Kinh Bāhiya Sutta

02/04/20163:38 SA(Xem: 10245)
Kinh Bāhiya Sutta

 

Kinh Tiểu Bộ
Kinh Bāhiya Sutta Version 2
Lê Huy Trứ
trule9@gmail.com April 2, 2016 

niem phatĐược nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời.  Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệđạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe.  Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh

Qua kinh nghiệm riêng tư, một là dừng lại ở đây đừng đọc tiếp nữa hay nếu vẫn còn bản tính hiếu kỳ ‘chấp đọc’ tiếp thì những triết lý Phật Đà này nó sẽ thấm nhuần vào tâm thức của quý vị không dễ dàng gọt rửa vì khi mà trí tuệ đã mở mang rồi thì khó mà trở lại vô minhNếu không muốn đánh mất bóng tối vô minh thì đừng tìm đến gần ánh sáng quang minh của trí tuệNếu không muốn ‘diệt’ tham sân si thì đừng đi tìm vô ngãNếu không muốn an tâm kiến tánh thì đừng đi tìm giác ngộ giải, thoát luân hồi khổ đau.  Không muốn biết nhân sinh quan, và vũ trụ quan thì đừng học hỏi kiến thức từ khoa học, và khai mở trí tuệ từ Phật PhápNếu không muốn biết Không thì đừng đi tìm Có.  Nếu không muốn biết bất nhị thì đừng tìm hiểu nhị nguyênNếu không muốn vô thường thì đừng đi tìm hữu thường.  Nếu không muốn tri kiến Phật thì đừng tu học Phật.  Còn nếu vẫn cố chấp tìm hiểu thì sẽ bị qua bờ bên kia lúc nào không hay biết.  Mà khi đã qua bờ bên kia rồi thì không thể trở lại bờ bên kia vì không có bờ bên kia để trở lại.

Một trong những tiêu biểu tuyệt vờibài Kinh Tiểu Bộ, Bāhiya SuttaLúc ấy, đức Phật rời khỏi tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana) đi trì bình khất thực tại Xá Vệ (Sāvatthi) thì có một vị Bà La Môn đã già, tên là Bāhiya Dāraciriva, đi tìm kiếm Đức Thế Tôn để hỏi pháp.  Khi ấy, đức Phật đang ôm bát đi vào giữa các xóm nhà thì Bāhiya Dāraciriva đến gần bên, cúi đầu xuống chân ngài cầu pháp.

Đại khái, Đức Phật đã từ chối lần thứ hai, lần thứ ba, viện cớ đang trì bình, khất thực nhưng sau đó, ngài đã thuyết ngắn gọn tinh yếu của giáo lý thoát khổ như sau:

Vậy này Bāhiya! Ông cần phải học tập như sau: Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Cứ thực tập như vậy, Bāhiya.

Như vậy, này Bāhiya! Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri – thì không có ông sở ở trong ấy, ông không trụ vào chỗ ấy.  Do vì vô sở trụ, này Bāhiya! Ông không là đời này, ông không là đời sau, ông không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.” 

Tức khắc, nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bāhiya Dāruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không còn có chấp thủ

The Bāhiya teaching:

“In that case, Bāhiya, you should train yourself thus:  In the seen  there will only be the seen  (diṭṭhe  diṭṭha,mattaṁ bhavissati;)    in the heard  there will only be the heard (sute  suta,mattaṁ bhavissati;) in the sensed  there will only be the sensed  (mute muta,mattaṁ bhavissati;) in the cognized there will only be the cognized  (viññāte  viññāta,mattaṁ bhavissati.)

Thus, Bāhiya, you should train yourself.  When, for you, Bāhiya, (Yato kho te, bāhiya,) in the seen  there will only be the seen (diṭṭhe  diṭṭha,mattaṁ bhavissati;) in the heard  there will only be the heard (sute  suta,mattaṁ bhavissati;) in the sensed  there will only be the sensed (mute muta,mattaṁ bhavissati;) in the cognized  there will only be the cognized,  (viññāte  viññāta,mattaṁ bhavissati;)

Then you, Bāhiya, are “not by that.‟   (tato tvaṁ, bāhiya,  na tena)  When you, Bāhiya, are  “not by that,‟  (yato tvaṁ, bāhiya,  na tena     then, you, Bāhiya, are  “not therein.‟   (tato tvaṁ, bāhiya,  na tattha)  When you, Bāhiya, are  “not therein,‟ ( yato tvaṁ, bāhiya, na tattha,)  then you, Bāhiya, are  “neither here nor beyond”  (tato tvaṁ, bāhiya,  n’ev’idha na huraṁ) “ nor in between the two.‟  (na ubhayam-antarena) This is itself the ending of suffering. (es’ev’anto dukkhassâ ti.) 

Sau khi được Đức Phật ban pháp, Bāhiya đạt được quả A La Hán. Rồi thì ngay tức thì sau khi bái từ Đức Thế Tôn, Bāhiya bị một con bò điên húc chết. 

Sau khi Đức Thế Tôn chấm dứt buổi khất thực, ăn xong bữa ăn trong ngày, và rời thành phố cùng số đông đệ tử tháp tùng.  Họ đã chứng kiến thi thể của Bāhiya nằm bên đường.

Đức Thế Tôn đã biết trước là Dāruciriya phải bước qua cửa tử để thoát ra ngoài vòng luân hồi.  Cho nên khi ông ta ra đường gặp Phật cầu Pháp, Đức Thế Tôn từ chối 3 lần cho đến khi ông ta cầu khẩnlý luận vì đời vô thường, sống chết khôn lường không biết mình lẫn Phật có còn sống đến ngày mai để được nghe pháp lẫn truyền pháp cho nên nhất tâm phải cầu Pháp ngay lúc gặp Phật.

“Instantly, in response to this concise instruction on the part of the flourishing one, Bāhiya’s mind was without support, freed from the mental-emotional biases.

After the flourishing one had made this known so concisely to him,  Bark-clothed Bāhiya went away. Then, immediately after he left the flourishing one, Bāhiya was knocked down by an “amok cow” (bhanta,gavī,) and killed.  Bāhiya is gored to death by a cow with a young calf, but dies an arhat.

The flourishing one completed his alms-round, then finished his meal for the day, and left the city with a large company of mendicants. It was then that they found Bark-clothed Bāhiya lying dead.

So, the flourishing one told the mendicants “Take the body of Bark-clothed Bāhiya place it on a stretcher, and carry it away from here. Cremate it, and afterward raise a memorial over the remains. For, this is a fellow practitioner of the holy life who has died.””

Tôi gọi là Empty Mind (Tâm Không) thay vì nhục tâm (bare mind) như nhìn gió động phướng bay hay phướng lộng gió thổi với tâm bất nhị, không phân biệt.  Khi tâm không phan duyên thì lo lắngđau khổ sẽ không khởi lên, hành giả nhìn sự việc một cách đơn giản ‘như thị tri kiến’ rồi dòng tâm thức tự qua đi như gió thoảng.  Một lúc nào đó khi mà ưng vô sở trụ thì sẽ thấy cái bản lai của kỳ tâm.

““Bare Attention,”  This passage is sometimes used by some modern teachers to refer to the practice of “bare attention,” that is, simply (without comment) noting phenomena as they arise and fall away. In other words, this is a practical summary of how to train our attention so that distraction and suffering does not arise. The first paragraph exhorts us to simply observe our sense-experiences as is (as “as are”), without any comment, to just let them come and let them go. After a while, with consistent mindful practice, we begin to have a better understanding of how our minds work and what experience really is.”

Mã Tự,  Dù thấy như vậy nhưng không phải như vậy, “not by that” (na tena,) mà chấp này nọ, khởi tham sân si.  Chỉ có một cách để hiểu nó ‘là thế, bởi thế, thế là’ bởi điều kiện nhân duyên của Tham Sân Siđau khổ mà ra.  Niết Bàn giải thoát chúng ta từ những nhân duyên này.

“Enigmatic Words, The phrase “not by that” (na tena) means that we would not be aroused “this or that” lust, hate, delusion, or fear. One way of understanding this is that the world is caught up “by that,” that is, by the conditionality of lust, hate, delusion and fear.  Nirvana frees us of this conditionality.”

Không nên chấp vào 18 căn trần thức cấu tạo từ ngũ uẩn giai không để mà bám trụ vào vô thường.  Khi không còn chấp ngã thì không có sở trụ vào hiện tại hay quá khứ vị lai.

““Not be therein” (na tattha) means that we would not be caught up in any experience, such as in visual forms, sounds, etc. One way of understanding this is that the awakened is no more caught up in time, that is, drawing into the “past” of our sense-experiences, and the knowing that arises in these connections. There nothing more to sense, nothing more to know. Freed from the past, we have no present, without with which we have no bother about the future. We have transcended time.”

Không ở bến này, không bờ kia, không ở giữa dòng.  Không thọ vô nhất kiếp.

““Be neither here, nor there, nor in between the two” (n’ev’idha na huraṁ na ubhayam antarena) means that we would not be reborn anywhere, not into this world again, nor into some heaven, nor be caught in any intermediate state. We are free from birth and from suffering. To be reborn is to take up some kind of space. The lower the birth, the more narrow and right is the space; the higher the birth, the more spacious it is for that birth. Still, every birth is conditioned by space; hence, by time and conditionality, too. On attaining nirvana, we are free from space itself; hence, from time and conditionality, too.”

Cái chết của Dāruciriya đúng với linh tính lẫn ý nguyện của ông ta khi cầu khẩn 3 lần xin Phật cho Pháp vì sợ rằng cả Đức Phật lẫn ông ta có thể tịch diệt không biết lúc nào để có dịp khác được cho pháp và nhận pháp.  Có thể Dāruciriya đã tới số hay đôi khi ra ngõ gặp Phật cũng không phải hoàn toàn may mắn, được phúc thọ như chúng ta mong ước?

Tôi xin mạo muội vọng ngôn diễn giải thêm, Đức Phật còn có ẩn ý: ‘trong cái thọ mạng tưởng, sẽ chỉ là cái thọ mạng tưởng’ thì khi ông bị bò ‘bạng’ (húc) không có ông sở trong ấy, ông không trụ chỗ ấy.  Ông không chết đời này, ông không chết đời sau, ông không chết đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau sau khi bị bò điên ‘chẹt’ chết.  Con bò vì điên ‘trong cái thọ húc tưởng, sẻ chỉ là cái thọ húc’ vì khi nó húc không có nó ở trong ấy, nó không là chỗ ấy.  Nó không húc chết ai đời này, nó không húc chết ai đời sau, nó không húc chết ai chặng giữa.  Nó chỉ là phương tiện như con bè đưa ông ta qua bờ tử, tới bến giải thoát, đoạn tận khổ đau. Không có người bị húc, kẻ húc; không có kẻ giết, người bị giết.  Nó không còn có tính chất nội tại nữa, mà có thể thay đổi bởi tương giác giữa chủ thể và vật thể. Tất cả chẳng qua cũng vì nghiệp quảnhân duyên, đến đi, xãy ra như thị tri kiến vậy thôi.  Ngược lại, ông không sống đời này, ông không sống đời sau, ông không sống đời chặng giữa cho nên những điều trên trong cái thọ mạng tưởng, sẽ không có cái thọ mạng tưởng vì ông không bị bò ‘bạng’ không có ông sở sống trong ấy, ông không sống trụ chỗ ấy. 

