Phẩm Con Đường Đến Bờ Bên Kia

18/09/20171:23 SA(Xem: 7517)
Phẩm Con Đường Đến Bờ Bên Kia

Lời Ban Biên Tập: Trong bài viết Đọc Tạng Pali: Đừng Trụ Bất Kỳ Pháp Nàocư sĩ Nguyên Giác có đề cập đến các bản kinh xuất hiện trong thời kỳ đầu của đạo Phật “Early Buddhism” tức là, những bản kinh được suy đoán là trong những năm đầu tiên thuyết pháp của Đức Phật, hay còn được gọi là những bản kinh cổ. Kinh “The Parayana Vagga” và kinh “Aṭṭhaka vagga” là hai bản kinh đều có mặt trong “Kinh Tập - Sutta Nipāta thuộc Tiểu Bộ Kinh.

Kinh “The Parayana Vagga” tiếng Anh có tựa đề là The Chapter on the Way to the Far Shore”, tiếng Việt là “Phẩm Con đường Đến Bờ Bên Kia”  Dưới đây là nguyên văn bản kinh: (trích từ: https://thuvienhoasen.org/p15a1548/2/chuong-05-tren-duong-den-bo-ben-kia 

Tiểu Bộ - Khuddhaka Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Tập
Sutta Nipata
Chương 5
Chương Năm - Phẩm Con Đường Đến Bờ Bên Kia

(X) Câu hỏi của thanh niên Todeyya (Sn 210)
Todeyya:
1088. Tôn giả Tô-đê-ya:
Ai sống không dục vọng,
Ai sống không có ái,
Ai vượt khỏi nghi hoặc,
Giải thoát của vị ấy,
Giải thoát như thế nào?
Thế Tôn:
1089. Đây lời nói Thế Tôn:
Hỡi nãy Tô-đê-ya,
Ai sống không dục vọng,
Ai sống không có ái,
Ai vượt khỏi nghi hoặc
Giải thoát của vị ấy
Không có gì là khác.
Todeyya:
1090. Vị sống không ước vọng
Hay sống có ước vọng,
Vị ấy có trí tuệ,
Hay tác thành trí tuệ,
Ôi kính bậc Biến nhãn,
Hãy trả lời con rõ,
Để con có thể biết,
Thế nào là ẩn sĩ,
Ôi kính bậc Thích tử.
Thế Tôn:
1091. Vị sống không ước vọng,
Không có ước vọng nào,
Vị ấy có trí tuệ,
Không tác thành trí tuệ,
Như vậy, Tô-đê-ya,
Hãy biết bậc ẩn sĩ,
Không có sở hữu gì,
Không tham dính dục hữu.
(XI) Câu hỏi của thanh niên Kappa (Sn 211)
Kappa:
1092. Tôn giả Káp-pa nói:
Những ai đứng giữa nước,
Trong dòng nước mạnh chảy,
Giữa sợ hãi lớn lao,
Thưa Ngài hãy nói lên,
Hòn đảo cho những kẻ,
Bị già chết chinh phục,
Ngài nói con hòn đảo,
Để không có khổ khác,
Giống như đau khổ này.
Thế Tôn:
1093. Thế Tôn nói Kap-pa,
Những ai đứng giữa nước,
Trong dòng nước mạnh chảy,
Giữa sợ hãi lớn lao,
Ta nói Ông hòn đảo,
Cho những ai đang bị,
Già và chết chinh phục.
1094. Hòn đảo vô song này,
Không sở hữu, chấp trước,
Ta nói Ông Niết-bàn,
Già chết được đoạn diệt,
1095. Biết vậy, giữ chánh niệm,
Hiện tại đạt mát lạnh,
Không rơi vào ma lực,
Không tùy tùng theo ma.
(XII) Câu hỏi của thanh niên Jatukanni (Sn 212)
Jatukanni:
1096. Ja-tu-kan-ni nói:
Được nghe bậc anh hùng,
Không tham đắm dục vọng,
Nên con đã đến đây,
Để hỏi bậc vô dục,
Đã thoát khỏi bộc lưu,
Bậc sanh với con mắt,
Hãy nói đường an tịnh,
Thế Tôn hãy như thật,
Nói cho con được biết.
