93. Kinh Thủy Tịnh Phạm Chí[1]

31/05/201112:00 SA(Xem: 41023)
93. Kinh Thủy Tịnh Phạm Chí[1]
Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo[2].

Bấy giờ sau giờ ngọ, có Thủy Tịnh Phạm chí[3] ung dung đi đến chỗ Phật. Đức Thế Tôn thấy Thủy Tịnh Phạm chí từ xa đi lại; nhân vì có Thủy Tịnh Phạm chí, Ngài bảo các Tỳ-kheo[4]:

“Nếu có hai mươi mốt thứ ô uế làm ô uế tâm[5] thì chắc chắn đi đến ác xứ, sanh vào địa ngục.

“Những gì là hai mươi mốt thứ ô uế? Đó là, tâm uế do tà kiến, tâm uế do phi pháp dục, tâm uế do ác tham, tâm uế do tà pháp, tâm uế do tham, tâm uế do nhuế, tâm uế do thụy miên, tâm uế do trạo cử hối quá, tâm uế do nghi hoặc, tâm uế do sân triền, tâm uế do phú tàng, tâm uế do xan tham, tâm uế do tật đố, tâm uế do khi trá, tâm uế do dua siểm, tâm uế do vô tàm, tâm uế do vô quý, tâm uế do mạn, tâm uế do đại mạn, tâm uế do ngạo mạn, tâm uế do phóng dật[6].

“Nếu có hai mươi mốt thứ ô uế này làm ô uế tâm thì chắc chắn đi đến ác xứ, sanh vào địa ngục.

“Ví như cái áo bị cáu bẩn đem cho nhà thợ nhuộm. Người thợ nhuộm nhận áo đó, hoặc dùng tro sạch[7], hoặc dùng bột giặt[8] hay dùng nước chắt[9] chà xát thật kỹ cho sạch cái áo dơ bẩn đó. Dù người thợ giặt dùng tro sạch, hoặc dùng bột giặt hay dùng nước chắt chà xát thật kỹ cho sạch, nhưng cái áo dơ bẩn ấy vẫn có màu dơ bẩn[10]. Cũng như vậy, nếu có hai mươi mốt thứ ô uế làm ô uế tâm thì chắc chắn đi đến ác xứ, sanh vào địa ngục. Những gì là hai mươi mốt thứ ô uế? Đó là, tâm uế do tà kiến, tâm uế do phi pháp dục, tâm uế do ác tham, tâm uế do tà pháp, tâm uế do tham, tâm uế do nhuế, tâm uế do thụy miên, tâm uế do trạo cử hối quá, tâm uế do nghi hoặc, tâm uế do sân triền, tâm uế do phú tàng, tâm uế do xan tham, tâm uế do tật đố, tâm uế do khi trá, tâm uế do dua siểm, tâm uế do vô tàm, tâm uế do vô quý, tâm uế do mạn, tâm uế do đại mạn, tâm uế do ngạo mạn, tâm uế do phóng dật.

“Nếu có hai mươi mốt thứ ô uế này mà không làm ô uế tâm thì chắc chắn đi đến thiện xứ, sanh lên cõi trời. Những gì là hai mươi mốt thứ ô uế? Đó là, tâm uế do tà kiến, tâm uế do phi pháp dục, tâm uế do ác tham, tâm uế do tà pháp, tâm uế do tham, tâm uế do nhuế, tâm uế do thụy miên, tâm uế do trạo cử hối quá, tâm uế do nghi hoặc, tâm uế do sân triền, tâm uế do phú tàng, tâm uế do xan tham, tâm uế do tật đố, tâm uế do khi trá, tâm uế do dua siểm, tâm uế do vô tàm, tâm uế do vô quý, tâm uế do mạn, tâm uế do đại mạn, tâm uế do ngạo mạn, tâm uế do phóng dật. Nếu có hai mươi mốt thứ ô uế này mà không làm ô uế tâm thì chắc chắn đi đến thiện xứ, sanh lên cõi trời.