Nói theo lập trường Đệ Nhất Nghĩa Đế của Bồ Tát Long Thụ thì: chủ quan, khách quan, quan hệ, nhận thức, tất cả đều chỉ là “không” mà thôi.  Lập trường của chính Long Thụ quyết không nhất định ở thuyết không. Chính cái không cũng là không rồi, vậy thì lại trở về cái thế giới vũ trụ giả danh (Prajnapti) để diệu hữu hóa nó.  Trong Trung Luận đã có một bài tụng nói rõ ý ấy, “Các pháp do nhân duyên sinh, tôi nói: đó là không, cũng gọi là giả danh, mà cũng là nghĩa “Trung Đạo.” Nghĩa là giữa khoảng KHÔNG và HỮU triển khai một thế giới thực tướng Trung Đạo. (Chương Ba, Đại Thừa Phật Giáo Đến Thời Đại Long Thụ - Tiết Thứ 3: Phật Giáo Quan Và Long Thụ, Thích Quảng Độ)

Tôi xin diễn giải rõ ràng hơn, giữa khoảng KHÔNG và HỮU của nhị nguyên (dualism) triển khai một thế giới thực tướng Trung Đạo (Bất Nhị.)  Không hữu hay Không không lẫn ‘không Hữu không Không.’

Sau đây là một bài tụng ngắn nhưng đầy viên diệu trong Trung Luận để thuyết minh cái “không đi” trong thuyết Bát Bất ở trên:

“Đi rồi, không có đi. Chưa đi, cũng không có cái đi. Ngoài cái đi rồi và chưa đi. Thì khi đi cũng không có cái đi!”

Tôi xin diễn tã tương tự,

“Đáo bĩ ngạn rồi, không có bĩ ngạn.  Chưa đáo bĩ ngạn, cũng không có cái bĩ ngạn đáo.  Ngoài cái nhị nguyên, bĩ ngạn rồi và chưa đáo bĩ ngạn.  Thì khi bĩ ngạn cũng không có cái đáo bĩ ngạn.”

Ngắn gọn là không có bờ bên kia hoặc bến bên nọ.  Hay dễ hiểu hơn là ‘không bờ, không bến.’  Nói theo ý Bát Nhã: ‘Không bờ, không bến’ không phải là mênh mông không đâu là bờ bến mà là ‘không bến, không bờ.”

Tôi xin thuyết minh tiếp cho cái “tĩnh tỉnh” của thuyết ‘Tân Bất Tỉnh Tĩnh’

“Tĩnh tỉnh rồi, không có tỉnh tĩnh.  Chưa tỉnh tĩnh, cũng không có cái tĩnh tỉnh.  Ngoài cái tỉnh tĩnh rồi và chưa tĩnh tỉnh.  Thì khi tỉnh tĩnh cũng không có cái tĩnh tỉnh.”

Tương tự, ngài Vĩnh Gia Huyền Giác có nói “Tỉnh tỉnh lặng lặng, phải.” Tỉnh đây là tỉnh ngộ chớ không phải tĩnh lặng nhưng lặng lặng có thể là tĩnh tĩnh, tưởng như phải. “Tỉnh tỉnh loạn tưởng, sai.” Tỉnh ngộloạn tưởng là ngộ sai. “Lặng lặng tỉnh tỉnh, phải. Lặng lặng hôn trầm, sai.”  

Hoà Thượng Thích Thanh Từ dạy: “Chúng ta tu cứ lấy đó làm nguyên tắc. Tỉnh mà lặng thì đúng, chớ tỉnh mà nhớ tứ tung thì không được. Lặng mà phải tỉnh thì đúng, chớ lặng mà gục lên gục xuống cũng không được.”  (Nghiệp Thức và Tánh Giác, HT. Thích Thanh Từ giảng tại Làng Cây Phong Canada năm 1994)

Theo Thiền Ngôn: Khi nội tâm có chút tỉnh sáng thì phải biết thấy-nghe tâm niệm dò để tìm kiếm.  Giây phút thấy-nghe tỏ rõ tâm niệm kiếm tìm thì tâm linh có sự đột chuyển (chuyển y,) vọng niệm dừng lại, Viên Giác hiện tiền; đó là tỏ sơ ngộ.

Tuệ Thiền, Lê Bá Bôn đã ‘kinh qua’ cái sơ ngộ với Bản Lai Diện Mục, ngài viết:  “Kiên trì tỉnh giác (chiếu kiến, lắng nghe) thâm sâutoàn diện trạng thái mê (trạng thái niệm tưởng, tâm ngôn tâm hành), thì tâm có sự đột chuyển (chuyển y, dừng lại): trạng thái sơ ngộ Tâm Không (Viên Giác, tánh Không, Niết-bàn, Phật tánh) hiện tiền (bản lai diện mục hiện tiền); và tiếp tục hành thâm (ngộ nhập Viên Giác-mang năng lượngdiệu dụng tự lợi lợi tha tối thượng).”

Tôi bắt chước Tuệ Thiền dạy, đã ‘kinh qua’ lẫn kiến được bản lai diện mục của những người chung quanh ngay cả những đọc giả dù chỉ ‘gặp’ online nhưng khi tự mình soi kính chiếu yêu thì tôi chỉ muốn đập cổ kính để không còn thấy bóng, ‘đốt phứt đi vài ngón tay cúng dường tam bảo’ để quên phức nhân duyên... thừa.  

Vì cái bản lai diện mục của nó cứ như là, “Tịnh tịch tĩnh tỉnh, Sai. Tịch tịnh hôn trầm, Trúng?”  Mà trong Kinh Kim Cang gọi là “điên đảo mộng tưởng,” đó là một trong những nỗi khổ đau về mặt tâm lý tưởng tượng đưa đến mù quáng hủy hoại thân thể?  Chắc phải tái thỉnh giáo Tuệ Thiền cho rõ ràng rốt ráo cái nguyên hình yêu quái đó là cái chi chi?

Ghi chú:  Đừng tin và bắt chước những gì tôi nói mà hãy nhìn kỹ những gì tôi nói mà không làm. 

Tôi xin phóng tác thêm để cho tương hợp với chủ đề trên:

“Sống rồi, không có Sống. Chưa Sống, cũng không có cái Sống. Ngoài cái Sống rồi và chưa Sống. Thì khi Sống cũng không có cái Sống!”

“Đau khổ rồi, không có Khổ đau nữa. Còn chưa Đau khổ, không có biết Khổ đau. Ngoài cái Đau khổ rồi và chưa Khổ đau thì khi Đau khổ cũng như chưa Khổ đau vậy!”

“Chết rồi, không có Chết. Chưa Chết, cũng không có cái Chết. Ngoài cái Chết rồi và chưa Chết. Thì khi Chết cũng không có cái Chết!”

“Ngộ rồi, không có Ngộ. Chưa Ngộ, cũng không có cái Ngộ. Ngoài cái Ngộ rồi và chưa Ngộ. Thì khi Ngộ cũng không có cái Ngộ!”

Thực tại đang diễn dịch thay đổi trong vô thường nhưng tâm phan duyên của chúng ta không thấy như thị mà lại sở tùy và bám trụ vào sự vật thay đổi đó là nguyên nhân phát sinh đau khổ.  Nhận thức như vậy được ghi rõ trong Kinh A Hàm, Đức Phật gọi là “không như thật tuệ tri” hay “Không như lý tác ý.”  Tương tự như ý Bùi Giáng: [Thực tại] lịch sử sang trang chạy quàng.  Đó là lịch sử [thực tại.]

 Ngược lại, Trí Tuệ là cái thấy đúng như sự thật (như thật huệ tri,) hay cái thấy của Phật Nhãn “Như lý tác ý” đầy minh tâm.

Thật tướng của các pháp từ duyên sinh (pratìtya-samutpàda.)  Nó không có bản ngã (àtman,) “vô ngã sở,” và “vô ngã trụ.”  Ta và vật ở trong ấy, không có vật thể lẫn chủ thể, khi một cảm thọ đau khổ thì chỉ là một cảm thọ đau khổ chứ không có cái gọi là “tôi đau khổ” ở trong đó.  Nếu có người hỏi tôi:  Anh có đau khổ không?  Tôi sẽ trả lời: Cơ thể ngũ uẩn của tôi cảm thấy khổ đau. Thay vì trả lời:  Tôi ‘có’ (to have) đau khổTương tự: Are you suffering?  My body is.  Trong phim Ma Trận (Matrix,) Hollywood và người Mỹ đã biết nguyên lý này từ lâu.  Cho nên, trong thời đại văn minh điện tử này không còn nhiều cách biệt giữa ý tưởng của Đông lẫn Tây.  Không còn phân biệt Đông Tây Nam Bắc trên quan niệm sống như hồi xưa nữa.

Trở lại vấn đề trên, nếu trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái tri thức, sẽ chỉ là cái thức tri – thì không có Ta (Ngã) ở trong ấy, Ta không là chỗ ấy.  Không có bản ngã của Ta ở trong ấy, ví dụ khi một cảm thọ đau thì chỉ là một cảm thọ đau chứ không có cái gọi là “tôi đau” ở trong đó. Do vậy, này Ngã! Ta không là đời này, Ta không là đời sau, Ta không là đời chặng giữa của đời này và đời sau, lẫn đời này và đời trước.

Giống như dòng tâm thức không đến không đi trong Phật Giáo, thuyết tương đối nói rằng sự trôi của thời gian, với một quá khứ đã qua và một tương lai còn chưa tới, chỉ là ảo giác, vì tương lai, quá khứhiện tại tất cả phụ thuộc vào chuyển động tương đối của ý thức. Thời gian không trôi, nó đơn giản chỉ tồn tại, cô đọng, và cuộn lại ở đó mà thôi.

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn) trích trong Thiền Ngôn: “Muốn ngộ nhập Viên Giác (tâm phi thời gian, tâm bất sinh bất diệt, tâm linh vĩnh hằng) phải có khát vọng giác ngộ vì mình, vì Đại Đạo, vì thiện ích cho tất cả chúng sinh; phải thao thức dò tìm, tìm kiếm ở chính mình.  Không nhiệt tình tìm kiếm thì không bao giờ giác ngộ đích thực; nhưng còn tìm kiếm, còn tạo tác ở tâm vô minh thì không thể giác ngộ.”

Giác ngộ được thực tại như vậy thì sẽ đoạn tận khổ đau. Vậy này Ngã! Ta cần phải học tập như sau: Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái xúc giác, sẽ chỉ là cái xúc giác. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri.

Không có bản ngã thực tại của Ta ở trong ấy để mà Tôi thấy, Tôi nghe, Tôi thọ, Tôi xúc, Tôi thức mà nhục thể của Tôi tưởng như là Tôi thấy thực, tưởng như là Tôi nghe thực, tưởng như là Tôi thọ thực, tưởng như là Tôi xúc thực, tưởng như là Tôi thức thực.

Dùng Tứ Đoạn Luận: Tất cả đều thật tại; không thật tại; cả hai thật tại và cả không thật tại; không phải không thật tại cũng không phải thật tại.

Câu luận giải dưới đây nêu lên bản chất của một hiện tượng bằng cách dựa vào phép tứ đoạn luận đã nói lên một sự quán thấy không nhất thiết biệt đãi hay thiên vị sở trụ vào một nơi chốn nào cả (Trung Quán) - tức là vượt lên trên cả hai vị thế đối nghịch nhị nguyênTrung Quán Luận Tụng của Long Thụ khá khúc chiết và cô đọng, không phải dễ hiểu và nhất là dịch thuật ra những ngôn ngữ khác.