1097. Chinh phục dục vọng xong,
Thế Tôn sống ở đời,
Như mặt trời chiếu sáng,
Cõi đất với hào quang,
Bậc trí tuệ rộng lớn,
Hãy nói pháp cho con,
Kẻ trí tuệ bé nhỏ,
Do rõ biết pháp này,
Ở đây, con đoạn được,
Kể cả sanh và già.
Thế Tôn:
1098. Thế Tôn nói như sau:
Hỡi Ja-tu-kan-ni!
Hãy nhiếp phục lòng tham,
Đối với các dục vọng;
Hãy nhìn hạnh xuất ly,
Đưa đến sự an ổn;
Chớ chấp chờ, từ bỏ,
Sự vật gì ở đời.
1099. Những gì có trước Ông,
Hãy làm nó khô cạn,
Đừng có sự vật gì,
Ở phía đàng sau Ông,
Ở giữa, Ông không chấp,
Ông sẽ sống an tịnh.
1100. Hỡi này Bà-la-môn!
Đối với danh và sắc,
Hoàn toàn không tham đắm,
Không có các lậu hoặc,
Chính do lậu hoặc này,
Bị thần chết chi phối.
(XIII) Câu hỏi của thanh niên Bhadràvudha (Sn 213)
Bhadràvudha:
1101. Bha-đra-vu-đa nói:
Con có lời yêu cầu,
Bậc Thiện Tuệ nói lên,
Bậc bỏ nhà, đoạn ái,
Bất động, bỏ hỷ ái,
Giải thoát, vượt bộc lưu,
Thời gian, không chi phối,
Nghe xong, bậc Long tượng,
Từ đây, họ ra đi.
1102. Quần chúng sai biệt ấy,
Từ quốc độ tụ họp,
Họ ao ước khát vọng,
Được nghe lời của Ngài,
Ôi anh hùng chiến thắng,
Ngài hãy khéo trả lời,
Pháp Ngài dạy thế này,
Như vậy họ hiểu biết.
Thế Tôn:
1103. Thế Tôn nói như sau:
Này Bha-đra-vu-đa!
Hãy nhiếp phục tất cả,
Mọi tham ái chấp thủ,
Trên, dưới cả bề ngang,
Và kể luôn chặng giữa,
Những ai có chấp thủ,
Sự gì ở trong đời,
Chính do sự việc ấy,
Ác ma theo người ấy.
1104. Do vậy, bậc hiểu biết,
Không có chấp thủ gì,
Tỷ-kheo giữ chánh niệm,
Trong tất cả thế giới,
Phàm có sở hữu gì,
Vị ấy không mong ước,
Nhìn xem quần chúng này,
chúng sanh chấp thủ,
Trong lãnh vực của Ma,
Bị tham dính chấp trước.
(XIV) Câu hỏi của thanh niên Udaya (Sn 214)
Udaya:
1105. Tôn giả U-da-ya:
Con đến với câu hỏi,
Về tất cả mọi pháp,
Để hỏi bậc tu thiền,
Bậc an tọa không bụi;
Trách nhiệm đã làm xong,
Bậc không có lậu hoặc,
Đã đạt bờ bên kia,
Hãy nói trí giải thoát
Để phá hoại vô minh.
Thế Tôn:
1106. Đây lời Thế Tôn nói:
Hỡi này U-đa-ya,
Đoạn ước muốn, dục vọng,
Và cả hai loại ưu,
Và trừ bỏ hôn trầm,
Ngăn chận mọi hối hận.
1107. Ta nói trí giải thoát,
Để phá hoại vô minh,
Thanh tịnh nhờ xả niệm,
Suy tư pháp đi trước.
Udaya:
1108. Đời cái gì trói buộc,
Cái gì, đời vận hành?
Do đoạn được cái gì,
Được gọi là Niết-bàn?
Thế Tôn:
1109. Đời bị hỷ trói buộc,
Suy tầm là sở hành,
Do đoạn được khát ái,
Được gọi là Niết-bàn.
