Thư Viện Hoa Sen

Kinh Pháp Cú Thi Hóa (Thích Minh Hiếu)

15/06/20234:16 SA(Xem: 2434)
Kinh Pháp Cú Thi Hóa (Thích Minh Hiếu)
KINH PHÁP CÚ THI HÓA
Thích Minh Hiếu
Nhà xuất bản Thanh Hóa
Kinh Pháp Cú Thi Hóa (2)PDF icon (4)Kinh Pháp Cú Thi Hóa

LỜI GIỚI THIỆU


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kinh PHÁP CÚ (Dhammapada) còn được biết qua các tên dịch là Lời Phật dạy, Kinh Lời vàng, hay Con đường đến Phật Pháp. Đây là bản Kinh cổ xưa được trích từ Tiểu Bộ Kinh, một trong 5 tạng Kinh của Phật giáo Nguyên Thuỷ (Pali). Tuy là Kinh được dịch từ kinh tạng của Phật giáo Nguyên Thuỷ nhưng lại
được ứng dụng, giảng giải cho tất cả các tự viện Phật giáo và cho tất cả các truyền thống tu học theo Đạo Phật khắp thế giới. Có thể nói đây chính là nét đặc thù của bản Kinh PHÁP CÚ nhỏ bé này.

Chúng tôi sau nhiều năm nghiên cứu, đọc học và giảng giải Kinh Pháp cú này qua nhiều thể loại từ Hán tạng, Pali, được dịch từ văn xuôi, thơ, cú sang Việt ngữ của nhiều dịch giả Việt Nam. Nhưng gần đây chúng tôi thường y cứ theo bản dịch từ văn hệ Pali sang Việt ngữ của Đại lão Hoà Thượng Minh Châu, dịch theo thể loại kệ cú gồm 5 chữ 1 dòng và đa phần mỗi câu Pháp cú gồm 4 dòng (có vài kệ 6, 7 hay 8 dòng nhưng không nhiều lắm). Tổng số gồm 423 câu, 26 phẩm được Hoà Thượng dịch theo sát từng ngữ văn và cấu trúc văn hệ Pali, vì không muốn thế hệ sau sẽ diễn dịch đi xa ý nghĩa chính của văn bản cổ ngữ.

Chúng tôi là hàng hậu học, kém cỏi và sơ bạc trong việc nghiên cứu Kinh tạng Pali, nhưng vì thường dùng để giảng dạy cho Phật tử qua Kinh Pháp cú, có cảm nhận lời Phật dạy thật đơn giản và gần gũi trong đời sống nhân sinh. Như là bài học căn bản đạo đức làm người qua giáo lý duyên khởinhân quả nghiệp báo, lại giống như thuở còn thơ khi cắp sách học tiểu học phải thuộc lòng giáo dục công dân và đạo đức căn bản để bước vào đời từ giáo dục học đường. Trong nền triết họcthực tập cao siêu của Phật pháp qua các Kinh điển, chúng tôi chọn phần hiểu biết thấp kém nhất của mình trong lĩnh vực này để phổ thành thơ cho mỗi Phẩm được liên tục âm vận theo thể thơ Lục bát (6 - 8), nhằm giúp cho các Phật tử theo truyền thống Khất sĩ Việt Nam thường hay đọc kinh tiếng Việt qua dạng thơ, văn và cũng để cho các Phật tử nghe giảng được dễ thuộc lòng và dễ hiểu qua thơ đã giải thích thoáng hơn văn bản chính.

Việc Thi hoá Kinh Pháp cú là do sự phát nguyệnthiện tâm nỗ lực của chúng tôi để đáp ứng và giúp cho một nhóm nhỏ Phật tử quý kính Pháp bảo và muốn nghe pháp học tu dễ dàng chứ không nhằm mục đích in ấn hay truyền bá rộng rãi cho đại chúng (nếu có in cũng chỉ nhằm lưu hành nội bộ). Vì xét thấy sự tu học và nghiên cứu yếu kém của mình, cũng như bản thân còn nhiều giới hạn nên chúng tôi viết lời bạt này minh thịgiới thiệu bản Kinh Pháp cú Thi hoá trong Trang nhà của Thiền Viện Minh Quang Úc châu đến với chư Phật tử yêu thích thơ văn, giáo lýđặc biệt các Phật tử theo truyền thống yêu thích văn thơ bằng Việt ngữ của Khất sĩ. Rất mong đại chúng hoan hỷ liễu tri, tuỳ hỷ sử dụng đọc học, thực tập qua lời dạy sâu xa
cao quý của Kinh Pháp cú. Những gì yếu kém và sai sót trong khi chuyển kệ 5 chữ thành Thi hoá Lục bát mong đại chúng lượng tình thứ lỗi.

Thành kính đảnh lễ tri ân các bậc Thầy đã giáo dưỡng tuệ mạng cho chúng con. Thành kính đảnh lễ sám hối Hoà Thượng dịch giả Kinh Pháp cú từ Pali sang Việt ngữ về những sự non yếu và sơ sót của chúng con trong việc góp phần tuyên dương cúng dường Pháp bảo.

Brisbane mùa dịch Covid 19, QLD 04/2020
Tỳ Kheo MINH HIẾU






Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 45640)
18/04/2016(Xem: 28174)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: