghiêm)

02/09/20202:52 CH(Xem: 1579)
Tuổi trẻ và Vu-lan góc nhìn từ Phật giáo (Thích Phước Nghiêm)
VĂN HÓA PHẬT GIÁO
SỐ 351 SỐ VU LAN 01-09-2020

Tuổi trẻ và Vu-lan góc nhìn từ Phật giáo
(Thích Phước Nghiêm)

Ngày lễ Vu-lan báo hiếu là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Phật giáo. Hiện nay, lễ Vu-lan đã trở thành một lễ hội văn hóa tinh thần chung của xã hội. Lễ Vu-an xuất phát từ sự tích Bồ-tát Mục-kiền-liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói).

Từ khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, ngày lễ Vu-lan (ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm) đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người Việt. Vu-lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹtổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn. Vì những lẽ trên, ngày Lễ Vu-lan ngày càng được bồi đắp, góp phần làm sáng đạo lý của dân tộc Việt Nam. Đối với tuổi trẻ, ngày lễ Vu-lan này có tác động như thế nào với các em? Nhìn từ góc độ nhà Phật, Phật giáo đã làm những gì để tác động đến tâm thức cũng như những hành động của tuổi trẻ thời công nghệ 4.0?

 

Ngày nay, ngày lễ Vu-lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo mà đã trở nên phổ biến trong xã hội nhờ những ý nghĩa giáo dục tốt đẹp. Lễ Vu- lan còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý“Uống nước nhớ nguồn” với tiên tổ, đặc biệt là đối với tuổi trẻ, lứa tuổi thanh thiếu niên. Trong kinh Báo hiếu phụ mẫu trọng ân, Đức Phật có dạy rằng: “Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ đi giáp vòng hòn núi Tu-di cũng không trả hết công ơn của cha mẹ”.

Nhận thấy tầm quan trọng việc giáo dục đạo đức Phật giáo cho tầng lớp thanh thiếu nhi, vì vậy, trong các kỳ tổ chức Hội trại Tuổi trẻPhật giáo và các khóa tu mùa hè được Phân ban Thanh thiếu nhi tổ chức, quý Thầy, quý Sư cô trong Phân ban xây dựng nhiều chương trình, hoạt động cụ thể như: Thuyết giảng, Thắp nến cầu nguyện, Gameshow “Hồi trống pháp”, Các trò chơi dân gian lớn, nhỏ, sinh hoạt tập thể, dấu ấn chợ xưa, Cuộc thi Văn nghệ, đốt lửa trại, viết nhật ký hội trại… được lên kế hoạch một cách chi tiếtcông phu. Mỗi hoạt động là những sắc màu, mang những ý nghĩa thiêng liêng, nhân đạo, nhân văn cho giới trẻ.

Có thể khẳng định rằng hơn mười năm đi vào hoạt động, bằng sức trẻ của mình, quý Tăng, Ni trẻ trong Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử Trung ương đã tổ chức 13 kỳ Hội trại Tuổi trẻPhật giáo và hướng dẫn hàng ngàn khoá tu mùa hè cho các chùa, tự viện trên toàn quốc nhằm hướng dẫn các bạn thanh thiếu nhi tham gia sinh hoạt tu học Phật pháp, học đạo đức, học cách yêu thương cha mẹ, kính trọng thầy cô… Có thể nói, các Hội trại Tuổi trẻ Phật giáo và các khóa tu mùa hè có ảnh hưởng nhất định đối với giới trẻ, là sân chơi được các bạn trẻ thanh thiếu niên học sinh, sinh viên mong đợi mỗi khi hè về ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Thông qua các khóa tu, khuyến khích giới trẻ, đồng bào Phật tử tinh thần từ bi, tương thân tương ái, quan tâmphụng sự cộng đồng, sống và làm việc theo pháp luật, rời xa các tệ nạn xã hội góp phần xây dựng đời sống văn hóa văn minh tại khu dân cư, cùng nhau làm đẹp nền đạo đức xã hội… Mỗi khoá tu kết thúc, các bạn trẻ sẽ góp nhặt được cho mình hành trang để bước vào tương lai tươi sáng, vững chãi, tự tin vì được rèn luyện kỹ năng sống, cách đối nhân xử thế thuần thiện, sống đẹp và sống hữu ích cho đạo pháp và dân tộc.

Tham gia các kỳ Hội trại, Khoá tu mùa hè các bạn trẻ có cơ hội kết nối, giao lưu, học tập, trau dồi kỹ năng sống đạo đức, lành mạnh, hướng thiện. Qua đó, chuyển tải tinh thần tri ânbáo ân đối với ông bà, cha mẹ, tình yêu quê hương đất nước; trân trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; thực hiện hạnh nguyện hiểu và thương, dấn thân phụng sự theo tinh thần sống tốt đời đẹp đạo.

Đến với Hội trại, khoá tu mùa hè, sinh hoạt hè các em đều được nghe các thầy, các sư cô thuyết giảng. Các thầy, các sư cô đã lấy “Tứ trọng ân” để giáo dục giới trẻ, giúp các em khai mở trí tuệ, tiếp cận cuộc sống sâu sắc, toàn diện, ứng dụng lời dạy đạo đức của Phật mỗi ngày để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, xây dựng nếp sống thiện lành, hạnh phúc. Biết ơn đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ và đặc biệtbiết ơn đất nước, các bậc tiền nhân đã ngã xuốngđộc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh hàng ngàn ngọn nến được thắp lên trong đêm đã được các em nâng niu, gửi gắm tâm tình của mình để cầu nguyện là dấu ấn thiêng liêng, khó phai trong hành trình tuổi trẻ. Xúc động nhất là khi thầy, sư cô dẫn dắt hàng ngàn con tim cùng chung nhịp đập, cùng thành kính hướng về ông bà, cha mẹ, chư vị tiền bối hữu công, các anh linh, chiến sĩ mà dâng lòng tri ânbáo đáp.

Trong những hoạt động của Hội trại, khoá tu mùa hè không thể không nhắc đến việc tái hiện lại các trò chơi dân gian, sinh hoạt tập thể, dấu ấn chợ xưa của cha ông ta. Với mong muốn qua những hoạt động này nhằm giúp các em có thêm cơ hội kết nối, giao lưu, học hỏi, đoàn kết, yêu thương và phát huy tối đa sở trường cũng như kỹ năng làm việc nhóm. Việc tổ chức phiên chợ quê hương đã tái hiện lại cuộc sống dân dã, thường ngày của người dân với khung cảnh kẻ mua người bán. Mô phỏng lại một xã hội thu nhỏ trong phiên chợ với đầy đủ các mặt tốt xấu của con người với người tốt có, người xấu có… Qua phiên chợ, các em sẽ biết quý trọng hơn những ân tình mà hai đấng song thân đã dành cho mình, biết quý trọng đồng tiền mình tạo ra, nâng niu hơn thành phẩm mình có được. Sân chơi này còn giúp các em khéo léo trong việc buôn bán, kiếm tiền, làm sao để quầy hàng của mình đẹp mắt và thu hút người mua. Các em phải thật sự thông minh, khéo léo để không bị dụ dỗ, lừa gạt. Đi chợ và biết mua gì để chế biến một bữa cơm cho gia đình… Đó chính là kỹ năng sống, là sự nhạy bén mà các em được trải nghiệm và được thực hành cụ thể.

Sau mỗi kỳ Hội trại hay khoá tu mùa hè, chúng tôi đều nhận được nhiều cuộc điện thoại của các bậc phụ huynh gọi đến cảm ơn Ban tổ chức. Bởi nhiều em, sau khi tham gia khóa tu về, các em có sự thay đổi rõ rệt về nhận thức, yêu thương cha mẹ và giúp đỡ cha mẹ những công việc nhà mà trước đây chưa bao giờ các em từng làm đến. Phật giáo đã thực sự làm thức tỉnh giới trẻ để các em cảm nhận được nỗi vất vả, cực nhọc của cha mẹ. Biết yêu thương cha mẹ nhiều hơn, biết quỳ xuống để rửa chân để nhận lỗi với cha mẹ vì lâu nay chưa làm tròn đạo hiếu. Nghi lễ rửa chân cho cha, mẹ chính là dịp để cho người con cảm nhận được công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, qua đó, người cha, người mẹ cũng cảm nhận được sư hiếu thảo của con dành cho mình. Nhìn những động tác vụng về khi nâng niu đôi bàn chân chai sạn của cha mẹ để lau rửa của các em làm cho những người chứng kiến không khỏi xúc động. Nhiều em rưng rưng nước mắt nghẹn ngào không nói nên lời. Đây là lần đầu tiên các em được thể hiện tình yêu bố mẹ bằng hành động cụ thể mà lâu nay chỉ quen nhận. Các em đã thực sự trưởng thành, không còn là cậu bé, cô bé nhõng nhẽo thường ngày.

Nhiều bậc cha mẹ khi thấy những kết quả cụ thể con em mình được quý thầy, quý sư cô hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và được học tập, thực hành về đạo lý đã vui mừng khôn xiết. Các phụ huynh mong muốn con em mình được thường xuyên tham dự những khoá tu mùa hè, những kỳ Hội trại do Giáo hội tổ chức để những nghi thức này sẽ ăn sâu vào trong ký ức để giúp các em luôn được bồi dưỡng kiến thức, giáo dục nhân cách sống, là người hướng thiện và có những kỹ năng an toàn, cơ bản khi bước chân vào đời. Nhiều bậc phụ huynh cũng đã mạnh dạn đưa con em mình đến tham dự các khoá tu mùa hè như ở chùa Bái Đính (Ninh Bình); chùa Bằng (Hà Nội); chùa Vẽ (Hải Phòng)… và đặc biệt là hàng vạn em đã được tham dự 13 kỳ Hội trại được tổ chức cho 13 tỉnh, thành ở đồng bằng sông Cửu Long và 6 tỉnh thành miền Đông Nam Bộ trong suốt 10 năm qua.

Có thể thấy “Đạo Phật là một tôn giáo hòa bình” đã góp phần ổn định đạo đức của giới trẻ, tác động tích cực đến với mọi gia đình, chuyển hóa các bạn biết yêu thương cha mẹ, trở thành con ngoan trò giỏi, đó cũng là niềm mong mỏi lớn nhất của lãnh đạo Trung ương Giáo hội trong nhiệm kỳ VIII đã nhấn mạnh: Tập trung vào việc giáo dục giới trẻ sống hướng thiện, hướng thượng, sống tốt đời đẹp đạo.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.