Udaya:
1110. Người sở hành chánh niệm,
Thức được diệt thế nào?
Con đến hỏi Thế Tôn,
Nghe lời Thế Tôn nói.
Thế Tôn:
1111. Ai không có hoan hỷ,
Với nội và ngoại thọ,
Sở hành chánh niệm vậy,
Thức đạt được hoại diệt.
(XV) Câu hỏi của thanh niên Posàla (Sn 215)
Posàla:
1112. Tôn giả Po-sa-la:
Vị nói về quá khứ,
Bất động nghi hoặc đoạn,
Đã đến bờ bên kia,
Con đến với câu hỏi
Hỏi về hết thảy pháp.
1113. Với ai, sắc tưởng diệt,
Đoạn tận hết thảy thân,
Nhìn thấy nội và ngoại,
Thật sự không có gì,
Con hỏi bậc Thích-ca,
Thế nào người như vậy,
Có thể bị dắt dẫn?
Thế Tôn:
1114. Thế Tôn bèn đáp rằng:
Hỡi này Pô-sa-la,
Như Lai được thắng trí,
Tất cả nhờ thức trú,
Rõ biết vị an trú,
Giải thoát, đạt cứu cánh.
1115. Biết được sự tác thành,
Thuộc về vô sở hữu,
Biết hỷ là kiết sử,
Do thắng tri như vậy,
Tại đấy, thấy như vậy,
Đây là trí như thật,
Của vị Bà-la-môn,
Đã thành tựu Phạm hạnh.
(XVI) Câu hỏi của thanh niên Mogharàja (Sn 216)
Mogharàja:
1116. Mo-gha-rà-ja nói:
Đã hai lần con hỏi,
Bậc có mắt, họ Thích,
Ngài chưa trả lời con,
Nhưng con được nghe rằng,
Cho đến lần thứ ba,
Vị Thiên nhân ẩn sĩ,
Sẽ trả lời cho con.
1117. Đời này và đời sau,
Phạm thiên giới, thiên giới,
Con không rõ quan điểm,
Gotama lừng danh.
1118. Vị thầy được thù diệu,
Con đến với câu hỏi,
Cần nhìn đời thế nào,
Để thần chết không thấy.
Thế Tôn:
1119. Này Mô-gha-ra-ja,
Hãy nhìn đời trống không,
Luôn luôn giữ chánh niệm,
Nhô lên ngã tùy kiến,
Như vậy vượt tử vong,
Hãy nhìn đời như vậy,
Thần chết không thấy được.
(XVII) Câu hỏi của thanh niên Pingiya (Sn 217)
Pingiya:
1120. Tôn giả Pin-gi-ya:
Con đã già, yếu đuối,
Không còn có dung sắc,
Mắt không thấy rõ ràng,
Tai không nghe thông suốt,
Để con khỏi mệnh chung,
Với tâm tư si ám,
Mong Ngài nói Chánh pháp,
Nhờ rõ biết pháp ấy,
Chính tại ở đời này,
Con đoạn tận sanh già.
Thế Tôn:
1121. Thế Tôn đáp lại rằng:
Hỡi này Pin-gi-ya,
Thấy được sự tác hại,
Trong các loại sắc pháp,
Chúng sanh sống phóng dật,
Bị phiền lụy trong sắc,
Do vậy, Pin-gi-ya,
Ông chớ có phóng dật,
Hãy từ bỏ sắc pháp
Chớ đi đến tái sanh.
Pingiya:
1122. Bốn phương chính, bốn phụ,
Cộng thêm trên và dưới,
Như vậy có mười phương,
Và trong thế giới này,
Không có sự việc gì,
Mà Ngài không được thấy,
Không nghe, không nghĩ đến,
Và không được thức tri,
Hãy nói đến Chánh pháp,
Nhờ rõ biết pháp này,
Con ngay tại đời này,
Đoạn tận được sanh già.
Thế Tôn:
 
1123. Thế Tôn nói như sau:
Hỡi này Pin-gi-ya!
Thấy chúng sanh loài Người,
Rơi vào trong khát ái,
Bị già nua đốt cháy,
Bị già nua chinh phục
Do vậy, Pin-gi-ya,
Ông chớ có phóng dật
Hãy từ bỏ khát ái,
Không còn bị tái sanh.
(XVIII) Kết luận
Thế Tôn nói như vậy. Trong khi ở tại Magadha, tại điện Phà-xa-na-ka, Thế Tôn được mười sáu Bà-la-môn đệ tử của Bàvani tìm đến, được hỏi nhiều câu hỏi và Ngài đã trả lời. Nêu từng câu hỏi một, sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, thực hành pháptùy pháp, thì có thể đi đến bờ bên kia của già chết. Những pháp này có thể đưa người qua bờ bên kia, cho nên pháp môn này cũng được gọi là Pàràyanam: "Con đường đưa đến bờ bên kia".
1124. Phạm chí Ajita,
Tissa-Met-tayya,
Phạm chí Pun-na-ka,
Cùng với Met-ta-gù,
Thanh niên Dhotaka,
Và Upasiva,
Nan-đa, He-ma-ka,
Cả hai vị thanh niên.
1125. To-dey-ya, Kap-pà;
Và Ja-tu-kha-ni,
Với Bhad-rà-vu-dha
Phạm chí U-da-ya
Phạm chí Po-sà-la,
Với Mo-gha-rà-ja
Là bậc đại Hiền trí,
Cùng với bậc đại sĩ,
Tên là Pin-gi-ya.
1126. Những vị này đi đến,
Đức Phật, bậc Tiên nhân,
Bậc hạnh đức đầy đủ,
Những vị này đi đến,
Bậc giác ngộ tối thượng,
Hỏi câu hỏi tế nhị.
1127. Đức Phật đã như thật,
Trả lời các vị ấy,
Tùy theo các câu hỏi,
Và bậc đại ẩn sĩ
Trả lời những câu hỏi,
Khiến các Bà-la-môn,
Được hoan hỷ vui thích.
1128. Họ được vui, hoan hỷ,
Nhờ Phật, bậc có mắt,
Nhờ bà con mặt trời,
Họ hành trì Phạm hạnh,
Dưới chỉ đạo hướng dẫn,
Bậc trí tuệ tuyệt diệu.
1129. Theo từng câu hỏi một,
Tùy đức Phật thuyết giảng,
Ai như vậy hành trì,
Đi được từ bờ này,
Đến được bờ bên kia.
1130. Đi được từ bờ này,
Đến được bờ bên kia,
Tu tập đạo vô thượng,
Và chính con đường ấy,
Đưa đến bờ bên kia,
Do vậy được tên gọi,
Con đường đến bờ kia.
Rồi Tôn giả Pingiya đi về Godhàvari và nói lại với Bà-la-môn Bàvari những điều đã xảy ra.
Pingiya:
1131. Tôn giả Pin-gi-ya:
Con sẽ đọc tụng lên
Con đường đến bờ kia,
Ngài được thấy thế nào,
Ngài nói lên thế ấy,
Bậc vô cấu, quảng trí,
Bậc lãnh đạo không dục,
Bậc Niết-bàn an tịnh,
Làm sao do nhân gì,
Ngài nói điều không thật.
1132. Bậc đã đoạn trừ hết,
Uế nhiễm và si mê,
Bậc đã diệt trừ sạch,
Kiêu mạngièm pha,
Con sẽ nói tán thán,
Âm thanh vi diệu ấy.
1133. Bậc quét sạch u ám,
Phật-đà, bậc Biến nhãn,
Đã đến, tận cùng đời,
Đã vượt qua sanh hữu,
Bậc không có lậu hoặc,
Đoạn tận mọi đau khổ,
Vị được gọi sự thật,
Hỡi vị Bà-la-môn,
Con được hầu vị ấy.
1134. Như chim bỏ rừng hoang,
Đến ở rừng nhiều trái,
Cũng vậy con từ bỏ,
Những bậc thấy nhỏ nhen,
Con đạt đến biển lớn,
Chẳng khác con thiên nga.