Trong Tập Trung Quán Luận Tụng (Madhyamaka-karikas) là tập luận giải chủ yếu và độc đáo nhất của Long Thụ. Trong tập luận này, có một câu (tiết 15.8) có thể xem là tiêu biểu nhất phản ảnh học thuyết Trung Quán được Học GiảTriết Gia Phật Giáo Guy Bugault dịch:

"Tout est bien comme il semble, rien comme il semble. À la fois comme il semble et non comme il semble. Ni l'un ni l'autre. Tel est l'enseignement progressif (anuśāsana) des Bouddha." (Stances du Milieu par excellence, Guy Bugault, Gallimard, Paris, 2002)

Tôi liều lĩnh dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Huế: Tất cả là tốt giống như rứa, không phải giống như rứa.  Có lần giống như rứa và không giống như rứa. Không phải như ri cũng không phải như rứa.  Đó là thuyết tuần tự nhi tiến của Phật.

Câu tiết 15.8 trên của Tập Trung Quán Luận Tụng được Guy Bugault dịch sang tiếng Pháp khá văn chương và triết lý tuy nhiên câu dịch dưới đây của Thiền SưTriết Gia Phật Giáo Stephen Batchelor dịch từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Anh đơn giảndễ hiểu hơn:

"Everything is real, not real; both real and not real; neither not real nor real: this is the teaching of the Buddha." (Verses from the Center, Stephen Batchelor, Sarpham College, 2000)

Tôi xin dịch sát nghĩa như sau: Tất cả đều thật; không thật; cả hai thật và cả không thật; không phải không thật cũng không phải thật:  đây là lối dạy của Phật.

Hay, tất cả đều thật; đều láo; cả hai thật và láo cả hai; không phải láo cũng không phải thật:  đây là lối dạy kỳ cục của Phật.

Mong những lời diễn giải từ những bài thuyết pháp đơn giản của Đức Phật và luận lý tư nghị của Luận Sư Long Thụ trên đây làm cho tâm của Ta được giác ngộ, giải thoát khỏi các lậu hoặc và không có chấp thủ nữa.
Lê Huy Trứ

References:

http://dharmafarer.org/wordpress/wp-content/uploads/2010/02/33.7-Arahatta-Bahiya-S-u1.10-piya.pdf

 (Arahatta) Bāhiya Sutta The Discourse to Bāhiya (on his arhathood)  |  U 1.10 Theme: The time to learn is now (Bāhiya Dāru,cīriya) Translated by Piya Tan ©2010

http://christopher-ash.com.au/buddhadharma/early-buddhism/bahiya-sutta/

Bāhiya Sutta, Bāhiya (Ud 1.10), Translated by Christopher J. Ash

Further Readings:

Brahmavamso (Peter Betts)  2005b “Bāhiya‟s Teaching: In the seen is just the seen.” Talk to the monks at Bodhinyana Monastery, 29 May 2005. http://www.bswa.org/audio/documents/BodhinyanaTalk_09.pdf.

Somaratne, G A  2009 “White-clothed celibate arahants in early Buddhism.” In Buddhist and Pali Studies in Honour of the Venerable Professor Kakkapalliye Anuruddha, (edd) K L Dhammajoti, Y Karunadasa, Hong Kong: Centre of Buddhist Studies, The University of Hong Kong, 2009: 151-167.  


Bài đọc thêm:
Bản dịch của HT. THích Minh Châu từ hệ Pali:
Kinh Bahiya (THích Minh Châu)

Bài Pháp Khẩn Cấp - Bāhiya Sutta (Nguyên Giác)
Kinh Khemaka: Ưng Vô Sở Trụ (Nguyên Giác)
Kinh Kalaka Sutta: Thấy Biết Mà Không Dựng Lập Thấy Biết  (Nguyên Giác)
Kinh Đắc Quả Khi Từ Trần Và Kinh Tái Sinh Như Lửa Theo Gió (Nguyên Giác)
Kinh Saṃyuktāgama 17: Bứng Gốc Và Buông Bỏ (Nguyên Giác)
Kinh Cetana Sutta: Chớ Dựng Lập Ý Niệm (Nguyên Giác)

 







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 45486)
18/04/2016(Xem: 27320)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.