“Ví như cái áo trắng sạch của loại vải dệt ở xứ Ba-la-nại, đem cho nhà thợ nhuộm. Người thợ nhuộm nhận áo đó, dùng hoặc tro sạch, hoặc dùng bột giặt hay dùng nước chắt chà xát thật kỹ cho thêm sạch cái áo trắng sạch bằng loại vải Ba-la-nại này. Người thợ giặt Ba-la-nại chà xát thật kỹ cho thêm sạch, nhưng cái áo trắng sạch loại vải Ba-la-nại ấy vốn đã sạch lại càng trắng sạch thêm. Cũng vậy, nếu có hai mươi mốt thứ ô uế mà không làm ô uế tâm thì chắc chắn đi đến thiện xứ, sanh lên cõi trời. Những gì là hai mươi mốt thứ ô uế? Đó là, tâm uế do tà kiến, tâm uế do phi pháp dục, tâm uế do ác tham, tâm uế do tà pháp, tâm uế do tham, tâm uế do nhuế, tâm uế do thụy miên, tâm uế do trạo cử hối quá, tâm uế do nghi hoặc, tâm uế do sân triền, tâm uế do phú tàng, tâm uế do xan tham, tâm uế do tật đố, tâm uế do khi trá, tâm uế do dua siểm, tâm uế do vô tàm, tâm uế do vô quý, tâm uế do mạn, tâm uế do đại mạn, tâm uế do ngạo mạn, tâm uế do phóng dật. Nếu có hai mươi mốt thứ ô uế này mà không làm ô uế tâm thì chắc chắn đi đến thiện xứ, sanh lên cõi trời.

“Nếu ai biết được tà kiến là ô uế của tâm, sau khi biết liền đoạn trừ. Cũng như vậy, nếu ai biết được tâm uế do phi pháp dục, tâm uế do ác tham, tâm uế do tà pháp, tâm uế do tham, tâm uế do nhuế, tâm uế do thụy miên, tâm uế do trạo cử hối quá, tâm uế do nghi hoặc, tâm uế do sân triền, tâm uế do phú tàng, tâm uế do xan tham, tâm uế do tật đố, tâm uế do khi trá, tâm uế do dua siểm, tâm uế do vô tàm, tâm uế do vô quý, tâm uế do mạn, tâm uế do đại mạn, tâm uế do ngạo mạn; nếu biết phóng dật là tâm uế, sau khi biết liền đoạn trừ.

“Tâm của vị ấy cùng đi đôi với từ, biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Như vậy, cho đến hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trên dưới, trùm khắp tất cả cùng đi đôi với lòng từ, không kết, không oán, không giận, không tranh, rộng rãi bao la, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ. 

“Này Phạm chí, đó là phương pháp gột rửa nội tâm chứ không phải gột rửa ngoại thân”.

Bấy giờ, Phạm chí nói với Thế Tôn:

“Này Cù-đàm, hãy đến sông Đa thủy tắm rửa[11].”

Đức Thế Tôn hỏi:

“Này Phạm chí, nếu đến tắm nơi sông Đa thủy thì sẽ được những gì?”

Phạm chí trả lời:

“Này Cù-đàm, sông Đa thủy ấy là dấu hiệu trai khiết của thế gian, là dấu hiệu độ thoát, là dấu hiệu phước đức. Cù-đàm, nếu đến tắm nơi sông Đa thủy thì được trừ sạch tất cả ác”.

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói bài tụng cho Phạm chí nghe:

Diệu hảo thủ Phạm chí [12]
Nếu vào sông Đa Thủy
Là trò chơi kẻ ngu
Không thể sạch nghiệp dữ.
Hảo Thủ, đến sông chi
Sông ấy có nghĩa gì?
Người tạo nghiệp bất thiện
Nước trong nào ích chi!
Người tịnh, không cấu uế,
Người tịnh, thường thuyết giới;
Người tịnh, nghiệp trắng trong;
Thường được thanh tịnh hạnh.
Nếu ông không tạo sát,
Cũng không hay trộm cắp,
Chân thật không điêu ngoa,
Thường chánh niệm, chánh trí;
Phạm chí học như vậy,
Tất cả chúng sanh an.
Phạm chí về nhà chi?
Suối nhà đâu trong sạch.
Phạm chí, ông nên học,
Dùng thiện pháp tẩy sạch.
Cần gì nước bẩn kia,
Chỉ trừ dơ thân thể.
Phạm chí bạch Phật rằng:
Tôi cũng nghĩ như vầy:
Dùng thiện pháp tẩy sạch,
Cần gì nước dơ kia. 
Phạm chí nghe Phật dạy,
Trong lòng rất hoan hỷ.
Tức thì lạy chân Phật,
Quy y Phật, Pháp, Tăng. 

Phạm chí bạch rằng: 

“Bạch Đức Thế Tôn, con đã biết! Bạch Thiện Thệ, con đã hiểu. Con nay tự quy y Phật, Pháp và Chúng Tỳ-kheo. Ngưỡng mong Thế Tôn cho con làm Ưu-bà-tắc, bắt đầu từ ngày nay, trọn đời, con tự quy y cho đến chết”.

Phật thuyết như vậy. Phạm chí Diệu Hảo Thủy Tịnh và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
 

Chú thích

[1] Tương đương Pāli M.7 Vatthūpama-suttaṃ. Hán, biệt dịch, No.51, No.99 (1185), No.100 (99), No.125 (13.5).

[2] Xem cht.2, kinh 134. Bản Pāli: Phật tại Xá-vệ.

[3] Thủy Tịnh Phạm chí 水 淨 梵 志. No.51: Kế Thủy Phạm chí; No.99 (1185) không nói tên; No.100 (99): Bà-la-môn thờ lửa; No.125 (13.5): một người Bà-la-môn đang gánh một gánh nặng, đi đến gần Phật. Người Bà-la-môn mà Phật gặp ngay sau khi vừa thành đạo, được nói đến trong Luật tạng Pāli teân laø Huhuṅkajātika.

[4] Sự kiện này hoàn toàn không phù hợp. Khi vừa thành đạo này, Ngài chưa có một đệ tử xuất gia nào cả.

[5] Uế ô ư tâm 穢 污 於 心. Pāli: citassa upakkilesa, ô nhiễm của tâm (hay tùy phiền não của tâm). No.51 và No.125: kết 結. 

[6] No.125 (13.5): 21 kết nhiễm tâm: sân, nhuế, hại, thùy miên, điệu hý, nghi, nộ, kỵ, não, tật, tắng, vô tàm, vô quý, huyễn, gian, ngụy, tránh, kiêu mạn, đố, tăng thượng mạn, tham. Liệt kê theo bản Pāli: abhijjhavisamalobho (tham và tà tham), vyāpādo (sân), kodho (phẫn nộ), upanāho (oán hận), makkho (phú tàng hay ngụ thiện), palāso (não hay ác ý, ác cảm), issā (tật đố), macchariyam (xan hay bỏn sẻn), māyā (cuống hay huyễn hoặc), sāṭheyyam (siểm hay gian trá), thambho (ngoan cố hay ngạo mạn), sārambho (cấp tháo hay dễ kích động), māno (mạn), atimāno (quá mạn), mado (kiêu hay say sưa), pamādo (phóng túng hay buông lung). Bản danh sách đầy đủ và giải thích chi tiết, xem Pháp Uẩn Túc Luận 9 (Đại 26, tr.494c).

[7] Thuần hôi 淳 灰; có lẽ nước tro

[8] Tháo đậu 澡 豆; loại bột giặt do nghiền đậu trộn với vài thứ cây lá.

[9] Thổ tí 土 漬, nước chắt, để thấm qua đất?

[10] No.51 cũng nói không thể giặt sạch như vậy. No.125 (13.5). Pāli: tấm vải dơ thì không thể nhuộm bất cứ màu gì cho đẹp đẽ ra được.

[11] Đa thủy hà 多 水 河. No.99 (1158): Bà-hưu hà. Pāli: Bāhukā.

[12] Diệu hảo thủ Phạm chí 妙 好 首 梵 志?

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.