1135. Những ai trong đời khác,
Đã nói cho con nghe,
Lời dạy bậc Cù-đàm
Như vậy đã xảy ra,
Như vậy sẽ xảy đến,
Tất cả là tin đồn,
Chỉ làm tăng nghi ngờ.
1136. Chỉ một vị an trú,
Quét sạch các hắn ám,
Sanh trưởng gia đình quý,
Vị ấy chiếu hào quang,
Cù-đàm, bậc quảng tuệ,
Cù-đàm, bậc quảng trí.
1137. Ai thuyết pháp cho con,
Pháp thiết thực hiện tại,
Đến ngay không chờ đợi,
Ái diệt, vượt đau khổ,
Vị ấy không ai sánh.
Bàvari:
1138. Hỡi này Pin-gi-ya,
Sao Ông lại không thể,
Sống xa lánh vị ấy,
Chỉ trong một chốc lát,
Bậc Cù-đàm quảng tuệ,
Bậc Cù-đàm quảng trí,
1139. Vị thuyết pháp cho người,
Pháp thiết thực hiện tại,
Đến ngay không chờ đợi,
Ái diệt, vượt đau khổ,
Vị ấy không ai sánh.
Pingiya:
1140. Hỡi này Bà-la-môn,
Con không có thể được,
Sống xa lánh vị ấy
Chỉ trong một chốc lát,
Gotama quảng tuệ,
Gotama quảng trí.
1141. Vị thuyết pháp cho con,
Pháp thiết thực hiện tại,
Đến ngay không chờ đợi,
Ái diệt, vượt đau khổ,
Vị ấy không ai sánh.
1142. Chính con thấy vị ấy,
Với ý, với con mắt,
Ngày đêm không phóng dật,
Kính thưa Bà-la-môn,
Con trải qua suốt đêm
Đảnh lễ, kính vị ấy,
Do vậy con nghĩ rằng,
Con không xa vị ấy.
1143. Với tín và với hỷ,
Với ý luôn chánh niệm,
Không làm con xa rời,
Lời dạy Gotama!
Chính tại phương hướng nào,
Bậc quảng tuệ đi đến,
Chính ở phương hướng ấy,
Con được dắt dẫn đến.
1144. Với con tuổi đã già,
Yếu đuối, không sức mạnh,
Do vậy thân thể này,
Không đến được chỗ ấy,
Với tâm tư quyết chí,
Con thường hằng đi đến.
Vì rằng thưa Phạm chí,
Ý con cột vị ấy.
1145. Nằm dài trong vũng bùn,
Vùng vẫy, vật qua lại,
Con đã bơi qua lại,
Đảo này đến đảo khác,
Con đã thấy đức Phật,
Vượt bộc lưu, vô lậu.
Đến đây, khi chúng đang nói, đức Phật hiện ra và nói:
Thế Tôn:
1146. Cũng như Vak-ka-li
Nhờ tin, được giải thoát,
Với Bhad-rà-vu-dha,
A-la-vi, Cù-đàm,
Cũng vậy, Ông đã được,
Giải thoát nhờ lòng tin.
Hỡi này Pin-gi-ya,
Ông sẽ đi đến được,
Đến được bờ bên kia,
Của thế giới thần chết.
Pingiya:
1147. Được nghe lời ẩn sĩ,
Con tăng trưởng tịnh tín,
Bậc Chánh đẳng Chánh giác,
Đã vén lên tấm màn,
Không cứng cỏi, biện tài.
1148. Thắng tri các chư Thiên,
Biết tất cả cao thấp,
Bậc Đạo Sư chấm dứt,
Tất cả các câu hỏi,
Với những ai tự nhận,
Còn có chỗ nghi ngờ.
1149. Không run rẩy, dao động,
Không ai có thể sánh,
Chắc chắn con sẽ đi,
Tại đây, con không nghi,
Như vậy, thọ trì Ta
Như tâm người tín giải.
Phẩm "Con đường đi đến bờ bên kia " đã xong.

Xem thêm:
Kinh Atthaka Vagga Chương Bốn - Phẩm 8 kinh Tập - Sutta Nipata -The Octet Chapter

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 44794)
18/04/2016(Xem: 25064)
02/04/2016(Xem: 9671)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.